Họ Trần Phước, ở Duy Xuyên Quảng Nam là hậu duệ của Tổ Phúc Quảng, dòng họ Trần Nguyên Hãn. Những năm 80 của thế kỷ trước họ Trần Phước đã xác định thuộc nhánh Tổ Trần Chân Tâm. con trai thứ 3 của Tổ Phúc Quảng. Sau khi tham khảo Gia phả họ Cao Trần, ông Trần Phước Bình nhận định: có thể họ Trần Phước thuộc dòng nhánh Tổ Trần Công Ngạn, con trai cả của Tổ Phúc Quảng. Do vậy, cần có những sử liệu, phả liệu để kết luận vấn đề quan trọng này. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn Gia phả họ Trần Phước Quảng Nam mà ông Trần Phước Bình đang biên tập. Sau đây là phần mở đầu cuốn Gia phả dòng họ Trần Phước, Quảng Nam:
Gia tộc họ Trần trường tồn và đương đại, một dòng họ huyết thống bao đời võ sắc văn khoa, sử sách đã ghi cảo truyền còn đó.
Khởi nguồn từ Ngài Thỉ Tổ Trần Quốc Kinh phát triển thành dòng đại tộc. Trải qua nhiều đời, dời cư nhiều xứ ở khắp các miền đất nước, với hàng nghìn chi phái cùng hướng về gốc tổ Làng Tức Mặc phủ Thiên Trường (nay xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), và Hải Ấp (Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình) nơi phát tích của họ Trần đến với triều chính rồi lên ngôi vua kế nghiệp triều Lý. Nước Đại Việt lúc đó mới trên ba triệu dân, đến nay đã có trên 85 triệu. Đất nước có muôn ngàn sự kiện, lịch sử bao sự đổi thay, các vua Trần điều hành đất nước đã ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, bảo toàn bờ cõi, sử sách lưu truyền “ ĐÔNG A HÀO KHÍ ”, tổ tiên công đức cao dày, con cháu đời đời noi theo xây nên nghiệp lớn. Tự hào với truyền thống vẻ vang của dòng họ, có thể nói rằng:
Tiền Trần bất khuất thiên niên tụng,
Hậu thế kiên cường vạn đại ca.
Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, hậu duệ của Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải chính phái hoàng gia.
Tiết chế Tướng công Trần Pháp Độ là con thứ của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, đã sinh ra người con thứ ba Hào hợp Lĩnh bá hiệu Chân Thường.
Tổ Chân Thường được cha đưa vào Nghệ An tìm đất phúc đã chọn vùng đất: Cha trú trì Phì Cam Tự - Bốc thọ tàng tại Hào Cường thôn – Quý nam Chân Thường lập cư ốc Phú Hữu thôn Cồn Dù xứ. Các thôn Phì Cam, Hào Cường và Phú Hữu cùng xã Thái Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu làm đất căn bản cho hậu thế.
Ba con trai của Tổ Chân Thường:
- Nhất lang: Trần Chân Tịch–hiệu Huyền Nghiêm tự Phúc Quảng.
- Nhị lang: Trần Chân Tính – hiệu Huyền Thông
- Tam lang: Trần Chân Thiên – hiệu Huyền Linh
- Nhất lang: Trần Chân Tịch–hiệu Huyền Nghiêm tự Phúc Quảng.
- Nhị lang: Trần Chân Tính – hiệu Huyền Thông
- Tam lang: Trần Chân Thiên – hiệu Huyền Linh
Ba anh em nhà Chân Thường đã sinh hạ hậu duệ hàng trăm chi phái ở khắp các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định...nay xác định thêm hai xứ Thuận Hóa - Quảng Nam thuộc miền đất lập quốc ở phương Nam mà đến nay còn lưu giữ được nhiều di tích, tư liệu vô giá.
Tộc Trần Phước Thanh Châu, là một trong những chi họ thuộc dòng họ Trần Thiện Tính - Chân Thường xã Thái Xá. Mộ chí Thỉ tổ tại Cổ Tháp – Thanh Châu ghi:
“Thỉ tổ khảo Trần Đại Lang Quý Công Thụy Nguyên Trưởng Phủ Quân Chi Thần Mộ ”
“Thỉ tổ tỷ Nguyễn Trinh Thục Nhị Nương Thụy Nhàn Uyển Nhụ Nhân Chi Thần Mộ ”.
Gắn liền với sự tích khắc ghi nơi hai bờ đứng của mộ chí:
“Bắc Địa Tòng Vương Khai Thổ Võ.
Phổ hệ Hán tự ghi: TRẦN ĐẠI LANG TỰ PHƯỚC THIỆN, bà Nhụ nhân họ NGUYỄN húy THỊ LAN. Thế tịch nguyên Nghệ An thừa tuyên, Diễn Châu phủ, Đông Thành huyện, Thái Xá xã.
Nay căn cứ những trang tư liệu lịch sử khách quan của họ Trần Thái Xá – Nha Chử – Cổ Tháp (Thanh Châu) đối chứng với quốc sử hai triều Lê – Nguyễn đã chứng minh ngài Thỉ Tổ Trần Phước Thiện là cháu bốn đời của ông bà Trần Thiện Tính - Lê Từ Phúc hiệu ông bà Chân Thường, là con trai Trưởng của ông bà Nghệ An thừa tuyên Phủ tòng là Văn thần Trần Công Ngạn.
Sự tích Nghệ An thừa tuyên phủ tòng là hoàn cảnh lịch sử khách quan đưa gia đình Trần Công Ngạn đến quê hương thứ hai tức “Khai thổ võ” tại Bến Mía, thuộc là̀ng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, nay là xã Thọ Diên huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào khoảng năm 1543. Từ đây người con trai Trưởng của Văn thần Trần Công Ngạn là Phước Thiện, do vận nước đưa đẩy gia đình Ngài đã về với vùng đất mới Thuận Hóa. Đến hậu duệ đời thứ 4 về Cổ Tháp – Thanh Châu thuộc xứ Quảng Nam . Gia đình ngài Công Ngạn về sau do gặp cuộc chính biến năm Quý Dậu 1573, hậu duệ của ngài còn sống sót đã lưu cơ về Nha Chử, xã Hòe Nha, nay thuộc HTX Quyết Tiến, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, và có thể còn tồn tại đâu đó nữa.
Thỉ tổ Trần Phước Thiện nguyên là Bình luận công ứng nghĩa đi cùng Đoan quận công Nguyễn Hoàng vâng mệnh vua Lê vào Nam trấn thủ xứ Thuận Hóa, đã lập kinh ấp tại gò Phù Sa, xã Ái Tử năm Mậu Ngọ -1558. Từ đó đến nay hậu duệ của ông bà đã truyền nối trên 17 đời. Với bao sự tích hào kiệt của dòng tộc Công thần khai quốc, đến những thăng trầm, nghiệt ngã của đất nước cũng chính là của dòng họ, đã làm thất thoát không ít những tư liệu quý hiếm của tiên tổ. Nhưng phúc trạch thay ! Từ một số sự tích cổ, các dấu tích và địa danh nơi mộ táng và mộ chí, các tên đất, tên làng xưa còn lưu lại trong các tư liệu của làng cổ. Đồi chiếu bản Gia phổ sự ẩn chứa trong tập Hành trạng của Hòa Thượng Diệu Nghiêm (1738-1810), đã giúp hậu thế hôm nay lần ra nhiều sự tích mà trong phổ hệ cận đại không thấy ghi. Vô tình chúng ta có căn cứ khách quan để khảo đính sử tích của tổ tiên nơi đất phương Nam .
Để nhận thức đúng công lao, đức độ của các bậc tiền bối tiền nhân, xin trích dẫn vài đoạn trong “Lời giới thiệu” của Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn trong tập I ( quyển thủ) bộ quốc sử “ Đại Việt sử ký toàn thư” xuất bản năm 1983, như sau: “Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời bao giờ cũng trọng thị, giữ gìn, coi như thiêng liêng những di tích của nó, đặc biệt là dấu tích của những sự nghiệp anh hùng và quang vinh của ông cha, nòi giống, những gì nhắc lại những kỳ công của các bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì đời sống ấm no, hạnh phúc của các thế hệ đã qua.
……Đối với thời kỳ lừng danh như thời Đại Việt, nó là cả một bản anh hùng ca, cái gì có liên quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ tự tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta được đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ ngàn xưa vọng lại, làm rung động tâm hồn của chúng ta biết bao”……
Với nhận thức đó, trong phạm vi trực hệ của ngài Cai phủ Thuật chức tử Trần Phước Lộc làng Cổ Tháp, hậu duệ của ngài nguyện gìn giữ tốt nhất những giá trị lịch sử mà hậu thế hôm nay còn nhận biết được. Trước hết là hoàn nguyện công việc khảo cứu, sưu tập, tục biên lưu giữ các tư liệu quý hiếm ấy qua tập sách nhỏ này.
Công việc khảo cứu, đến khảo đính các sự tích của dòng họ là việc làm có ý nghĩa lớn lao nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010). Nhưng rất tiếc công việc ấy đã được đề cập nhiều lần trong nhiều năm, song bổn tộc như lãng tránh các sử tích của chính dòng họ mình. Do đó, đến tại thời điểm này tập Cổ Tháp Gia phổ sự là duy nhất trong các chi tộc thuộc hậu duệ của ông bà Trần Phước Thiện. Vì những lý do đó, nên công trình khảo cứu lần này không thuộc về “Đồng Sưu” như lời nhắn nhũ của tiền nhân, mà là tư duy độc lập của một cá thể, nên không sao tránh khỏi những hạn chế, nhất là phép tu từ, kỷ năng tổng hợp và trình bày.
Ngôi Từ Đường tộc cả tại Thanh Châu xây dựng sắp hoàn thành, nhưng các ngôi mộ cổ của dòng tộc dưới thời chúa Nguyễn, các sự tích thờ phụng Thỉ tổ, Tiên tổ gắn liền với các sự tích hào hùng của dân tộc, vẫn chưa được khảo đính và thừa nhận cũng vì lý do đó. Tức vẫn giữ nguyên những Hán tự của năm tái lập Từ Đường (Canh Ngọ -1990). Năm đó điều kiện đất nước đã hòa bình, nhưng pháp luật thời đó chưa cho phép, các bản phổ hệ, các sử tích sau hơn 100 năm bị thực dân, đế quốc đô hộ đến đây chưa được tập hợp.
Đương đại với nền công nghệ tin học ngày càng phát triễn, hy vọng hậu thế của Ngài sẽ biết gìn giữ, phụng thủ những báu vật vô giá đó chính là nghĩa cử tri ân các bậc tiền bối tiền nhân của dòng họ ta vậy.
Cử nhân Trần Thuần Tín, vị tổ thuộc chi họ trại Đầm Trang, Quỳnh Lưu đã truyền hậu thế Gia phổ sự của dòng họ, mà ngài đã dày công tục biên từ năm 1647-1651, là tấm gương để chúng ta noi theo.
(Bản sử phả “Chi Huyền Tín I” năm Kỷ Sửu-2009, sau nhiều lần bổ sung, hiệu đính nay là:古塔家譜事)
Thanh Minh, Tân Mão 2011.
Tục biên: TRẦN PHƯỚC BÌNH
(Hậu duệ Cổ Tháp – Thanh Giang)
Do sơ xuất, người biên tập đã nhầm lẫn giữa nhánh của Tổ Huyền Linh và nhánh của Tổ Chân Tâm. Nay xin cải chính và sửa lại cho đúng. Xin cảm ơn!
Trả lờiXóaTrần Phước Bình xứng đáng là người "tục biên" Gia phả của Chi phái. Chúc mừng!
Trả lờiXóa