Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

KHẢO CỨU CÁC VỊ CÔNG THẦN KHỞI ĐẦU TRIỀU NGUYỄN

Lời biên tập viên:

Nguyễn Hoàng (1523-1613) là con trai của Chúa Nguyễn Kim  làm tướng lập được nhiều chiến công trong trận mạc. Người anh của ông là Nguyễn Uông được phong Lạng Quận Công, còn Nguyễn Hoàng được phong Thái úy Đoan Quận Công. Nhưng vì Trịnh Kiểm sợ họ Nguyễn tranh quyền mới kiếm chuyện giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ mới cho người ra Hải Dương hỏi Trạng Trình, Trạng Trình bảo: "Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân." (Nghĩa là: Một dãy Hoành sơn dung thân muôn đời). Nguyễn Hoàng mới nói với chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ phía Nam. Năm 1558 Trịnh Kiểm tâu vua Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Lúc bấy giờ nhiều dòng họ ở huyện Tống Sơn cùng những quân lính ở Thanh, Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo. Nguyễn  Hoàng vào đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế), thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị.

Các cụ tổ họ Trần nói chung và dòng họ Trần Nguyên Hãn nói riêng đã theo Nguyễn Hoàng đi khai phá phương Nam. Qua các tài liệu sử phả, văn bia đã khảng định tổ Trần Phước Thiện, dòng họ Trần Thanh Châu Duy Xuyên Quảng Nam, hậu duệ của tổ Trần Công Ngạn cũng là một trong số các vị có công phò Chúa Nguyễn Hoàng trong buổi đầu sơ khai dựng nghiệp võ trên đất phương Nam. Ông Trần Phước Bình (hậu duệ dòng họ Trần Thanh Châu Duy Xuyên Quảng Nam) đã dày công tra cứu các tài liệu thư tịch lịch sử nhằm làm sáng tỏ công lao của tổ tiên và cũng để tìm ra nguồn gốc của dòng họ Trần Thanh Châu Duy Xuyên Quảng Nam, một cách có cơ sở khoa học.
Kính mời độc giả quan tâm, download về máy tính để đọc toàn văn bài viết  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét