Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

GIAO TIẾN MỘT VÙNG QUÊ HIẾU HỌC


GS.TS Vũ Đức Nghiệu
Như nhiều tài liệu báo chí đã đăng tải, các thế hệ con em Giao Tiến có truyền thống hiếu học. Từ xa xưa khi còn nghèo đói, xa các trung tâm văn hoá giáo dục lớn của cả nước nhiều gia đình đã đầu tư cho con cái theo nghiệp khoa bảng. Trong lịch sử làng xã, đã có hàng trăm lượt các vị đỗ: Tiến sỹ, Cử nhân, Phó bảng, Tú tài, ông Nghè, ông Cống...

Ngày nay con em Giao Tiến vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đó. Trong dịp công nhận học hàm PGS, GS năm 2012, Hội đồng chức danh PGS, GS Nhà nước đã công nhận 41 vị GS. Thật tự hào quê hương Giao Tiến chúng ta có 2 vị được công nhận học hàm GS. Hai vị GS này theo đuổi việc học hành và NCKH từ những điều kiện, hoàn cảnh, không mấy dễ dàng thuận lợi.
Vị thứ nhất là GS.TS Vũ Đức Nghiệu sinh năm 1954, chuyên ngành Ngôn ngữ học (là cháu ngoại họ Cao Trần), hiện đang giữ cương vị Phó hiệu trưởng, trường ĐH KH XH&NV, ĐH QG HN.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

CON CHÁU TRONG CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN TẠI HÀ NỘI VỀ GẶP MẶT LẦN THỨ HAI

 Bài có liên quan: Rất cần sự trân trọng...

Ông Cao Văn Hồng khai mạc và chủ trì buổi gặp mặt
  Thời gian trôi di nhanh quá, một năm đã qua đi để lại cho con cháu trong dòng tộc Cao Trần tại Hà Nội những tình cảm ấm áp giữa mùa đông xứ Bắc. Trong thời gian ngắn ngủi đó, có ít nhiều sự kiện của mỗi người và còn có cả những quan tâm chia sẻ của người thân và cả dòng họ.
Từ miền quê giàu truyền thống  và ý chí phấn đấu lao động học tập, tự vươn lên trong cuộc sống, một dòng họ từ nơi xa đến vùng quê mới, đã nhanh chóng khẳng định được vị thế, con dòng cháu giống, con vua cháu chúa. Cho đến những năm gần đây, các thế hệ con cháu đã, đang và sẽ kế thừa và phát huy truyền thống ông cha, tiếp tục gặt hái thêm những thành công mới, trên khắp mọi miền đất nước trong đó có thủ đô Hà Nội.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

HỒI HỘP CHỜ ĐÓN NGÀY GẶP MẶT CON CHÁU DÒNG TỘC CAO TRẦN TẠI HÀ NỘI LẦN THỨ 2

Ông Cao Bá Khoát trong lần gặp mặt đầu tiên, năm 2011
 Ngày 23 tháng 12 năm 2012 tới đây sẽ diễn ra buổi gặp mặt các thế hệ con cháu dòng tộc Cao Trần tại Hà Nội, lần thứ 2. Năm 2011 lần gặp mặt đầu tiên đã có trên 50 thành viên có mặt. Người cao tuổi nhất là cụ Cao Xuân Trúc 71 tuổi đời thứ 11, người ít tuổi nhất là anh Cao Hải Linh 24 tuổi đời thứ 14. Thường trực chi nhánh hi vọng năm nay các thế hệ con cháu về tham gia gặp mặt đông đủ hơn, nội dung gặp mặt đầm ấm và hữu ích hơn, đáp ứng tình cảm của nhiều thành viên trong dòng tộc.
Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, niềm vui trong ngày gặp mặt của mỗi thành viên sẽ là niềm vui chung của cả dòng họ.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN TẠI HÀ NỘI SAU MỘT NĂM NHÌN LẠI

Họp mặt Chi nhánh dòng họ Cao Trần tại HN năm tháng 12-2011
Theo gợi ý của các cụ lão tộc, mong muốn các thế hệ con cháu trong dòng họ hiện đang sinh sống làm việc, học tập tại Hà Nội, là những người có học, sớm gắn kết tình cảm huyết thống gia tộc để quan tâm động viên giúp đỡ nhau và làm được nhiều việc hữu ích cho dòng tộc. Một mong muốn thật giản dị nhưng để thực hiện được điều đó vừa dễ mà cũng thật không đơn giản chút nào
Sau khoảng thời gian dài chuẩn bị, ngày 18 tháng 12 năm 2011, Chi nhánh dòng họ Cao Trần đã chính thức được thành lập tại Hà Nội. Sau một năm hoạt động Chi nhánh dòng họ Cao Trần tại Hà Nội đã làm được một số công việc mà các cụ lão tộc trong dòng họ đề ra:

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

HỘI NGHỊ BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN LẦN THỨ NHẤT

Ngày 9 tháng 12 năm 2012 Thường trực Ban liên lạc (BLL) và hội đồng trưởng lão dòng họ Trần Nguyên Hãn đã tổ chức hội nghị toàn thể BLL lần thứ nhất tại Sơn Đông Lập Thạch Vĩnh Phúc.
Các đoàn đại biểu trong dòng họ Trần Nguyên Hãn từ Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định và Vĩnh Phúc đã vế dự đông đủ. Ba đoàn Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh do đường sá xa xôi xin phép vắng mặt.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU DÒNG HỌ TRẦN PHÁP ĐỘ

Ngày 29 tháng 7 năm 2012, tại thôn Đan Trung, xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Họ Trần Nguyên Hãn Thanh - Nghệ - Tĩnh đã tổ chức Đại hội đại biểu tộc họ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Gần 300 con cháu trong tộc họ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Hà Nội đã về thắp hương tại nhà thờ Tổ Trần Pháp Độ và dự Đại hội đại biểu dòng họ.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

GIẤY MỜI VÀ THÔNG BÁO CỦA THƯỜNG TRỰC CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN TẠI HÀ NỘI

Ngày 2 tháng 12 năm 2012 Thường trực Chi nhánh dòng tộc Cao Trần Giao tiến tại Hà Nội đã họp trù bị tại nhà ông Cao Quang Trường để bàn về công tác tổ chức cuộc gặp mặt các thế hệ con cháu thuộc Chi nhánh Hà Nội vào ngày 23 tháng 12 năm 2012 tại Trung tâm thanh thiếu niên miền Bắc, số 5 Nguyễn Quý Đức Thanh Xuân Hà Nội. Có thể nhiều thành viên không nhận được Giấy mời trực tiếp, xin đọc nội dung  giấy mời dưới đây. Kính mong các thế hệ con cháu khi nhận được thông tin này hoặc qua điện thoại, báo cho người thân trong dòng họ hiện đang sinh sống công tác làm ăn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận về dự để buổi gặp mặt thêm phầm ấm cúng, thắt chặt mối quan hệ huyết thống gia tộc. Thường trực Chi nhánh dòng họ Cao Trần Giao Tiến xin trân trọng cảm ơn!  

CỔNG THÔNG TIN CỦA DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN



Logo Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
 
Sau một thời gian chuẩn bị công phu, Thường trực Ban liên lạc  (TT BLL) dòng họ Trần Nguyên Hãn toàn quốc đã quyết định mở Cổng thông tin của dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam có địa chỉ truy cập:

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

PHÁI TỔ CAO ĐỨC MẬU PHÁT ĐỘNG ĐỢT CHỈNH TRANG NHÀ THỜ PHÁI THỨ

Nhà thờ Phái tổ Cao Đức Mậu
Nhân dịp lễ giỗ Thái Tôn và lễ yên vị ngai bài vị nhà thờ họ cả dòng họ Cao Trần Giao Tiến ngày 17 tháng 11 năm 2012 vừa qua, các cụ đời thứ 11 trong phái thứ đã đặt vấn đề phát động con cháu đóng góp tiến cúng để chỉnh trang cảnh quan phần ngoài trời và cả phần bên trong nhà thờ phái thứ thờ tổ Cao Đức Mậu (đời thứ 6), tổ Cao Đức Trứ (đời thứ 7).

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

THÔNG BÁO CỦA THƯỜNG TRỰC CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN TẠI HÀ NỘI

Để chuẩn bị cho dịp gặp mặt các thế hệ con cháu dòng họ Cao Trần, Giao Tiến tại Hà Nội trong tháng 12 năm 2012, Thường trực chi nhánh sẽ họp trù bị vào hồi 9h ngày Chủ Nhật, 02 tháng 12 năm 2012, tại nhà ông Cao Quang Trường, số 2 ngách 477/1 đường Nguyễn Trãi. Kính mời các vị trong Thường trực chi nhánh về tham dự đầy đủ. Vị nào vắng mặt đề nghị thông báo lại cho ông Cao Văn Hồng. Gia đình ông Trường mời TT chi nhánh dùng cơm trưa cùng gia đình.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

CHUYẾN THĂM QUÊ SAU CƠN BÃO

Thứ 7 mùng 3 tháng 11 năm 2012, nhân ngày nghỉ cuối tuần tôi mới có điều kiện trở về quê Giao Tiến, thăm gia đình khắc phục một phần hậu quả sau cơn bão số 8. Như đã thông tin trước, tình hình thiệt hại cũng chưa đến mức nghiêm trọng, song với mức sinh hoạt chưa mấy dư dả, thì thiệt hại đối với một số gia đình cũng là đáng kể, người thiệt hại ít cũng mất một vài triệu, người thiệt hại nhiều cũng mất hàng trăm triệu.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

TÌNH HÌNH QUÊ NHÀ SAU CƠN BÃO SƠN TINH (BÃO SỐ 8)

Theo tin qua điện thoại, cơn bão số 8 đổ bộ vào vùng duyên hải Bắc bộ trong đó có địa bàn Giao Tiến Giao Thuỷ Nam Định từ chiều Chủ nhật 28 tháng 10 năm 2012, tuy không có thiệt hại về người nhưng với gió cấp 9-10 giật cấp 11-12 đã gây thiệt hại đáng kể về hệ thống điện lực, viễn thông, cây cối hoa màu và nhà xưởng, lều lán nhà tạm.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

TẤM GƯƠNG CON CHÁU DÒNG HỌ CAO TRẦN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Lời biên tập viên:

Ông Cao Văn Hồng, thế hệ thứ 12 dòng họ Cao Trần, năm nay ông đã ngoài 60 tuổi. Ông là người có chí học tập và đã tốt nghiệp ĐH BK HN chuyên ngành luyện kim. Trong suốt quá trình công tác ở Viện luyện kim màu, ông đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài, chương trình KHCN các cấp. Đặc biệt chương trình cấp Nhà nước "Chế biến sâu titan" mà ông là đồng tác giả đã được giải VIFOTEC.  Hiện nay dù đã nghỉ công tác tại Viện luyện kim màu, ông thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ LUYỆN KIM MÀU VIỆT NAM. 
Công ty đã và đang đi vào hoạt động. Các thế hệ con cháu trong dòng họ, xin chúc mừng, cổ vũ ông Cao Văn Hồng và công ty làm ăn có hiệu quả. Sau đây là bài giới thiệu công ty do ông Cao Văn Hồng làm giám đốc.   

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

THÔNG TIN KINH PHÍ ĐÓNG GÓP VÀ TIẾN CÚNG ĐỂ NÂNG CẤP TỪ ĐƯỜNG HỌ CAO TRẦN

Theo tin nhận được từ ông Cao Văn Học, Thủ quỹ của dòng họ thì tổng kinh phí đã nhập quỹ tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2012 là: 1.265.100.000 (một tỷ hai trăm sáu lăm triệu một trăm ngàn đồng). Trong đó:
  •        Số tiền đóng góp theo suất đinh: 848.500.000
  •        Số tiền tiến cúng:                            416.600.000
             Các vị tiến cúng ở mức cao:
                                  Gia đình cụ Bốn:            30.000.000 (Ba mươi triệu đồng)
                                  Gia đình bà  Huyến        30.000.000 (Ba mươi triệu đồng)
                                  Ông Cao Đức Triệu:   100.000.000 (Một trăm triệu đồng)
                                  Ông Văn và ông Lịch:    60.000.000 (Sáu mươi triệu đồng)
                                  Ông Cao Trần Thịnh:     60.000.000 (Sáu mươi triệu đồng)
      
          Xin trân trọng kính báo! 

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG LÃO TỘC DÒNG HỌ CAO TRẦN

Thừa uỷ quyền của Hội đồng Lão tộc, cụ Cao Trần Bốn, Trưởng ban Kiến thiết Từ đường Dòng họ Cao Trần, Giao Tiến thông báo:
Công trình xây dựng nâng cấp Từ đường Dòng họ Cao Trần, đang đi vào giai đoạn hoàn thành các hạng mục cuối: Sơn tường, đặt lưỡng long chầu nguyệt, sơn lại lâu mộ Thái Tổ, tôn nền sân, xây cống thoát nước. Mọi công việc sẽ hoàn tất trong tháng 9 Âm lịch.
Ngày 4 tháng 10 AL, tức thứ 7 ngày 17 tháng 11 năm 2012 (Ngày giỗ Thái Tôn), dòng họ sẽ làm Lễ yên vị Tổ, có tổ chức Lễ tế rút gọn.
Kính mời con cháu xa gần về dự lễ. Đây cũng là dịp gặp mặt trao đổi bàn bạc kế hoạch cho Lễ khánh thành Từ đường và tế Tổ dịp 18 tháng Giêng năm Quý Tỵ (2013).
Dòng họ mong gặp mặt các thế hệ con cháu ở xa chưa nhận được thông tin hoặc chưa có dịp về viếng thăm từ đường, trong đó có Chi nhánh dòng họ Cao Trần tại thị trấn Cồn, Hải Hậu cũng như ở các địa phương khác. 
                     Xin trân trọng kính báo!

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

TÌM HIỂU DÒNG HỌ CAO Ở QUẤT LÂM

Lời biên tập viên:
Dòng họ Cao ở thị trấn Quất Lâm và xã Giao Phong (Giao Thuỷ Nam Định), là một trong bốn dòng họ đầu tiên đến lập ấp khai khẩn vùng cửa biển Quất Lâm từ những năm đầu thế kỷ thứ XVII. Dòng họ Cao Quất Lâm đến nay đã phát triển đến 14 đời và có bề dày lịch sử văn hoá phong phú và hoành tráng. Các thế hệ con cháu dòng họ Cao ở Quất Lâm đã liên hệ tìm hiểu dòng họ Cao Trần ở Giao Tiến, có những thông tin cho rằng 2 dòng họ này có nhiều nét tương đồng. Cũng như dòng họ Cao Trần, dòng họ Cao ở Quất Lâm đang tìm kiếm các thông tin về nguồn gốc dòng họ. Qua thông tin sử phả của dòng họ Cao ở Quất Lâm do Tiến sỹ Cao Ngọc Châu cung cấp. Kính mời độc giả tham khảo đối chứng giữa hai dòng họ, để trả lời câu hỏi lớn: Dòng họ Cao ở Quất Lâm và dòng họ Cao Trần, có cùng nguồn gốc?     

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

KỶ NIỆM 750 NĂM THIÊN TRƯỜNG NAM ĐỊNH

(VOV) - 750 năm qua, dù trải qua nhiều thay đổi, nhưng Thiên Trường vẫn giữ vai trò trung tâm của vùng địa linh, nhân kiệt.

Sáng nay (5/10), tại thành phố Nam Định diễn ra Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012), đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Quyết định công nhận Thành phố Nam Định là đô thị loại I.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tư liệu: HỌ NGUYỄN TRỌNG GỐC TRẦN TỰ TÍN TẠI NAM TÂN.

         

Hưng suy đốn khỉ (khởi) hữu Hoàng thiên.
Nguyệt khuyết nguyệt đoàn bán nguyệt huyền.
Nhất phái triều nguyên chương tổ đức.
Phong thanh đàm thủy kích do truyền.
Nhân tâm báng bổ tâm thiên lý.
Thế vận lưu truyền khánh tự nhiên.
Huyết mạch bát sinh nam hữu thất.
Tiền triều văn võ phúc miên duyên.
                           ***
Thốn tam tịch mịch thầm thu sắc.
     忖三寂寞忱秋色. 
Nhất bút đan thanh ấn thủy biên.
     一筆單清印水編.
Thương tình lại bận trần duyên.
Bút đào thảo bức căn nguyên họ Trần.
Lời bản cảnh ân cần tấu tự.
     言本境殷勤奏祀.
Vốn Trần gia hào cử tôn chi.
Phò triều diệt ngụy từng khi.
Sắc phong rạng tỏ uy nghi Võ hầu.
Sau gặp buổi mưa dầu, nắng lửa.
Cháy cương sơn khôn lửa đá vàng.
Khổ tình buổi ấy khôn bàn.
Bảo nhau sớm liệu tìm đường ẩn thân.
Đổi tên họ ân cần lánh nạn.
Chốn Thanh Trai có bạn đồng minh.
Khóc than khôn xiết sự tình.                              
Gửi con cho bạn một mình lai quê.
Chốn Thanh Bích trưởng tề ba gạ.
Ở Cây Trai một chị bốn em.
Bể kình sóng đã dường êm.
Chẳng hay Trần Thiên vui miền nơi nao.
Nay tra lại ông cao chú chí. 註志
Sự tình đầu chung thủy tấu ngay.
Tấu rằng Trần Thiên những ngày.
Bị quân Loan bắt giết ngày Trung nguyên.
Đem hài thể sơn điêu bỏ mất.(雕:điêu)
Lâu ngày sau lưu mất bay đâu.

Cứ lời chú chí mấy câu.
Mộ phần ông Thiên gát đầu mà hay.
                         ***
Nay phụng mệnh giải bày sau trước.
Chữ hiếu thành khen được chí tâm.
Mấy phen đốt tấu truy tầm.
Chí thành cảm cách mừng thầm cho ai.
Hiện phụng tự từ đời Khánh - Lạng.
Chốn Từ đường quang rạng mới nêu.
Lại còn Phật tự mấy phen.
Mộ phần kỵ nhật chớ nên xem thường.
Muốn cho trọn cương thường đạo cả.
Lễ chiêu nghinh sắm tạ nên lo.
Nhờ ơn Thần nữ tổ cô.
Ra tay cứu độ chiêu (an) mọi bề.
Đất phúc lộc cũng kề gần đó.
Hỏi tên Ưng chi trưởng họ mình.
Tra lai tổ tích phân minh.
Rồi sau con cháu yên ninh đủ bề.
Trải mấy câu đêm về suy nghĩ.
Nghị cho rành chung thủy nào sai.
Chữ rằng thủy thịnh như lai.
-------------------------------------------------------
                

                  Thủy tổ: TRẦN TỰ TÍN.
                  Sinh Tiên tổ: TRẦN THIÊN
Truyền hạ 7 nam, 1 nữ:
* 1. Nguyễn Xuân Cẩn/ 2. Nguyễn Trọng Lập
 8. Nguyễn Xuân Quý: ở làng Bích Triều (Thanh Bích), xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương.
* 3. Thần nữ Tổ cô/ 4. Nguyễn Trọng Khánh/ 5. Nguyễn Trọng Lạng/ 6. Nguyễn Trọng Được: ở làng Thanh Đàm (Cây Trai), xã Nam Tân, huyện Nam Đàn.
* 7. Nguyễn Trọng Duệ: ở làng Đa Phúc, xã Nghi Công, huyện Nghi Lộc.




          Khôn: khôn lường: khó lường. Chốn Thanh Trai: Thanh Bích và Cây Trai.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CAO TRẦN (HỌ CAO GỐC TRẦN) GIAO TIẾN GIAO THUỶ NAM ĐỊNH

Cao Xuân Thiện

Dòng tộc Cao Trần Giao Tiến Giao Thuỷ nam Định, là hậu duệ họ Trần Nguyên Hãn dòng Trần Phúc Quảng, Nghệ An.
Thái tổ của dòng tộc Cao Trần Giao Tiến Giao Thuỷ Nam Định  có tên tự là Vô Ý, người gốc họ Trần. Năm Quý Hợi (1683), đời Vua Lê Hy Tông (1676 – 1705), niên hiệu Chính Hòa thứ 4, tổ đưa người con trai thứ hai từ vùng Bến Mía, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đến ấp Hòe Nha sau là làng Hoành Nha, trấn Sơn Nam Hạ (nay là xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) làm ăn, sinh sống và đổi từ họ Trần sang họ Cao. Thái tổ là người sáng nghiệp, khai cơ ra dòng họ Cao - Trần, xã Giao Tiến bắt đầu từ đây.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

THƯA CHA

Viết bởi Phan Tùng Sơn - phóng viên báo QĐND in trên Tạp chí Văn hóa Quân sự số 77+78

 Mái tóc cha giờ như bông trời giữa rặng cây thớt thưa sau bão. Vết chân chim chen kín khuôn mặt thời gian. Con nghe trong giấc ngủ chập chờn của cha giữa đêm sâu buốt giá, nhịp sống sinh sôi bóng cổ thụ cuối chiều. Hơn nửa đời rong ruổi phiêu diêu, phương trời xa bàn chân con tháng ngày tất bật. Giờ về bên cha ấm nồng hương Tết, lại chập chững theo cha đi viếng mộ ông bà. Con ngỡ mình như đứa trẻ lên ba, dẫu bước bên cha, đầu con cũng rưng rưng hai màu tóc. Tuổi tám mươi, cha chầm chậm những bước đi khó nhọc, dẫn dắt con qua khe suối gập ghềnh.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

THÔNG TIN SỬ PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN TRẦN TỰ TÍN TẠI NAM ĐÀN

Lời người biên tập:

Trong chuyến đi Nghệ An dự lễ giỗ tổ Trần Pháp Độ, bác Trần Phước Bình đã thu thập được nhiều thông tin và tư liệu quý. Trong số tư liệu đó có tài liệu của dòng họ Nguyễn Trần dòng Trần Tự Tín. Theo bác Bình, cụ tổ Trần Tự Tín của dòng họ Nguyễn Trọng gốc Trần, Nam Tân Nam Đàn Nghệ An có những nét tương đồng với cụ tổ Trần Phúc Tín của dòng họ Cao Trần Giao Tiến Giao Thuỷ Nam Định. Sau đây là tư liệu do bác Bình cung cấp:

Tư liệu: HỌ NGUYỄN TRỌNG GỐC TRẦN TỰ TÍN TẠI NAM TÂN.

Hưng suy đốn khỉ hữu Hoàng thiên.
Nguyệt khuyết nguyệt đoàn bán nguyệt huyền.
Nhất phái triều nguyên chương tổ đức.
Phong thanh đàm thủy kích do truyền.
Nhân tâm báng bổ tâm thiên lý.
Thế vận lưu truyền khánh tự nhiên.
Huyết mạch bát sinh nam hữu thất.
Tiền triều văn võ phúc miên duyên.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

CẬP NHẬT THÔNG TIN DÒNG HỌ TRONG HAI TUẦN QUA

Trong hai tuần qua do công việc quá bận nên biên tập viên không có thời gian viết bài. Thành thực xin lỗi độc giả yêu quý của Blog Dòng họ Cao Trần.
Một tin không vui đó là cụ Cao Lương Sách, đời thứ 11 của Dòng họ Cao Trần vừa từ trần trong sự đau xót. Cụ Sách thuộc Cành trưởng, phái thứ, tiểu phái tổ Đức Thiệm, năm nay cụ 83 tuổi.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

NHÀ THỜ DÒNG HỌ CAO TRẦN XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP TỈNH

      Theo câu đối ghi ở từ đường, thì từ đường họ Cao - Trần, xã Giao Tiến được xây dựng vào đời Vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa (1681- 1705). Như vậy từ đường họ chỉ có thể được xây dựng vào cuối những năm Chính Hòa, vì Thái tổ Vô Ý khi đến ấp Hòe Nha là năm Quý Hợi (1683).
      Năm 1787 sau một trận lũ lớn, sông Hồng đổi dòng đổ thẳng ra biển mở ra cửa Ba Lạt. Thiên tai nặng nề, vì vậy toàn ấp lại phải tập trung xây dựng lại lần thứ 2. Thời kỳ này từ đường họ cũng phải di chuyển về đất mới ở Cựu Thượng. Tiếp theo lại chuyển về Thổ Nện nay là thôn Bảo Thắng. Năm Vua Tự Đức thứ 26, 27 (1873 - 1874) từ đường họ chuyển về vị trí hiện nay, chính là khu đất của cành trưởng, do ông Cao Đăng Phong (Đời thứ 7) chủ trì xây dựng. Từ đường họ được trùng tu lần thứ Nhất vào đầu thế kỷ 20 do ông Cao Đức Vận, tức Quảng (Đời thứ 9) phụ trách. Trùng tu lấn thứ Hai do ông Cao Huỳnh (Đời thứ 9) phụ trách.
Từ khi xây dựng và sau nhiều lần sửa chữa nâng cấp, ngôi từ đường đã có kiến trúc hoành tráng, khang trang bề thế so với các dòng họ khác trong địa phương. Từ đó nhà thờ là nơi thờ cũng tế lễ Tổ Tiên và còn là nơi hội họp bàn về những công việc quan trọng của dòng họ và của địa phương.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ TRẦN VĂN KỶ (tiếp theo)

Kính gửi: cụ Quang Cát- Trưởng ban liên lạc họ Trần Nguyên Hãn!
Hôm trước đã gửi cụ bài viết về Trần Văn Kỷ, nhưng còn thiếu tư liệu ảnh mộ, và cũng cần hiệu đính một số chi tiết, từ ngữ. Nay gửi cụ bài viết lần II, mong cụ và Ban thường trực xem xét, so sánh nên như thế nào là phù hợp. Hôm ngày 7/8, tôi có đi Huế gặp các cụ Đại diện họ Trần có liên quan của Vân Trình, Văn Xá, Phò Trạch nhân đám kỵ tổ tại nhà cụ Trần Quang Lãm, những tư liệu về ngài Kỷ Quảng Nam đã được trình bày, được các cụ tiếp nhận vui vẻ, và nhất trí sẽ cùng nhau tiếp tục thẩm định, làm rõ.

          Kính mong sự hỗ trợ của các cụ đối với tư liệu về ngài Kỷ.

Đối với tư liệu về ngài Bảo Tín, vấn đề còn lại là cụm từ “Cựu Thổ Thành” và địa danh thôn Thổ Thành, nay thuộc xã Thọ Thành, huyện Diễn Châu, chưa được xác minh làm rõ. Có 2 chữ thành: - Thành danh, thành đạt trong huyện Đông Thành.

      - Thành lũy trong Cựu Thổ Thành.

Còn chữ thành trong thôn Thổ Thành chưa rõ là chữ thành nào, vì chưa thấy Hán tự này. Đề nghị cụ nhờ Ban liên lạc họ ta tại Nghệ An xác định giúp.
Kính chúc cụ và BLL họ ta nhiều sức khỏe, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng họ Trần Nguyên đã được bắt đầu.

                                                                                                              Nay kính: TRẦN PHƯỚC BÌNH
  

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TỔ TRẦN BẢO TÍN

HỌ TRẦN QUẢNG NGÃI VÀ THƯỢNG THƯ TRẦN BẢO TÍN
(PHÚC THẦN XÃ KHẢI MÔNG, HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH).

Khảo cứu: TRẦN PHƯỚC BÌNH
I. Nguồn tư liệu:
1. Theo gia phả Chi tộc Trần Ngọc Trác – Phổ Văn, Đức Phổ thuộc dòng Thủy tổ Trần Văn Đức – Trần Văn Huy (Văn Bân, Mộ Đức), chép:
Tiên tổ họ Trần vào đây vốn dòng dõi vua quan nhà Trần. Trần Bảo Tín cháu nội của Trần Nguyên Hãn, học giỏi đậu Bảng nhãn, làm Tả thị lang bộ Lại vào đời Hồng Thuận triều vua Tương Dực (1509 – 1516). Đến khi họ Mạc soán nghiệp nhà Lê, ông lánh vào xã Khải Mông, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An làm ruộng mà sống tạm...Đến năm Trang Tông khôi phục nhà Lê, tuyên dương ông là người tiết nghĩa, với hàm Thượng thư (Đại Nam nhất thống chí quyển V, trang 175).

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

TÀI LIỆU LỊCH SỬ DANH NHÂN TRẦN VĂN KỶ

Kính gửi - Thường trực BLL họ Trần Nguyên Hãn tại Hà Nội.
                 - Thường trực BLL họ Trần Pháp Độ tại Nghệ An.
                 - Ban Đại diện họ Cao Trần Giao Tiến Nam Định.
Nay dòng Thanh Giang tại Quảng Nam gửi đến các cụ bài viết: QUẢNG NAM TRẦN VĂN KỶ (File Đề tài lịch sử), mong được góp ý, kiểm duyệt và đăng trên Tập san của họ Trần Việt Nam, hoặc các phương tiện thông tin khác nhằm quảng bá tư liệu, chứng cứ về ngài Kỷ.
Bởi các học giả Thuận Hóa đã lập hồ sơ về ngài Kỷ trước ta 20 năm, nhưng rất tiếc đã không đúng địa chỉ. Do đó, việc tạo dư luận xã hội rộng rãi và tính thuyết phục cao, nhất là giới nghiên cứu sử học trong cả nước, thì khó có thể được nhà nước công nhận, xếp hạng di tích mộ ngài Kỷ tại Quảng Nam (A Thiên).
Về phần mình, sau nhiều lần biên soạn đã cố gắng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu nhưng bao quát được những chứng cứ chủ yếu, có tính thuyết phục tốt nhất. Đồng thời sẽ tận dụng mọi điều kiện, khả năng có thể để phổ biến tư liệu này.
Dù phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng hậu duệ Thanh Giang quyết phấn đấu nhằm làm sáng tỏ một Danh nhân đất Nam Hà thuộc về hậu duệ của ngài Tả Tướng quốc tại đất Quảng Nam.
Kính chúc các cụ nhiều sức khỏe và hạnh phúc. 

Trần Phước Bình.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

TÂM SỰ CỦA CHÀNG SINH VIÊN VIỆT KIỀU ĐI XUYÊN VIỆT VỚI VÍ RỖNG

"Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi thấy được chất của người Việt nhưng cũng buồn vì sự ích kỷ, phù phiếm, bàng quan đang tồn tại giữa họ", Hùng John tâm sự sau một tháng rưỡi đi bộ nửa hành trình từ Bắc vào Nam.
Với quyết tâm "không mang theo tiền bên mình, mà chỉ sống nhờ vào lòng hảo tâm của những người gặp trên đường", hành trình đi bộ của Trần Hùng John bắt đầu ngày 12/6 từ Hà Nội đến TP HCM, được chú ý đặc biệt. Anh muốn chứng tỏ với thế giới về lòng tốt của người Việt Nam.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

NHỮNG CUỘC DI CƯ XƯA VÀ NAY

Sự di cư được coi là đặc trưng của loài người. Từ một nguồn gốc lúc đầu là ở Châu Phi, các nhóm người đã toả đi chiếm cứ tất cả các vùng đất của hành tinh này. Sự di cư thường kéo theo sự phổ biến các tư tưởng văn hoá, tập quán kỹ thuật từ vùng này sang vùng khác.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

NIỀM TIN CỦA CÁC THẾ HỆ CON CHÁU TRONG DÒNG HỌ

Công trình trùng tu xây dựng lại ngôi Từ đường Họ Cả đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nguồn kinh phí thu được và kinh phí tiến cúng đảm bảo đủ theo dự toán công trình và nhiều nhà Công đức vẫn đang tiếp tục tiến cúng. Cũng như dự báo ban đầu của các thế hệ con cháu, khi tiến hành xây dựng các công trình tâm linh của dòng họ sẽ có nhiều quan điểm khác nhau là đương nhiên. Sự thành công còn phụ thuộc vào vai trò có tính quyết định của Hội đồng Lão tộc và cụ Tôn trưởng, cũng là nơi gửi gắm niềm tin của các thế hệ con cháu trong dòng họ.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

BÁC TRẦN PHƯỚC BÌNH GỬI BLL DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN

Kính gửi: Thường trực BLL họ Trần Nguyên Hãn tại Hà Nội
(Nhờ chú Kiệm chuyển hộ).
Về địa danh cựu Thổ Thành thuộc huyện Đông Thành trong gia phả họ Trần tỉnh Quảng Ngãi, nay tìm thấy trang 95/tập I/ ĐVSKTT ghi: “Hồ Tông Thốc (thế kỷ XIV) người làng Thổ Thành thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, ngụ xã Vô Ngại, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.....”. BK8/ trang 9b, Bính Dần, Xương Phù năm thứ 10 (1386) ghi:... “Lấy Hồ Tông Thốc làm Hàn lâm học sĩ phụng chỉ. Tông Thốc (người Sĩ Thành, Diễn Châu) tuổi trẻ đỗ cao, rất có tài danh...”.Kèm theo phụ chú ở cuối trang: Sĩ Thành: nên sửa là Thổ Thành, tên xã thuộc huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, nay thuộc tỉnh Nghệ An.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Theo dấu chân thánh thơ Cao Bá Quát

Vũ Bình Lục
Cao Bá Quát (1808-1855) xuất thân trong một gia đình có truyền thống thi thư. Tài hay chữ, vào loại bậc nhất đương thời, được tôn vinh là “thi thánh”, hiển nhiên không phải là ngoa truyền. Sự nghiệp thơ văn của Cao để lại cho đời, tuy chưa sưu tầm được hết, cũng đã đủ làm nên một tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử văn chương nước Việt.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

CÓ THÊM NHỮNG TẤM LÒNG CÔNG ĐỨC TIẾN CÚNG KINH PHÍ XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ

Thực hiện: Cao Xuân Thiện

Ngày 13-6-2012 tại thành phố Vũng Tàu,  tôi đã liên hệ với ông Cao Thế Lịch (đời thứ 12, phái trưởng cành trưởng) để báo cáo với ông về tình hình xây dựng Nhà thờ của họ ta, kính báo với ông về số tiền đóng góp của con cháu đã thu được, số tiền tiến cúng mà các nhà công đức đã đăng kí tiến cúng, kinh phí dự toán cho toàn bộ công trình sau khi hoàn thành.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

TÌM NGƯỜI THÂN VÀ NỖI NIỀM LÚC TUỔI GIÀ

Tôi là (Cao) Trần Thị Cúc, 83 tuổi, cháu gái đời thứ 11, thuộc tiểu phái tổ Cao Đức Thiệm, phái thứ tổ Cao Đức Mậu (Ất phái), cành trưởng dòng họ Cao Trần Giao Tiến. Những năm tháng cuối đời tôi và người thân có nguyện vọng tìm kiếm thông tin về người em gái đã bị thất lạc trên 70 năm qua.

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

CẬP NHẬT THÔNG TIN TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ CẢ

Theo thông tin qua điện thoại, cụ Cao Trần Bốn, trưởng ban kiến thiết nhà thờ họ Cao Trần cho biết: từ ngày 28.6.2012 (tức ngày 10 tháng 5 Nhâm Thìn), tổ thợ xây của cụ Mai bắt đầu tiến hành cuốn mái trung đường và bái đường. Phương thức cuốn, làm theo từng gian, cuốn 2 lớp gạch máy vữa xi măng. Cuốn cả 2 cung lớn này trong vòng từ 10 đến 15 ngày.
Tổ thợ mộc cũng đã bắt đầu triển khai theo hợp đồng. Tổ thợ mộc do bác Cao Trần Thành (Đời 13, chi cụ Thạnh đứng đầu). Đơn giá 1 mét vuông cửa chính là 3 triệu đồng, chất liệu gỗ nhóm 1 (Lim Nghệ An)
Tiền đóng góp của con cháu đã thu về quỹ được xấp xỉ 800 triệu.
Lực lượng đăng ký tiến cúng chưa có thông tin mới. Các cụ đang hi vọng và kêu gọi các thế hệ con cháu có điều kiện về kinh tế, hiện đang làm ăn xa quê, như ông Văn (Hải Phòng), ông Lịch (Vũng Tàu), ông Triệu (Hà Nội), ông Trọng (Cao Bằng)... phát tâm công đức!

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

PHẢ ĐỒ HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

Được sự phân công và chỉ đạo của Thường trực Chi nhánh dòng tộc Cao Trần Giao Tiến tại Hà Nội, Ông Cao Quốc Sủng đã lập cây Phả đồ Họ Cao Trần Giao Tiến, từ đời thứ nhất đến đời thứ 6. Cành cả chia thành 9 Phái và Cành thứ. Trong mỗi Phái lập phả đồ từ đời thứ 6 đến đời thứ 9. Biên tập viên đã vẽ cây Phả đồ trong CAD, kính mời các vị quan tâm vào trang Liên kết để tải file: Phado_HoCaoTran.dwg, hoặc tải file Phado.pdf: tại đây.
Xin kính báo!

Trang đầu tiên của tập Phả đồ họ Cao Trần Giao Tiến


Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

GẶP LẠI NHAU

Thơ:Tặng  em Cao Đông Thiện sau nhiều năm xa cách, không rõ tin tức
Tác giả: Cao Văn Hùng
Phòng Kỹ thuật - Sở TN&MT Nam Định 

     
Hai sáu (26) năm rồi mới gặp nhau
Mừng mừng tủi tủi một hồi lâu
Cùng nhau ôn lại thời thơ bé
Nghèo túng, dầm mưa nắng dãi dầu.

Còn nhớ ngày xưa cảnh đói nghèo
Dân mình vất vả, sống gieo neo
Ngày công hợp tác, dăm lạng thóc (1)
Cái nghèo cái dốt cứ đuổi đeo.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

THÔNG BÁO CỦA CỤ TRƯỞNG BAN KIẾN THIẾT NHÀ THỜ HỌ CẢ

Người thực hiện: Cụ Cao Huy Linh, đời thứ 11

Cụ Cao Trần Bốn Trưởng ban kiến thiết Từ đường của dòng họ, thay mặt cho Hội đồng Lão tộc dòng họ Cao Trần, Giao Tiến xin thông báo với toàn thể con cháu trong dòng họ như sau:

- Ông Cao Trần Thịnh con cụ Cao Trần Hào (ở thành phố Hồ Chí Minh) cúng toàn bộ cửa võng và các bộ câu đối gian giữa nhà thờ.
-  Cụ bà Cao Thị Huyến cúng bộ cửa võng gian Đông.
- Bà cháu gái Cao Thị Sen (ông Thắng hiện ở Cộng hoà Liên bang Đức) con cụ Cao Trần Bốn cúng tiến cửa võng gian Tây.
- Con cháu cụ Cao Trần Xương cúng ba đôi song bình cao cấp
- Ông Cao Trần Đạt con cụ Cao Thị Huyến tiến cúng "Lưỡng Long chầu Nguyệt" đặt trên mái nhà thờ.
Cụ Cao Trần Bốn thay mặt Ban kiết thiết Từ đường của dòng họ cảm ơn các con cháu đã có lòng cúng tiến bằng hiện vật, kinh phí và kêu gọi, vận động toàn thể con cháu của dòng họ, phát tâm công đức cúng tiến để sớm hoàn thành công trình Từ đường dòng họ Cao Trần xã Giao Tiến.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

“NGÃ BIỆT TỔ PHÁP ĐỘ CÔNG”.

QUA KHẢO CỨU CÁC GIA PHẢ CỔ HÁN TỰ.

 Thực hiện: TRẦN PHƯỚC BÌNH

1.     Gia phả dòng trưởng Trần Chân Tịch:
(Lập năm Lê Thần Tông hiệu Vĩnh Tộ ngũ niên – Tuế thứ Quý Hợi - 1623):
“....Kinh cửu niên gian hữu Pháp Độ công quán Sơn Nam dĩ thiên hoàng chính phái. Chí Lê Thánh Tông hiệu Hồng Đức di cư Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn huyện, hậu thiên di Hoan châu, Thái Xá xã, Phì Cam tự, hậu thiên Hào Cường thôn. Thiện Tính trú Cồn Dù xứ, Phú Hữu thôn, sinh hạ đắc tam nam. Trưởng nam Trần Chân Tịch trú tại làng Dàn, Đông Tháp xã, Thứ nam hiệu Chân Tính trú tại Hoàng Mai xã, Bàng Hòa quán, tái thiên..., Quý nam Trần Chân Thiên trú tại Giai Lạc làng Mõ.......”
經久年間有法度公貫山南以天皇正派至黎聖宗号洪德移居清花省宋山縣,後遷移驩州太舍社肥甘寺後遷豪強村.善性住在處富有村生下得三男.長男陳真籍住在鄉東塔社.次男字真性住黃梅社旁和館,再遷...季子陳真天住在佳樂鄉楳.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

THÔNG BÁO SỐ 2 CỦA BAN KIẾN THIẾT NHÀ THỜ HỌ CẢ

Theo thông báo của cụ Cao Trần Bốn, trưởng ban kiến thiết  nhà thờ Họ Cả cho biết:
Tính đến đầu tháng 6 năm 2012, nhà thờ Họ Cả đã xây dựng xong phần móng và tường bao, đổ giằng tường. Đồng thời kíp thợ của cụ Mai cũng đã tiến hành cuốn xong phần mái vòm, khu hậu cung và mái hiên phía trước. Ở quê chuẩn bị gặt lúa chiêm, kíp thợ nghỉ 10 ngày, sau đó sẽ tiến hành cuốn mái các gian bái đường và trung đường. Đây là phần công việc rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng Từ đường.

ANH CÓ GIÚP TÔI?

Nguồn XBook
Vào năm 1988 tại Mỹ có một trận động đất lớn (8,2 độ richter) đã san bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn 30 ngàn người chỉ trong vòng bốn phút.
Giữa khung cảnh hoảng loạn đó, một người cha vội chạy đến trường học mà con ông ta theo học … toà nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn, đổ nát…
Sau cơn sốc, ông nhớ lại lời hứa với con mình: "cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, cha sẽ luôn ở bên con!” Và nước mắt ông lại trào ra. Bây giờ nhìn vào đống đổ nát trước đây là trường học thì không còn hi vọng, nhưng trong đầu ông lại không thể xoá đi lời hứa với con, và ông đã hành động theo những gì mà trái tim ông mách bảo.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

CHỮ HIẾU THEO QUAN NIỆM THỜI XƯA KHÁC THỜI NAY NHƯ THẾ NÀO?

Nguồn "Phong tục Việt"
Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lão, Yến lão, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.
Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của  nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành  mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi  phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

VIẾT VỀ ÔNG CHA TA - CỤ TÔN TRƯỞNG CAO XUÂN THIỆU

Cao Nguyên Tắc, Cao Xuân Thiện  (Đời thứ 13)


Cụ Cao Xuân Thiệu, thứ 2 từ phải sang
 Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, trong các dòng họ, người cháu trai  có vị trí Hàng-Bậc cao nhất, đương đại được tôn vinh là vị Tôn trưởng của dòng họ mình. Trong một số hoàn cảnh cụ thể, nếu vị tôn trưởng không cư trú ở nơi họ gốc hoặc già yếu thì có thể lập Giám Tôn trưởng, hoặc Thừa trọng Tôn trưởng. Cụ Cao Xuân Thiệu, là cháu đời thứ 10, thuộc Phái Cả (Giáp Phái) Cành Cả, dòng họ Cao Trần Giao Tiến. Cụ sinh năm Canh Thân (1920) và mất ngày mùng 5 tháng 11 năm Tân Mão (2011), hưởng dương 92 tuổi. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi còn tráng niên  cụ đã được ngồi vào vị trí Tôn trưởng và là người đứng đầu của dòng họ Cao Trần Giao Tiến. Trong Gia phả của dòng họ Ban biên tập cũng đã viết đôi dòng về công tích của cụ, đối với dòng họ, làng xã, nhưng chưa thể nói cụ thể đầy đủ và chi tiết. Vốn quý mà cụ Thiệu để lại cho các thế hệ con cháu đó là tư tưởng, tình cảm tinh thần đoàn kết và nhận thức về tính huyết thống gia tộc trong dòng họ        

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN QUANG KHẢI

Nguyễn Huệ Chi

Trần Quang Khải, tự Chiêu Minh, sinh vào mùa đông năm Tân Sửu (1241), là con trai thứ ba Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Dưới triều Trần Thánh Tông, ông giữ chức Tướng quốc thái úy, tước Đại vương; được thăng chức Thượng tướng Thái sư dưới triều vua Nhân Tông. Cùng với Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng là một nhân vật trọng yếu của vương triều, đã đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông (1284 - 1288), ông đã tham gia trận phản công lớn, đánh tan quân giặc ở Hàm Tử và Chương Dương, giải phóng Thăng Long.
Trần Quang Khải là người học rộng, biết nhiều, văn võ song toàn, ngoài ra ông còn là một nhà ngoại giao, nhà thơ có tài.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

XEM CHƯƠNG TRÌNH NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LIÊN TƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH DÒNG HỌ

Chương trình như chưa hề có cuộc chia ly trên VTV đã làm nức nở hàng triệu trái tim và rơi bao người rơi lệ. Hoàn cảnh chia ly thì rất nhiều, quá trình thất lạc đầy rủi ro nhưng cũng có những cảnh đời may mắn. Phút đoàn tụ sao mà cảm động, thiết tha và bền vững. Số đông chúng ta luôn được sống trong mái ấm của gia đình, trong vòng tay đùm bọc chở che của người thân, được thừa hưởng vinh quang, được bù đắp hỗ trợ về tinh thần có khi cả vật chất nữa của Tổ tiên, ông bà cha bác, anh em họ hàng. Nhưng không phải ai cũng thấu hiểu được điều đó.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

THƯ GỬI BIÊN TẬP VIÊN TRANG TIN QUÊ HƯƠNG VÀ DÒNG HỌ CAO BÁ QUÁT

Lời biên tập viên
Tôi luôn tin tưởng sâu sắc rằng dòng họ chúng ta là dòng họ Trần chính thống. Nhân đọc trang tin Quê hương và dòng họ Cao Bá Quát, tôi liên tưởng, biết đâu trong số nhánh họ Cao trên cả nước cũng có nhánh họ nào đó cùng hoàn cảnh như chúng ta. Tôi đã liên lạc với bác Cao Bá Nghiệp quản trị trang tin nói trên. Bác Nghiệp hứa sẽ quan tâm đến nội dung sử phả mà chúng ta đang cần bổ sung. Sau đây là nội dung bức thư mà biên tập viên gửi bác Cao Bá Nghiệp. 

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

THƯ NGỎ CỦA BIÊN TẬP VIÊN BLOG DÒNG HỌ CAO TRẦN

Mặc dù trình độ khả năng bản thân vẫn còn có những hạn chế nhất định, nhưng trong thâm tâm tôi mong muốn làm được điều hữu ích cho người thân, họ hàng, quê hương. Tôi hiểu để làm được điều đó không phải là dễ.

ĐÍNH CHÍNH NGHỊ QUYẾT XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ CẢ

Bài viết có liên quan: Thông báo
Như thông tin trước đây đã đưa, về việc đóng góp kinh phí xây dựng Nhà thờ Họ Cả của Hội đồng Lão tộc, theo độ tuổi. Do hiểu chưa đầy đủ Nghị quyết nên biên tập viên đã viết: Các Cụ trên 70 tuổi đóng góp theo tinh thần tự nguyện.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

LỜI MỞ ĐẦU GIA PHẢ HỌ TRẦN PHƯỚC QUẢNG NAM

Lời biên tập viên:
Họ Trần Phước, ở Duy Xuyên Quảng Nam là hậu duệ của Tổ Phúc Quảng, dòng họ Trần Nguyên Hãn. Những năm 80 của thế kỷ trước họ Trần Phước đã xác định thuộc nhánh Tổ Trần Chân Tâm. con trai thứ 3 của Tổ Phúc Quảng. Sau khi tham khảo Gia phả họ Cao Trần, ông Trần Phước Bình nhận định: có thể họ Trần Phước thuộc dòng nhánh Tổ Trần Công Ngạn, con trai cả của Tổ Phúc Quảng. Do vậy, cần có những sử liệu, phả liệu để kết luận vấn đề quan trọng này. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn Gia phả họ Trần Phước Quảng Nam mà ông Trần Phước Bình đang biên tập. Sau đây là phần mở đầu cuốn Gia phả dòng họ Trần Phước, Quảng Nam: 

CẤP CỨU NGƯỜI KHI BỊ ĐỘT QUỴ

Tài liệu phổ biến
Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chổ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng. (Nhớ là phải rửa tay bạn thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây)  

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

BỐN VỊ KHAI QUỐC CÔNG THẦN VÀ ĐỊA DANH TỨ TRỤ


Lời người biên tập

Bến đò Mía, làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa, thời Lê trung hưng chính là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Đây chính là nơi phát tích của dòng họ Cao Trần Giao Tiến đã được ghi trong Gia Phả bằng chữ Hán. Đồng thời Thịnh Mỹ - Lôi Dương cũng là thủ phủ của nhà hậu Lê, trong đó có Thủ đô Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn), thực sự là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trong số 4 vị quan chức thời Lê sơ trên đất Tứ Trụ Lôi Dương có vị tướng Trần Vận. Tướng Trần Vận là một trong số tướng tài trong khởi nghĩa Lam Sơn, được Lê Lợi và Nguyễn Trãi tin dùng. Biết đâu Thải Tổ Vô Ý của chúng ta có phải là hậu duệ của tướng tài Trần Vận hay không ? Câu trả lời thật là điều không dễ dàng. Kính mời các độc giả đọc bài viết sau:

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

VIẾT VỀ ÔNG CHA TA

Cụ Cao Xuân Hạ sinh năm Mậu Thân (1908), mất ngày 10- 5 năm Tân Mùi (1991). Cụ là cháu đời thứ 11, cành cả, phái thứ họ Cao Trần. Cụ là người thông tuệ và thoáng đạt, có uy tín trong làng xã, trong dòng họ. 

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

THÔNG TIN PHÀN HỒI

Bài có liên quan:

Như thông tin đã đăng cách đây 1 tuần. Thạc sỹ Cao Kim Thoa, công tác tại Bộ Y tế, tìm nguồn gốc dòng họ. Đến nay đã có thông tin chính thức. Gia đình chị Thoa thuộc dòng họ Cao Văn (trong số 3 họ Cao Giao Tiến), ở thôn Quyết Thắng  
Ông nội của chị Thoa có 5 anh chị em: ông Cao Ngọc Cầu, ông Cao Ngọc Kỳ, bà trưởng Khảm, bà Quy và bà Chính, các ông bà đều đã mất.
Anh em con chú con bác của ông Cao Xuân Lý (phụ thân của chị Thoa) ở quê không còn ai, nhưng anh chị em con cô con cậu của ông Lý vẫn sống ở quê khá đông (như ông Tường, ông Sáu, bà Nhạ...).
Xin chúc mừng gia đình chị Thoa tìm được dòng họ đích thực của mình!

MỘT VÀI NHẬN THỨC VỀ VIỆC ĐI TÌM PHÁT TÍCH NGUỒN CỘI CAO TRẦN GIAO TIẾN

                                               Cao Nguyên Tắc (đời thứ 13)
Tôi rất mừng khi được đọc nhiều trang thông tin về chuyên đề phát tích của dòng họ Cao Trần Nha Chử (tìm cội nguồn) của các ông, các chú cũng như vừa qua tôi được tiếp kiến cụ Cao Quang Thạnh, vị chủ biên và hiệu đính Gia phả họ Cao Trần Giao Tiến năm 1997.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

DIỄN BIẾN XUNG QUANH LỄ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ CẢ

Bài có liên quan:

Nhân dịp về quê có công việc gia đình kết hợp kì nghỉ lễ 30 tháng 4, mùng 1 tháng 5 năm 2012, tôi được cụ Bốn thông báo đến dự lễ khởi công xây dựng nhà thờ Họ Cả vào sáng ngày Chủ Nhật, mùng 9 tháng 4 năm Nhâm Thìn, tức ngày 29 tháng 4 năm 2012 (DL)


Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

THƯỜNG TRỰC CHI NHÁNH DÒNG TỘC CAO TRẦN GIAO TIẾN TẠI HÀ NỘI THĂM CÁC VỊ CAO TUỔI VÀ SỨC KHỎE YẾU

Ngay sau dịp gặp mặt lần thứ nhất, ngày 17 tháng 01 năm 2012, Thường trực chi nhánh dòng tộc Cao Trần Giao Tiến tại Hà Nội (TTCN) đã tổ chức đến nhà riêng thăm hỏi, động viên chia sẻ với gia đình cụ Cao Xuân Trúc (Đời thứ 11), và ông Cao Văn Phi (đời thứ 12). Thành phần trong đoàn có: ông Cao Văn Hồng, ông Cao Bá Khoát, bác Cao Xuân Thiện, bác Cao Xuân Thuận.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

TÌM NGUỒN GỐC DÒNG HỌ

Lời người biên tập

Chị Cao Kim Thoa, là người đã tìm đọc Blog Dòng họ Cao Trần, mong muốn nhờ dòng họ tìm hiểu để đi đến kết luận nguồn gốc dòng họ của gia đình do lâu ngày chưa có dịp về quê Giao Tiến. Liệu gia đình chị Thoa có thuộc dòng họ Cao Trần Giao Tiến không? Kính mong các bậc cao tuổi trong dòng họ và các độc giả quan tâm cung cấp thông tin!


Hà Nội, ngày 23/4/2012

          Kính gửi: ông Cao Quang Thạnh - Trưởng Ban biên tập
                         Ban nghiên cứu gia phả họ Cao Trần Giao Tiến

          Cháu là Cao Kim Thoa, 42 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tình cờ chiều qua cháu có đọc được bài viết của tác giả Cao Bá Khoát với tựa đề "Tìm nguồn gốc họ Cao Trần, Giao Tiến - Gốc tích họ Cao Trần Giao Tiến, Giao Thuỷ, Nam Định". Cháu rất vui mừng nghĩ rằng có thể mình cũng là con cháu của họ Cao Trần Giao Tiến. Cháu xin được thưa với ông về nguồn gốc của gia đình cháu để xác định xem có phải là cùng Gia phả Họ Cao Trần Giao Tiến không ạ?
        Cháu được bố kể lại từ rất lâu rồi, khi đó cháu còn khá trẻ về quê hương thực sự của mình là xã Giao Tiến, huyện Xuân Thuỷ (trước đây) và là huyện Giao Thuỷ ngày nay. Tuy vậy, nhưng trong hồ sơ của cả gia đình cháu thì lại ghi địa chỉ nơi bố cháu đã chạy loạn đến định cư (Minh Bảo, Trấn Yên, Yên Bái).