Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

THÔNG BÁO MỜI HỌP MẶT THƯỜNG NIÊN 2020

CHI NHÁNH DÒNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

TẠI HÀ NỘI

           Hà Nội, ngày 01 tháng 01  năm 2021

 THÔNG BÁO MỜI HỌP MẶT THƯỜNG NIÊN 2020

 Trân trọng kính mời:  Các thế hệ con cháu họ Cao Trần.  

Tới dự buổi họp mặt Chi nhánh dòng tộc Cao Trần Giao Tiến Giao Thủy nam Định tại Hà Nội.

Thời gian: 8 giờ 30 đến 12 giờ 30, Chủ nhật, ngày 17 tháng 01 năm 2021 (Tức ngày mùng Năm, tháng Chạp, năm Canh Tý)

Nội dung: Gặp mặt thân mật các thế hệ con cháu Chi nhánh dòng tộc Cao Trần tại Hà Nội, theo chương trình hàng năm. Mừng thọ các vị tuổi cao. Thông qua phương án in Gia phả họ Cao Trần, tái bản năm 2020.

Địa điểm: Nhà hội họp Khu dân cư số 2 phường Kim Giang, số 7 ngõ 58 đường Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.

Thường trực chi nhánh dòng họ Cao Trần tại Hà Nội trân trọng được đón tiếp!

     

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

DỊCH BỨC CUỐN THƯ GIAN GIỮA TỪ ĐƯỜNG ẤT PHÁI CÀNH CẢ

 Người biên dịch: Cao Xuân Thiện

Bức cuốn thư này theo người biên dịch có thể do cụ Cao Quang Thạnh viết vào dịp trùng tu Từ đường Ất phái vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
(Đọc từ cột phải sang trái)

1   1. Công tại kĩ sa địa: Công lao tài năng trong vụ đòi đất cánh đồng Phù sa.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

NHÂN VÔ THẬP TOÀN - 人 无十全

Nguồn: FB Cao Xuân Thiện

Ngày nay con người đã đạt đến mức phát triển toàn diện ở mức cao. Quá nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Do vậy đòi hỏi mỗi con người cần tự hoàn thiện mình. Trên hệ thống truyền thông quá nhiều người đưa ra phán xét người khác, phán xét Chính phủ, Nhà nước, các nguyên thủ Quốc gia và Thế giới. Có một hiệu ứng đáng buồn theo đám đông, đó là chê. Dù người chê chưa hiểu biết thực sự bản chất sự kiện, đọc, nghe xem đâu đó là bắt đầu soi và "phán" theo nhiều cách. Theo tôi cũng nên công bằng nhất là giữa con người với con người.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

NHẬT KÝ CỦA MẸ

 (Nguồn FB Hai Danh, ngày 26 tháng 10 năm 2018)


Hắn là người thành đạt

Gia cảnh rất đề huề

Có con ngoan, vợ đẹp

Cuộc sống vạn người mê.

Cứ mỗi lần giỗ mẹ

Hắn thết cỗ linh đình

Nào sơn hào, hải vị...

Để chứng tỏ cái tình.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

VIẾT CHO NGƯỜI SỐNG CÙNG THỜI

 Cao Xuân Thiện













Sinh ra từ làng, sống nhờ hạt lúa
Lớn lên cùng khoai sắn nước phù sa
Manh áo ngấm mùi mồ hôi cha mẹ
Hiểu câu văn phép toán, chữ cô thầy.

Bầy chim non chập chững vẫy cánh bay
Mong tương lai sớm đến miền đất hứa
Nơi trời Nam vẫn mịt mùng khói lửa
Chiến trường xưa bạn nằm lại nơi nào?

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN ĐƯỢC BÁO NAM ĐỊNH VINH DANH "DÒNG HỌ HỌC TẬP NĂM 2019"

 TẠO TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở CƠ SỞ

Cập nhật lúc 08:27, Thứ Hai, 28/10/2019 (GMT+7)

Nguồn: http://baonamdinh.com.vn/channel/5091/202008/nam-hung-thuc-hien-tot-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-2539106/

Từ lâu, phong trào xây dựng dòng họ hiếu học ở tỉnh ta đã trở thành điểm sáng của cả nước. Kế thừa kết quả đạt được của “Dòng họ hiếu học”, những năm qua các dòng họ trong tỉnh tích cực thực hiện các tiêu chí xây dựng “Dòng họ học tập”, tạo động lực thúc đẩy phong trào xây dựng cộng đồng khuyến học ở các thôn, làng, góp phần xây dựng thành công xã hội học tập.

Mỗi “Dòng họ học tập” đều có cách làm khác nhau. Dòng họ Cao Trần, xã Giao Tiến (Giao Thuỷ), từ lâu đã tích cực chăm lo cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, đi đầu trong công tác khuyến học dòng họ của xã. Triển khai xây dựng “Dòng họ học tập”, dòng họ đã vận động 260 gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình học tập” (chiếm gần 75% số gia đình trong họ), trong đó đã có 209 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” (chiếm 80,4% số gia đình đăng ký). Hiện dòng họ có 380 hội viên khuyến học. Từ năm 2016 đến nay, dòng họ đã tổ chức khen thưởng cho 357 lượt học sinh, sinh viên là con em trong họ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền gần 40 triệu đồng. Quỹ khen thưởng của dòng họ có số dư 200 triệu đồng. Các gia đình trong dòng họ đoàn kết giúp đỡ nhau học tập, phát triển kinh tế; số gia đình khá giả của dòng họ chiếm tỷ lệ cao so với mức bình quân chung của địa phương. Dòng họ Cao Trần 3 năm liền đạt “Dòng họ học tập” tiêu biểu.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

TÔN TRỌNG LỊCH SỬ TỔ TIÊN VÀ DÒNG HỌ MỚI LÀ CHÍNH DANH

Cao Xuân Thiện

Trong khoảng hơn hai mươi năm gần đây, dòng họ Trần Việt Nam rơi vào hoàn cảnh phân tâm, bởi những nhận thức thiếu thấu đáo khoa học, thậm chí xuyên tạc lịch sử dẫn đến làm ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh truyền thống của Tổ tiên dòng họ, làm đảo lộn cả bề dày lịch sử triều Trần đã được sử sách lưu danh hơn 7 Thế kỉ qua.

Khi một người không có kiến thức về Khoa học lịch sử nói riêng và Khoa học Xã hội Nhân văn nói chung, đứng đầu một tổ chức, dùng lực lượng vật chất bẻ cong làm biến dạng bề dày lịch sử của dòng họ Trần hiển vinh trong quá khứ. Thử hỏi những người có lương tri, tôn trọng lịch sử truyền thống nhân bản của dòng họ của dân tộc có thể nào mà không lên tiếng. Ban đầu chỉ là những phân tích trao đổi nội bộ, nhưng sự việc dần đi vào vùng “mất kiểm soát” với nhiều lí do khác nhau.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

XEM LẠI ÁN TÍCH ĐINH KIM NGÔ TỪ BẢN GIA PHẢ CHỮ HÁN - NHÂN ĐINH THỊ CHẤP KIM NGÔ

Mạnh Hùng - Xuân Thiện
Trong GP dòng họ Cao Trần và trong truyền khẩu của dòng họ Cao Trần có một án tích cho đến nay chúng ta vẫn gọi là vụ án  Viên tiên chỉ xã Đinh Kim Ngô sát hại ông Đức Trung đời thứ 5. Sau khi đọc dịch lại phần GP chữ Hán Người biên dịch thấy cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Đoạn  trích Gia phả chữ Hán nói về ông Đức Trung bị sát hại: 

時本社正 村人丁氏執金吾爲本社先紙恐将公... 

Thời bản xã chính thôn nhân Đinh thị chấp kim ngô vi bản xã tiên chỉ khủng tướng công ...

Nghĩa Việt của các cụm từ Hán liên quan

-         Nhân Đinh thị: Người họ Đinh

-         Chấp kim ngô:  Người có quyền uy.


Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

THỬ ĐI TÌM NGUỒN GỐC ĐỊA DANH LÀNG HÒE NHA XƯA NAY LÀ LÀNG HOÀNH NHA

Cao Xuân Thiện

Trong cuốn Hòe Nha lục bằng chữ Hán (rất tiếc đến nay đã bị thất truyền, chỉ còn các bản dịch tam sao thất bản) có bản ghi:

“Thời kỳ đầu thế kỷ XV, làng ta có tên là ấp Hòe Nha. Vào năm Diên Ninh thứ 3 (1456), đời vua Lê Nhân Tông (1443-1459), dòng họ Nguyễn do ông Nguyễn Thịnh Công, quê gốc ở làng Hòe Nha, phía Bắc thành phố Nam Định, xuống khai hoang ở vùng biển huyện Giao Thủy, đã lấy tên làng cũ đặt cho vùng đất mới”. 

Sau này vào đầu những năm 1980, nhóm Biên tập, Lịch sử xã Giao Tiến lại biên tập: Làng ta ban đầu có tên là ấp Hòe Nhai. Vào năm Diên Ninh thứ 3 (1456), đời vua Lê Nhân Tông (1443-1459), dòng họ Nguyễn do ông Nguyễn Thịnh Công, quê gốc ở làng Hòe Nhai, phía Bắc thành Hà Nội, xuống khai hoang ở vùng biển huyện Giao Thủy, đã lấy tên làng cũ đặt cho vùng đất mới, sau này gọi trại đi là làng Hoành Nha… Vậy đây có thể là điều chính xác? Đến nay cũng chưa có tài liệu nào chứng minh điều đó là xác đáng.


Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

BA HỒN BẢY VÍA. TAM HỒN THẤT PHÁCH 三魂七魄

Dân gian xưa thường quan niệm con người có 3 hồn 7 phách (bảy vía). Cổ nhân thường nói nếu con người mất đi hồn phách thì người ta chỉ là một cái xác không hồn. Vậy 3 hồn 7 vía rốt cuộc là gì?

Có rất nhiều cách lí giải về: Ba hồn bảy vía, theo các cách khác nhau, nhưng đại thể như sau:
-         Ba hồn gồm:
Thai quang: đặc trưng cho Sinh mệnh
Sảng linh: đăc trưng cho Trí lực
U tinh: đặc trưng cho tính cách
-         Bảy vía gồm
Thi cẩu; Phục thỉ; Tước âm; Thôn tặc; Phi độc; Trừ uế, Xú phế.
Bảy vía đảm nhiệm việc điều tiết cơ thể con người và có các vai trò khác nhau như: Hô hấp, Tuần hoàn, Vận động, Tiêu hóa, Chống-Tiêu độc, Sinh sản, Bài tiết... 

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

TIẾNG VIỆT KỲ DIỆU: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ XX ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.
Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy.
Đáng tiếc là cho tới nay công luận ở ta vẫn chưa nhất trí chọn được các nhân vật tiêu biểu làm ra chữ Quốc ngữ, và cơ quan chính quyền liên quan cũng chưa dứt điểm giải quyết vấn đề này. Để tình trạng đó kéo dài sẽ không có lợi cho hình ảnh một dân tộc văn minh. Đã đến lúc cần bàn thảo rộng rãi và sớm có hành động tri ân những người xứng đáng ghi công. Bài này nhằm góp một ý kiến bàn thảo. Vì người viết ít hiểu biết về ngôn ngữ học nên ý kiến nêu ra khó tránh khỏi có sai sót, mong được bạn đọc chỉ bảo.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

CON CHÁU HẬU DUỆ HỌ TRẦN LUÔN KIÊN ĐỊNH BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ LỊCH SỬ VƯƠNG TRIỀU TRẦN

Nguồn từ FB Trần Nguyên Trung
Như chúng ta đã biết, nhà Trần là một trong những triều đại hiển hách, hào hùng nhất gắn liền với lịch sử dân tộc với 3 lần chiến thắng giặc Nguyên-Mông, trở thành niềm tự hào của mọi con dân đất Việt, đặc biệt là con cháu hậu duệ họ Trần hôm nay và mai sau.
Để phát huy truyền thống tốt đẹp HÀO KHÍ ĐÔNG A, năm 1995, BLL họ Trần VN được thành lập, là cầu nối để gắn kết dòng họ, tri ân tổ tiên, vận động con cháu tích cực tham gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

CHUNG QUY LÀ TẠI CÁI MIỆNG - KHẨU NGHIỆP 口業


Trong Phật giáo có cụm từ Khẩu nghiệp 口業 có nghĩa là: sự quả báo sinh ra từ lời nói.
Bên cạnh đó có thành ngữ: Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất - 病從口入,禍從口出. Bệnh hay vào từ miệng mà vào, tai họa hay đến từ lời nói mà ra.
Bởi thế cái miệng quan hệ đến vận mệnh nhân sinh của mỗi cá nhân nhiều lắm.
Cái miệng của mỗi chúng ta đa chức năng trong đó có chức năng là cái cổng vào/ra – nhập xuất song công – In/out Gate.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

ĐỨC MẸ HIỀN 9 CHỮ CÙ LAO



Về quê tôi xuống thăm ông họ Cao Uy Tín. Ông cháu nói chuyện việc họ sau đó ông nhờ tôi tìm hiểu ba chữ “Đức cù lao 德劬勞”
Trước hết về nghĩa Hán Việt của chữ Đức cù lao 德劬勞
Chữ Đức 德: ân đức, đạo đức, thiện.
Chữ Cù 劬: nhọc nhằn, vất vả.
Chữ Lao 勞: lao động, làm việc.
Cụm từ Cù lao 劬勞: Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhọc nhằn.
Như vậy Đức cù lao nói về ân đức công lao cha mẹ đối với con cái.
Sau đây kính mời ông Tin Caouy và độc giả tham khảo (nguồn Chùa Ba Vàng) bài viết: Chín chữ cù lao – khắc sâu công ơn của mẹ.
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

HẬU SINH KHẢ ÚY VÀ XUẤT PHÁT CỦA TỪ THẦN ĐỒNG


(Tài liệu trích dẫn online và nguồn cảm hứng của bác họ Cao Đăng Rong)
Khổng Phu Tử (tiếng Trung孔夫子) hoặc Khổng Tử (tiếng Trung孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khưu (chữ Hán: 孔丘28 tháng 9, 551 TCN - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼). Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

KHÚC NGUYỆN CẦU TRONG NGÀY GIỖ CHA


     Cao Xuân Thiện
Cha tôi đã rời cõi tạm đã tròn 10 năm. Lần giỗ thứ 10 này tôi đành lỗi hẹn với người thân, không thế có mặt tại quê nhà trong ngày giỗ Cha tôi. Một nén tâm nhang để vợi đi nỗi niềm của người con xa quê.
(Sau 10 năm Người khuất bóng. Mùng 8 tháng Tư năm Canh Tý)
Con từng ước Cha trăm tuổi Hạc
Khỏe mãi vui tóc bạc da mồi
Áo khăn sắc đỏ rạng ngời
Lễ mừng Đại thọ bồi hồi hư không.
Con đã cố gắng công học nghiệp
Để góp phần làm đẹp lòng Cha.
Công danh mẫn tiệp đường xa
Bước đi mấy độ con đà dần buông.
Cha Mẹ khuất, con vương vấn mãi
Nỗi buồn thương khắc khoải bủa vây
Đếm năm tính tháng nhớ ngày
Cha đi Hạ ấy đến nay tròn Mười.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

ĐỌC LẠI LƯU QUANG VŨ ĐỂ YÊU TIẾNG VIỆT NHIỀU HƠN



TIẾNG VIỆT
                                   Lưu Quang Vũ

                        Giọng ngâm Phan Xuân Thi

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

VỢ CHỒNG LÀ NGHĨA TAO KHANG

Cao Xuân Thiện
Sau khi viết bài về chủ đề Hôn nhân, bạn bè động viên người viết cũng thấy hiệu quả sau hơn một năm thử sức học chữ vuông thời nay chẳng ai muốn học. Bác Bảy đề nghị tôi chiết tự chữ Hạnh phúc, nhưng tôi thấy khó viết về 2 chữ này. Nay đọc sách thấy có chữ Tào Khang (thực ra là Tao Khang 糟糠 do cách đọc chệch đi của người Việt) lại gắn với vợ chồng. Chúng ta thử đi tìm hiểu điển tích của những chữ này.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

THỬ TÌM HIỂU KHÁI NIỆM HÔN NHÂN

Cao Xuân Thiện
…“Hôn nhân lộc của Trời ban
Dở hay tùy biến khôn ngoan được nhờ”…
Từ khi lớn lên lập gia đình ai cũng hiểu “Hôn nhân” là việc lấy vợ, lấy chồng của đôi nam nữ, hoặc việc dựng vợ gả chồng của Nhà trai và Nhà gái. Chúng ta thử đi sâu tìm hiểu cặp từ Hán Việt này.
Gần đây từ “Hôn” có thể được coi là mĩ từ. Các nước phương Tây coi việc hôn như một nghĩa cử văn hóa xã giao có nguyên tắc. Ở xã hội phong kiến Việt Nam việc hôn nhau là cả một vấn đề hệ trọng. Đôi bạn trẻ trao cho nhau nụ hôn đầu, đó là sự xúc cảm hay chấp nhận một sự chuyển giai đoạn trong quan hệ. Còn nhiều tình huống và cách lí giải nữa mà tôi không thể đi sâu chi tiết.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

BIÊN DỊCH GIA PHẢ HÁN NÔM VIỆT

BIÊN DỊCH HÁN NÔM VIỆT
CAO TRẦN TỘC THẾ THỨ PHẢ LỤC TỰ
LỜI MỞ ĐẦU

NGUYÊN - THỦY - BẢN - MỘC
Dòng họ Cao Trần tại xã Giao Tiến huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định ngày nay, theo các tài liệu sử phả truyền lại, có nguồn gốc từ họ Trần. Phúc đức và may mắn hơn nữa dòng họ còn lưu truyền và giữ lại được bộ Gia phả bằng chữ Hán, ghi lại thông tin từ đời thứ Nhất đến đời thứ 9.

Bộ gia phả quý của dòng họ hiện còn lưu giữ, được nhiều thế hệ Tổ tiên ông cha cung cấp thông tin và chắp bút qua nhiều thế hệ và là công việc của cả dòng họ trong rất nhiều năm. Thái tổ Vô Ý từ Bến đò Mía xã Thịnh, huyện Mỹ Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vì binh biến Thái tổ đã đưa Thái tôn về vùng đất mới làng Hòe Nha, phủ Xuân Trường trấn Sơn Nam hạ, nay là xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thái tổ đã thay tên đổi họ sống cuộc sống dân dã để tính kế sâu rễ bền gốc. Các thế hệ từ đời thứ 3 đã được cha ông cho theo học chữ nghĩa và ra làm việc làng, việc nước. Thái tôn đã đóng góp tiền của và quy Phật hậu ở cả hai chùa Hưng Long và Hưng An trong làng và đã được tạc tượng thờ cúng cho đến ngày nay.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

VĂN TẾ CHA

Đôi lời của tác giảCao Xuân Thiện.
Cách đây hơn 11 năm, Cha tôi Người trước đó rất khỏe mạnh bỗng lâm trọng bệnh. Cha tôi cũng khá tự tin vào sức khỏe của mình, nhưng sau 15 tháng chạy chữa, Cha tôi đã không qua khỏi. Dự báo tình huống xấu, một ngày không xa, Cha tôi sẽ từ biệt chúng tôi mãi mãi.
Dù lo lắng cho sức khỏe của Người, tôi đã chuẩn bị cho mình và người thân một kịch bản xấu nhất. Tôi viết bài thơ lục bát tặng Cha tôi khi còn tỉnh táo để Người đọc được suy nghĩ của tôi về Cha. Sau khi Người ra đi tôi thêm khổ thơ đầu và đoạn cuối để thành bài Văn tế Cha. Sau 10 năm Cha tôi đi xa. Tôi đã cố gắng duy trì những thành quả mà Cha Mẹ tôi để lại. Tôi mong muốn nhiều dịp trở lại quê nhà để hoài niệm, để thấu hiểu và cảm nhận tình cảm của Cha Mẹ tôi đã dành cho tôi lớn đến chừng nào.
Trong ngôi nhà Cha Mẹ tôi để lại, trong nhiều năm, mỗi năm nhiều dịp tôi lại một mình trở về nơi tôi được sinh ra, ở đấy có  bàn thờ với di ảnh của Cha Mẹ tôi. Tôi xin đăng lại bài Văn Tế Cha mà tôi đã viết cách đây 10 năm như một nén tâm nhang vẫn làm tôi thổn thức nỗi lòng và đốn mãi trái tim tôi.

VĂN TẾ CHA
 

Than rằng!
Sáu năm mẹ đã đi xa
Hôm nay lại đến lượt Cha theo cùng
Trời cao xanh chín tầng không
Đất dày có thấu nỗi lòng chúng con!

Nhớ Cha xưa:
Xuất thân dòng Tộc Cao Trần
Tổ tông, Gia thế muôn phần hiển vinh
Khiêm nhường làm việc hết mình
Vượt lên gian khó, chiến chinh đói nghèo
Nhớ năm Ất Dậu gieo neo
Ông Bà  con đã chống chèo vượt qua

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

DỊCH CÂU ĐỐI TỪ ĐƯỜNG TÂN PHÁI



        I.                   Bộ thư nhất (Cụ Đồ Vượng viết)
                       
MẠCH DẪN TAM SƠN HỒI VƯỢNG KHÍ
                      恩 波
NGUYÊN LƯU TỨ THỦY TIẾP ÂN BA
Dịch nghĩa:
-         Mạch dẫn từ ba ngọn núi trở về làm tăng sự sống
-         Dòng chảy từ bốn nguồn nước tiếp thêm sóng ơn nghĩa.

  II.               Bộ thứ 2
      基 義      
NHÂN CƠ NGHĨA CHỈ TỒN THIÊN ĐỊA
  柱 立        在古 今
TRỤ LẬP DUY TÔN TẠI CỔ KIM
Dịch nghĩa:
-         Nhân nghĩa với cơ đồ nguồn gốc thì bảo lưu cùng trời đất
-         Trụ lại dựng lên duy trì tôn tạo (nơi thờ cúng) thì còn mãi xưa nay.
 
THAM KHẢO THÊM ĐẠI TỰ VÀ CÂU ĐỐI TRONG TỪ ĐƯỜNG: https://langduytinh.com/con-chau-can-biet-tho-cung-to-tien-phan-thu-ba/