Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

DỊCH BỨC CUỐN THƯ GIAN GIỮA TỪ ĐƯỜNG ẤT PHÁI CÀNH CẢ

 Người biên dịch: Cao Xuân Thiện

Bức cuốn thư này theo người biên dịch có thể do cụ Cao Quang Thạnh viết vào dịp trùng tu Từ đường Ất phái vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
(Đọc từ cột phải sang trái)

1   1. Công tại kĩ sa địa: Công lao tài năng trong vụ đòi đất cánh đồng Phù sa.

Tổ Cao Đức Mậu (1761-1833), thời Gia Long ông làm Xã trưởng. Con của tổ là Cao Đức Trứ (1787-1834) về sau cũng làm Phó tổng trưởng. Sau năm 1787, dân Trà Lũ vượt sông Sò sang chiếm 500 mẫu đất công của xã ta. Các cụ đã cùng các chức sắc trong làng xã, theo đuổi vụ kiện suốt 12 năm để đòi được ruộng đất về cho xã. Sự kiện này được ghi chép trong Hòe Nha lục trong vụ “Phù sa điền án”.

2.   Danh lưu tam trưng điền: Danh tiếng được lưu lại trong vụ án “Tam trưng điền”.

Năm 1826 niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1820 -1840) lại xảy ra vụ tranh tụng đất đai trong nội bộ xã. Bọn hào lý đã ba lần trưng chiếm 150 mẫu ruộng công điền, làm tư điền (xem Tam trưng điền án). Các ông ở họ ta: Cao Đức Cảnh, Cao Danh Hữu (đời thứ 7), Cao Đức Chí (đời thứ 8) và 25 ông nữa trong xã cùng tham gia do ông Tri bạ Vũ Thế Hào khởi xướng, cử người lên trấn (từ năm 1831 bỏ tổng trấn và đổi trấn thành tỉnh) và kinh đô Huế khiếu kiện. Phải đến năm 1841 niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841-1847) mới giành được thắng lợi. Dựa vào kết quả vụ Tam trưng điền án, ông Cao Đức Bằng (đời thứ 8), cùng với bác là Cao Danh Quán (đời thứ 7) và anh rể Vũ Xuân Đồng đã đấu tranh lấy thêm được 6 mẫu tư thổ và 12 mẫu ruộng khác trong nội làng.

Trong “Hòe Nha lục” cũng ghi lại vụ án “Tam trưng điền”

3.   Hòe Nha tái định xã: Sau năm 1789, Ba Lạt phá hội – sau trận lũ lịch sử sông Hồng đổi cửa, làng xã phải di dời vào sâu trong làn như hiện nay (trước đây làng xã gần bờ sông Hồng, chỉ cách Thái Bình một con sông nhỏ). Sau khi sông Hồng đổi dòng chính, cư dân và làng xã định hình cuộc sống nơi ăn ở và quản lí hành chính, đất đai theo địa bàn mới.

4.   Sự nghiệp tổ đương niên: Sự nghiệp của tổ vẫn sống mãi cho đến năm tháng đương đại. (Người biên dịch có phần phân vân bởi chữ niên . Đây có thể là chữ sinh ? Bởi 2 chữ này cũng khá giống nhau. Về nghĩa: đương sinh có phần phù hợp hơn đương niên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét