Lời biên tập
viên
Theo Gia phả Dòng Trần Nguyên Hãn: ...”Trong
thời gian tổ Trần Nguyên Hãn bị hàm oan, Trần Quốc Duy cùng với mẹ bị triều
đình Lê Lợi bắt đem về quản thúc tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội). Đời vua Lê
Nhân Tông (cháu Lê Lợi), niên hiệu Diên Ninh thứ nhất (1454), đã đại xá, minh
oan cho Trần Nguyên Hãn và tha cho vợ con ông. Trần Quốc Duy được vua mời ra
làm quan với chức Tiết Chế Lễ Tướng Công. Khi về hưu, ông đưa vợ và 3 người con
vào Tống Sơn Thanh Hoá (nay là vùng huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc). Sau mấy
năm, ông để vợ và người con thứ hai là Trần Đạo Tín ở lại tại đó (Tống Sơn),
còn ông và hai con là Trần Công Sủng và Trần Thiện Tính (Chân Thường) đi vào xứ
Cồn Dù, thôn Phú Hữu (nay là xã Nhân Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An) tìm đến
nhà ông Hoàng Đỉnh là cháu nhiều đời của tướng Yết Kiêu, một gia tướng của nhà
Trần để nhờ nơi nương tựa. Sau
ông lại dời chỗ ở lần nữa, đến chùa Liên Hoa làng Phì Cam (nay là xã Diễn Thành
huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An). Vẫn chưa yên, ông phải tiếp tục đưa Trần
Công Sủng ra chùa Sải làng Kim Cốc (nay là xã Mai Lâm huyện Tĩnh Gia - Thanh
Hoá). Khi đã ổn định, ông quay trở về chùa Liên Hoa làng Phì Cam
nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành sống cùng người con út Trần Thiện Tính
(Chân Thường)...
Đến đời sau, tổ Trần Chân Tịch, tự Phúc Quảng, hiệu Huyền Nghiêm, là con trai trưởng của tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) tuổi độ 16-17, tổ được gửi vào chùa Bổn làng Giàn, thôn Đông Tháp (nay là xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu Nghệ An).
Đến đời sau, tổ Trần Chân Tịch, tự Phúc Quảng, hiệu Huyền Nghiêm, là con trai trưởng của tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) tuổi độ 16-17, tổ được gửi vào chùa Bổn làng Giàn, thôn Đông Tháp (nay là xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu Nghệ An).
Như vậy: Tổ ông Pháp Độ (Trần Quốc Duy) và Tổ cháu Phúc Quảng đã có thời gian lương tựa nơi cửa Phật. Chính vì vậy mà Tổ Vô Ý
và hậu duệ khi viết gia phả họ Cao Trần đã ghi tên tự của các Tổ đều có các từ
của nhà Phật:
Trần Quý Công tự Vô Tâm
Trần nhất lang tự Phúc Thiện
Trần nhị lang tự Phúc Tín
Trần tam lang tự Chân Không