Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

CÁC THẾ HỆ CON CHÁU CHI TỔ ĐỨC BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TÂM LINH TRI ÂN CÁC BẬC TIỀN NHÂN

Tổ Cao Đức Bằng hiệu Lương Phủ, đời thứ 8 Ất phái, cành Cả họ Cao Trần. Tổ sinh năm: Giáp Tuất (1814), mất ngày: 12 - 7 năm Mậu Tý (1888), thọ 75 tuổi. Mộ quy lăng nghĩa trang Bách Linh, thôn Quyết Tiến. 

Tổ là con trai thứ hai của tổ Đức Trứ (đời thứ 7). Cụ thông minh, hiếu học, từ nhỏ theo học danh sỹ Hoàng Kỳ Nho. Năm 23 tuổi làm Phó tổng, năm 32 tuổi làm Cai tổng Hoành Nha. Năm đó 2 vị hào lý trong làng lạm thuế, Tổ tố giác được, triều đình trao thưởng: Cửu phẩm Bách hộ.

Tổ đã cùng với bác là Cao Danh Quán, anh rể là Vũ Xuân Đồng đấu tranh với cánh hào, lý trong làng lấn chiếm đất công điền làm tư điền, lấy lại được 6 mẫu ruộng công điền và 12 mẫu trong nội làng. Tổ thống nhất cùng dân xã: trích một phần quân cấp cho các họ làm tộc điền, phần để khen thưởng các bà tiết phụ và yến lão các cụ trong xã. 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

VỤ ÁN NĂM HỒNG PHÚC (1572), VUA LÊ ANH TÔNG BỊ BỨC TỬ

 Trần Phước Bình

Chính sử (ĐVSKTT) năm Nhâm Thân, Hồng Phúc thứ 1(1572) viết: “mùa xuân tháng giêng vua tế trời đất ở đàn Nam Giao. Khi làm lễ, vua bưng lư hương khấn trời xong, bỗng lư hương rơi xuống đất. Vua biết là điềm chẳng lành, bèn xuống chiếu đổi niên hiệu thành Hồng Phúc năm thứ 1... Mùa đông tháng 11 ngày 21, Lê Cập Đệ từng có chí khác, định mưu hại Tả tướng Trịnh Tùng. Tả tướng giả vờ không biết, gửi biếu nhiều vàng. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, Tùng sai đao phủ phục ở dưới trướng bắt giết đi rồi sai người nói phao lên rằng Cập Đệ mưu làm phản, vua sai ta giết chết, tướng sĩ các ngươi không được sợ hãi, kẻ nào chạy trốn làm phản thì phải giết cả họ. Thế là quân lính đều khiếp sợ, không ai dám hành động … 

THÀNH NGỮ KIẾN GIẢ NHẤT PHẬN

Cao Xuân Thiện 

Trong đời sống tình cảm gia đình nội tộc, có lần ta nghe ai đó nói: “anh em kiến giả nhất phận”. Ý muốn nói dù là anh chị em ruột thịt trong gia đình, phận ai người đó tự lo, tự chủ động thu xếp, lập kế hoạch tạo dựng cho cuộc sống của riêng mình mà không trông chờ ỷ lại người khác, kể cả anh chị em ruột, giàu có hơn mình. Đừng trông chờ vào lòng thương xót, bố thí lâu dài. Đó cũng chính là động lực để anh em trông nhau mà phấn đấu phát triển cuộc sống cho riêng mình.

Thực chất cụm từ “kiến giả nhất phận” là thành ngữ Hán Việt - 建者一分, chữ còn có âm là “phần”.

AN NHIÊN TỰ TẠI

Cao Xuân Thiện

 
Lời thỉnh cầu cho chính mình hoặc lời an ủi cho bạn bè, sau khi vượt qua biến cố của cuộc đời, hoặc khi tuổi đã xế chiều, chấp nhận cuộc sống yên phận ẩn dật, đó là câu thành ngữ “An nhiên tự tại”.

Về ý nghĩa chung của câu thành ngữ này theo Đại từ điển tiếng Việt: là trạng thái không có điều gì lo lắng buồn phiền. 

Theo tôi hiểu từ các sách nhà Phật, muốn “an nhiên tự tại” thì phải buông bỏ “tham sân si”, hài lòng với những gì mình có: “yên phận” (an phận thủ thường).

Trong cuộc sống hiện đại diễn ra nhanh và gấp gáp, có rất nhiều thông tin và nhiều mối quan hệ cần được xử lý một cách hài hòa, nhiều khi đó là cả một áp lực. Nhiều nhà khoa học kĩ thuật đánh giá: “giải bài toán xã hội khó hơn nhiều so với bài toán kĩ thuật”. 

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

TÌM HIỂU CÁCH LẬP VÀ VIẾT BÀI VỊ THỜ CÚNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT THỜI TRƯỚC KIA VÀ HIỆN NAY

 Biên tập viên

Thông qua việc tra cứu biên dịch gia phả và cộng tác với ông chủ biên viết gia phả dòng họ, tôi có dịp được tra cứu biên dịch thông tin từ bài vị trong các nhà thờ của dòng họ.

Theo bài viết trên trang Blog Baolongbrass.com đã viết:

…“Bài vị hay còn được gọi là long vị dùng để đề tên người đã khuất (tương đồng như di ảnh thờ) trên bàn thờ gia tiên. Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy hoặc bằng gỗ mỏng, giữa ghi họ tên chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ, gọi là thần chủ. Những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong cỗ khám, hoặc cỗ ngai. Ngày nay, vì bài vị là vật cần được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Ý nghĩa bài vị trên bàn thờ cúng gia tiên

- Theo tín ngưỡng văn hóa phương Đông, bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được xem là "chốn về ngự" của gia tiên, thần linh. Người Việt quan niệm rằng "trần sao âm vậy", con cháu muốn cuộc sống được no đủ, bình an thì bàn thờ gia tiên phải luôn đầy đủ, tươm tất, có như vậy thì bề trên mới phù hộ độ trì cho gia đình, dòng tộc.