Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tư liệu: HỌ NGUYỄN TRỌNG GỐC TRẦN TỰ TÍN TẠI NAM TÂN.

         

Hưng suy đốn khỉ (khởi) hữu Hoàng thiên.
Nguyệt khuyết nguyệt đoàn bán nguyệt huyền.
Nhất phái triều nguyên chương tổ đức.
Phong thanh đàm thủy kích do truyền.
Nhân tâm báng bổ tâm thiên lý.
Thế vận lưu truyền khánh tự nhiên.
Huyết mạch bát sinh nam hữu thất.
Tiền triều văn võ phúc miên duyên.
                           ***
Thốn tam tịch mịch thầm thu sắc.
     忖三寂寞忱秋色. 
Nhất bút đan thanh ấn thủy biên.
     一筆單清印水編.
Thương tình lại bận trần duyên.
Bút đào thảo bức căn nguyên họ Trần.
Lời bản cảnh ân cần tấu tự.
     言本境殷勤奏祀.
Vốn Trần gia hào cử tôn chi.
Phò triều diệt ngụy từng khi.
Sắc phong rạng tỏ uy nghi Võ hầu.
Sau gặp buổi mưa dầu, nắng lửa.
Cháy cương sơn khôn lửa đá vàng.
Khổ tình buổi ấy khôn bàn.
Bảo nhau sớm liệu tìm đường ẩn thân.
Đổi tên họ ân cần lánh nạn.
Chốn Thanh Trai có bạn đồng minh.
Khóc than khôn xiết sự tình.                              
Gửi con cho bạn một mình lai quê.
Chốn Thanh Bích trưởng tề ba gạ.
Ở Cây Trai một chị bốn em.
Bể kình sóng đã dường êm.
Chẳng hay Trần Thiên vui miền nơi nao.
Nay tra lại ông cao chú chí. 註志
Sự tình đầu chung thủy tấu ngay.
Tấu rằng Trần Thiên những ngày.
Bị quân Loan bắt giết ngày Trung nguyên.
Đem hài thể sơn điêu bỏ mất.(雕:điêu)
Lâu ngày sau lưu mất bay đâu.

Cứ lời chú chí mấy câu.
Mộ phần ông Thiên gát đầu mà hay.
                         ***
Nay phụng mệnh giải bày sau trước.
Chữ hiếu thành khen được chí tâm.
Mấy phen đốt tấu truy tầm.
Chí thành cảm cách mừng thầm cho ai.
Hiện phụng tự từ đời Khánh - Lạng.
Chốn Từ đường quang rạng mới nêu.
Lại còn Phật tự mấy phen.
Mộ phần kỵ nhật chớ nên xem thường.
Muốn cho trọn cương thường đạo cả.
Lễ chiêu nghinh sắm tạ nên lo.
Nhờ ơn Thần nữ tổ cô.
Ra tay cứu độ chiêu (an) mọi bề.
Đất phúc lộc cũng kề gần đó.
Hỏi tên Ưng chi trưởng họ mình.
Tra lai tổ tích phân minh.
Rồi sau con cháu yên ninh đủ bề.
Trải mấy câu đêm về suy nghĩ.
Nghị cho rành chung thủy nào sai.
Chữ rằng thủy thịnh như lai.
-------------------------------------------------------
                

                  Thủy tổ: TRẦN TỰ TÍN.
                  Sinh Tiên tổ: TRẦN THIÊN
Truyền hạ 7 nam, 1 nữ:
* 1. Nguyễn Xuân Cẩn/ 2. Nguyễn Trọng Lập
 8. Nguyễn Xuân Quý: ở làng Bích Triều (Thanh Bích), xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương.
* 3. Thần nữ Tổ cô/ 4. Nguyễn Trọng Khánh/ 5. Nguyễn Trọng Lạng/ 6. Nguyễn Trọng Được: ở làng Thanh Đàm (Cây Trai), xã Nam Tân, huyện Nam Đàn.
* 7. Nguyễn Trọng Duệ: ở làng Đa Phúc, xã Nghi Công, huyện Nghi Lộc.




          Khôn: khôn lường: khó lường. Chốn Thanh Trai: Thanh Bích và Cây Trai.

Dịch Hán tự phần I:

    
    興衰頓起有皇天  
    月缺月團半月懸
    壹派朝元彰祖德
    風清覃始激由傳
    人伈謗補心天理
    世鄆流傳慶自然
    血脈八生男有七
    前朝文武福綿延



Hưng suy đốn khỉ (khởi) hữu Hoàng thiên.
Nguyệt khuyết nguyệt đoàn bán nguyệt huyền.
Nhất phái triều nguyên chương tổ đức.
Phong thanh đàm thủy kích do truyền.
Nhân tâm báng bổ tâm thiên lý.
Thế vận lưu truyền khánh tự nhiên.
Huyết mạch bát sinh nam hữu thất.
Tiền triều văn võ phúc miên duyên.


Phong thanh đàm thủy kích do truyền: Gia phong trong sáng được Thủy tổ kịp truyền lại rất cảm động.  (Đàm: kịp, lan tới, ơn lây).
       Hán tự tiền triều, tức triều trước. Do đó, xác định bài văn vần được biên soạn dưới triều Nguyễn trên cơ sở kế thừa sử phả dòng dõi công thần nơi triều Lê. Phần đầu bài văn gồm 8 câu Hán tự thể thơ Đường, những phần còn lại thuộc thể thơ song thất lục bát, ngôn ngữ Hán Nôm Việt. Nội dung nói về dòng tộc một thời vẻ vang, một lúc thăng trầm oan nghiệt, với những lời lẽ đầy tâm trạng thương cảm, đến đương thời là sự phát triễn tự nhiên và tốt đẹp.
Phần I: Lời thơ của tổ Trần Thiên để lại.
Câu 1+2: Mô tả sự đời hưng suy đầy tâm trạng, có dập xuống, có vươn dậy, đều do nơi trời cả. Nó diễn ra như quy luật của “Trăng khuyết, trăng tròn, lại trăng nữa khuyết”. Những âm hưởng xót xa, thương tiếc về một dòng tộc từng vẻ vang...
Câu 3+4: Cho biết Đức tổ thuộc Nhất phái khai lập nên triều nguyên rực rỡ, tức đầu triều Lê sơ sáng lạn. Một dòng dõi gia phong trong sáng, được Thủy tổ kịp truyền lại những sự tích đầy cảm động.
Câu 5+6: Tai họa ập đến, lòng người hoảng sợ, mỉa mai. Nhưng lý lẽ đúng sai còn có tâm trời. Nên vận nhà vẫn được truyền nối tốt đẹp, tự nhiên.
Câu 7+8: Khi tổ Trần Thiên chạy đến đất này truyền hạ được 7 nam, 1 nữ. Dòng dõi nhiều đời kế nối là quan văn võ nơi triều Lê, gồm Lê sơ và Lê trung hưng.
         Phần II: Nội dung diễn giải, khảo cứu của người tục biên, có một số điểm nhấn về sự tích, sự kiện trong quá khứ.
Thốn tam tịch mịch thầm thu sắc.    
Nhất bút đan thanh ấn thủy biên.    
Thương tình lại bận trần duyên.
Bút đào thảo bức căn nguyên họ Trần.
Lời bản cảnh ân cần tấu tự.

               Thời gian soạn thảo được xác định vào một ngày mùa thu sắc trời thực yên lặng, ba lần suy nghĩ kỹ, người phụng biên kính cẩn nâng bút quý ấn mực biên. Thương tình, yên ủi, không quên được dấu tích gian nan vì đâu. Nay nhờ ngòi bút viết lại bức tranh họ Trần nguyên gốc của họ ta, mà theo lời ngài Thủy tổ do cảnh ngộ mà đến đất này (Bản cảnh), đã truyền lại qua lời cáo tấu gia tiên hàng năm rằng: “Vốn Trần gia hào cử tôn chi. Phò triều diệt ngụy từng khi. Sắc phong rạng tỏ uy nghi Võ hầu”, đã khẳng định Tổ tiên vốn dòng dõi nhà Trần, hào kiệt cất lên từ người cháu hàng chi, phò triều Lê, diệt ngụy Mạc, được sắc phong rạng tỏ uy nghi Võ hầu. Sau “gặp buổi mưa dầu nắng lửa là duyên cớ của việc phải ẩn thân, thay tên đổi họ. Sự kiện lớn đến mức “Cháy cương sơn khôn lửa đá vàng , tức cháy cả đạo lớn Quân thần (vua tôi), và không thể lường trước, bởi ngọn lửa bốc lên từ 2 nhà quyền quý có mối quan hệ gắn bó từ lâu (Đá vàng, theo Nguyễn Du: Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng, hàm ý sự gắn bó bền bĩ). Chiếu theo Chính sử nhà Lê, thì đây là cuộc chính biến tại hành điện vua Lê tại Thanh Hóa năm (1572-1573), vua Anh Tông bị giết, mà nguyên nhân do hai nhà Tả tướng Trịnh Tùng và Đoan Vũ hầu Lê Cập Đệ (Thái úy Trường quốc công Tả tướng Trịnh Tùng và Thái phó Đoan Vũ hầu Lê Cập Đệ) lập mưu cố sát lẫn nhau. Sự việc diễn ra bất ngờ nên không thể tra xét nguyên do “Khổ tình buổi ấy khôn bàn”, mà chỉ còn biết “Bảo nhau sớm liệu tìm đường ẩn thân”.  Ngài Bản cảnh khi chạy đến chốn Thanh Trai gặp được những người bạn hiền của gia đình. Người khóc than kể lại sự tình, được người chí tình giúp đỡ cải danh tính Nguyễn Thiên (Chữ Thiên như cố ý cùng âm với tổ Trần Nguyên Thiên (Hãn), hoặc Thiện cùng âm với tên người thân, về sau gia phả chép Trần Thiên ?) giúp cái ăn, chốn ở, rồi lập gia đình, sinh cơ nơi đất này. Ông bà sinh hạ 7 nam, 1 nữ. (gia phả không thấy ghi chép danh tính bà ?).
Thời gian trôi qua, 8 người con của tổ Nguyễn Thiên dần khôn lớn, Ngài bèn gửi con cho bạn ở Thanh Bích và Cây Trai, quyết chí về lại quê xưa để biết thực hư cha mẹ, người thân sống chết ra sao. “Bể kính sóng đã dường êm, một hình tượng thứ 2 khá đậm nét mô tả cuộc tàn sát khủng khiếp được ví như loài cá Kình (cá Voi) nơi đại dương, mà danh thần Nguyễn Trãi đời trước từng viết “ Con ba ba đội núi nổi lên, núi có động. Cá kình lấp biển, biển thành ao”, hàm ý nói cuộc mưa dầu, nắng lửa tàn bạo như bể kình dậy sóng, thế nước nghiên ngã, vua bị bức hại. Lần nữa xác định cuộc chính biến diễn ra dưới triều Lê trung hưng vào năm (1572 – 1573) mà Đại Việt sử ký toàn thư chép:
“Năm 1572, tháng 11, ngày 21, Lê Cập Đệ từng có chí khác, định mưu hại Tả tướng Trịnh Tùng. Tả tướng giả vờ không biết, gửi biếu nhiều vàng. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, Tùng sai đao phủ phục ở dưới trướng bắt giết đi rồi sai người nói phao lên rằng: Cập Đệ mưu làm phản, vua sai ta giết chết, tướng sĩ các ngươi không được sợ hãi, kẻ nào chạy trốn làm phản thì phải giết cả họ. Thế là quân lính đều khiếp sợ, không ai dám hành động *
Bấy giờ Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng: “Tả tướng cầm quân, quyền thế rất lớn, bệ hạ khó lòng cùng tồn tại với ông ta đươc”. Vua nghe nói vậy, hoang mang nghi hoặc, đương đêm, bỏ chạy ra ngoài, đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ An và ở lại đó. Tả tướng bàn với các tướng rằng: Nay vua nghe lời gièm của kẻ tiểu nhân, phút chốc khinh suất đem ngôi báu xiêu giạt ra ngoài. Thiên hạ không thể một ngày không có vua, bọn ta và quân lính sẽ lập công danh với ai được ? Chi bằng trước hết hãy tìm hoàng tử lập lên để yên lòng người, rồi sau sẽ đem quân đi đón vua cũng chưa muộn. Bấy giờ hoàng tử thứ năm là Đàm ở xã Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên, bèn sai người đi đón về tôn lập làm vua, đó là Thế Tông.”
(Cương mục dẫn Lê triều trung hưng lục của Hồ Sĩ Dương: Lê Cập Đệ bí mật bàn với vua bố trí đâu vào đấy, hẹn với nhau là ban đêm, khi nghe tiếng pháo nổ thì nhà vua qua sông để cử sự. Tùng biết rõ chuyện đó, nhưng vẫn cứ biếu Cập Đệ thật nhiều vàng bạc. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, thì Tùng cho đao phủ mai phục sẵn xông ra giết chết).
“Năm 1573, tháng giêng, Bấy giờ Hồng phúc Hoàng đế xiêu giạt ở Nghệ An, các hoàng tử Bách, Lựu, Ngạnh, Tùng đều theo đi. Tả tướng Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu tiến quân đến thành. Vua tránh ra ruộng mía. Bọn Hữu Liêu quỳ lạy ở ruộng nói: “Xin bệ hạ mau trở về cung để yên lòng mong đợi của thần dân trong nước, bọn thần không có chí gì khác cả”. Bèn đem bốn con vua đực đón vua trở về, sai bọn Bảng quận công Tống Đức Vị theo hầu, ngày đêm cùng đi. Ngày 22, về tới huyện Lôi Dương. Hôm ấy vua băng. Bấy giờ Tả tướng Trịnh Tùng sai Tống Đức Vị ngầm bức hại vua rồi nói phao là vua tự thắt cổ. Dâng tôn hiệu là Anh Tông Tuấn Hoàng Đế.”   
Đến năm 1664, vua Lê Huyền Tông gia tôn Vương lễ đặc biệt cho Thượng sư Tây Vương (Trịnh Tạc), trong đó có đoạn chép “.... Đến khi Anh Tông Tuấn Hoàng Đế nối ngôi, có bọn tiểu nhân Cảnh Hấp và Đình Ngạn gièm pha gây ra việc bất bình. Lúc ấy Thành tổ Triết vương (Trịnh Tùng) lâm cảnh nguy nghi mà không ngại, chịu trách nhiệm lớn mà chẳng từ, tôn lập Thế Tông Nghị Hoàng Đế lên ngôi ở điện hành tại Vạn Lại...”

Sau cuộc chính biến một khoảng thời gian dài đủ để lo liệu đường hậu duệ nối dõi tông đường, tình hình truy xét, sát hại nơi triều đình như đã tạm êm, Ngài quyết định về thăm lại quê xưa, một cuộc chia tay như không có ngày trở lại, bởi theo lời văn Chẳng hay Trần Thiên vui miền nơi mô”. Nay (cụ Tổ phụng biên gia phả) tra lại những Hán tự sự tích do ông Cao để tâm (chú chí) ghi lại, thì tổ Trần Thiên những ngày thăm quê, bị quân Loan bắt giết vào ngày Trung nguyên, tức quân hộ giá nhà vua bắt giết vào ngày rằm tháng 7, đem thi hài bỏ nơi sơn núi cho loài diều hâu (điêu), sau không rõ còn lưu dấu tích hay bay đâu mất. Về sau con cháu lấy ngày này làm ngày kỵ Thủy tổ hàng năm. Lời văn dạy “Cứ lời chú chí mấy câu. Mộ phần ông Thiên gát đầu mà hay”, tức hậu duệ căn cứ những lời chú chí đó mà suy ngẫm để nhận biết mộ phần của Ngài. Sự kiện Ngài bị quân Loan bắt giết, điều này còn cho biết thêm khi về thăm quê, người thân như không còn ai, đau đớn đến tột cùng, Ngài bèn đến cửa quan, hoặc dập đầu trước xa giá của vua để kêu oan nên bị quân Loan bắt giết.
Phần III:  gồm 2 phân đoạn:
Nay phụng mệnh giải bày sau trước.
Chữ hiếu thành khen được chí tâm.
Mấy phen đốt tấu truy tầm.
Chí thành cảm cách mừng thầm cho ai.
Hiện phụng tự từ đời Khánh - Lạng.
Chốn Từ đường quang rạng mới nêu.
Lại còn Phật tự mấy phen.                            
Mộ phần kỵ nhật chớ nên xem thường.
          Đại loại nói về sự kiện lập ngôi Từ đường nhị chi Khánh – Lạng tại Thanh Đàm, nhân đó hậu duệ là một người con được khen có tâm hiếu, đã phụng mệnh giải bày sau trước qua bài văn này.
Muốn cho trọn cương thường đạo cả.
Lễ chiêu nghinh sắm tạ nên lo.
Nhờ ơn Thần nữ tổ cô.
Ra tay cứu độ chiêu (an) mọi bề.
Đất phúc lộc cũng kề gần đó.
Hỏi tên Ưng chi trưởng họ mình.
Tra lai tổ tích phân minh.
Rồi sau con cháu yên ninh đủ bề.
Trải mấy câu đêm về suy nghĩ.
Nghị cho rành chung thủy nào sai.
Chữ rằng thủy thịnh như lai.

            Đoạn này chép lại lời của Thần nữ Tổ cô hiển ứng, chỉ dẫn con cháu tìm về gốc Trần gia, mà đầu mối là nơi đất Phúc lộc cũng kề gần đó, hỏi tên Ưng chi trưởng họ mình. Các tổ đương thời có thể đã cất công tìm kiếm nhưng không kết quả. Bởi dưới chế độ phong kiến gia phả là gia bảo, được kính cẩn đặt nơi thờ tự, không phổ biến cho người ngoại tộc. Do đó, không có tư liệu, gia phả để đối chiếu rộng rãi qua nhiều kênh thông tin như dưới chế độ mới ngày nay.
          Ngoài bài văn vần, chi họ Cây Trai còn lưu giữ bài văn tế Từ đường được dị khảo năm Quý Mão 1963 hoặc 1903. Một số điểm đáng chú ý như sau:
-         Cao cao tổ khảo lịch triều bản phụ hiệu sinh hiển kính Đại phu Hình bộ, lại Hình bộ Lang trung Nguyễn Xuân Cẩn nguyên Tướng công.
-         Tằng tổ khảo Nguyễn Xuân Phủ, Đại Nam sắc thụ Đăng sĩ Lang tiền thuộc Đức Thọ phủ. Nha lại mục.
-         Tằng tổ khảo Nguyễn Trọng Cương Tiền hương Trung kỳ lão, chỉ thụ Phó Lý trưởng dữ Tư hương hội kiêm Trùm hạng đệ Mạnh lang.
-         Tằng tổ khảo Nguyễn Trọng Khang Tiền hương Trung kỳ lão, chỉ thụ Phó Lý trưởng dữ Tư văn hội.
-         Cao tổ tỷ tiền tòng phu, đăng thượng thọ, nguyên chính thất hiệu Tư Thuận nhụ nhân lịch triều TỔ CÔ THẦN NỮ,....Phật đáo Trung thiên, Trung thừa Phật đạo.
-         Tằng tổ khảo Nguyễn Trọng Minh tiền Hương trung kỳ lão đệ Mạnh lang tùy Phật đạo nội giáo Tiểu thừa.
    Theo tư liệu dị khảo trên thì tổ Nguyễn Xuân Cẩn trưởng nam của tổ Trần Thiên, làm quan đến chức Lang trung bộ Hình nguyên Tướng công. Tổ cô Thần nữ trước xuất giá theo chồng, là Chính thất của quan triều nên có hiệu Tư Thuận nhụ nhân lịch triều, về sau đáo Phật đạo phái Trung thừa tu hành hiển danh Thần nữ, tuổi thượng thọ. Về sau hậu duệ Nguyễn Xuân Phủ làm quan Nha lại mục thuộc phủ Đức Thọ, Nguyễn Trọng Cương, Nguyễn Trọng Khang làm Phó Lý trưởng .... thời Đại Nam triều Nguyễn.

TÓM LẠI:
           Dòng Nguyễn Trần Cây Trai là một chi họ thuộc dòng dõi Trần gia, có công lớn nơi triều Lê. Với Hán tự “Nhất phái triều nguyên chương tổ đức. Nhân tâm báng bổ...” người họ Trần có công đầu, lại gặp nạn đó chính là Thái úy Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn rực rỡ chiến công, lập nên nhà Lê sơ. Đến “Vốn Trần gia hào cử tôn chi. Phò triều diệt ngụy....” tức hậu duệ của Đức tổ Trần Nguyên Hãn, một hào kiệt cất lên từ sự nghiệp Trung hưng nhà Lê. Vậy một trong 2 ông Cảnh Hấp và Đình Ngạn được chính sử ghi chép trong cuộc chính biến tại hành điện vua Lê năm 1572 - 1573, phải có một người là Thân phụ của Trần Tự Tín. Do gặp nạn nơi hành điện Vạn Lại (Thanh Hóa), nên Trần Thiên con trai Trần Tự Tín chỉ mỗi một thân chạy về vùng trung du Nghệ An, may gặp được bạn hiền của gia đình là quan lại địa phương cưu mang giúp đỡ thay tên đổi họ, tạo điều kiện ẩn thân lâu dài. Câu “ Gửi con cho bạn một mình lai quê”, đã xác nhận Ngài ẩn thân một mình, sau đó mới lập gia đình tại Cây Trai, sinh hạ 8 người con. Năm tổ Thiên quyết định lai quê, văn bản chép chỉ có ông và 8 người con. Bà Thiên không một lần nhắc đến. Hay chăng, bà Thiên là con gái của dòng họ quan lại đồng minh, nếu bị triều đình phát hiện sử phả hay thế phả có danh tính bà sẽ liên lụy đến họ ngoại về tội chấp chứa, che dấu người có lệnh truy nã, và tội man khai hộ tịch.
          Với nguồn tư liệu quý hiếm đó. Đã xác định vào năm 1573 có một Trần Tự Tín hậu duệ của Đức tổ Trần Nguyên Hãn (1390 – 1429) chính phái Trần gia, còn cụ tổ Hào cử Tôn chi chưa xác định tên húy tự.
 Nhân đây xin giới thiệu gia phả họ Cao Trần tại xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định, có nhiều điểm tương đồng với sự tích họ Nguyễn Trần Cây Trai để cùng khảo cứu.
Họ Cao Trần theo bản gia phả đã được dịch thuật, thì gốc Trần gia từ cựu quán Thanh Hóa, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là Đò Mía, tức cận hành điện Vạn Lại vua Lê. Do gặp nạn phải chạy ra vùng đất Nha Chử, tổng Hòe Nha, (huyện Giao Thủy, phủ Kiến Xương), Sơn Nam Hạ ẩn thân. Khi đến đất này chỉ có một cha, một con, phả ghi “Nhất phụ, nhất tử”.
Bài tựa Thế phổ Nha Chử ghi: “Trời cho tinh (họ) làm nên ông Tổ gốc nối liền xứ sở, tự đó sinh ra mà dựng lên nhà, xưng Tỉ tổ. Nối theo đầu mối đương suy nghĩ chẳng thể nào quên. Ta Cao tộc phát tích từ Trần gia bắt đầu gây dựng tế trời….
Tiếp đến là danh tính 5 vị tổ họ Trần với tên tự.
TRẦN QUÝ CÔNG    tự VÔ TÂM.
TRẦN NHẤT LANG  tự PHÚC THIỆN.
TRẦN NHỊ LANG     tự PHÚC TÍN.
TRẦN TAM LANG    tự CHÂN KHÔNG.
TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.   

Thế phổ chép: Tổ Trần Phúc Tín- Tướng công, cải Cao Cái - Cao Quý Công tự Vô Ý, phối bà Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, sinh hạ tam nam,  Trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận Công tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, thập cửu nhật kỵ. Thứ viết Công Bật tập tước Dự Nghĩa công, Tam viết Quý Lang tự Hiếu Lương tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, nhị thập tam kỵ. Tứ nữ Cao Nhất Nương hiệu Từ Thanh tục là bà Độ, thất nguyệt sơ tam nhật kỵ, Nhị hiệu Từ Tại, cửu nguyệt, thập cửu nhật kỵ, Tam nương hiệu Từ Minh tục là bà Thọ, bát nguyệt, nhị thập tứ nhật kỵ, Cao Quý Nương Tiên Hoa Nương tục là bà Triều Hữu, nhị nguyệt, sơ tứ nhật kỵ.
Đã khẳng định, nhất phụ nhất tử ẩn thân nơi ấp Nha Chử là Trần Nhị Lang tự Phúc Tín – Tướng công, cải Cao Quý Công tự Vô Ý, và người con thứ viết Công Bật tập tước Dự Nghĩa công, cải Cao Công Bật. Năm đó Công Bật như cập kề tuổi thành niên, sau đó một thời gian mới lập gia đình nơi Nha Chử. Bà Từ Tín và 2 con trai còn lại đều bị hại tại cựu quán Thịnh Mỹ.
          Từ đó, nhận định hai thế phổ Thanh Trai và Nha Chử rất có thể là anh em ruột. Nếu hai vị họ Trần, tự Tín và tự Phúc Tín là một, thì người cha là Trần Công Ngạn chép nơi gia phả Thái Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, dòng dõi dĩ thiên hoàng. Ngài là quan Đại thần có công lập nên nhà Lê trung hưng “Vốn Trần gia hào cử tôn chi, phò triều diệt ngụy...”, về sau bị hại trong cuộc chính biến năm 1573, mà sử sách ghi Đình Ngạn cùng sự tích với ngài Cảnh Hấp. Sử phả Thanh Châu (Quảng Nam) dòng Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện, chép: “Nhơn kỳ viễn tổ tại Đông Kinh, Nghệ An thừa tuyên phủ tòng, Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc” là phù hợp với sử phả Thanh Trai và Nha Chử.

          Tổ Trần Thiên và Trưởng nam Cao nhất lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận công tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, ngày 19/08 kỵ là một. Nơi mất tại cựu quán và cảnh ngộ gặp nạn là giống nhau, chỉ khác nhau về ngày kỵ 15/07 và 19/08, và tổ Trần Thiên có con trai nối hậu, khác với vô hậu. Điều này có thể lý giải, ngày 15/07 Xá tội vong nhân, ngày tổ Trần Thiên lai quê và đã không có ngày trở về nên con cháu lấy ngày này làm ngày kỵ chăng. Thế phổ Nha Chử ghi ngày 19/08, tức ngày tổ Trần Thiên bị quân Loan giết chết, mà các tổ Nha Chử nhận biết qua thông tin của quan lại địa phương. Tổ Trần Thiên lai quê 15/07, đến 19/08 là 35 ngày, phù hợp với điều kiện vi hành từ Nam Đàn, Nghệ An về Lôi Dương, Thanh Hóa, và thời gian lưu lại các nơi để dò hỏi tin tức người thân trước khi Ngài bị hại tại cựu quán. Sau cái chết của tổ Trần Thiên, tám người con của tổ vẫn được bảo toàn và về sau còn được làm quan lớn, đã xác nhận hành trạng và gia đình của ông nơi Thanh Trai được bảo mật tuyệt đối.
          Dấu tích tín ngưỡng đạo Phật truyền thống còn lưu giữ khá rõ trong các gia phả Thái Xá, Thanh Châu, Nha Chử, nay lại có thêm Cây Trai...cũng là tư liệu đáng được chú ý.
          Ngài Cảnh Hấp, rất có thể là họ Nguyễn Cảnh tại huyện Đô Lương, nhưng vì ở xa nên chưa có điều kiện xác minh, thẩm định. Nếu họ Nguyễn Cảnh còn có tư liệu về ngài Cảnh Hấp thì sẽ bổ sung cho nhau, cùng làm sáng tỏ một sự tích lớn trong lịch sử.
          Luận về đề tài lịch sử là việc khó, nên những hạn chế và thiếu sót trong dịch thuật là không thể tránh khỏi. Khảo cứu, nghị bàn nhằm góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong lịch sử dòng họ, làm cơ sở nhìn nhận anh em. Đây là việc làm có ý nghĩa lớn đối với dòng dõi đời trên. Đề nghị các Chi họ có liên quan trước hết là Thanh Trai và Nha Chử cùng tham gia khảo cứu, bổ sung tư liệu cho nhau.

Quảng Nam, ngày 28/09/2012.
Khảo cứu:

TRẦN PHƯỚC BÌNH.
(ĐT: 0169.466.0317)
  
                                                                                                     
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ.
(Trích danh tính quan lại người họ Trần)
Tập XVI:
TRANG TÔNG DỤ HOÀNG ĐẾ (1533 – 1548)
TRUNG TÔNG HOÀNG ĐẾ (1549 – 1556)
ANH TÔNG TUẤN HOÀNG ĐẾ (1557 – 1572)
  1. Trang 2b: Năm 1538, họ Mạc mở khoa thi Hội, Trần Toại đỗ tiến sĩ cập đệ.
  2. Trang 9b: Năm 1550, họ Mạc mở khoa thi Hội, Trần Văn Bảo, Trần Văn đỗ tiến sĩ cập đệ.
  3. Trang 11a: Năm 1553, họ Mạc mở khoa thi Hội, Trần Vĩnh Tuy đỗ tiến sĩ cập đệ.
Tập XVII:
THẾ TÔNG NGHỊ HOÀNG ĐẾ (1573 – 1599):
  1. Trang 6a: Năm 1577, họ Mạc mở khoa thi Hội, Trần Như Lâm đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.
2. Trang 10a: Năm 1580, tháng 12 họ Mạc sai...Trần Đạo Vịnh,...sang nhà Minh cống hàng năm.
  1. Trang 38a: Năm 1593, Quận công Trần Việt họ Mạc, bị quân nhà Lê bắt chém thủ cấp.
  2. Trang 39a: Năm 1593, quan nhà Mạc: Tham chính Trần Khánh Khuê, Cấp sự trung Trần Văn Tảo, Hàn lâm Trần Phi Nhỡn bị bắt đều giải nộp ở cửa quân.
  3. Trang 60a: Năm 1597, Viên tướng ngụy quy thuận người Sơn Nam là Định quận công Trần Bách Niên chết.
  4. Trang 61b: Năm 1597, Viên tướng địa phương huyện Đông Ngàn là Thuần quận công Trần Đức Huệ và con trai là Trần Đức Trạch tự xưng Sầm quận công mưu làm phản, cùng với....đem con em trốn đi theo đảng ngụy.
  5. Trang 67b: Năm 1598, Tiết chế Trịnh Tùng dâng biểu tâu sai...Chỉ huy sứ Trần Tộ đem hơn một vạn quân đi đánh dẹp..... Sai Thao quận công Trần Chấn... đem quân đánh dẹp...
  6. Trang 69a: Năm 1598, Hữu tướng Hoàng Đình Ái đến thành Lạng Sơn, sai Đô đóc Lâm quận công Trần Phúc đem hơn 1.000 quân đánh phá giặc ở.... Thẳng đến dinh của Kính Cung. Kính Cung sai Phúc Vương đem vợ con rút trước.... Đến nữa đường gặp quân mai phụ của con trưởng Trần Phúc là Nghĩa tráng hầu Trần Thiết nổi dậy đánh.
  7. Trang 72a: Năm 1599, Đại lý tự khanh Trần Phúc Hựu chết.
 (Từ năm 1533 - 1572, có 3 vị họ Trần đỗ tiến sĩ đều thuộc về họ Mạc (sử ghi họ Mạc, tức ngụy Mạc, khác với nhà Mạc, tức triều Mac). Không có danh tánh người họ Trần có công đầu khai lập nhà Lê trung hưng.
Từ năm 1573 -1599: có 15 vị họ Trần, trong đó chỉ có 4 vị là quan tướng nhà Lê xuất hiện vào năm 1597 về sau).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét