Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

GẶP MẶT CÁC THẾ HỆ CON CHÁU DÒNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN TẠI HÀ NỘI


CHI NHÁNH DÒNG TỘC CAO TRẦN GIAO TIẾN TẠI HÀ NỘI
           Hà Nội, ngày 08 tháng 12  năm 2019

GIẤY MỜI

Trân trọng kính mời:  Gia đình cùng con cháu.  
Tới dự buổi họp mặt con cháu dòng tộc Cao Trần Giao Tiến tại Hà
Nội
Thời gian: 8 giờ 30 đến 12 giờ 30, Chủ nhật, ngày 29 tháng 12 năm 2019 (Tức ngày mùng Bốn, tháng Chạp, năm Kỷ Hợi)
Nội dung: Gặp mặt thân mật các thế hệ con cháu Chi nhánh dòng tộc Cao Trần tại Hà Nội, theo chương trình hàng năm. Mừng thọ các vị tuổi cao. Bàn kế hoạch về quê dự lễ Tế tổ, ngày 18 tháng Giêng năm Canh Tý.
Địa điểm: Nhà hội họp Khu dân cư số 2 phường Kim Giang, số 7 ngõ 58 đường Hoàng Đạo Thành phường Kim Giang quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.
Thường trực chi nhánh dòng họ Cao Trần tại Hà Nội trân trọng được đón tiếp!
   
CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT

§  Từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 00: Đón tiếp đại biểu.
§  Từ 9 giờ 00 đến 9 giờ 45: Gặp gỡ, trao đổi
§  Từ 9 giờ 45 đến 11 giờ 00: Họp mặt chính thức. Nội dung gồm:
+ Công tác tổ chức: tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời và các thế hệ con cháu trong chi nhánh dòng tộc Cao Trần tại Hà Nội
    + Báo cáo tổng kết các nội dung hoạt động năm 2019, phương hướng hoạt động năm 2020 của Thường trực chi  nhánh.
    + Đại biểu dòng họ Trần Nguyên Hãn phát biểu chào mừng.
    + Mừng thọ các vị tuổi cao.
    + Đại diện thành viên Chi nhánh phát biểu cảm tưởng.
    + Báo cáo công tác tài chính năm 2018-2019
    + Thông qua Nghị quyết năm 2019 của Chi nhánh
    + Từ 11 giờ 00 đến 12 giờ 00: Liên hoan mặn tại Nhà hội họp.
§  Kết thúc buổi gặp mặt: 12 giờ 30.

     T.M CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN TẠI HÀ NỘI



                                                                                    
                                                                  Cao Trần Hồng

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

LUẬN BÀN VỀ CHỮ NHẪN 忍 論


Nguồn: FaceBook Cao Xuân Thiện.
Nhân một chuyến về quê, tôi có dịp xuống xóm 6 Hùng Tiến Giao Tiến để gặp cụ Từ Ý.Tôi nhờ cụ chỉ cho ít chữ Hán trong Gia phả chữ Hán của dòng họ Cao Trần. Cụ có ý nhờ tôi tìm hiểu một bài thơ lục bát viết về chữ NHẪN, xem tác giả đã viết những câu thơ đó là ai, mà cụ đã tìm hiểu nhưng chưa có kết quả. Tôi nhận lời nhưng khó hy vọng tìm đúng tác giả cho cụ Từ Ý.
Trong nhiều sách báo và nhất là trên Internets có hàng ngàn tác giả viết về chữ Nhẫn. Có nhiều câu trùng lặp song cũng có những câu được biến tấu theo ý tác giả. Tôi tạm in bài viết sau đây của tác giả Phạm Thức, mang về gửi cụ để cụ cho ý kiến.   

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

TRÍCH ĐĂNG GIA PHẢ CHỮ HÁN PHÁI TRƯỞNG ĐỜI THỨ 8

Biên dịch: Cao Xuân Thiện
    
ĐỆ BÁT ĐẠI THẾ HỆ
8.1.1.1 Tôn tử Cao công húy Ngọc Viện tự Ngọc Thành hiệu Anh Mẫn. Sinh ư Nhâm Ngọ niên hưởng linh thất thập nhất tuế. Tuất ư Nhâm Thìn niên.
Bát nguyệt sơ nhị nhật kỵ. Mộ tại Tiền Hoa nhị đạc thứ tam.
Công nãi Ngọc Triết công chi trưởng tử dã. Tiền húy Cách hậu cải Ngọc Viện. Công thiên tư minh mẫn học hành ưu trường lụy khoa vô trúng cử. Hậu quy thụ đồ huấn hối tử đệ ký kì thành lập ngô tộc từ đường. Tiền giai dụng chòi mộc phúc dĩ thảo gian. Công nãi mưu tòng dư chư quý văn tịnh tộc nội cứu mãi thiết mộc chuyên ngõa đạt lập từ đường tiệm dĩ tráng quan thành hữu công ư tiên tổ hỹ.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

CHỮ HÁN TRÊN VÀ TRONG NHÀ THỜ (HOẠT TẾ TỰ) TỪ 1997


Biên dịch: Cao Xuân Thiện.

       


1.   Trên nóc lâu
-        Đại tự:   HOẠT TẾ TỰ
-        Hai cột trên nóc:
 Cột phải: TỔ ĐỨC TÔN NĂNG BÁO (Tổ tiên đức độ cháu chắt tài năng báo đáp)
 Cột trái: TIỀN CÔNG HẬU KHẢ THỪA (Đời trước có công đời sau thừa hưởng)
2.   Trong nhà
-        Đại tự:  TIÊN GIẢ LỄ (Trước tiên con người chính là Lễ. Đọc từ phải sang trái)
-        Câu đối hai bên cột
Cột phải: Y THƯ SÁNG NGHIỆP DI MƯU VIỄN (Khởi nghiệp sách y để lại mưu kế cho mai sau)
Cột trái: CẦN KIỆM THỪA GIA PHÚC MÃN ĐƯỜNG (Kế thừa cần kiệm gia đình có phúc đầy nhà)

3.   Các cột mặt trước
-        Mặt tiền
Cột phải: NHỊ THIÊN NHẤT KỶ TIỀN TAM TẢI (Một thiên niên kỳ hai ngàn trước đó ba năm).
Cột trái: ĐINH SỬU XUÂN PHÂN KIẾN NHẤT TỪ (Giữa mùa Xuân Đinh Sửu xây dựng một ngôi từ đường)

-        Mặt hướng tâm
    Cột phải: CAO TRẦN HẬU DUỆ BÁT ĐẠI TỔ (Tổ đời thứ tám con cháu của họ Cao Trần)
Cột trái: ẤT PHÁI PHÂN LƯU BÁCH THẾ TRUYỀN (Phân nhánh của phái Ất trăm đời nối dõi)


Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

THƯỜNG TRỰC CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN TẠI HÀ NỘI XIN THÔNG BÁO


Theo truyền thống hàng năm, Thường trực Ban liên lạc Dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam, tổ chức thống kê danh sách các cụ cao niên, tính tròn vào các năm tuổi đời từ 80, 85, 90, 95, 100 và các năm liên tục từ 101. 102. 103… để làm các bức trướng Mừng thượng thọ và Giấy mừng thọ. Các bức trướng Mừng thượng thọ và Giấy mừng thọ sẽ được gửi đến các chi tộc trong dòng họ trao tặng các cụ trong dịp đầu Xuân Canh Tý (2020) tới.
Thường trực chi nhánh dòng họ Cao Trần tại Hà Nội, đề nghị các ông trưởng Chi, thống kê danh sách các vị cao niên trong chi mình (kể cả các cụ đang sinh sống ở quê và các tỉnh thành khác trong cả nước mà các vị nắm được) theo mẫu sau:
DANH SÁCH TẶNG BỨC MỪNG THỌ NĂM 2020. CHI…(VD:3)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Tuổi
Địa chỉ nhận
Điện thoại
1
Cao Trần Thị Cúc
1930
90
Phương Độ, ph. Hồng Châu, tp Hưng Yên
0397855587
2





3










  Danh sách trên gửi vào email hocaotran@gmail.com, Facebook Họ Cao Trần hoặc về Thường trực Chi nhánh dòng họ Cao Trần tại Hà Nội: ông Cao Trần Hồng Số nhà 2/8 phố Hoàng Đạo Thành, quận Thanh Xuân tp Hà Nội, trước ngày 25 tháng 9 năm 2019. Xin trân trọng cảm ơn!  
TRƯỞNG CHI NHÁNH: CAO TRẦN HỒNG

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

HỌC CHỮ HÁN ĐỂ DỊCH GIA PHẢ DÒNG HỌ

Lời biên tập viên
Trăn trở với việc tổ tiên của dòng họ Cao Trần, qua bao thăng trầm biến cố theo thời gian đã lưu lại một số tài liệu sử phả. Đặc biệt là bộ Gia phả chữ Hán, đã có lúc tưởng như bị thất truyền, các bộ câu đối, hoành phi đại tự dù được bảo tồn nhưng số người đọc được chữ Hán trong dòng họ không nhiều.
Gần ba chục năm trước đây các cụ trong ban biên tập Gia phả năm 1997, đã tiến hành dịch bản gia phả chữ Hán, ghi lại chữ Quốc ngữ bằng bản chép tay.
Mấy năm trước đây tôi có nhờ bác Trần Phước Bình người họ Trần Duy Xuyên Quảng Nam dịch giúp 4 trang đầu. Sau khi nghỉ hưu tôi đang tự học chữ Hán. Kết hợp với thông tin từ các bản Gia phả chữ Quốc ngữ và sự giúp đỡ của các bậc cao niên tôi đang tiến hành hiệu chỉnh một số chữ trong bản dịch của bác Trần Phước Bình và tiếp tục dịch thêm một số trang tiếp theo. Tôi mong muốn tra cứu và in ra bản gia phả cổ bằng chữ Hán để lưu lại thông tin về sau. Vì trình độ Hán tự của tôi không cao nên không thể tránh khỏi một số sai sót, nhất là bản chữ Hán do cụ Cao Bá Lô chép tay, qua photocopy nhiều lần, nét chữ bị mờ có chữ không dễ đọc. Kính mong các thành viên đọc được bản dịch cho ý kiến. Các ý kiến xin gửi về email: hocaotran@gmail.com. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
- Cao Xuân Thiện


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

XÁC ĐỊNH ẨN Ý CỦA TỔ TIÊN QUA MỘT CHỮ TRONG CÂU ĐỐI

Cao Xuân Thiên-14/7/2019.
Trong quá trình nghiên cứu các dữ liệu sử phả dòng họ, việc xác định mốc thời gian và không gian của tổ tiên là không đơn giản, do nhiều tài liệu đã bị thất truyền. Rất may mắn tổ tiên đã để lại các tập gia phả chữ Hán mà sau này cụ Cao Bá Lô biên tập thành tập gia phả chữ Hán và một số bản dịch chép tay lưu hành trong các chi phái của dòng họ trước năm 1975, còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đặc biệt dòng họ còn lưu dữ được 5 bộ câu đối cổ thực sự quý báu về giá trị lịch sử của dòng họ Cao Trần chúng ta.
Trước khi vào bài viết tác giả xin trân trọng cảm ơn ông Lã Mạnh Hùng, cháu ngoại đời thứ 12, Ất phái cành cả họ Cao Trần, hiện đang định cư tại Canada đã giải nghĩa giúp tôi các từ ngữ trong 5 bộ câu đối. Đặc biệt là một chữ mà sau đây tôi sẽ trình bày sâu hơn.
Trong nhiều phiên bản gia phả cũng như nhiều thế hệ truyền khẩu đôi câu đối cổ chữ Hán đã được phiên sang nghĩa Hán Việt, chính là bộ câu đối xa xưa nhất của dòng họ Cao Trần mà tôi đã có dịp trình bày.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

CHỮ NGHĨA MẬP MỜ VÀ VIỆC ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM

Cao Xuân Thiện
Nguồn: Cổng thông tin điện tử dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
Từ năm 2007, sau các cuộc hội thảo về Thân phụ của Thái sư Trần Thủ Độ, được tổ chức tại Thái Bình và nhất là sau khi cuốn sách Đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam, do 2 ông Trần Văn Sáu và Trần Đại Thanh biên soạn, ông Trần Văn Sen viết lời mở đầu, nhiều tranh luận gay gắt đã diễn ra trên các phương tiện truyền thông. Câu hỏi Trần Hoằng Nghị là ai, căn cứ nào khẳng định Trần Hoằng Nghị là thân phụ của Thái sự Trần Thủ Độ? Đến nay mọi việc đã dần sáng tỏ, dư luận đánh giá cao quyết định của Viện trưởng Viện Sử học Đinh Quang Hải và Cục trưởng Cục Xuất bản -In & Phát hành Chu Văn Hòa (Bộ TT-TT) về việc cho dừng phát hành bộ sách LSVN phổ thông xuất bản năm 2018 để chỉnh lý, sửa chữa, đồng thời loại bỏ nhân vật Trần Hoằng Nghị ra khỏi bộ sách lịch sử này.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

THÔNG BÁO MỞ TRANG MỤC MỚI TRÊN BLOG HỌ CAO TRẦN

Biên tập viên trang Blog Họ Cao Trần, xin kính báo:
Từ ngày 24 tháng 6 năm 2019, trang Blog Họ Cao Trần mở thêm 5 trang Phụ lục mới, từ PL1 đến PL5. Thống kê phả hệ 11 đời và Phả đồ 9 phái cùng cành thứ, từ đời thứ Nhất đến đời thứ 9, Diễn ca dòng họ Cao Trần. Kính mời các quý vị quan tâm, truy cập đọc và nghiên cứu, theo các đường links bên dưới. Đề nghị các vị có ý kiến bổ sung xin gửi về email hocaotran@gmail.com. Xin trân trọng cảm ơn.
Trang Phụ lục 1: Phả hệ đời thứ Nhất đến đời thứ 9.
http://hocaotran.blogspot.com/p/trang-gp7.html
Trang Phụ lục 2: 
Phả hệ đời thứ 10
http://hocaotran.blogspot.com/p/phu-luc-2.html
Trang Phụ lục 3: 
Phả hệ đời thứ 11
http://hocaotran.blogspot.com/p/phu-luc-3.html
Trang Phụ lục 4: Phả đồ họ Cả, Phả đồ 9 phái, Phả đồ cành thứ.

http://hocaotran.blogspot.com/p/phu-luc-4.
Trang Phụ lục 5: Trích dẫn Gia Phả dòng Trần Pháp Độ. Tên địa danh tỉnh Nam Định, huyện Giao Thủy, xã Giao Tiến (làng Hoành Nha) qua các thời kỳ. Diễn ca Gia phả dòng họ Cao Trần.
htmlhocaotran.blogspot.com/p/phan-thu-nam-trich-giapha-dong-ho-

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

TÌM HIỂU THÊM SỬ LIỆU CỦA TỔ TIÊN

Cao Xuân Thiện
Nhiều thế hệ trước đây và hiện nay của dòng họ Cao Trần, luôn trăn trở muốn tìm hiểu kỹ hơn về các mốc thời gian và không gian của tổ tiên. Các tài liệu sử phả, dù được ghi chép lưu truyền, nhưng cũng có tài liệu đã thất truyền. Với hy vọng mong manh, tôi muốn tìm lại những gì mà tổ tiên ta đã để lại. Bắt đầu từ việc, đọc để hiểu các bộ câu đối đã được gắn với từ đường dòng họ trong hơn ba trăm năm qua. Đây là việc không dễ, nhưng thật may mắn tôi đã gặp được các cao nhân, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi như những người thầy.
Hiện nay trong Nhà lưu niệm của dòng họ còn gắn 5 bộ câu đối cổ, tôi dự đoán có bộ thứ nhất (gọi tắt là Bộ thứ Nhất), như một tuyên ngôn khởi đầu của dòng họ khi Thái tổ tự Vô Ý ra đất Hòe Nha lập cơ nghiệp. Sau khi đã đối chiếu tôi xin chép lại phần chữ Hán và các cụ trước đây đã phiên âm sang nghĩa Hán Việt như sau.