Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

NHÂN THẦN TRẦN HOẰNG NGHỊ HAY THIÊN THẦN HOẰNG NGHỊ ĐẠI VƯƠNG



Lời biên tập viên

Cách đây không lâu trên quê lúa Thái Bình xuất hiện doanh nhân Trần Văn Sen, nhà doanh nghiệp thành đạt tầm cỡ quốc gia. Theo tin chưa chính thức, thưở hàn vi khi đi thăm mộ người thân ông thấy ngôi mộ vô chủ gần đó, ông ra tay làm phúc đắp lên nấm đất cho người quá cố đỡ tủi. Sau đó ông làm ăn khá giả rồi phát đạt nhanh chóng. Ông nghĩ rằng người dưới ngôi mộ thiêng đã phù hộ cho ông. Ông lại tiếp tục xây cất tôn tạo ngôi mộ ngày càng to lớn và hoành tráng. Khi đã có điều kiện về kinh tế, ông Sen đã nhờ các “nhà nghiên cứu” và đi đến nhận định ngôi mộ này chính là ngôi mộ Đại Vương Trần Hoằng Nghị, phụ thân của Thái sư Trần Thủ Độ, một nhân vật có công lớn kiến tạo Triều Trần. Cũng từ đây ông đã lầm được một việc mà khó ai có thể làm được nếu không có nhiều tiền. Ông đã lập dự án xây dựng mới khu di tích gọi là “Nơi phát tích Triều Trần”. Đến nay ông Sen đã tự nhận là hậu duệ đời 41 của Hoằng Nghị Đại Vương. Di tích Triều Trần trên đất Hưng Hà Thái Bình quê hương ông Sen rộng đến 5 hecta. Ông Sen với tư cách Phó trưởng ban liên lạc họ Trần Việt Nam đã đề nghị Sở VHTT&TT tỉnh Thái Bình công nhận di tích Triều Trần tại Thái Bình là di tích cấp tỉnh, làm cơ sở để đề nghị Bộ VHTT&TT công nhận đây là di tích cấp Quốc gia. Ông Trần Văn Sen đã đứng ra tài trợ và tiến hành nhiều thủ tục để tổ chức “Tuần văn hoá lễ hội Đền Trần, Thái Bình” từ 11 đến 18 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội này, Ban tổ chức cũng “Phát Ấn” đầu năm như ở Đền Trần Nam Định. Xin độc giđọc thêm trong trang liên kết.


Đền thờ Hoằng Nghị Đại Vương tại Hưng Hà Thái Bình
Tuy nhiên điều này cần được làm sáng tỏ, nhiều học giả chân chính chưa công nhận Hoằng Nghị Đại Vương là nhân thần hoặc là phụ thân của Thái sư Trần Thủ Độ, trong đó có tác giả ĐặngHùng, người con của quê hương Thái Bình. Trong bài báo đăng trên “Nông nghiệp Việt Nam” tháng 4 năm 2009 ông đã viết ” Việc xác định thân phụ Trần Thủ Độ là ai đã khiến giới nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu là giấy mực. Nhiều người cho rằng thân sinh của ông chính là Hoằng Nghị đại vương, theo tôi các nhà sử học cần nghiên cứu một cách đầy đủ có cơ sở khoa học và cả thực tiễn về vấn đề đó.

Lịch sử triều Trần còn rất nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Lẽ thường, khi con cái làm quan lớn thì cha mẹ được tôn vinh. Ngay sau khi lên làm vua, Thái Tông Trần Cảnh đã phong Trần Thủ Độ làm Quốc Thượng Phụ, giữ việc cai trị thiên hạ, sau lại phong ông làm Thái sư, giữ cả việc đánh dẹp các thế lực cát cứ. Ông còn được vua cho dựng sinh từ (đền thờ lúc còn sống). Với một nhân thần, ngôi vị như vậy là cực phẩm.

Thế mà cho đến nay, không có bất cứ tài liệu nào ghi tên thân phụ, thân mẫu ông. Đã có một cuộc hội thảo do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức về nhân vật Trần Hoằng Nghị, tức Hoằng Nghị đại vương, được nhiều người cho là thân phụ Trần Thủ Độ.

Tại hội thảo này, nhiều người đã cố gắng chứng minh điều đó, nhưng tôi cho rằng những chứng minh của họ còn nhiều khiên cưỡng, gượng gạo, thiếu cơ sở khoa học. Có người thậm chí còn đồng nhất Hoằng Nghị đại vương với một vị thần là Trang Nghị đại vương được thờ ở làng bên cạnh. Nhưng Trang Nghị đại vương là thiên thần chứ đâu phải nhân thần.

Mà thiên thần thì làm sao sinh ra người trần gian được? Tôi tin rằng cùng với thời gian, vấn đề này sẽ được soi sáng. Nhưng dù hiện nay chúng ta chưa biết chắc thân phụ Trần Thủ Độ là ai, thì việc đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc đánh giá, tôn vinh công lao của ông đối với dân tộc, với đất nước”.

Ông Đào Trần Nguyên Cát thay mặt cho Ban liên lạc họ Trần Nguyên Hãn đã trao đổi với nhiều thành viên trong BLL họ Trần Việt Nam v gửi công văn đến Viện khoa học Lịch sử Việt Nam và Sở VHTT&TT tỉnh Thái Bình, đề nghị các Cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu một cách khoa học, sớm đưa ra kết luận chính xác về Hoằng Nghị Đai Vương là Thiên Thần hay Nhân Thần Trần Hoằng Nghị, có phải là phụ thân Thái sư Trần Thủ Độ hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét