Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG BẢO TÀNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

 Lời Biên tập viên

Ông Cao Quốc Sủng, đời thứ 12, phái Ất cành Cả. Từ năm 2010 đến nay ông là Tổng biên tập Gia phả họ Cao Trần, đã hiệu đính, biên tập và chịu trách nhiệm xuất bản bộ Gia phả 10 đời của họ Cao Trần, cũng như soạn nội dung Phú ý, Văn khấn gửi về biếu họ Cả.

Nay ông có kế hoạch đề xuất với Ban lễ tiết về ý tưởng xây dưnh Bảo tàng họ Cao Trần, trên cơ sở Nhà lưu niệm của dòng họ đã có từ trước đây. Kính mong Ban lễ tiết nghiên cứu và phản hồi, đồng thời tác giả cũng mong nhận được ý kiến đóng góp để ý tưởng có thể thực hiện, giúp con cháu có một góc nhìn thấu đáo về lịch sử dòng họ và dòng dõi tổ tiên. Thay lời tác giả, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Các cụ hàng trên, Ban lễ tiết cũng như toàn thể thành viên nhân đinh trong dòng họ. Sau đây là bài viết đề xuất của ông Cao Quốc Sủng.

 DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG BẢO TÀNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

1- CHỌN TÊN BẢO TÀNG

Có 2 phương án:

1.1 – BẢO TÀNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

1.2 – NHÀ LƯU NIỆM HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

Việc lựa chọn phương án nào là do họ thảo luận và quyết định.

2- CHỌN ĐỊA ĐIỂM LÀM BẢO TÀNG

Là nhà Lưu niệm hiện tại trong khuôn viên Nhà thờ.

3 – BỐ TRÍ KHÔNG GIAN BẢO TÀNG.

Không gian Bảo tàng được chia làm 5 khu.

3.1 – Khu thứ Nhất: Gian chính giữa.

Gian này được để 2 khung bảng trang trí đẹp viết về tiểu sử Thái tổ và Thái tôn. Phía dưới là bàn thờ, đặt 2 ngai như nhau: bên trái là ngai Thái tổ bên trong đặt bài vị kiểu trên hình tròn, dưới hình chữ nhật, bài vị này phải cân đối với tượng của Thái tôn; bên phải đặt trong ngai là tượng Thái tôn được đưa từ chùa Chính về, vì đây là báu vật của dòng họ nên để con cháu đươc chiêm ngưỡng; bên cạnh (ở ngoài ngai) là bức ảnh tượng Thái tôn mới, được thờ ở 2 chùa. Bàn thờ còn có bát hương, lư hương, 2 lọ hoa, 2 cây đèn bằng đồng v.v.

3.2 - Khu thứ Hai: Phía hồi nhà bên trái.

Gian này trình bày về Lăng mộ. Phía trên là khung bảng viết về Lăng mộ họ Cao Trần, Giao Tiến, nội dung trình bày về mộ Thái tổ và Lăng họ ở nghĩa trang Bách Linh. Phía dưới là 4 khung ảnh: 2 ảnh mộ Thái tổ (cũ và mới có cả lâu), 2 ảnh Lăng họ ở nghĩa trang Bách Linh (cũ và mới). Phía dưới có 1 bàn thờ nhỏ đặt 1 bát hương, 1 bình hoa, 1 đèn bằng đồng vì đây là khu tâm linh.

3.3 – Khu thứ Ba: Phía tường gian bên trái.

Gian này trình bày về Nhà thờ họ Cao Trần, Giao Tiến. Phía trên là khung bảng viết về Nhà thờ, nội dung trình bày về quá trình xây dựng, sửa chữa, trùng tu, nâng cấp. Phía dưới là 3 khung ảnh: nhà thờ cũ, nhà lưu niệm hiện nay, nhà thờ mới, nếu có ảnh cổng cũ thì để 2 bên ảnh nhà thờ là ảnh cổng cũ và cổng mới. Phía dưới có 1 bàn thờ nhỏ đặt 1 bát hương, 1bình hoa, 1 đèn bằng đồng vì đây là khu tâm linh.

3.4 – Khu thứ Tư: Phía tường gian bên Phải.

Gian này trình bày về Gia phả. Phía trên là khung bảng viết về Lời tựa cuốn Gia phả họ Cao Trần Giao Tiến. Phía dưới là khung bảng về Phả đồ (6 đời) nội dung như Gia phả bản in năm 2020, phần trình bày trang trí theo yêu cầu của họ và thuê thợ làm (nếu không đủ về không gian có thể để 2 khung bảng này cùng hàng). Phía dưới là tủ kính trưng bày các cuốn Gia phả: bản chữ Hán (bản gốc, bản sao), bản năm 1997, bản năm 2020 (bản lưu ở họ, bản lưu hành trong nội bộ họ), bản Gia phả dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh năm 2001.

Phú ý: bản in năm 2009, bản in năm 2020 (bìa cứng và bìa thường). Gia phả Ất phái của ông Cao Văn Lợi năm 1983. Các bản dịch từ chữ Hán ra chữ Việt: bản của ông Cao Ngọc Cảnh, ông Cao Bá Lô (2 ông đời 11, Ất phái) thập niên 60 thế kỷ XX, bản dịch của Cao Xuân Thiện (đời13, Ất phái) năm 2020. Các Tài liệu có liên quan đến Gia phả khi biên soạn: Hoè Nha lục, Địa bạ xã Hoành Nha và một số Tài liệu khác. Trên mặt tủ đặt 1 bảng giới thiệu về Gia phả họ. Kích thước khung và chữ viết hợp lý để không ảnh hưởng tới phả đồ phía sau.

3.5 – Khu thứ Năm: Phía hồi nhà bên Phải.

Gian này trình bày về Nguồn gốc họ Cao Trần, Giao Tiến. Phía trên là khung bảng Nguồn gốc họ Cao Trần Giao Tiến, nội dung trình bày: nguồn gốc họ Cao Trần Giao Tiến và quá trình tìm về gốc Tổ. Phía dưới có thể bố trí 3 khung ảnh: 2 khung để lưu giữ các bức ảnh lưu niệm, 1 khung để các bức ảnh về hoạt động của họ trong năm.

4 - Ý NGHĨA CỦA BẢO TÀNG

3.1 – Là nơi lưu giữ các hiện vật của dòng họ.

3.2 – Giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu của dòng họ.

3.3 – Tạo điều kiện thuận lợi cho các thế hệ con cháu tìm hiểu về lịch sử dòng họ.

5 – BỔ SUNG THÊM

Ngoài sân trước gian giữa nên đặt 1 lư hương bằng đá và 2 bên là đôi đèn đá có lắp đèn điện.

Vật liệu làm 4 khung ảnh và khung Phả đồ có thể dùng nhựa mạ màu, hiện nay trên thị trường có nhiều loại mẫu mã hoa văn đep, giá rẻ.

Bảng chữ: hoa văn nền, hoa văn trang trí xung quanh thợ thi công sẽ tư vấn để họ lựa chọn

Hai khung của Thái tổ, Thái tôn có 3 phương án:

a– Làm như 5 khung trên bằng nhựa.

b – Khung bằng gỗ trang trí hoa văn, bảng bằng đồng vàng, chữ màu đỏ.

c – Khung nhựa, bảng bằng đồng vàng chữ màu đỏ.

Phần thuyết minh trên các khung bảng tội chịu trách nhiệm biên soạn, bản dự thảo sẽ được gửi về để họ tham khảo và cho ý kiến sau đó tôi sẽ hoàn thiện để chuyển cho thợ làm.

Nếu có điều kiện làm 3 đôi câu đối ở gian: 3.1,3.2, 3.3 (hoặc chỉ làm ở gian giữa). Gian chính giữa họ lựa chọn cách trang trí sao cho đẹp, nếu chưa có điều kiện có thể bố trí làm dần tường từng chi tiết.

Hiện vật trưng bày trong tủ kính lấy từ kho lưu trữ của họ, tôi sẽ cung cấp thêm, còn thiếu sẽ tìm bổ sung. Tủ kính khung màu đồng, kính dầy 8 – 10 ly

Tôi xin gửi ý tưởng về Bảo tàng (Nhà lưu niệm) kèm theo Bản: “ DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG BẢO TÀNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN”, để BLT và các cụ các ông và mọi người trong họ xem xét nghiên cứu cho ý kiến. Theo cá nhân tôi thấy việc đầu tư rất thấp, không phải làm nhà vì đã có sẵn Nhà lưu niệm cũ, phần nội thất bên trong cũng không tốn kém, thời gian thi công nhanh. Hiệu quả thu được lại rất lớn nhất là việc giáo dục truyền thống và kết nối con cháu trong dòng họ.

Cao Quốc Sủng - Tháng 11 năm 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét