TÔN TRƯỞNG VÀ TRƯỞNG TÔN. CÀNH PHÁI CHI
Cao Xuân Thiện
Trong sinh hoạt dòng họ ở các vùng quê ta vẫn thường được nghe 2 cụm từ Hán Việt này. Vậy 2 cụm từ này có nghĩa khác nhau như thế nào và có phải là hiện tượng đảo trật tự từ theo ngữ pháp hay không?1. Tôn trưởng
Từ nguyên gốc Hán 尊長 có nghĩa là người được tôn quý,
trong đó:
Tôn 尊 có nghĩa là: tôn trọng, kính trọng, tôn
kính.
Trưởng 長 có nghĩa là: to lớn, đứng đầu. 長 còn có âm là trường (tràng), nghĩa là dài.
2. Trưởng tôn
Từ nguyên gốc Hán 長孫 nghĩa là người cháu đầu (con đầu của
con trai trưởng mà dân ta còn gọi là cháu đích tôn 嫡孫, có trường hợp gọi là đích tử 嫡孫 (con trai đầu của vợ cả).
Ở đây từ tôn 孫 có nghĩa là người cháu (con của người con), chỉ họ hàng ngang bậc cháu…
Như vậy: về nghĩa
đen thì Tôn trưởng có thể cũng là Trưởng tôn. Nhưng Trưởng tôn chưa chắc đã là Tôn
trưởng. Mặt khác trong họ hàng, người được tôn kính có thể có nhiều không nhất thiết
chỉ có một người, nhưng người được tôn quý
nhất Tôn trưởng thì chỉ là một người mà thôi.
Cụ Tôn trưởng của dòng họ còn gọi là Cụ nóc họ (cao hàng
nhất họ).
Còn Trưởng tôn
(cháu trưởng), theo các cành, phái, nhánh, gia đình thì cũng nhiều.
3. CÀNH (họ Cành)
Tổ tiên ta quan
niệm:
“Người ta có Tổ
có Tông
Như cây có cội
như sông có nguồn”.
Như vậy dòng họ
từ đời cụ Thủy tổ đến các thế hệ hậu duệ sau này được ví như một cây thân mộc có
chung môt gốc (cội) sau đó sinh ra các cành nhánh mà từ Hán Việt gọi là Chi 枝 (bộ mộc, nghĩa là cành cây).
Cũng ví dòng họ có cùng nguồn gốc như chung một đầu nguồn, của một dòng sông. Từ ông bà Thủy tổ sinh ra các con,
được phân nhánh như những dòng sông nhỏ, mỗi nhánh dòng sông nhỏ, từ Hán Việt gọi
là Phái 派 (bộ thủy, nghĩa là nhánh sông, phe phái,
ngành nhánh).
Trong nhiều công
trình tâm linh các dòng họ xuất hiện đôi câu đối:
MỘC XUẤT THIÊN
CHO DO HỮU BẢN
THỦY LƯU VẠN
PHÁI TỐ TÒNG NGUYÊN.
Nghĩa là:
Cây mọc nghìn
cành do có gốc
Nước chia vạn
nhánh bởi cùng nguồn.
Vấn đề ở đây quy
ước trong một dòng họ thì phân chia thứ bậc từ cao xuống thấp ra sao?
Thông thường các
dòng họ ở vùng đất Nam Định thì phân chia Dòng họ → Cành→ Phái→ Chi → …. Thực ra
cách phân cấp này chỉ là tương đối. Bởi Cành (cũng là Chi theo nghĩa Hán) về không
gian chưa hẳn đã lớn hơn Phái (nhánh con sông theo nghĩa tiếng Việt). Nhưng về ý
nghĩa theo số lượng nhân đinh các đời đầu thì số lượng ít càng về sau nhân đinh
sẽ càng đông hơn. Hoặc số cành (chi) gần gốc thì ít hơn nhưng khi cây càng phát
triển số cành trên thân cao lại càng sum suê và nhiều cành nhánh hơn.
Sau này con cháu phân chia theo số hóa. Chi 1, 2, 3… và
trong mỗi Chi lại phân nhánh tiếp ví dụ như Chi 11, Chi 23, Chi 35…..
Khi dòng họ càng lớn việc duy trì sinh hoạt bắt đầu có
dấu hiệu cần có sự quan tâm khoa học. Việc phân vai, phân công trách nhiệm đến
từng tập thể cá nhân thật chi tiết. Việc phân định hàng đời cũng cần thiết
nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tôn trọng và tự trọng xứng danh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét