Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

KHẢO CỨU NGUỒN GỐC DÒNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN



Kỹ sư: Cao Đăng Rong - Đời thứ 12 - Năm 2013

 Đt vn đề: Xác minh kho cu làm sang t s vic, da vào nhng tư liu sau đây.


I. Những tư liệu có liên quan.

  • Gia phả và phả đồ họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh. Của các dòng họ để tiến hành khảo cứu.
  • Tổ Trần Công Ngạn, hậu duệ thứ tư của thỉ tổ Trần Pháp Độ, là con trai của bà ba và của Tổ Trần Nguyên Hãn,
  • Tư liệu: (hội thảo thân thế sự nghiệp Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn)
  • Đêm 8 tháng 9 năm Đinh Mùi (28/09/1427) Trận đánh phá thành Xương Giang không đầy một canh giờ (2 giờ), toàn bộ quân địch bị tiêu diệt 2 tên chỉ huy Lý Nhậm và Kim Dận nhảy xuống thành tự tử.
  • Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn đã cứu được hàng vạn dân cả đàn bà con gái bị quân Minh bắt làm bia đỡ đạn cho chúng. Tổ Trần Nguyên Hãn đã gặp người con gái (có tài có sắc) lấy làm vợ ba.
  • Ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế.
  • Năm 1428, Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn xin từ chức về nghỉ hưu tại quê nhà. Lê Lợi chuẩn y cho về nhưng dặn rằng cứ một năm hai lần vào chầu Vua. Tổ Trần Nguyên Hãn lấy bà ba năm 1427 và sinh Tổ Trần Pháp Độ năm 1428.

Khi mới nghỉ chưa được 6 tháng, Lê Lợi có chiếu chỉ bắt Tả tướng quốc ngày 30/03/1429. Tướng quốc đã trầm mình ở Bến Đông Hồ trên sông Lô (1) – (Lê triều thông sử Lê Quý Đôn).
  • Bà Ba và con trai Trần Pháp Độ bị triều đình quản thúc tại thành Thăng Long.
  • Tổ Trần Pháp Độ sinh năm 1428 và bị bắt ngày 30/03/1429. Sau 26 năm quản thúc, năm Diên Ninh thứ 2 (năm 1455), Vua Lê Nhân Tông (1443-1459) xuống chiếu minh oan cho Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, trả lại ruộng đất của cả cho con cháu ông và tha cho vợ con ông, đồng thời ra lệnh phục chức. Tổ Pháp Độ được vua Lê Nhân Tông vời vào triều làm quan chức Tiết chế Lễ tướng công (2) (theo gia phả các chi họ Đan Trung dòng Phúc Quảng và Huyên Linh).
  • Năm Lê Thánh Tông hiệu là Hồng Đức năm đầu (1470) tổ Pháp Độ hưu quan.
  • Đưa bà Lê Thị Từ Quang cùng 3 con trai là Trần Công Sủng, Trần Đạo Tín và Trần Thiện Tính về ở Nga Sơn – Thanh Hóa.
Lời khảo cứu: Tổ Pháp Độ khi về hưu là 42 tuổi (tổ sinh năm 1428 + 26 năm quản thúc + 16 năm làm quan = 1470). Như vậy Tổ Pháp Độ nghỉ hưu năm 1470.
Giả thiết năm 1470 cũng là năm sinh của Tổ Trần Thiện Tính là người con thứ 3 của tổ Trần Pháp Độ.
16 năm làm quan sinh được 3 người con trai, Vậy người con thứ 3 phải có  năm sinh (1468-1470)
Tại sao Tổ Trần Pháp  Độ không về quê nội Lập Thạch mà lại vào Nga Sơn - Thanh Hóa.
  1. Không có chỗ dựa, kẻ gian thần trong Triều còn, Lập Thạch lúc đó không phải là nơi lập nghiệp của Tổ Trần Pháp Độ
  2. Có thể Nga Sơn là quê (vợ) bà Lê Thị Từ Quang
Tổ Trần Thiện Tính mới có một năm tuổi không thuận lợi cho việc  đi theo đường bộ mà bắt buộc phải đi theo đường thủy, vừa nhanh vừa thuận lợi.
Đường đi của Tổ Trần Pháp Độ
Từ bến Chương Dương (nhà Bắc Cổ ngày nay) xuôi thuyền về Nam Định, qua sông Đào ra cửa sông Đáy đến Nga Sơn vừa an toàn, vừa nhanh và thuận lợi, đi thuyền chỉ trong một ngày đêm là tới Nga Sơn.
Phong cảnh Nga Sơn hấp dẫn có hang Từ Thức, có núi An Tiêm, giáp biển, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng lúa. Nên ông bà đã quyết định ở lại Nga Sơn. Tổ Trần Pháp Độ năm ấy mới 42 tuổi, ông bà đang còn trong tuổi sinh đẻ.
Giả thiết, ở Nga Sơn, ông bà đã sinh thêm bà Trần Quế Hoa Nương.
  •   Ở Nga Sơn được 6 năm.
  •  Tổ Trần Pháp Độ đã để bà Lê Thị Từ Quang và Trần Đạo Tín (giả thiết cùng với Trần Quế Hoa Nương) ở lại với bà.
  • Ông đưa Trần Công Sủng và Trần Thiện Tính đi tiếp vào Nghệ An. Ông dã chọn chùa Liên Hoa, làng Phì Cam dừng chân sinh sống với nghề Thuần Danh nội đạo (theo gia phả Đan Trung). Sau thời gian ổn định ông đưa ông Trần Công Sủng trở lại Thanh Hóa ở vào chùa Sãi thôn Kim Cốc, xã Mai Lân, huyện Tĩnh Gia (theo gia phả họ Trần Công Sủng ở thôn Kim Cốc).
  •   Sau này Tổ Trần Thiện Tính trưởng thành, ông tổ chức khai dân lập ấp xứ Nương Mao (nay thuộc vùng Đông Bắc xã Vĩnh Thành, Xuân Thành và Nam Hợp thành Yên Thành). Ông và con trai thứ 3 về ở làng Hào Kiệt, xứ Tương Lai, làm thông gia với tướng Lê Sơn hỏi bà Lê Thị Từ Phúc cho con trai út là ông Trần Thiện Tính. Khi Trần Pháp Độ qua đời táng tại nơi đây (tương lai sứ tọa Mão hướng Dậu) (theo gia phả dòng Đan Trung).
  • Tổ Trần Thiện Tính, húy Khương, bà Lê Thị Từ Phúc (hiệu ông Chân Thường, bà Chân Thường) thời chiến tranh Lê Mạc (1526-1533) (Xem phần mốc biến cố lịch sử có liên quan), ông đưa bà và 3 con trai Chân Tịch, Chân Tính, Chân Thiện chạy sang Phúc Điền, tiếp theo ông đưa vợ con ra ở Bàng Hòa Quán Hoàng Mai tự (Quán Hoàng Mai) chùa Hoàng Mai. Từ Hoàng Mai ông phân cư các con.
  •          Ông Trần Chân Tịch ước chừng 16-17 tuổi cho về ở chùa Bổn làng Dần, Đồng Tháp xã.
  •          Ông Trần Chân Thiện gửi làm con nuôi họ Vũ ở thôn Diệu Ốc (chợ Mõ, Giai Lạc xã) 
  •        Ông bà Chân Thường ở với con thứ 2 làông Huyền Thông trở lại xứ Nương Mao xây dựng PhúcĐiền tộc vàông Chân Thường vàbàChân Thường cùng mất tại đây. Ông Huyền Linh con trai thứ 3 của ông bà rất giỏi về địa lý, xin anh cảđưa mộ cha mẹ về song táng ở xứ Cồn Chu trên xứ Đông của họ Trần Giai Lạc.
  •  Theo gia phả họ Trần Nghệ Tĩnh, chiến tranh Lê Mạc 1526-1533 thì tổ Trần Chân Tịch khi đó mới 16-17 tuổi thì chưa đẻ tổ Trần Công Ngạn. Tổ Trần Công Ngạn con cả tổ Trần Chân Tịch.
  •   Tổ Trần Pháp Độ sinh năm 1428
  •  Tổ Trần Thiện Tính là con thứ 3 sinh năm 1470
  •  Tổ Trần Chân Tịch là con thứ nhất của tổ Trần Thiện Tính. Tổ Trần Chân Tịch khi chiến tranh Lê Mạc (1526-1533) mới 16-17 tuổi.
Tổ Trần Chân Tịch sinh năm (1526 – 17 tuổi) = 1509.
 II.  Mốc biến cố lịch sử có liên quan:
    • 1526-1533: Chiến tranh Lê Mạc theo gia phả họ Trần Nghệ Tĩnh
    • Năm 15/06/1527: Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê
    • Từ năm 1527-1593: Nhà Mạc 67 năm (Bắc Triều)
    • Từ năm 1593: Nhà Mạc chạy lên Cao Bằng được 48 năm nữa.
    • 1529-1533: Nguyễn Kim khởi sự Lê Trung Hưng (Nam Triều)
    • Năm 1558: Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa.
    • Năm 1600: Nguyễn Hoàng xưng Chúa. Miền Bắc Vua Lê Chúa Trịnh, miền Nam Chúa Nguyễn.
a.       Thế phả nhà Lê.
    • Nhà Lê Sơ 100 năm (1428-1527). Lê Lợi lên ngôi ngày 15/04/1428, mất ngôi ngày 15/06/1527.
    • Nhà Lê Trung Hưng: 1533-1599 = 67 năm (Nam Triều).
    • Nhà Lê Mạt (1593-1788) 196 năm, Lê Duy Đàm năm 1593 phong Vương cho Trịnh Tùng (vua Lê chúa Trịnh).
    1. Thế phả Nhà Mạc.
    • Ngày 15/06/1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, niên hiệu là Minh Đức, đóng đô ở Thăng Long. Từ năm 1527 đến năm 1593 là 67 năm (Bắc Triều).
    • Năm 1593-1625, Mạc Kính Cung được 33 năm, 1625-1638 Mạc Kính Thao, 1638-1677 Mạc Kinh Vũ.
    • Nhà Mạc lên Cao Bằng được 48 năm
    1. Thế phả họ Nguyễn Kim
    • Năm 1529-1533, Nguyên Kim khởi sự Lê Trung Hưng.
    • Năm 1545 Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết.
    • Năm 1558, Nguyễn Hoàng về trấn thủ Thuận Hóa
    • Năm 1600, Nguyễn Hoàng xưng Chúa (vua Lê chúa Nguyễn)
    • Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua hiệu là vua Gia Long đóng đô ở Phú Xuân.
Theo gia phả họ Trần Quảng Nam, tổ Trần Công Ngạn sinh năm 1529 theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1558 ở gò Phù Sa, xã Ái Tử “Thỉ Tổ Khảo Trần Đại Lang Quý Công Thần Nguyên Trưởng Phủ Quân Thần Mộ. Thỉ Tổ Tỷ Nguyễn Trinh Thục Nhị Nương Thụy Nhàn Uyển Nhụ Nhân Chi Thần Mộ” tọa Nhâm hướng Bính trùng tiền, tại giá bộ làng Cựu, Cổ Tháp thôn, Đồng Sưu xứ ,cựu Đồng Sưu thổ trạch, nay thôn Cổ Tháp, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Theo gia phả họ Cao Trần Giao Tiến, tổ quê gốc ở bến Mía Lôi Dương, Thanh Hóa, những ngôi được tổ Vô Ý đưa từ quê cũ ra quê mới để thờ.
 Trần Quý Công tự  Vô Tâm.
Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện
Trần Nhị Lang tự  Phúc Tín.
Trần Tam Lang tự Chân Không
Trần Quế Hoa Nương.
    • Các vị trên đây phần mộ nguyên ở quê cũ, (Đức thái tổ tự Vô Ý công) đã chép phần duệ hiệu dòng họ Trần làm gia phả rồi ra đất mới người đổi họ ra họ Cao từ năm 1683 (Quý Hợi). Lê Chính Hòa năm thứ 4 (vua Hy Tông) họ Cao bắt đầu từ đấy.
    • Khai cư sáng nghiệp Thái tổ công tự Vô Ý giỗ ngày 18 tháng 1 Âm lịch, mộ tang trước sân nhà thờ tổ tên húy là Trần Bang trước ở xã Thịnh Mỹ - huyện Lôi Dương - tỉnh Thanh Hóa (trước gọi là bến Mía) thuộc Châu Ái. Tổ đưa con trai ra đây lập ấp mới và đổi họ Trần ra họ Cao vào năm 1683 tức năm Quý Hợi đời Chính Hòa năm thứ 4.
    • “Lê Duy Hợp (Hy Tông) hiệu là Chính Hòa lên ngôi ngày 15 tháng 10 năm Canh Thân (1680).
    • Trịnh Tạc chết ngày 23 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1682). Trịnh Cán lên ngày 24 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1682)”.
    • Tổ bà Hoàng Thị Nhất Lang hiệu Từ Tín giỗ ngày 29 tháng 9 Âm lịch, mộ táng ở quê cũ, bà sinh được 3 con trai.
    • Con cả là Cao Nhất Lang, tự Chân Tính tập tước Bính luận công (mất sớm, chưa có con, mộ ở quê cũ, giỗ ngày 19 tháng 8 Âm lịch)
    • Con thứ hai là tổ Cao Công Bật.
    • Con thứ ba là Cao Công Tự, hiệu là Nương (mất sớm, mộ ở quê cũ, giỗ ngày 23 tháng 8 Âm lịch)
    • Bốn con gái:
·         Cao Nhất Nương, hiệu Tư Thanh gọi là bà Độ (giỗ ngày 3 tháng 7 Âm Lịch).
·         Bà thứ 2, hiệu Từ Tại (giỗ ngày 15 tháng 9 Âm Lịch)
·         Bà thứ 3, hiệu Từ Ninh gọi là bà Thọ (giỗ ngày 24 tháng 8 Âm Lịch)
·         Bà thứ 4, hiệu Quý Nương Tiêu Hoa Nương gọi là bà Triệu Hữu (giỗ ngày 4 tháng 2 Âm Lịch)
III.   Ý kiến khảo cứu và kết luận như sau:
  1. Căn cứ vào gia phả họ Cao Trần Giao Tiến.
Thái tổ tự Vô Ý đến Hòe Nha năm 1683. Tổ tên húy là Trần Bong, trước ở xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Mộ táng trước sân nhà thờ giỗ ngày 18 tháng Giêng Âm lịch.
Căn cứ vào gia phả và phả  đồ của họ Trần Nguyên Hãn Hà Tĩnh tổ Trần Chân Tịch sinh năm 1509. Giả thiết 20 năm sau thì  sinh con cả là Trần Công Ngạn. Vậy, tổ Trần Công Ngạn sinh năm 1529.
Căn cứ vào gia phả của họ  Trần Quảng Nam: "Thỉ Tổ Khảo Trần Đại Lang Quý Công Thụy Nguyên Trưởng Phủ Quân Chi Thần Mộ, Thỉ Tổ Tỷ Nguyễn Trinh Thục Nhị Nương Thụy Nhàn Uyển Nhụ Nhân Chi Thần Mộ". Song mộ thỉ tổ gia phả ghi: Tọa Nhâm hướng Bính trung tiền, tại giá bộ làng Cựu, Cổ Tháp thôn, Đồng Sưu xứ cựu Đồng Sưu thổ trạch, nay thôn Cổ Tháp xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Căn cứ di tích và hướng tọa vị  của ngôi song mộ, xác định ông sinh năm Kỷ Sửu  – 1529, mệnh Chấn, hành Tích lịch hỏa, sao phòng, bà Nhị Nương sinh năm Mậu Tuẩt 1538, mệnh Chấn, hành Bình địa mộc, sao Thất.
Tổ theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa năm 1558, ở xứ gò Phù Sa, xã Ái Tử.
Kết luận:
Căn cứ vào gia phả họ Cao Trần Giao Tiến
Căn cứ vào gia phả và phả  đồ của họ Trần Nguyễn Hãn Hà Tĩnh
Căn cứ vào gia phả họ Trần Quảng Nam

Mộ Thải Tổ tự Vô Ý  công trước sân nhà thờ họ Cao Trần Giao Tiến là không phải tổ Trần Công Ngạn.
  1. Ý kiến khảo cứu:
Căn cứ vào gia phả và phả  đồ họ Trần Nguyên Hãn và căn cứ vào gia phả họ Cao Trần Giao Tiến. Ta đã tìm được mối quan hệ huyết thống họ Trần Nguyên Hãn Hà Tĩnh và họ Trần Nguyên Hãn Nga Sơn, Hậu Lộc, Thịnh Mỹ, Lôi Dương, Thanh Hóa.
So sánh trên phả đồ
Gia phả họ Cao Trần Hòe Nha
Gia phả họ Trần Nghệ Tĩnh
Trần Quý Công tự Vô Tâm.
Tổ Trần Pháp Độ
Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện
Tổ Trần Công Sủng
Trần Nhị Lang tự Phúc Tín.
Tổ Trần Đạo Tín
Trần Tam Lang tự Chân Không
Tổ Trần Thiện Tính
Trần Quế Hoa Nương.
Tổ Trần Quế Hoa Nương
 Đề nghị làm sáng tỏ vấn đề này. Tôi xin đề xuất ta sẽ hội thảo gồm có:
    • Họ Trần Nguyên Hãn tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
    • Họ Cao Trần Giao Tiến
    • Họ Trần Hậu Lộc - Nga Sơn - Thọ Xuân (Lôi Dương), Thanh Hóa
    • Họ Trần Quảng Nam
    • Họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
    • Họ Trần Việt Nam
Dự kiến địa điểm hội thảo tại nhà thờ họ Cao Trần Giao Tiến, thời gian từ nay cho đến hết năm 2013. Kinh phí do họ Cao Trần Giao Tiến khu vực phía Nam tài trợ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét