Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

THAM KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRẦN PHƯỚC BÌNH

Lời biên tập viên:
Ông Trần Phước Bình là tác giả đã đầu tư nhiều thời gian và kiến thức vào việc nghiên cứu lịch sử, gia phả dòng họ Trần Phước, Thanh Châu Duy Xuyên Quảng Nam. Dòng Trần Phước cũng là hậu duệ dòng Trần Nguyên Hãn. Thông qua việc kết nối ông Trần Phước Bình đã tự sưu tầm, tra cứu nhiều nguồn tài liệu Hán Nôm, gia phả nhiều dòng họ trong đó có Gia phả họ Cao Trần. Nhiều lần trước đây chúng tôi đã đăng bài khảo cứu của ông Trần Phước Bình, như những tài liệu quý cho nhiều thành viên đang nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ nguồn gốc, quá khứ của Thái Tổ Vô Ý của dòng họ Cao Trần. Dịp này ông Trần Phước Bình tiếp tục viết bài khảo cứu, tôi xin phép tác giả đăng tải để các độc giả và đặc biệt dòng họ Cao Trần quan tâm tìm hiểu thêm tư liệu của dòng họ Trần làng Thái Xá.
Biên tập viên Blog Họ Cao Trần, trân trọng cảm ơn tấm lòng và nghĩa cử tốt đẹp của ông Trần Phước Bình, kính chúc ông và gia đình nhiều sức khỏe và niềm vui.

HỌ CAO TRẦN XÃ GIAO TIẾN.
LIẾN ĐỐI TỪ ĐƯỜNG VÀ LỜI TỰA GIA PHẢ (1).

Họ Cao Trần làng Nha Chử thuộc tổng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Liễn đối Từ đường viết:
起家敘迹愛州來  
傳世當初陳裔出
Khởi gia tự tích Ái châu lai,
Truyền thế đương sơ Trần duệ xuất.
Tạm dịch nghĩa:
Nhà khởi lên nơi dấu vết đầu mối trở lại Thanh Hóa,
Truyền thế chưa lâu con cháu họ Trần xuất ra ngoài.
Hán tự “tự tích”, có nghĩa dấu vết đầu mối. Vậy, vế 1: Nhà khởi lên nơi đầu mối dấu vết trở lại Thanh Hóa. Chính là sự tích Lê trung hưng đánh dẹp Bắc triều họ Mạc, khởi đầu từ việc tôn lập vua Trang Tông ở sách Sầm Hạ nước Lào, sau đó quan quân đưa vua về nước đóng hành cung tại sách Vạn Lại thuộc trấn Thanh Hoa vào năm 1541, tức Nam triều nhà Lê. Vế 2: Truyền thế chưa lâu con cháu họ Trần xuất ra ngoài. Ý nói sự kiện năm Hồng Phúc (1572-1573) đời vua Anh Tông nơi hành cung Vạn Lại xảy ra chính biến, Tả tướng Trịnh Tùng thắng thế cho người ép vua Anh Tông phải tự chết. Khiến một số quan lại triều Lê vì liên quan chính biến hoặc vì bị hàm oan mà phải xuất ra ngoài. Một số đi vào miền Thuận - Quảng giúp Đoan quốc công Nguyễn Hoàng. Theo đó, thì ngài Tướng công họ Trần cùng với một người con trai xuất đi đến vùng đất địa đầu của họ Mạc tại tổng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, trấn Sơn Nam Hạ, lập tân ấp Nha Chử, cải làm họ Cao Cái và trở thành vị Thỉ tổ tộc Cao Trần là vậy. Sự kiện năm Hồng Phúc tức năm thứ 33 sau ngày trở lại Thanh Hóa. Tương ứng “Truyền thế đương sơ” tức đang ở buổi đầu thì phải xuất ra ngoài, và phải trải qua hơn 20 năm nữa cuộc trung hưng nhà Lê mới lấy lại được kinh thành Thăng Long từ họ Mạc vào năm 1593, dời hành cung từ Thanh Hóa về lại cố đô.
Họ Cao Trần còn lưu giữ tập gia phả cổ chữ Hán, mở đầu là lời tựa viết:
 “Thiên tích tính dĩ lập tông bản hệ sở tự xuất nhi khởi gia xưng tỵ tổ (thỉ tổ) kế tự, đương tư bất vong. Ngã Cao tộc phát tích tự Trần gia triệu cơ nhân vu Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường. Ngưỡng thâm khải hựu chi nhân cánh thiết tác cầu chi niệm viên thị tập vi phổ lục vĩnh thị tông khiêu thứ hồ tự sự khổng minh nhi thế thứ khả kỷ giả dã.
Trần Quý Công tự Vô Tâm.
Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện.
Trần Nhị Lang tự Phúc Tín.
Trần Tam Lang tự Chân Không.
Trần Quế Hoa Nương.
Dĩ thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán. Vô Ý công thiên vu tư địa tập biên gia phổ tương Trần tính duệ hiệu thư vu thế phổ chi thượng sử tử tôn tri thế hệ chi sở tự xuất dã.
          Văn từ xác nhận lời tựa được viết vào năm Thỉ tổ Vô Ý công còn tại thế nơi ấp Nha Chử. Người hối thúc con trai là Công Bật biên tập gia phổ, do chữ nhân (Người) trong câu: “Ngưỡng thâm khải hựu chi nhân cánh thiết tác cầu chi niệm viên thị tập vi phổ lục vĩnh thị tông khiêu thứ hồ tự sự khổng minh nhi thế thứ khả kỷ giả dã...”. Có nghĩa, Ngưỡng mộ sâu kín, Người giãi bày, bảo ban lại thêm cần kíp phải tìm tòi, nghĩ nhớ nhiều, bèn hợp lại làm phổ lục lâu dài, mách bảo ông tổ ông tông, đền thờ tổ tiên, nhiều sự cúng tế ôi rất sáng mà thế thứ giường mối cũng khá vậy.
Cao tộc ta phát tích từ họ Trần gây dựng mới nền móng cúng tế tinh thành (Triệu cơ nhân). Vô Ý công đi Nha Chử trước làm, sau thuật lại, con nối nghiệp cha, dựng nhà. Tiếp đến liệt kê danh tính họ Trần thượng chư chân linh 5 vị, phần mộ nguyên tại cựu quán, và khẳng định Vô Ý Công dời đi đất ấy (Nha Chử) gom góp biên gia phổ mang họ Trần gốc hiệu thư ...
Họ Trần nơi cựu quán, lời tựa hé mở: “Thiên tích tính dĩ lập tông bản hệ sở tự xuất nhi khởi gia xưng tỵ tổ (thỉ tổ) kế tự, đương tư bất vong. Ngã Cao tộc phát tích tự Trần gia triệu cơ nhân vu Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường”. Có nghĩa, họ trời ban, lên ngôi tông, tức Trần Thái Tông hiệu Kiến Trung hoàng đế đầu triều nhà Trần (bấy giờ không lập ngôi Thái tổ), hệ phái gốc sở thuộc. Sự tích họ Trần trời cho làm vua, được ghi nơi gia phả Thái Xá: “... Thỉ tổ Kinh lai cư Hải Dương, Đông Triều thế nghiệp ngư gia Yên Sinh, tầm thiên Nam Sơn tỉnh, Thiên Trường huyện, Tức Mặc hương. Nhân cứu đắc Phong thủy sư nạn, tương hồi phục dược, hậu sự cảm kỳ ân hứa dĩ đế vương cát cục: “Tiền triều tam kỳ giáng, hậu chẫm phục tượng sơn, lâu đài tinh kiếm la liệt tả hữu, thổ lý phúc tàng đái kim, tọa Càn hướng Tốn, hựu khóa vân: Đế vương đại địa nãi xuất bình dương phấn đại đương cố chiếu, liên hoa đối diện sinh tất dĩ nhan sắc đắc thiên hạ”. Chí Trần Lý hữu nữ tư sắc, Huệ Tông nạp vi hậu, thụ Lý Minh Tự, trưởng tử Tự Khánh vi Ảnh Thành hầu. thứ tử Trần Thừa sinh Bồ tức Trần Cảnh vi Long chuẩn Long nhan, thúc Thủ Độ Điện tiền đô Chỉ huy sứ. Trần Cảnh đắc sung Kỳ hầu nhập thị, Chiêu Hoàng duyệt chi, toại thiền vị Kiến Trung, thị vị Thái Tông tại vị tam thập niên, kế thập nhị thế đế. Hồ Quý Ly sở soán, Giản Định đế Trùng Quang đế thất niên, ngoại nhất bách bát thập dư niên.”. Tự đó sinh ra mà khởi gia xưng Thỉ tổ kế tự: Thỉ tổ đầu mối nối theo.
Họ Trần xã Thái Xá thờ Pháp Độ công dòng dõi hoàng gia liễn đối viết:
山清壹脈源流远
關蔡千秋世緒長
Sơn Thanh nhất mạch nguyên lưu viễn
Quan Thái thiên thu thế tự trường.
Tạm dịch:   Sơn Nam trấn - Thanh Hóa trấn nhất mạch dòng nguồn không dứt,
                   Quan Trung tổng - Thái Xá xã ngàn năm nối đời dài mãi.
(Quan Thái còn có nghĩa bóng là cửa lớn xã Thái Xá – đầu mối Pháp Độ công)
Pháp Độ công, lời tựa gia phả Thái Xá ghi: “Ngã biệt tổ Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái bất cụ đối bất tường sở xuất. Ư Lê Thánh Tông Hồng Đức cáo vọng bản kiến bộ tự trầm tử tặng Thái úy. Niên gian di cư Thanh Hóa ...” hay: “Ngã biệt tổ Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái, thời cụ họa bất cảm tường sở xuất. Lê Thánh Tôn niên gian cáo vãng bản kiến phụ tự trầm nhi tử đắc tặng Thái úy. Niên gian di cư Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn huyện, tái thiên Thái Xá xã, trú trì Phì Cam tự tức Liên Hoa tự ...”
Thái Xá còn có lời tựa của dòng Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy - chi Thái Hậu (gọi tắt là Vĩnh Tuy), viết: Vi nhân tử giả niệm tổ xưng chi cơ căn giám vân: nhưng chi hộ phiến quang vu tiền thùy, vu hậu như nhật tinh chi kinh thiên, như giang hà chi bố địa ức vạn tư niên. Vật thế dẫn chi: “Ngã tộc Đông châu thác thỉ Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy triệu cơ lịch thế, tương truyền tử tôn phồn diễn văn khoa võ sắc đại hữu đẳng nhân, nhất mạch triệu bồi khánh lưu miêu duệ thịnh hỹ tai”. Có nghĩa: Làm người con ấy, phải nghĩ nhớ vị Tổ xưng chi căn cơ soi sáng, rằng chiếu theo “hộ phiến quang - cánh cửa nhà sáng mà biết ở trước là những ai? ở sau là hậu duệ đông đúc. Cánh cửa nhà sáng đó chính là cánh cửa Từ đường Pháp Độ công, bởi Hán tự Quan Thái: cửa lớn xã Thái Xá.
          Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy nay là xóm Vĩnh Tuy ở liền kề hoặc trực thuộc xã Thái Xá, nên xưa nay gốc tổ Trần Pháp Độ vẫn được lưu giữ. “Ngã tộc Đông châu thác thỉ Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy triệu cơ lịch thế ...” hay “Ngã Cao tộc phát tích tự Trần gia triệu cơ nhân”; “Tổ xưng căn cơ giám – vu tiền, vu hậu” hay “Xưng Thỉ tổ kế tự”, là những điểm tương đồng của lời tựa Vĩnh Tuy và lời tựa Nha Chử. Điều này chứng tỏ hai dòng này cùng một tổ nhưng không tiện nói rõ do gặp nghịch cảnh.
Khởi gia tự tích Ái châu lai,
Truyền thế đương sơ Trần duệ xuất.
Là câu đối gốc của họ Cao Trần, không những cho biết sự kiện họ Trần làm nên cuộc “triệu cơ – khởi gia”, mà còn có cả nghịch cảnh khiến Tướng công Vô Ý công với một con trai “Nhất phụ, nhất tử” nơi bến đò Mía, xã Thịnh Mỹ xuất đi Nha Chử. Sự kiện Nhất phụ nhất tử còn được chép ở phần thế phổ: Thái tổ tỷ Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, con trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận Công mất sớm vô hậu, Tam (con trai thứ 3) viết Quý Lang tự Hiếu Lương mất sớm vô hậu, phần mộ đều táng tại cựu quán. Đồng thời cho biếtThử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu”, tức bấy giờ anh em trai, con cháu trai còn rất ít. Chứng tỏ, chính biến xảy ra anh em con cháu có người bị hại, có người đi nơi khác không thể biết được. Lời tựa còn viết “vu Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường”, cho biết Vô Ý công họ Trần đi Nha Chử trước làm, sau thuật lại, con là Công Bật nối nghiệp cha, dựng nhà. Rất phù hợp với vế đối 2: Họ Trần tự tích ấy truyền thế chưa lâu con cháu phải xuất ra ngoài. Vậy, vế đối 1, nói về người cha làm nên dấu vết khởi gia – triệu cơ nơi đất Thanh Hóa, là vị tổ đầu mối nối Cao Trần với dòng họ nơi nguyên cựu quán.
          Trần Quý Công tự Vô Tâm đứng đầu hàng thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán, chính là tổ “Khởi gia – Triệu cơ” làm nên tự tích nơi đất Thanh Hóa và Trần Công Ngạn làng Thọ An nơi gia phả Thái Xá, ghi ngắn gọn, lập lững (làng Thọ An sau cải Trung Chính, nay xóm Trung Chính, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu), hai vị tổ ấy là một.  Vô Tâm công sinh hạ 3 nam: Trần nhất lang tự Phúc Thiện xuất đi Thuận - Quảng giúp Đoan quốc công Nguyên Hoàng làm nên “Đông châu thác thỉ” chép nơi lời tựa Vĩnh Tuy. Phúc Thiện công để lại nơi cựu quán hai con trai là Phúc An và Phúc Tường bị nhà Lê buộc cư trú nơi ấp riêng để quản thúc gọi “Vĩnh ấp” về sau yên ổn “hiệu viết Vĩnh Tuy”; Trần nhị lang tự Phúc Tín chính là Tướng công Vô Ý công húy ông Bông ()tự Cao Cái – tự Công Thỉ dã (bà Vô Ý hiệu Từ Tín). Vô Ý công là con thứ, lời tựa đoạn nói về nơi mộ táng viết “mộ tại Đồng Trưng nhị độ, thứ nhị công húy là ông Bông”; Trần tam lang tự Chân Không, nay chưa rõ, hoặc ngài và các con bị hại tại Thịnh Mỹ, không còn hậu duệ nên có tên tự Chân Không. Nhất nữ Trần Quế Hoa Nương gia phả Thái Xá ghi cả dòng trưởng thờ Tổ cô.
          Thế phổ đời thứ nhất viết: “Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo Cao Quý Công tự Vô Ý, chánh ngoạt thập bát nhật kỵ, mộ tại Đồng Trưng nhị độ, thứ nhị công húy là ông Bông. Nguyên tiền tại Thanh Hóa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là bến đò Mía (Độ Miá). Thỉ thiên vu tư cải tính Cao Cái tự Công Thỉ dã
Ở đoạn khác còn cho biết thêm: Vô Ý công tướng công từ nơi ở nguyên tiền xã Thịnh Mỹ đi Nha Chử với một người con thứ là Công Bật 公弼 tập tước Dự Nghĩa công thụy viết Phúc Hậu, hậu cải Công Bật 功弼, lại còn có tập tước Bình Luận công của con trưởng tự Chân Tính mất sớm vô hậu mộ tại cựu quán. Điều này rất rõ Vô Ý công là vị tướng công và người cha Trần Quý Công quan trọng thần nơi triều Lê trung hưng. Tập tước Dự Nghĩa công Công Bật được vua Lê ban cùng với Bình Luận công của người anh. Do đó, có thể nói cha con Vô Ý công từ hành cung vua Lê tại Thanh Hóa, xuất đi Nha Chử (Nam Định) vùng đất địa đầu của họ Mạc nhưng không làm quan cho nhà Mạc.
Do gặp nạn chính biến nơi hành cung vua Lê nên cha con Vô Ý công phải xuất đi ra ngoài. Bỏ lại từ đường, mồ mả tổ tiên, mồ mả những người thân yêu nhất là ông bà phụ mẫu Trần Quý Công, vợ Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, con trưởng Chân Tính, con út là Hiếu Lương ... nơi cựu quán, đến nhà cửa gia sản nơi ở nguyên tiền xã Thịnh Mỹ.
Lời tựa Nha Chử viết: “Khởi gia xưng Thỉ tổ kế tự”, sự kiện khởi gia đã rõ tại vế đối 1. Nhưng “xưng thỉ tổ kế tự- 稱鼻祖继緒” hàm ý gì ? Một số lời tựa dòng Pháp Độ công xã Thái Xá cho biết: Pháp Độ công quan Thiết chế Lễ triều Lê, do công lao của người cha là Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn không được triều đình ban ân thỏa đáng. Pháp Độ công bèn từ quan, đưa vợ con vào Thanh Hóa, sau phân cư bà và 2 con trai lớn lưu lại đất ấy, Ngài và con trai thứ 3 là Thiện Tính (Chân Thường) đi tiếp vào Nghệ An, trú trì chùa Phì Cam (Liên Hoa Tự), xã Thái Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu. Thiện Tính công sinh hạ tam nam, phân cư tại 3 nơi nay thuộc 3 huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Mộ Pháp Độ công là ẩn mộ và là biệt tổ .... là dấu tích Tiên tổ mấy đời ẩn tu nơi đất Thanh - Nghệ. Đến đây, Trần Công Ngạn cháu 4 đời của Pháp Độ công, ứng nghĩa phò giúp Lê Trang Tông phục quốc, có công lao đặc biệt, lại có sự tâu bày về Pháp Độ công từ quan ở ẩn và công lao của Tả tướng Trần Nguyên Hãn, được vua Lê ban ân điển. Hơn 100 mẫu điền viên tại hai xã Đông Tháp và Nhị Trai đều do dòng Vĩnh Tuy cai quản là minh chứng. Có lẽ sau khi nhận ân điển của nhà vua, dòng họ đã lập đàn cúng tế, xưng tổ, xưng tán công đức Pháp Độ công, Tả tướng quốc Nguyên Hãn. Pháp Độ công là Thỉ tổ của dòng Trần Nguyên Hãn nơi miền đất Thanh - Nghệ, cũng là vị tổ đầu mối không thể nhầm lẫn, bởi ngài là con của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn thuộc phả hệ hoàng tộc nhà Trần. Vô Ý công nói “... phát tích tự Trần gia triệu cơ nhân ” hayKhởi gia xưng thỉ tổ kế tự” là vậy; tương ứng “Tổ xưng căn cơ giám – vu tiền, vu hậu nơi lời tựa Vĩnh Tuy.
Cuộc chính biến năm Hồng Phúc (1572-1573), chính sử triều Lê có ghi chép. Mặt khác, với hai tên chữ Vô Ý công, Vô Tâm công là cách nói cha con ngài không chủ tâm, không chủ ý trong cuộc chính biến ấy. Điều này, được  nhà sử học Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1621-1681) sau này cải chính, nguyên nhân dẫn đến chính biến là do vua Anh Tông và Lê Cập Đệ bàn mưu trước đó.
          Việc cải đổi tên đệm, gia phả Nha Chử đời thứ 2 tự Công Bật 公弼 hậu cải Công Bật 功弼; đời thứ 3 có 4 cháu nội trai thì 3 ông cải tên đệm là công  và 1 là con trưởng mất sớm không thấy chép việc này. Vô Ý công đến Nha Chử chỉ có “nhất phụ nhất tử”, tức người con là Công Bật 公弼 lập gia thất sau thời gian đến tân ấp Nha Chử. Việc cải tên đệm “công - tước công” làm “công - công lao” diễn ra ở đời thứ 3, tức sau sự kiện cải họ khá lâu. Hay chăng việc thay đổi chữ công tên đệm nơi gia phả Nha Chử là ký hiệu để hậu thế nhìn nhận đầu mối dòng tộc nơi cựu quán, nếu gia phả Thái Xá ghi Trần Công Ngạn 陳功岸. Hoặc xác nhận ngài Đình Ngạn nơi chính sử triều Lê, chính là Trần Công Ngạn nơi gia phả Thái Xá, chỉ khác nhau tên đệm và không ghi họ ?  
 Xã Thái Xá là nguyên cựu quán của tộc Cao Trần Nha Chử, bởi nơi đó có từ đường và mộ của Pháp Độ công. Còn thực tế nhiều đời phân cư tại nhiều nơi và do nghịch cảnh nên Nha Chử và cả Vĩnh Tuy không thể viết rõ bản quán và đường đi của dòng họ. Nhưng với “xưng Thỉ tổ kế tự” và “ dấu vết đầu mối” và các đặc điểm dòng dõi đã xác nhận Nha Chử thuộc dòng: Thái Xá xã – dời cư Đông Tháp xã – Trần Công Ngạn làng Thọ An – Thịnh Mỹ (Thanh Hóa) – Nha Chử.
Dĩ thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán, mộ bà Từ Tín, mộ tập tước Bình Luận công, và của Hiếu Lương gia phả đều ghi tại cựu quán. Luận theo đặc điểm ẩn cư, phân cư của dòng họ thì những phần mộ đó rất có thể tại làng Thọ An, bởi gia phả Thái Xá ghi: Trần Công Ngạn làng Thọ An (làng Thọ An sau cải Trung Chính, nay xóm Trung Chính, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu).
Lời tựa Cao Trần viết: Ngưỡng thâm khải hựu chi Nhân cánh thiết tác cầu chi niệm viên thị tập vi phổ lục vĩnh thị tông khiêu thứ hồ tự sự khổng minh nhi thế thứ khả kỷ giả dã...”, là sự khẳng định tổ tiên, dòng dõi họ Trần nơi cựu quán là rất sáng, và thế thứ giường mối (chi cành) cũng khá lắm.
Công Bật với 3 người vợ, bà chánh hiệu Từ Nhân sinh 3 nữ (không ghi danh tính bà và 3 nữ, có lẽ sau đó bà mất); bà kế (thứ 2) sinh 2 nam và 1 nữ, trưởng nam mất sớm (không ghi hiệu, danh tính bà); bà thứ 3 Nguyễn Thị Hành hiệu Từ Duyên () sinh 2 nam 1 nữ. Cho biết ông bà Công Bật có con trai khá muộn, nên số đời ít hơn các dòng anh em.
*Những hạn chế: Bản gia phả Nha Chử còn lưu giữ đến nay là bản chép lại ít nhất một lần vào sau năm 1831, bởi gia phả viết Thanh Hóa tỉnh. Bản chép lại (tục biên) từ bản gốc thường đã sờn nát, chữ mờ hoặc mất chữ, nên bản chép  có một số hạn chế. Đối với tập gia phả Nha Chử cũng vậy, có một vài nghi vấn là: Tại trang 4 chép về Nhị thế tổ Công Bật lại có câu: “nãi Vô Ý công chi thứ tử dã”. Câu này xác định lần nữa Vô Ý công là con thứ vậy. Nhưng lại có chữ đứng đầu là “nãi: bèn”, là tiếng nói nối câu, tức thiếu câu liền trước nói điều gì đó về Vô Ý công có liên quan đến người con là Công Bật ? Cũng viết về Công Bật: “ Ư Lê triều Dụ Tông Vĩnh Thịnh cửu niên (1713) Quý Tỵ phỏng chánh thôn Phật hậu, chí Vĩnh Thịnh thập tứ niên (1718) Mậu Tuất phỏng bổn thôn hậu Phật”. Đại ý nói ngài Công Bật được thờ tại chùa, nhưng đầu câu là Hán tự phỏng : bắt chước, thì thiếu câu liền trước và chỉ phù hợp với việc con cháu bắt chước người, mua hậu Phật cho ông bà Công Bật, bởi năm 1713 – 1718, đã thuộc về thế hệ cháu nội của ông bà. Lòng văn ghi: “Thỉ thiên, ... tự Công Thỉ dã”: đều xưng Ông Thỉ tổ vậy, nhưng bản tục biên mở đầu chép: Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo, Thái tổ tỉ. Hoặc như Nhị thế tổ Công Bật là con trai thứ hai và duy nhất còn lại sau khi đến Nha Chử, nhưng phổ chép Giáp phái ?

                                                                                   Thanh Châu, tháng 7/2017

Gửi chú K!
Gần đây có dịp xem lại các cứ liệu của tộc Cao Trần ta, về nhận thức có những thay đổi, bèn viết thành văn bản (bản 1). Sau khi soạn xong, được bác Trần Đình Quang (dòng Thanh Châu) xem lại. Bác Quang mới phát hiện hai vế đối của Nha Chử có dấu hiệu đặt sai vị trí. Bởi theo luật bằng trắc của thơ Đường, thì vần trắc của chữ cuối (xuất) là vế 1; vần bằng của chữ cuối (lai) là vế 2. Tôi thấy có lý nên thử thay đổi vế đối theo luật Đường:
傳世當初陳裔出
起家敘迹愛州來  
Truyền thế đương sơ Trần duệ xuất,
Khởi gia tự tích Ái châu lai.
Tạm dịch nghĩa:
Dòng dõi họ Trần nơi cựu quán sinh hạ đương sơ thì xuất ra ngoài,
Nhà khởi lên nơi dấu vết đầu mối trở lại Thanh Hoa (Hóa).
Theo đó vế (1) cho biết: Dòng dõi họ Trần đến đất cựu quán truyền thế chưa lâu thì xuất ra ngoài, và vế (2) như đã dịch thì chữ “xuất” hàm ý xuất ra ngoài – Tương ứng sự tích ứng nghĩa ra ngoài lập vua Lê Trang Tông nơi sách sầm Hạ nước Lào.
          Vậy, thời gian và lý do khiến cha con Vô Ý công đi Nha Chử không nói trong câu đối, mà ẩn chứa nơi dấu vết đầu mối trở lại Thanh Hóa, đều được ghi chép nơi chính sử Kỷ Lê trung hưng.
          Đối chiếu gia phả Thái Xá: Trần Công Ngạn đời thứ 2, các con đời thứ 3 sinh ra tại đất Nghệ An (truyền thế đương sơ), phù hợp với vế 1.
          Nếu cách đặt vế câu đối “tả, hữu” đúng theo luật Đường như trên là đúng nguyên tác, thì bài viết (1) phải hiệu đính tương ứng.
          Thôi cứ gửi cho Chú tham khảo vậy. Lời tựa Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy của chi Thái Hậu (Đồng Phần, Đông Tháp xã), có nhiều điểm rất tương đồng với Nha Chử. Đề nghị Chú cùng quan tâm. Bác Nguyên Trung thuộc chi trưởng dòng Vĩnh Tuy, có gì chú trao đổi với bác Trung.
          Hoàn thành bài viết trên, tôi mới nhận ra ý nghĩa Triệu cơ là to lớn, và đứng trước công nghiệp Triệu bồi. Khởi gia từ công nghiệp triệu cơ, triệu bồi ấy. Do đó, tôi phải hiệu chỉnh lại một số bài nghiên cứu gần đây.
          Thanh Châu sắp hoàn thành bộ hồ sơ về Phúc Thiện công và mấy đời liền sau, chờ nội tộc hội thảo thông qua, sau đó gửi Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh để thẩm định công nhận Di tích lịch sử văn hóa.
          Nhân đây nhờ chú đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, xem khoa Giáp Thìn – 1604, năm này thi Điện có 2 ông đỗ Tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp) là Nguyễn Thế Tiêu và một người sử không ghi họ tên. Gia phả Thái Xá chép khoa Giáp Thìn, họ ta có Trần Danh Dĩnh là con tổ Danh Di ở làng Ngọa Trường đỗ Hoàng giáp. Trần Danh Dĩnh có tên văn bia không ? có phải đứng sau Nguyễn Thế Tiêu? Danh Dĩnh cháu gọi Công Ngạn bác ruột. Sự đỗ đạt của Hoàng giáp Danh Dĩnh là nhờ phân cư ở ẩn và phúc ấm của tổ tiên vậy.
                                 Chúc Chú và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
                                                            Ngày 12/7/2017                                                                                               
                                                                                           Trần Phước Bình.

2 nhận xét:

  1. Cụ Trần Danh Dĩnh (1690-?) đỗ Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) Khóa thi Giáp Thìn 1724.
    http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1136&Catid=564

    Trả lờiXóa
  2. Anh lỡ nghiện thuốc làolúc 15:34 3 tháng 8, 2017

    Theo Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724) chép “Tháng 4 nhuận, vào điện thí. Hoàng thượng đích thân ra đề văn sách, hỏi về thể dụng sự nghiệp của thánh nhân. Ngày hôm sau, dâng quyển lên đọc. Hoàng thượng sáng suốt xem đọc, xét định thứ bậc. Ban cho Hà Tông Huân đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh, Trần Danh Dĩnh và Lương Nguyễn Huyễn đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, bọn Nguyễn Đức Hoành 14 người đỗ đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân”. Cũng có chú giải: “Trần Danh Dĩnh (1690-?) người xã Hoàng Trường, huyện Đông Thành (nay là xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ông làm quan Hàn lâm viện thị thư”. Theo tôi thấy năm sinh của Trần Danh Dĩnh có thể là hậu duệ đời sau của Trần Danh Di chứ không phải là con trai (lời của người viết).

    Trả lờiXóa