Biên tập viên
Thông qua việc tra cứu biên dịch gia phả và cộng tác với ông chủ biên viết gia phả dòng họ, tôi có dịp được tra cứu biên dịch thông tin từ bài vị trong các nhà thờ của dòng họ.
Theo bài viết trên trang Blog Baolongbrass.com đã viết:
…“Bài
vị hay còn được gọi là long vị dùng để đề tên
người đã khuất (tương đồng như di ảnh thờ) trên bàn thờ gia tiên. Bài vị là một
cái thẻ làm bằng giấy hoặc bằng gỗ mỏng, giữa ghi họ tên chức tước, hai bên ghi
ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ, gọi là thần chủ. Những gia đình có
điều kiện thường đặt bài vị trong cỗ khám, hoặc cỗ ngai.
Ý nghĩa bài
vị trên bàn thờ cúng gia tiên
- Theo tín ngưỡng văn hóa phương Đông, bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được xem là "chốn về ngự" của gia tiên, thần linh. Người Việt quan niệm rằng "trần sao âm vậy", con cháu muốn cuộc sống được no đủ, bình an thì bàn thờ gia tiên phải luôn đầy đủ, tươm tất, có như vậy thì bề trên mới phù hộ độ trì cho gia đình, dòng tộc.
- Bài vị cũng giống như linh hồn của
người đã khuất. Do vậy, đây không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh mà còn
mang ý nghĩa cao quý, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối
ông bà, tổ tiên tiền tổ.
Những nguyên tắc cơ bản khi lập
bài vị thờ
* Lựa chọn kích thước bài vị
+ Trong lòng để viết chữ rộng từ 3cm - 4cm, cao từ
13cm - 21cm.
+ Kích thước tổng thể bài vị: Cao 38cm cung tốt (Tài
chí, Tiến bả) X Rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng); Cao 41cm cung tốt
(Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt (Lợi Ích); Cao 61cm cung tốt (Lợi ích,
Tài lộc) X Rộng 21cm cung tốt (Đại cát, Tiến bảo). Hoặc gia chủ có thế
chọn một số kích thước khác trên thước Lỗ Ban, cần chọn kích thước có tỉ lệ cân
đối.
+ Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4,
hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4
chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính. Nếu người mất là nam thì phải vào chữ Linh (dư
3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.
* Nội dung phải có trong một bài vị
Thông thường, chữ viết trên bài vị là chữ Hán Nôm
chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái.
+ Hàng chính giữa nêu vai vế của người được làm bài vị
(như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ
khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính,
tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo
tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế
thất, trắc thất…) phu nhơn.
+ Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm
sinh của người đã khuất.
+ Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm
mất.
+ Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi
“Thần chủ” hoặc “Linh vị”.
Bài vị thường được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần
chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ
tộc họ để thờ chung.
Hướng dẫn bài trí bài vị trên bàn
thờ đúng nhất
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang: "Bàn thờ gia tiên thường được thiết lập hai
lớp. Lớp trong kê sát tường hậu là chiếc rương lớn, trên đó đầu tiên là bày bài
vị".
Đối với các chủ nhà là trưởng Họ, trưởng Chi thì thần
chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự
thay đổi theo phong tục "ngũ đại mai thần chủ". Tức là trên bàn thờ
bao giờ cũng chỉ có 4 bài vị ghi 4 thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo
tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt
thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Ngày nay, nhiều gia đình thường
thay bài vị bằng di ảnh thờ hoặc tượng chân dung.
Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán:
九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông
bà tổ tiên đã mất. Khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, người chủ lễ sẽ khấn
"Cửu Huyền Thất Tổ", hàm ý gửi lời khấn nguyện đến tất cả các vị.
Trên ban thờ gia tiên của nhiều gia đình người Việt thường có một bài vị (thần chủ) chính giữa, đề bốn
chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ.
Tuy hai cụm
từ "Cửu Huyền" và "Thất Tổ" đều xuất hiện trong cổ
văn Trung Quốc, nhưng toàn bộ cụm từ lại không được
sử dụng trong văn hóa Trung Quốc hiện đại. Có thể khái
niệm "Cửu Huyền Thất Tổ" trở nên phổ biến hơn sau khi du nhập
vào Việt Nam, góp phần vào sự đại đồng tiểu dị giữa hai nền văn
hóa”. Hết trích dẫn.
(Lời
người biên tập: việc đi sâu vào nghiên cứu “Cửu huyền thất tổ” là phá phức tạp
không có điều kiện đề cập trong bài này).
Chính nhờ
cách lập bài vị của người xưa: bài vị được lập ngay sau khi người đã khuất nằm
xuống, chọn được người có học hành hiểu biết sâu về chữ Hán. Ông trưởng họ hoặc
trưởng chi họp ban tang lễ đặt tên tự tên hiệu cho người đã khuất. Ông thủ bút
là người chữ tốt viết lớp trong của bài vị mới, theo cách đã trình bày trên
đây. Điều đặc biệt là trên lớp này cột giữa ghi húy danh, tên tự tên hiệu. Cột
bên trái ghi ngày tháng năm sinh (đôi khi có cả giờ sinh), tuổi thọ. Cột bên phải
ghi ngày tháng năm mất. Mặt ngoài bài vị có thể ghi tước hiệu, tên tự tên hiệu,
tên thụy.
Ngày nay
nhiều gia đình thờ người đã mất bằng ảnh chân dung, ưu điểm là người thân vẫn
được ngắm nhìn hình ảnh người quá cố, nhưng lại không ghi đầy đủ năm sinh năm
mất, về sau này cháu chắt sẽ thiếu thông tin và ông bà tổ tiên.
Việc đặt tên
tự (tên chữ) cho người đã khuất, đa số các gia đình nhờ vào nhà chùa. Các vị sư
trụ trì tự nghĩ ra một tên tự có ý nghĩa liên quan đến đặc điểm, nghề nghiệp
người quá cố. Tên hiệu (tên dùng trong cúng giỗ) thường thì do họ hàng đặt và
ghi vào bài vị. Cũng có những người hiểu biết, tự đặt tên tự tên hiệu cho người
thân hoặc cho chính mình từ khi còn đang sống khỏe mạnh.
Tuy nhiên
ngày nay cuộc sống gấp gáp, khi người thân lâm chung, họ hàng người thân được
cử ra hàng photo copy nhờ người thợ in cho một là bài vị mang về gián lên ảnh
thờ. Kể cả các loại bài văn tế lập phục, tế viếng, tế triêu điện... cũng là các
bài văn dạng “lập thành”. Đôi khi do thiếu hiểu biết mà có đám hiếu khi đọc văn
rơi vào tình huống trớ trêu thay.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét