Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

BẢN DỊCH TỪ CHỮ HÁN TRONG GIA PHẢ DÒNG TỘC CAO TRẦN GIAO TIẾN

 
GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN NHA CHỬ
(THUỘC XÃ HÒE NHA, TỔNG HÒE NHA, SƠN NAM HẠ,
nay xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Đinh)

Bài viết có liên quan: 
https://sites.google.com/site/familylacao/family-blog/timhieunguongochocao-trangiaotien

高族世次譜籙序- CAO TỘC THẾ THỨ PHỔ LỤC TỰA (tự).

Thiên tích tính lập tông bản hệ sở tự xuất nhi khởi gia xưng Tỉ     (Thỉ )tổ kế tự đương bất vong . Ngã Cao tộc phát tích tự Trần gia Triệu nhân. Vu Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường . Ngưỡng thâm khải hựu chi nhân . Cánh thiết tác cầu chi niệm . Viên thị tập vi phổ lục vĩnh thị tông diêu (khiêu) thứ hồ tự sự khổng minh nhi thế thứ khả kỷ giả .
 Dịch nghĩa: Thiên: trời, tích: cho, tính: họ, 19: lấy/làm, lập 556: nên/gây dựng, tông 170: miếu thờ tổ tiên/cùng một ông tổ sinh ra/ ông tông/ông tổ, bản 337: gốc, hệ 582: mối/liền nối, sở 266: xứ sở/nơi chốn. Tự 656: bởi/từ, xuất 59: sinh ra/hiện ra, nhi 628: mà/vậy/bèn, khởi 812: dậy/dựng lên, gia: nhà, xưng 547: danh hiệu/niên hiệu, Tỉ tổ: Thỉ tổ, kế 610: nối dõi, tự 599: đầu mối, đương 492: đang, 207n: suy nghĩ, bất 2: chẳng, vong 205n: quên. Ngã 262: ta, (Cao tộc phát tích), tự 656: bởi/từ, (Trần gia), triệu 635: bắt đầu/gây mới, 134: nền nhà/gây dựng, nhân 539: tế trời. Vu 12: đi, nha 744: sở quan/nha môn, chử 421: bải nhỏ, tiền 65: trước, tác 25: nhấc lên/làm nên, hậu: sau, thuật 843: thuật ra/noi theo, khẳng 638: bằng lòng cho, cấu 370: dựng nhà/gây nên, khẳng 638, đường 134: gian nhà chính giữa. Ngưỡng 20: ngửa mặt lên/kính mến, thâm 419: sâu kín, khải 110: mở/bầy giải, hựu 535: thần giúp, chi 8: chưng/lời nói liền nối nhau, nhân 16: người. Cánh 332: đổi/lại thêm, thiết 60: cắt ra/chặt ra/gấp rút, tác 25: làm nên/nhấc lên, cầu 398: tìm/xin, chi 8: chưng, niệm 237: nghĩ nhớ/ ngâm đọc, viên 455: bèn/chưng ấy, thị 324: phải/ấy thế, tập 925: đậu/hợp, vi 455: làm, phổ 788: phả, lục 576: sách mệnh của thiên thần cho, vĩnh 397: lâu dài/mãi mãi, thị 534: bảo cho biết/mách bảo, tông 170: ông Tông/ông Tổ, diêu (khiêu) 537: nhà thờ để thần chủ đã lâu rồi, như tiên tổ đã quá xa, thứ 213: đông đảo/ may mắn/gần, hồ 8: vậy/ ôi/ư/ rư, tự 535: tế, sự 11: thờ, khổng 164: rất/lắm, minh 321: sáng suốt, nhi 628: mà/vậy/bèn, thế 3: đời, thứ 381: lần lược/xếp bày, khả 94: ưng cho/khá, kỷ: gộp lại những điều quan trọng, giả 627: lời phân biệt, 10: vậy.   

“Trời cho tính (họ) làm nên ông Tổ gốc nối liền xứ sở, tự đó sinh ra mà dựng lên nhà, xưng Tỉ tổ. Nối theo đầu mối đương suy nghĩ chẳng thể nào quên. Ta Cao tộc phát tích từ Trần gia bắt đầu gây dựng tế trời. Đi Nha Chử, bãi nhỏ của sở quan, trước làm nên, sau noi theo con nối nghiệp cha (khẳng đường khắng cấu), ngưỡng sâu kín, bầy giải thần giúp người. Lại thêm gấp rút làm nên tìm, nghĩ nhớ. Bèn phải tập hợp làm Phổ lục lâu dài, mách bảo ông Tông, ông Tổ nhà thờ để thần chủ đã lâu rồi. May mắn ôi, tế thờ rất sáng, mà thế thứ khá gộp lại những điều quan trọng, phân biệt vậy.”
Trang 2:
陳貴公字無心 - TRẦN QUÝ CÔNG   tự VÔ TÂM.
陳一郎字福善   - TRẦN NHẤT LANG tự PHÚC THIỆN.
陳二郎字福信   - TRẦN NHỊ LANG     tự PHÚC TÍN.
陳三郎字真空   - TRẦN TAM LANG   tự CHÂN KHÔNG.
陳桂花娘                - TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán . Vô Ý công thiên vu địa tập biên gia phổ tương Trần tính duệ hiệu thư vu thế phổ chi thượng sử 使 tử tôn tri thế hệ chi sở tự xuất .
 Dịch nghĩa: 19: làm/dùng/nhân/đây, này. Thượng 2: trên/lên/chủ. Chư 782: chưng/chăng/những. Chân 516: chân thực/người tiên. Linh 934: người chết gọi là linh. (phần mộ nguyên tại cựu quán. Vô Ý công). Thiên 856: dời/đổi. 678: ích thêm/ấy/đây/ở đây/cái chiếu cỏ/năm,mùa. Địa 128: đất. Tập 834: thu góp lại/vén. Biên 601: cứ thuận thứ tự/ đan, ken, dắt. Gia: nhà. Phổ: phả. Tương 160n: đỡ, giúp đỡ/ vâng theo/theo/tiển đưa/nuôi/lớn/lâu dài/sắp/ sẽ/ rồi mới. (Trần tính). Duệ 750: dòng dõi/hậu duệ. Hiệu 721: tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu. Thư 333: sách/ghi chép. Vu 12: chưng/đi, (thế phổ chi thượng), Sử 27: khiến/sai. Tử: con. Tôn: cháu. Tri 524: biết/ghi nhớ. Thế: đời. Hệ 582: mối/liền nối. Chi: chưng. Sở 266: xứ sở/nơi chốn. Tự 656: bởi/từ. Xuất: sinh ra/phát ra. : vậy.
 “Đây thượng chư chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán. Ông Vô Ý dời đến đất này, thu góp lại biên gia phổ. Vâng theo Trần tính dòng dõi hiệu thư, tức dòng dõi sách ghi chép tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu thế phổ đời trên, khiến con cháu biết đời liền nối bởi nơi xuất phát.”
 ( Vô : 447: không/một âm là mô, Nam mô: quy y, cung kính đỉnh lễ.  Ý:250:trong lòng toan tính gì gọi là ý/nhà Phật cho ý là phần thức thứ 7, nó hay phân biệt nghĩ ngợi )
Trang 3:               ĐỆ NHẤT ĐẠI THẾ HỆ - 第一代世系
Sáng nghiệp khai Thái tổ khảo Cao Quý Công tự Ý . Chánh ngoạt thập bát nhật kỵ , mộ tại Đồng Trưng Nhị Độ , thứ Nhị công húy là ông Bông (*).Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh , Lôi Dương huyện , Thịnh Mỹ , tục hiệu   x.y.  Thỉ thiên vu cải tính Cao Cái tự Công Thỉ 也.
Thái tổ tỷ Hoàng thị Nhất nương hiệu Từ Tín . Cửu nguyệt , Nhị thập cửu nhật kỵ . Mộ tại cựu quán . Tỷ sinh đắc tam nam , Trưởng Cao Nhất lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận công , tảo một hậu , mộ tại cựu quán , bát nguyệt thập cửu nhật kỵ . Thứ viết Công* Bật , Tam viết Quý lang tự Hiếu Lương tảo một hậu mộ tại cựu quán , Bát ngoạt , Nhị thập tam kỵ . Tứ nữ Cao Nhất nương hiệu Từ Thanh tục là bà Độ , thất nguyệt tam nhật kỵ . Nhị hiệu Từ Tại , cửu nguyệt thập ngũ nhật kỵ . Tam nương hiệu Từ Minh tục là bà Thọ , bát nguyệt nhị thập tứ nhật kỵ . Cao Quý nương Tiên Hoa Nương tục là bà Triều Hữu , nhị nguyệt tứ nhật kỵ .
(Chữ tục, bà, cựu: đồng nghĩa với chữ tục, bà và cựu trong nguyên bản Hán tự cổ. Hai từ của tục hiệu Bến đò Mía và tên húy Bông* có thể là chữ Nôm, không có trong tự điển)
Lược dịch: Cựu quán đến đây được xác định là Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện,Thịnh Mỹ xã, tục hiệu Bến đò Mía. Ông bà sinh hạ 3 nam, 4 nữ. Trưởng nam và thứ nam được tập tước Công.
Trang 4: ĐỆ NHỊ ĐẠI THẾ HỆ - 第二代世系.
Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật thụy viết Phúc Hậu , thập ngoạt tứ nhật kỵ , mộ tại cựu Thượng xứ Nhất độ thứ ngũ công . Nãi Ý công chi thứ tử , húy Căn . Hậu cải công* Bật tập tước Dự Nghĩa công , thú tam phòng . Ư triều Dụ Tông Vĩnh Thịnh cửu niên Quý Tỵ phỏng chánh lâm Phật hậu . Chí Vĩnh Thịnh thập tứ niên Mậu Tuất phỏng bổn thôn hậu Phật .
Án ngô tộc tự Ý công tương công vu tân ấp nhất phụ nhất tử . Thử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu . Chí vu công tam phòng quảng tự tiệp hữu qua điệt miên 綿 sanh chi triệu , hiện thử tắc công thành khởi gia chi tổ .
Lược dịch: Ngài Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật 功 弼, thụy viết Phúc Hậu, mộ tại cựu Thượng xứ. Ông có 3 bà vợ. Ư Lê triều Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 -Quý Tỵ 1713, Ngài “Phỏng chánh lâm Phật hậu ”, có nghĩa Ngài dựa vào bực lớn nhất chỗ tụ họp đông người là ngôi Phật, tức Ngài quy y Phật tổ ?. Đến năm Mậu Tuất 1718, người trong thôn làm theo ông quy y Phật tổ. ( phỏng : bắt chước/dựa vào; Hậu : vua/hoàng hậu; Chánh: chính/phải/ở giữa/bực lớn nhất)
Tộc ta từ Vô Ý công đưa ông đến đây ấp mới, chỉ có cha và con “Nhất phụ nhất tử”. Người con thứ là Công Bật 公弼 cải thành Công Bật 功弼 có 3 bà vợ - Thú tam phòng, mới rộng đường con cháu từ đây.
Điểm đáng chú ý ở trang 4 này là:  Viết về đời thứ 2, nhưng lại có tên hiệu và vị thứ của ngôi Thái tổ: “Nãi Vô Ý Công chi thứ tử dã”, có nghĩa: Thế đấy ngài Vô Ý Công - Thái tổ Cao Quý Công thuộc chi con thứ vậy. Húy Căn , rất có thể là căn do 根由, hàm ý nói cha con ngài Vô Ý đến đây là có căn do không thể nói ra và ghi chép lại được.
Tiếp đến quay về đời thứ 2 - Công Bật, mà ở trang 3 chép là con Thứ viết 公弼: “Hậu cải Công Bật 功弼. Dịch nghĩa: Trước ngài Công Bật - 公弼, do người cha Vô Ý công có công giúp nước nên Ông được tập tước Dự Nghĩa công. Sau do gặp nạn cải Công Bật 功弼 . Hàm nghĩa công lao của gia đình đến đây không được triều đình thừa nhận, hoặc cho là người có tội. Điều này phù hợp với hoàn cảnh “Nhất phụ, nhất tử” dắt nhau đến bải đất nhỏ Nha Chữ.


GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN NHA CHỬ.
(THUỘC XÃ HÒE NHA, TỔNG HÒE NHA, SƠN NAM HẠ)
 DỊCH THUẬT TỔNG HỢP.
I-Nguồn gốc họ Cao Trần Nha Chử:
Thế phổ Nha Chử, bài tựa ghi: “Trời cho tánh (họ) làm nên ông Tổ gốc nối liền xứ sở, tự đó sinh ra mà dựng lên nhà, xưng Tỉ tổ. Nối theo đầu mối đương suy nghĩ chẳng thể nào quên. Ta Cao tộc phát tích từ Trần gia bắt đầu gây dựng tế trời…”.
Tiếp đến là danh tính 5 vị gốc họ Trần với những tên tự đặc trưng của nhà Phật.
TRẦN QUÝ CÔNG    tự VÔ TÂM.
TRẦN NHẤT LANG  tự PHÚC THIỆN.
TRẦN NHỊ LANG      tự PHÚC TÍN.
TRẦN TAM LANG     tự CHÂN KHÔNG.
TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
Đồng thời phụ chú:Đây Thượng chư Chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán *. Ông Vô Ý dời đến đất này, thu góp lại biên gia phổ. Vâng theo Trần tính dòng dõi hiệu thư, tức dòng dõi sách ghi chép tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu, miếu hiệu thế phổ đời trên, khiến con cháu biết đời liền nối bởi nơi xuất phát.”
Đã xác định nguồn gốc Chi họ Cao Trần Nha Chử thuộc dòng dõi hoàng gia nhà Trần sùng bái đạo Phật, mà ngài Vô Ý Công khẳng định không thể nào quên được. Nhưng cả 5 vị họ Trần, phả dẫn không chỉ rõ ngôi vị và thế thứ thuộc dòng cụ thể nào của Hoàng tộc. Ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm, Tổ cô Trần Quế Hoa Nương không xác định mối quan hệ đối với ba anh em trai: Nhất, Nhị, Tam lang. Phần mộ các vị nguyên tại cựu quán mà không nêu địa danh cụ thể. Đến trang 3, chép đời thứ nhất, ngài Cao Quý Công tự Vô Ý mới xác định “Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu X. Y. Với tục hiệu gồm hai chữ Nôm, không có trong tự điển như một ẩn nghĩa.
Trang thứ 4, chép đời thứ hai: Cao Quý Công tự Công Bật 公弼 cải đổi Công Bật 功弼, thụy viết Phúc Hậu. Đồng thời cho biết khi đến Nha Chử chỉ gồm hai cha con “Nhất phụ, nhất tử”. Lại viết về người cha rằng “Nãi Vô Ý Công chi thứ tử dã”, dịch nghĩa: Thế đấy ngài Thái tổ sáng nghiệp khai cơ Nha Chữ thuộc chi con thứ vậy.
Tất cả những dấu hiệu không bình thường đó của Thế phổ Nha Chử, cho biết gia đình ngài Vô Ý Công do gặp nạn lớn, phải chạy trốn đến vùng đất bải nhỏ Nha Chử thuộc xã Hòe Nha, tổng Hòe Nha. Người cha xin làm anh Mõ cho Nha môn Hòe Nha. Do tình thế đó nên ngài Vô Ý Công quyết định phải cải họ Trần thành họ Cao mới mong có hậu duệ về sau, và đương nhiên không thể ghi chép rõ ràng về tông tích dòng dõi, thế thứ những đời trên, và các địa danh cựu quán, nguyên quán của dòng họ.

Nay đối chiếu với gia phả Thái Xá (Nghệ An) ghi: Tiết chế Lễ Tướng công Trần Pháp Độ sinh năm 1424, là con thứ của Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn chính phái Hoàng gia. Năm 1474, ngài trí sĩ dẫn người con trai thứ 3 là Trần Thiện Tính hiệu ông bà Chân Thường về vùng đất Thái Xá, thuộc Nghệ An sinh cơ lạc nghiệp. Ông bà Chân Thường sinh hạ tam nam và một nữ:
-         NHẤT LANG TRẦN CHÂN TỊCH hiệu HUYỀN NGHIÊM tự PHÚC QUẢNG.
-         NHỊ LANG TRẦN CHÂN TÍNH hiệu HUYỀN THÔNG.
-         TAM LANG TRẦN CHÂN THIÊN hiệu HUYỀN LINH.
-          TỔ CÔ TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
 Đến đời thứ 4, Trưởng tử đích tôn Trần Công Ngạn làng Thọ An, gia phả ghi “ 未詳 vị tường” tức chưa rõ. Gia phả Thanh Châu (Quảng Nam) ghi: Ngài Thỉ tổ khảo Trần Đại Lang Quý Công Thụy Nguyên Trưởng Phủ Quân tự Phúc Thiện, xuất thân là gia đình quan lại nguyên tại Thái Xã xã, Đông Thành huyện, Diễn Châu phủ, Nghệ An thừa tuyên, gắn liền với sử tích ghi nơi mộ chí rằng: “BẮC ĐỊA TÒNG VƯƠNG KHAI THỔ VÕ – NAM THIÊN LẬP ẤP CHIẾM THANH NGUYÊN” hay: “Kỳ viễn tổ tại Đông kinh – Nghệ An thừa tuyên phủ tòng – Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc” theo di chỉ của hậu duệ Hòa Thượng Diệu Nghiêm. Đã khẳng định tổ Trần Công Ngạn là người cha đã sinh ra Trưởng tử tự Phúc Thiện tại Thanh Châu (Cổ Tháp). Đồng thời Trần Công Ngạn chính là Văn thần Đình Ngạn mà Đại Việt sử ký toàn thư chép về cuộc chính biến năm Quý Dậu 1573, tại hành cung Vạn Lại như sau:
 Năm 1572, tháng 11, ngày 21. Lê Cập Đệ từng có chí khác, định mưu hại Tả tướng Trịnh Tùng. Tả Tướng giả vờ không biết, gửi biếu nhiều vàng. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, Tùng sai đao phủ phục ở dưới trướng bắt giết đi rồi sai người nói phao lên rằng: “Cập Đệ mưu làm phản, vua sai ta giết chết, tướng sĩ các ngươi không được sợ hãi, kẻ nào chạy trốn làm phản thì phải giết chết cả họ”. Thế là quân lính đều khiếp sợ, không ai dám hành động1*.
Bấy giờ, Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng: “Tả tướng cầm quân, quyền thế rất lớn, bệ hạ khó lòng cùng tồn tại với ông ta được”. Vua nghe nói vậy, hoang mang nghi hoặc, đương đêm bỏ chạy ra ngoài, đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ An và ở lại đó. Tả tướng bàn với các tướng rằng: Nay vua nghe lời gièm của kẻ tiểu nhân, phút chốc khinh xuất đem ngôi báu xiêu giạt ra ngoài. Thiên hạ không thể một ngày không có vua, bọn ta và quân lính sẽ lập công danh với ai được ? Chi bằng trước hết hãy tìm hoàng tử lập lên để yên lòng người, rồi sau sẽ đem quân đi đón vua cũng chưa muộn. Bấy giờ hoàng tử thứ 5 là Đàm ở xã Quảng Thi…, bèn sai người đi đón về tôn lập làm vua, đó là Thế Tông.
1*.Cương mục dẫn Lê triều trung hưng lục của Hồ Sĩ Dương: Lê Cập Đệ bí mật bàn với vua bố trí đâu vào đấy, hẹn với nhau là ban đêm, khi nghe tiếng pháo nổ thì nhà vua qua sông để cử sự. Tùng biết rõ chuyện đó, nhưng vẫn cứ biếu Cập Đệ nhiều vàng bạc. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, thì Tùng cho đao phủ mai phục sẵn xông ra giết chết.
Quý Dậu 1573, mùa xuân tháng giêng ngày mồng một, Lê Duy Đàm được tôn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu Gia Thái… Đến ngày 22, Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu áp giải vua Anh Tông từ Nghệ An về tới huyện Lôi Dương. Hôm ấy vua băng. Bấy giờ Tả tướng Trịnh Tùng sai Tống Đức Vị ngầm bức hại vua rồi nói phao là vua tự thắt cổ…”
Đại Nam thực lục ghi: “Quý Dậu, năm thứ 16 (1573), mùa xuân, tháng giêng, vua Lê bị Trịnh Tùng bắt phải thắt cổ chết tại Lôi Dương, lập người con thứ là Duy Đàm làm vua, đổi niên hiệu là Gia Thái, tức là Thế Tông. Từ đấy Tùng ngày càng lấn quyền, vua Lê gia phong cho tước vương, sau thành thế tập.”

Gia phả Nha Chử ghi dòng dõi Thái tổ Cao Quý Công tự Vô Ý, nguyên tiền tại tục hiệu x.y. xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương. Nay là huyện Thọ Xuân, nơi các đời vua Lê trung hưng đặt hành cung, hành điện Vạn Lại, sau chuyển đến Yên Trường năm chưa lấy lại được kinh thành Đông Kinh (Thăng Long) là phù hợp với hai gia phả trên. Vậy, ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm chính là Trần Công Ngạn xã Thái Xá, Nghệ An. Ông bà Công Ngạn đã sinh hạ ít nhất ba người con trai: Nhất lang tự Phúc Thiện, Nhị lang tự Phúc Tín, Tam lang tự Chân Không. Tổ cô Trần Quế Hoa Nương có thể theo cháu ruột là Công Ngạn quan Đại thần sinh sống tại nguyên tiền xã Thịnh Mỹ.                 
Mặt khác, đối chiếu với chính sử, Kỷ Lê trung hưng thì tổ Trần Công Ngạn là duy nhất người họ Trần đương thời tòng vua Lê Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hòa từ Lào về nước. Ngài và Lai quận công Phan Công Tích người đồng hương xã Thái Xá, là hai công thần Lê trung hưng.
Vậy, dòng dõi Nha Chử của tổ Cao Quý Công tự Vô Ý thuộc hậu duệ chính phái hoàng gia nhà Trần, dòng thứ của ông bà Trần Công Ngạn gốc xã Thái Xá, Nghệ An.
Tổ Nhất lang tự Phúc Thiện, tư liệu Thanh Châu xác định Ngài cùng bà Nhị nương Nguyễn Thị Lan đã ứng nghĩa đi cùng Đoan quận công Nguyễn Hoàng từ hành tại Yên Trường (Lôi Dương, Thanh Hóa) vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa vào năm Mậu Ngọ 1558.

II-  Ngài sáng nghiệp khai cơ Cao Quý Công tự Vô Ý tại Nha Chữ chính là Trần Công Ngạn, hay hậu duệ của Trần Công Ngạn.
Thế phổ Nha Chử ghi: “Ngài Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật , thụy viết Phúc Hậu, mộ tại cựu Thượng xứ. Ông có 3 bà vợ. Năm Lê triều Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 -Quý Tỵ 1713, Ngài “Phỏng chánh lâm Phật hậu” có nghĩa Ngài quy y và lập nơi thờ Phật tổ. Đến năm Mậu Tuất 1718, bổn thôn chính thức lập chùa.
Tộc ta từ Vô Ý công đưa ông (Công Bật) đến đây ấp mới, chỉ có cha và con “Nhất phụ, nhất tử”. Người con thứ là Công Bật 公弼 cải thành Công Bật 功弼 , có 3 bà vợ - Thú tam phòng, mới rộng đường con cháu từ đây”.
Đã xác định năm ngài Công Bật đến Nha Chử còn trẻ tuổi và độc thân, người cha tự Vô Ý xin làm anh Mõ cho Nha môn Hòe Nha (theo tư liệu Hòe Nha. Đến năm Quý Tỵ 1713, ngài Công Bật quy y Phật tổ, tức Ngài còn tại thế. Vậy năm “Nhất phụ, nhất tử” đến Nha Chử lánh nạn được xác định vào khoảng: 1713 – 49 = 1664, là có cơ sở lịch sử rằng:
Trích ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ: Giáp Thìn (Cảnh Trị) năm thứ 2(1664): Vua gia tôn Vương theo điển lễ đặc biệt, hiểu dụng các quan văn võ rằng: “Trẫm nghe, dựng nên cơ nghiệp vô cùng, tất để tiếng tốt vô cùng, đã có công lao đặc biệt phải đãi bằng lễ đặc biệt. Khắc vào bia đá, muôn thuở còn ghi. Nước nhà ta thừa thời mở vận, ứng trời thuận người. Thái tổ Cao Hoàng Đế khởi nghĩa bình Ngô….Đến khi Anh Tông Tuấn Hoàng Đế nối ngôi, có bọn tiểu nhân Cảnh Hấp, Đình Ngạn gièm pha gây ra việc bất bình. Lúc ấy Thành tổ Triết Vương (Trịnh Tùng) lâm cảnh nguy nghi mà không ngại, chịu trách nhiệm lớn mà chẳng từ, tôn lập Thế Tông Nghị Hoàng Đế lên ngôi ở điện hành  tại Vạn Lại và đem đại quân quét trừ ngụy Mạc, thu phục kinh thành…..Đến khi Hoàng khảo ta mỏi mệt chầu trời, trong lúc nguy nghi đều nhờ Thượng sư Tây Vương đảm đương việc ký thác con côi, cho phủ Tiết chế và đại thần văn võ trăm quan tôn lập ta lên ngôi Hoàng đế nối nghiệp lớn….Công ơn sửa sang tin cậy như thế, so với công đức đời trước lại càng to lớn. Từng nghe, lễ kính đại thần ngày xưa, có người được kính trọng mà không phải xưng tên, có người được kính trọng mà không phải lạy. Huống chi nay Thượng sư Tây Vương có huân lao to lớn với thiên hạ, công đức bao la như trời….Nếu không biểu dương cho thực rõ, sao xứng được với văn công, vó đức của Vương, thỏa lòng trông cậy của Trẫm. Từ nay trở đi, nên tôn bằng lễ không xưng tên, không phải lạy, khi vào chầu đặc cách đặt giường gỗ bên tả ngự điện để tỏ rõ điển lễ đặc biệt…….”
Đã chứng minh năm Giáp Thìn 1664, vua Lê gia tôn Vương lễ đặc biệt cho Thượng sư Tây Vương (tức chúa Trịnh Tạc 1657-1682), đã điểm lại những sự kiện lớn của nhà Lê, khởi đầu từ Lê Sơ. Đến Lê trung hưng nhờ công lao của các đời chúa Trịnh. Trong đó có công lớn của chúa Trịnh Tùng trong cuộc chính biến năm 1573, vua Anh Tông bị hãm hại tại Lôi Dương, đỗ tội gièm pha cho hai Văn thần Cảnh Hấp và Đình Ngạn. Do sự kiện vua Lê gia tôn Vương này, đã khiến cho quan lại địa phương một lần nữa truy tìm hậu duệ của của các ngài Cảnh Hấp, Đình Ngạn. Đây chính là lý do buộc hai cha con ngài Vô Ý  phải rời bỏ nơi ở nguyên tiền xã Thịnh Mỹ, hoặc cựu quán đâu đó về vùng xa Nha Chử thuộc Sơn Nam Hạ.
Với cứ liệu xác đáng trong chính sử, đã lý giải vì sao hai cha con ngài Vô Ý dắt nhau đến bải đất nhỏ Nha Chử, giữa đầm nước thuộc xã Hòe Nha, cải đổi họ Trần thành họ Cao, và xin làm anh Mõ cho Nha môn Hòe Nha. Tổ Công Bật cải thành Công Bật, tức từ dòng dõi công thần Trần Quý Công thành dòng tộc bình thường. Là mong muốn được các quan lại Hòe Nha tin cậy, che chở hầu thoát khỏi vòng truy tìm của triều đình, và có chốn sinh con nối dõi Tông đường.
Hai tập tước Bình Luận công của tổ Cao Nhất lang, và Dự Nghĩa công của Cao Nhị lang tự Công Bật phải là con của bậc công thần khai quốc thì mới được vua tập tước. Nhưng đối với ngài Cao Quý Công năm đến Nha Chữ xin làm anh Mõ, hẵn chưa phải là bậc cao niên, không thể là Trần Công Ngạn năm gặp nạn 1573, đã ở tuổi thất tuần (70). Hơn nữa, tại trang 3, chép về Nhị đại Thế hệ lại chèn một câu xác định: “Nãi Vô Ý công chi thứ tử dã”, lại càng phù hợp hơn. Vậy thực chất hai tước hiệu trên là của tổ Trần Nhất lang tự Phúc Thiện, và Trần Nhị lang tự Phúc Tín là con của tổ Trần Công Ngạn bậc công thần Lê trung hưng, được chép gởi vào đời thứ 2 của Nha Chữ. Riêng “Bình Luận Công” chép tảo một, vô hậu, mộ tại cựu quán là để tránh sự phát hiện của đương triều, và đời sau còn có căn cứ mà suy lý, truy nguyên nguồn cội, tìm hậu duệ của Bình Luận công.
Do hoàn cảnh không thuận lợi đó, nên buộc bà Hoàng thị Nhất nương cùng các con gái phải ở lại cựu quán. Đến nổi sau này hậu duệ Nha Chử không dám di dời, quy tụ phần mộ ít nhất là của bà Hoàng thị nơi cựu quán về Nha Chử cùng ngài Cao Quý Công tự Vô Ý.
Hai phương danh tự Vô Tâm 無心 và Vô Ý 無意 còn là ẩn nghĩa của hai ngôi Thái tổ dòng dõi nhà Phật sáng nghiệp khai cơ, một tại làng x.y.(theo các cụ Nha Chử là làng Tứ Trụ), xã Thịnh Mỹ gắn liền sự nghiệp Lê trung hưng (1543), một tại Nha Chử năm 1664. Cách nhau hơn 120 năm, tương ứng với ít nhất là 4 thế hệ.
Từ đó, suy ra ngài Thái tổ Cao Quý Công tự Vô Ý chi thứ tử dã, có thể là Trần Nhị Lang tự Phúc Tín – Dự Nghĩa công, hoặc con trai của tổ Phúc Tín, hậu duệ của ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm tức Trần Công Ngạn 陳公岸.
Kết luận: Ngài Trần Công Ngạn nguyên là Trần Đình Ngạn - 陳廷岸, sinh khoảng năm 1505, tại xã Đông Tháp, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, thừa tuyên Nghệ An (ngài Pháp Độ công sinh 1424. Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện sinh 1529). Khoảng sau năm 1533, Ngài ứng nghĩa theo cựu thần Nguyễn Kim dấy binh phò Lê trung hưng, bài Mạc. Năm 1542, tiến quân từ sách Sầm Hạ của nước Lào về Nghệ An, rồi tiến quân ra Thanh Hóa…Ngài được phong tước công do công lao giúp rập Lê trung hưng. Vì vậy, đã cải đổi tên tự Đình Ngạn 廷岸 thành Công Ngạn 公岸. Hai con trai lớn của Ngài là Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện được tập tước Bình Luận công, Trần Nhị Lang tự Phúc Tín tập tước Dự Nghĩa công. Trần Tam Lang tự Chân Không 真空, chữ Chân là chân thực, chữ không là rỗng không/ hư không. Hay chăng, tự Chân Không là hàm ý tổ Tam Lang không được tập tước như hai người anh, và đến đây đã vô hậu. Sự kiện 1573, tại hành cung Yên Trường, ngài Công Ngạn gặp nạn triều đình, tước quận công của Ngài như không được các sử thần thừa nhận, nên chép Đình Ngạn trong chính sử là vậy.(Sử không ghi chức tước, họ, quê quán và kết cục của ngài Đình Ngạn).         
Trần Công Ngạn và gia đình tại Thịnh Mỹ, sau biến cố năm Quý Dậu 1573, đa số như không thoát khỏi vây cánh của Trịnh Tùng. Nay dòng Cao Trần Nha Chử như là một dòng còn sót lại sau chính biến. Vậy phần mộ của ông bà Công Ngạn và người thân táng tại cựu quán Thịnh Mỹ như thế phổ đã ghi là có căn cứ. Bà Công Bật Chánh thất hiệu Từ Nhân như thông cảm với dòng họ có nguy cơ tuyệt tự, nên sau đó bà đã lần lược cưới cho ông những bà Nhị nương, rồi Tam nương.
Gia phả Thái Xá đến nay còn lưu giữ gần chục bản Hán tự cổ, gia phả Thanh Châu xác định Thỉ tổ Nguyên Trưởng Phủ Quân Chi Thần Vị tự Phúc Thiện sinh năm 1529, thế tịch nguyên Thái Xá xã… Nay danh tánh của ngài tự Phúc Thiện, và sự kiện gia đình gặp nạn năm 1573, được ghi chép nơi gia phả Nha Chữ. Ngôi vị “Trần Nhất lang tự Phúc Thiện, con trưởng của ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm” , là những yếu tố khẳng định Thanh Châu và Nha Chữ là hậu duệ cùng tổ Đại thần Trần Công Ngạn, Trưởng tử của Dòng trưởng Trần Chân Tịch xã Thái Xá.
 Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, song các tổ Nha Chử đã để lại được những trang Hán tự vô giá về gốc gác dòng họ. Quả là độc nhất vô nhị.

                      THANH CHÂU, ngày 27/04/2011.

                                                                               Dịch thuật: TRẦN PHƯỚC BÌNH.

Kính gửi: Quý ông, Quý chú tại Nha Chử.

- Toàn văn bản dịch nhưng trang đầu gia phả Nha Chử này, còn có giá trị thay thế Biên bản khảo cứu, hội thảo hôm 18 tháng giêng vừa qua tại Nha Chử. Rất mong các ông, các chú nghiên cứu nhằm cùng nhau làm sáng tỏ công đức của các vị Tiền bối, Tiền nhân của đại tộc ta. Đây mới là bản thảo, nên về ý tứ, văn từ, câu chữ diễn đạt còn có chỗ bất cập…Hy vọng sẽ nhận được ý kiến của quý ông, quý chú. Nếu có sự đồng thuận, đề nghị các ông, các chú sao toàn văn tư liệu này gửi cho các ông, các chú tại Diễn Châu để cùng tham khảo. Trên cơ sở tập GIA PHẢ HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN – NGHỆ TĨNH hiện nay và tự liệu của Nha Chử và Thanh Châu sẽ bàn đến việc biên tập THÁI XÁ GIA PHỔ SỰ  chung cho cả các vùng miền có quan hệ huyết thống, khi hội đủ điều kiện.
- Dòng trưởng Trần Chân Tịch hiệu Huyền Nghiêm húy Phúc Quảng ở xã Đông Tháp, nay xã Diễn Hồng. Tổ Trần Công Ngạn là con trưởng của ngài Chân Tịch, gia phả lại ghi làng Thọ An, Quỳnh Lưu. Vậy đề nghị các ông, các chú xác minh, làm rõ sự tích làng Thọ An có ý nghĩa gì với tổ Công Ngạn.
          Kính chúc toàn thể gia đình các ông, các chú sức khỏe và hạnh phúc.

 * Những họ Trần làm quan thời quốc sơ (chúa Nguyễn):
1. Trần Đình Ân (1626-1706), người huyện Minh Linh, Quảng Trị, Ông làm quan trải thờ 4 đời chúa. Được truy tặng Đôn Hậu công thần, đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh lộc Đại phu.
2. Trần Phúc Thành, người xã Hóa Khuê, Hòa vang. Năm 1767, Ông được thăng Ký lục Quảng Nam, mất năm 1775, tại quân thứ. Không rõ quê quán nơi đất Bắc.
3. Trần Phúc (Hưng Đạt) tại làng Văn Xá, Hương Trà
* Đến thời Gia Long về sau có xuất hiện họ Trần công và Trần phúc, nhưng không phải người Thuận Quảng.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét