Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

TÌM NGUỒN GỐC DÒNG HỌ TRẦN CÔNG

Trần Công Dương
Kính gửi ban biên tập dòng họ Cao Trần Nha Chử.
Cháu xin giới thiệu: Tên cháu là Trần Dương (tên trong họ là Trần Công Dương). Cháu sinh năm 1975, là hậu duệ của dòng họ Trần Công, nhà thờ tổ ở xóm 10 (Trung Hà) xã Diễn Thành - Diễn Châu - Nghệ An. Là người con của tộc Trần, như bao người con khác, nỗi day dứt vì chưa rõ nguồn gốc tiền tổ dòng họ. Cải cách ruộng đất năm 1954, vì bị quy địa chủ nên gia phả và phu uý bị đốt sạch cùng với các văn tự (trưởng họ 4 đời làm lí trưởng). Sau đó cụ Trần Công Thiệp (hậu duệ khoảng đời thứ 12, trước 1945 là lý trưởng) biên soạn lại gia phả bằng chữ nho nhưng với bản phu uý cháy dở làm căn cứ và trí nhớ nên không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân ông củng là người đã từng đi Diệu Ốc và Quỳnh Lưu dòng  tìm họ nhưng chưa tìm được. Theo các cụ kể lại trước đây có một họ ở Quỳnh Lưu cũng mất gia phả vào xin nhận họ vì khi còn nhỏ, họ nghe các cụ cúng có tên cụ tổ là Trần Phúc Tú giống như họ cháu. Nhưng họ cháu không cho vì không có gì chứng minh ngoài lời nói và sự ích kỷ là sợ người ta mang tổ về thờ mất.Theo các cụ truyền khẩu: họ ta là người Thanh Hoa lưu lạc vào đây. Bây giờ hỏi Thanh Hoa là đâu thì mọi người đều không biết. Âu cũng là hạn chế của các cụ sinh vào thời 1930 đến 1958 nên các địa danh cũ không tường tận. Năm Mậu Dần (1938) tiết mạnh thu, họ cháu làm lễ đám chay vì có biến, cụ cố cháu là trưởng họ Trần Công Danh hiệu Đông Khụ Sa Chử (khoảng đời thứ 11) đọc văn tế có câu: Họ ta xuất phát Thanh Hoa, là câu mà đến bây giờ chú cháu làTrần Công Diệu ( khoảng đời thứ 13) đã 86 tuổi vẫn còn nhớ. Khi xưa cụ tổ từ Thanh Hoá vào lập cư ở thôn Phú Đông, sau đến đời cụ Trần Công Danh  mua đất ở thôn Phú Trung  và cho tất cả con cháu ngành trưởng về định cư. 

Bài văn tế xuân của họ Trần Công có câu:
-Duy
Niên hiệu ……chính nguyệt thập ngũ nhật Nghệ An tỉnh Diễn Châu huyện Diễn Thành xã  Phú Đông thôn cư Phú Trung thôn………
Gia phả họ Trần Công  cũng có tên tổ cô bà hiệu Trần Quế Hoa Nương
Sau khi đọc bài: Trưởng tử Trần Công Ngạn là ai của bác Trần Phước Bình viết ngày 23/02/2013. Cháu liên tưởng đến một người trong gia phả của họ có thể có liên quan đến chăng.
Phu uý chép :
-Tiền triều Lê Trung Hưng lịch thụ hiệp chức Phấn Lực tráng tiết tướng quân Trần quý công tự Trọng thuần chính phủ quân.

 Tổ Trần Công Ngạn có phải là Trần Công Trọng chăng?    
                                                                                       
Theo phả ký của họ Trần Nguyên Hãn Nghệ An thì từ tổ Pháp Độ Công Trần Quốc Duy  sau khi từ Thanh Hoa vào Thái Xá đến đời  Trần Chân Tịch không ai dám ra làm quan (辰懼禍不敢祥所出  Thời cụ họa bất cảm tường sở xuất) vì sợ mang hoạ như cha ông mình là con cháu Trần Nguyên Hãn.                        
Vậy Trần Công Ngạn ra đi từ làng Thọ An được xác nhận lúc vua Lê Trang Tông  (tiền triều Lê trung hưng  ứng vào năm1533 – 1548) tiến quân vào Nghệ  An (1533) đã 20 tuổi. Với danh nghĩa nhà Lê là chính thống nên Trần Công Ngạn đã phò nhà Lê diệt Mạc. Do thông tin ngày xưa hạn chế và chiến tranh Lê, Mạc được coi là cuộc nội chiến khốc liệt nhất nên tộc Trần không có thông tin về trưởng tử Trần Công Ngạn và chép vào gia phả là vị tường (không rõ).  
Theo cháu đánh giá con cháu Trần Công Ngạn phải li tán loạn lạc có ba  nguyên nhân:
-            Do cuộc chính biến 1573 bị Trịnh Tùng mưu sát.
-        Do quân Mạc tái chiếm  Lôi Dương và một số vùng Thanh Hóa Nghệ An, quân Lê thua nên con cháu phải chạy nạn.
-         Khi quân Mạc tái chiếm Lôi Dương và một số vùng Thanh Hóa Nghệ An, quân Lê thua trận, một số tướng nhà Lê đã đầu hàng  Mạc, trong đó có con cháu Trần Công Ngạn. Khi nhà Lê chiếm lại được Thanh Hóa hay thống nhất đất nước (1625) nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Chúa Trịnh đã thanh trừng con cháu Trần Công Ngạn vì tội phản nghịch nên con cháu  phải thay tên đổi họ, li tán mỗi người một nơi hoặc không giám chép tên thật vào gia phả.

Các cuộc giao tranh Lê, Mạc  (thời gian và địa điểm):
Chiến sự 1551
Có lực lượng của Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến, nhà Lê tổ chức tấn công ra bắc. Tháng 6 năm 1551, Trịnh Kiểm làm tổng chỉ huy, sai Lê Bá Ly và Vũ Văn Mật ra quân tấn công Thăng Long.
Chiến sự 1554
Năm 1554, Trịnh Kiểm lập hành dinh tại quê hương Biện Thượng,  sau đó điều quân đánh Thuận Hóa. Khi quân Lê tiến vào nam, các quan lại nhà Mạc và các hào trưởng địa phương phần lớn đi theo. Tướng Mạc ở Thuận Hóa là Hoàng Bôi mang quân ra đánh bị tử trận. Quân Mạc bị đánh tan, nhà Lê lấy lại được Thuận Hóa và Quảng Nam.
Chiến sự 1555
Sau khi ổn định tình hình, Mạc Kính Điển bắt đầu tổ chức tiến công vào Thanh Hóa.
 Chiến sự 1557
Trận tháng 7
Tháng 7 năm 1557, Mạc Tuyên Tông sai Mạc Kính Điển đem quân đánh Thanh Hóa, Phạm Quỳnh và Phạm Dao vào đánh Nghệ An.
Mạc Kính Điển chia ra đóng ở sông Thần Phù và vùng Tống Sơn, Nga Sơn, đốt phá cầu phao. Trịnh Kiểm sai Thanh quận công ra giữ Nga Sơn, Hà Thọ Tường giữ Tống Sơn, quân Mạc không tiến lên được.
Trận tháng 9
Trịnh Kiểm đem 5 vạn quân thuỷ bộ đánh ra Sơn Nam. Quân Lê qua sông Phụng Xí phá tan quân Mạc, bắt sống tướng Mạc là Khánh quốc công. Sau đó Trịnh Kiểm tự mình chỉ huy bộ binh, sai Phạm Đốc chỉ huy thuỷ quân cùng tiến, sai Vũ Lăng hầu làm Tiền Thuỷ đội.
Mạc Tuyên Tông sai Nguyễn Quyện mang quân ra chống giữ ở sông Giao Thuỷ, đánh nhau to với Vũ Lăng hầu. Vũ Lăng hầu nhảy sang mui thuyền của Nguyễn Quyện. Nguyễn Quyện cầm gươm chém, Vũ Lăng hầu nhảy xuống sông lặn đi. Nguyễn Quyện lại nhảy sang thuyền của Vũ Lăng hầu, chém được đầu của người cầm dù rồi hô lớn:
-Đầu Vũ Lăng hầu đây, lũ chúng mày địch sao nổi ta!
Quân Lê nghe nói sợ hãi, không kịp ngoảnh lại nhìn, nhảy cả xuống sông. Toàn quân Lê tan vỡ, bỏ thuyền nhảy lên bờ tháo chạy. Quân Mạc thừa thắng đuổi đánh. Nhân dân các huyện đều hưởng ứng theo quân Mạc. Trịnh Kiểm vội rút quân.
Mạc Kính Điển sai tướng đem quân chặn lối về của Trịnh Kiểm, giết rất nhiều quân Lê. Chiến tướng nhà Lê trung hưng bị giết đến vài chục viên, thuyền bè, khí giới phải vứt bỏ hết. Trịnh Kiểm chạy thoát về chỉ còn non nửa số quân.
Chiến sự 1559-1562
Năm 1558, Trịnh Kiểm mang đại quân lại ra Sơn Nam đánh úp quân Mạc, bắt sống tướng Mạc là Anh Nhuệ hầu đưa về Yên Trường và chém.
Nhân lúc quân chủ lực Nam triều tập trung ngoài bắc, tháng 3 năm 1561, Mạc Kính Điển tập trung binh thuyền tấn công Thanh Hóa. Quân Lê bại trận, Vũ Sư Thước và Lại Thế Khanh đều bỏ dinh trại chạy về; Lê Chủng thì quân vỡ, tháo chạy, đem quân chạy vào Vạn Lại, Yên Trường.
Chiến sự 1564-1565
Sau lần ra cướp lương thực ở Thanh Trì và Thượng Phúc năm 1563, Trịnh Kiểm lại mang quân ra phía bắc 3 lần trong năm 1564-1565, đánh phá các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang. Tháng 12 năm 1565, trong lúc Trịnh Kiểm tiến đánh Sơn Nam thì Mạc Kính Điển lại mang quân vào cửa biển Linh Trường đánh Thanh Hóa.
Vũ Sư Thước sai người cáo cấp với Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm sai Lộc quận công đem quân về cứu Thanh Hóa. Quân Lê hợp lại làm một, giao chiến với quân Mạc ở Du Trường. Quân Mạc phục sẵn ở chỗ hiểm yếu, cho kỳ binh ra khiêu chiến, rồi giả cách thua chạy. Vũ Sư Thước đem binh tượng đuổi theo. Mạc Kính Điển liền tung phục binh ra, bốn mặt cùng nổi dậy, đánh kẹp lại vây thành mấy lớp. Sư Thước, Thế Khanh bại trận, phải phá vòng vây, cố sức đánh thoát chạy vào rừng núi. Lộc quận công bị quân Mạc đâm chết trên lưng voi. Quân Lê bị chết hàng nghìn người. Mạc Kính Điển định đánh tiếp nhưng nghe tin Trịnh Kiểm đã rút quân về đến Thạch Thành, bèn đem quân về.
Chiến sự 1570
Cuối năm 1569, Trịnh Kiểm ốm nặng, giao lại binh quyền cho con cả là Trịnh Cối. Tháng 3 năm 1570, Trịnh Kiểm chết, Trịnh Cối lên thay. Con thứ Kiểm là Trịnh Tùng tranh quyền với Cối. Hai bên dàn quân đánh nhau.
Nhân cơ hội đó, tháng 8 năm 1570, Mạc Kính Điển đem hơn 10 vạn quân, 700 chiếc thuyền chiến vào đánh Thanh Hóa. Ông chia quân sai em là Mạc Đôn Nhượng cùng Mạc Đình Khoa và phó tướng là Mậu quận công đem quân giữ cửa biển Thần Phù.
Mạc Kính Điển chia quân làm 6 mũi cùng tiến vào các cửa biển Linh Trường, Chi Long, Hội Triều, hội quân ở Bút Cương. Đến Hà Trung, quân Mạc đóng dinh ven sông.
Trịnh Cối bị kẹp giữa quân Mạc và Trịnh Tùng, tự liệu không chống nổi, liền đem các tướng Lại Thế Mỹ, Vũ Sư Doãn, Trương Quốc Hoa và vợ con đón hàng nhà Mạc. Mạc Kính Điển tiếp nhận, phong cho Trịnh Cối tước Trung Lương hầu và phong chức cho các tướng Lê về hàng, rồi sai các hàng tướng dẫn quân bản bộ tiếp tục tiến.
Trong số các tướng dưới quyền Trịnh Cối chỉ có Vũ Sư Thước định bỏ doanh trại vào cửa quan Yên Trường theo nhà Lê, nhưng quân lính muốn hàng nhà Mạc, không chịu theo. Sư Thước buộc phải về theo nhà Mạc, được phong tước Thuỷ quận công.
Vua Lê Anh Tông thấy Trịnh Cối hàng Mạc bèn trao binh quyền cho Trịnh Tùng làm Tiết chế các dinh thuỷ bộ. Trước thế mạnh của quân Mạc, Trịnh Tùng chủ trương phòng thủ chia quân chiếm giữ cửa luỹ các xứ, đào hào đắp luỹ, đặt phục binh giữ nơi hiểm yếu để phòng.
Ngày 25 tháng 8 âm lịch, Mạc Kính Điển mang quân cùng tiến, dọc sông Mã và sông Lam. Nhân dân Thanh Hóa bỏ chạy, nhà Mạc mang nhiều người và của cải lấy được ở Thanh Hóa ra bắc.
Quân Mạc ngày đêm tiến đánh luỹ Yên Trường. Quân Lê thế yếu, chỉ đắp luỹ cao, đào hào sâu, giữ chỗ hiểm để chờ thời. Tướng Nam triều là Lê Cập Đệ dùng mẹo sai quân lính ban đêm dựng luỹ tầng ngoài kéo dài đến hơn 10 dặm, lấy nhiều vách nhà để che chắn, dùng bùn trát bên ngoài, trên thả chông tre, chỉ một đêm mà thành giả làm xong.
Hôm sau, Mạc Kính Điển trông thấy, cho là thành thật, kinh ngạc không dám đến gần và đốc suất tướng sĩ ngày đêm đánh gấp. Hai bên giao chiến ác liệt, bên trái sông từ Da Châu, Tàm Châu, bên phải sông từ đầu nguồn hai huyện Lôi DươngNông Cống đều là chiến trường, quân Mạc lần lượt đánh chiếm. Tướng Nam triều là Hà Khê hầu đem quân ra giữ luỹ Ai ở huyện Cẩm Thuỷ đầu hàng nhà Mạc.
Chiến sự 1571
Tháng 8 năm 1571, Mạc Kính Điển đốc suất quân lính vào đánh các huyện ở Nghệ An. Nghệ An xa bản dinh vua Lê nên không được ứng cứu, dân Nghệ An sợ uy quân Mạc từ nhiều năm[5], phần nhiều đầu hàng họ Mạc. Do đó từ sông Cả vào Nam đều trở về hàng nhà Mạc.
Tướng trấn thủ nhà Lê là Nguyễn Bá Quýnh nghe tin quân Mạc kéo đến sợ hãi bỏ chạy, còn lại Hoàng quận công chống nhau với Nguyễn Quyện nhưng không địch nổi, bỏ cả thuyền chạy vào Hoá Châu, cuối cùng bị quân Mạc bắt sống. Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận: "Từ đó, thế giặc (Mạc) lại mạnh, đi đến đâu, dân đều bỏ chạy". Tháng 9 năm 1571, Trịnh Tùng sai Trịnh Mô (tức Nguyễn Cảnh Hoan)và Phan Công Tích đi cứu Nghệ An. Quân Mạc rút về bắc.
Chiến sự 1572
Từ năm 1558, con thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm hại như anh cả Nguyễn Uông nên xin vào trấn thủ Thuận Hoá. Năm 1570, Trịnh Kiểm lại giao cho Hoàng trấn thủ nốt Quảng Nam.
Năm 1572, Mạc Kính Điển lại mang quân vào đánh Thanh Hóa và Nghệ An, đồng thời sai Mạc Lập Bạo mang 70 chiến thuyền vào đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng dùng kế giết được Mạc Lập Bạo. Từ đó nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.
Quân Mạc lại đánh phá Nghệ An, quân Lê không chống nổi. Thái phó Vi quận công nhà Lê là Lê Khắc Thận, vượt lũy về hàng nhà Mạc. Trịnh Tùng bèn bắt các con của Khắc Thận là Tuân, Khoái, Thầm mang giết hết.
Tháng 10 năm 1572, Lại Thế Khanh, Trịnh Mô, Phan Công Tích đem quân đi Nghệ An. Khi quân Lê đến nơi thì quân Mạc rút lui.
Chiến sự 1573-1574
Nội bộ nhà Lê trung hưng xảy ra mâu thuẫn. Lê Anh Tông không muốn bị Trịnh Tùng thao túng, tìm cách chống lại. Anh Tông cùng 4 người con lớn trốn ra ngoài, chạy vào Nghệ An. Trịnh Tùng lập con út của Anh Tông là Duy Đàm lên ngôi, tức là Lê Thế Tông. Sau đó Trịnh Tùng sai Nguyễn Hữu Liêu đi đánh bắt được Lê Anh Tông và giết chết. Từ đó quyền hành nhà Lê trung hưng hoàn toàn trong tay Trịnh Tùng.
Tháng 8 năm 1573, Mạc Kính Điển lại tiến đánh Thanh Hóa, đánh dinh Yên Trường. Trịnh Tùng rút vào dinh cố thủ rồi bất ngờ chia quân ra đánh úp. Quân Mạc bị thua phải rút về.
Tháng 7 năm 1574, Mạc Mậu Hợp lại sai Nguyễn Quyện vào đánh Nghệ An. Từ sông Cả trở về Bắc lại theo nhà Mạc. Tướng nhà Lê là Hoàng quận công đánh nhau với Nguyễn Quyện nhiều lần bị thua. Quân Lê nhiều người bỏ trốn, Hoàng quận công bèn làm vòng sắt khoá chân quân lính vào thuyền. Quân Mạc đuổi đến, họ cũng không chịu đánh. Hoành quận công bèn bỏ thuyền lên chạy bộ. Đến châu Bố Chính thì Hoàng quận công bị Nguyễn Quyện bắt sống đem về Thăng Long giết chết.
Chiến sự 1575
Ngày mồng 6 tết âm lịch, Mạc Kính Điển lại đem quân đánh Thanh Hoa, Nguyễn Quyện đem quân đánh Nghệ An.
Thế quân Mạc mạnh, tiến đến đâu, mọi người đều không dám chống lại, trốn xa vào núi rừng. Mạc Kính Điển tự đem đại binh tiến đánh các sông ở Yên Định và Thuỵ Nguyên, chia quân cho bọn Mạc Ngọc Liễn tiến đánh các huyện Lôi Dương và Đông Sơn.
Tháng 8 năm 1575, Trịnh Tùng sai thái phó Hoàng Đình Ái cùng Đỗ Diễn, Thạch quận công và Phan Văn Khoái đem quân đi cứu các huyện Lôi Dương, Nông Cống, Đông Sơn, đóng quân ở núi Tiên Mộc. Trịnh Tùng tự dẫn đại quân Trung dinh, sai Vũ Sư Thước và Nguyễn Hữu Liêu làm tiên phong; phía sau có các tướng Trịnh Bách, Trịnh Đồng, Trịnh Ninh, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Đỗ, Tống Đức Vị, Hà Thọ Lộc tiến đến Chiêu Sơn đóng quân. Mạc Kính Điển đem đại binh đánh ở Đông Lý, huyện Yên Định. Vũ Sư Thước và Nguyễn Hữu Liêu mang quân ra đánh, quân Mạc bại trận rút về.
Chiến sự 1576
Tháng 8 năm 1576, Mạc Kính Điển lại đem quân xâm lược Thanh Hoa, tiến đánh sông Lam ở huyện Thuỵ Nguyên. Ông sai Mạc Ngọc Liễn đem quân tiến đánh sông Đồng Cổ ở huyện Yên Định. Mặt khác, Kính Điển vẫn chia quân cho Nguyễn Quyện đánh Nghệ An.
Nguyễn Quyện đánh nhau với Trịnh Mô vài tháng. Trịnh Mô nhiều lần đánh không được, trốn về Thanh Hoa, đến huyện Ngọc Sơn. Nguyễn Quyện tự đốc quân đuổi tới Ngọc Sơn, bắt được Trịnh Mô ở giữa đường đưa về Thăng Long.
Chiến sự 1577
Tháng 9 năm 1577, Mạc Kính Điển lại mang quân đánh Thanh Hóa. Trịnh Tùng đích thân đem đại binh ra cửa luỹ Khoái Lạc chống lại. Quân Mạc đánh phá dinh Hội Thượng. Hoàng Đình Ái và Nguyễn Hữu Liêu đem quân ngăn chặn. Hai bên đánh nhau với ở Hà Đô.
Chiến sự 1579
Tháng 8 năm 1579, Mạc Kính Điển lại đem quân vào đánh Thanh Hoa, cướp phá vùng ven sông, đến sông Tống Sơn, phủ Hà Trung, đánh vào xã Chương Các. Trịnh Tùng sai Đặng Huấn đốc quân chống quân Mạc ở Thái Đường và Trịnh Văn Hải làm tiên phong đánh vào núi Kim Âu. Đặng Huấn thúc quân tiến ngầm đến địa phương Tống Sơn, ra Mục Sơn ở sông Bình Hoà, chặn phía sau quân Mạc. Quân Mạc thua to phải rút về.
Chiến sự 1580-1583
Tháng 8 năm 1580, Mạc Mậu Hợp sai Nguyễn QuyệnMạc Ngọc Liễn cùng Hoằng quận công đem quân vào đánh Thanh Hoa, cướp lấy tiền của, súc vật các huyện dọc sông rồi rút về.
Mong rằng các tư liệu và suy xét thiển cận này sẻ có ích cho sự liên kết của tộc Trần. Còn đối với họ Trẩn Công là một niềm an ủi vì hoàn cảnh chưa thể đi tìm được cội nguồn dòng tộc.
Cháu hiện nay đang công tác tại Hà Nội nên việc tìm hiểu thêm về lịch sử dòng họ còn hạn chế. Các cụ khoảng đời thứ 13 chỉ còn lại 4 người hiện nay cũng trên 70 tuổi. Chỉ sợ là thế hệ con cháu sau này  không sớm tận dụng thời gian  thì sẽ rất khó khăn trong việc đi tìm cội nguồn.
Cháu xin trích một đoạn phu uý các cụ tổ họ Trần Công :

PHỤNG SAO PHU ÚY TRẦN TỘC
Thụy hiệu tiên tổ kỵ nhật kê hậu

-Cao cao tổ khảo Trần nhất lang tự Phúc Tú phủ quân.
 Kỵ 5/8
-Cao cao tổ tỷ Nguyển A Nương tự Trung Thiên nhụ nhân.
 Kỵ 2/9.
-Cao cao tổ khảo Trần Công Tụy phủ quân.
-Cao cao tổ tỷ Trần Chính thất bất tri danh hiệu.
-Cao cao tổ khảoTrần nhất lang tự Công Quán phủ quân.
-Cao cao tổ tỷ Trần chính thất Đậu thị hạng nhị nương  hiệu Từ…?...?... nhụ nhân.
-Tiền triều Lê Trung Hưng lịch thụ hiệp chức Phấn Lực tráng tiết tướng quân Trần quý công tự Trọng thuần chính phủ quân.
-Tổ tỷ Nguyển A Nương hiệu Từ Trường nhụ nhân.

Bính chi
- Cao cao tổ khảo tiền ưu binh kiêm tráng tiết tướng quân …?…?…?…..thị vũ bá phủ quân.
- Tổ tỷ Trần chính thất Thái thị Trị hiệu Từ Thuận nhụ nhân.

Giáp chi
- Tổ cô bà Trần thị Trương hiệu Quế Hoa Nương thần tiên.
- Tổ cô bà Trần a Nương húy thị Thơi hiệu Từ Hòa.
- Tổ cô bà Trần a Nương hiệu Từ Thuận nhụ nhân.
Kỵ 20/07.

Bính chi.
-Tổ khảo tiền nhiêu nam Trần Công Sính thị trung cần phủ quân.
-Tổ tỷ Trần chính thất Hoàng Thị Hiên hiệu Trinh Thuận nhụ nhân.
-Hiển tổ khảo Trần quý công thị chất trực phủ quân.

Tứ thế
Giáp chi
-Tổ khảo Trần nhất lang tự Phúc Tính phủ quân.
-Tổ tỷ Trần chính thất Đậu Thị hiệu…?...?...

*   *   *

Mong rằng sau khi nhận được những dòng này, cháu mong nhận được lời đánh giá, chia sẻ từ ban biên tập dòng họ Cao Trần .
Kính chúc dòng họ Cao Trần và ban biên tập mạnh khỏe, trường tồn!
                                                     

19 nhận xét:

  1. Chào anh Dương!
    Tôi là Trần Dũng, ĐT: 0977448875, email: dungcg9@gmail.com, người ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Dòng họ tôi có ông tổ đến đất Hưng Nguyên từ thế kỷ 17, có thờ bà tổ cô hiệu quế hoa nương. Tuy nhiên gốc nơi ông tổ tôi đến ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, hiện nay vẫn chưa tìm được tổ quán và kết nối gia phả. Tôi được biết họ Trần Nguyên Hãn ở Nghệ Tĩnh (dòng Chân Thường hay con ông là Chân Tịch) đều thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương. Tôi cũng có tìm hiểu được có một dòng họ Trần ở xóm 7 và 8 xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu có thờ bà tổ cô hiệu quế hoa nương, đang tiến hành xây mộ lại cho bà, anh có thể liên hệ: Anh Châu, sinh năm 1979, email: chaund1979@gmail.com SDT 0912.890.396.
    Có một dòng họ Trần ở Hương Sơn Hà Tĩnh và ở Thanh Chương nghệ An có thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương, anh có thể liên hệ Anh Thế, sinh năm 1962 hiện đang ở Vinh có sđt: 01235765555
    Có 2 họ Trần ở Thanh Hóa có thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương, anh có thể liên hệ như sau:
    1. Ông Trần Trung ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa: SĐT:0977866875, 037641112
    2. Đây là họ Trần mà rất có thể anh sẽ tìm kiếm được thông tin hữu ích từ thông tin từ trong dấu ngoặc kép tôi cung cấp cho anh:
    "SƠ LƯỢC VỀ TÔNG THỐNG TRONG GIA TỘC

    Tổ tiên phát sinh chính ở Nghệ An. Thạch Hà huyện. Diễn Châu phủ. Trảo Nha xã:
    Sinh hạ được 3 anh em
    - Anh Cả: ở tại nơi chôn nhau cắt rốn. Trảo Nha. Thạch Hà. Hà Tĩnh .
    - Em Thứ: Phùng Cầu. Thiệu Thịnh. Thiệu Hoá. Thanh Hoá.
    - Em Thứ 3: Chỉ Tiến. Yên Trung. Thọ Xuân. Thanh Hoá.
    Anh em mỗi người một nơi là do thời thế phong ba bão táp, đất nước có chiến tranh gây nên sự thất lạc ly tán như hiện nay:
    Sau khi sự thanh bình của đất nước ổn định, hoà bình lập lại hai Anh em thứ đã tìm được nhau tại Thanh Hoá như đang cư chú hiện nay.
    Hàng năm đều nhớ đến ngày giỗ Tổ.
     Thiệu Thịnh giỗ Tổ vào ngày: 9 tháng 9. Hàng năm
     Yên Trung giỗ Tổ vào ngày: 25 tháng 11. Hàng năm



    Tôi chỉ biết thế tôi, nếu có gì thì anh có thể tìm hiểu và có thêm thông tin để chúng ta cùng kết nối. Chúc thành công!


    Trả lờiXóa
  2. Tôi bổ sung cho anh nha:
    HOÀNG TRIỀU THIÊN TRI VẠN VẠN NIÊN
    TỤI GIÁP THÌN NHỊ DƯƠNG NGUYỆT CỐCNHẬT
    NGÀY GIỖ TRONG ĐẠI TỘC

    1- Cụ Ty Tổ, Trần Quý Công. Tự là Đại Lang. Ngày kỵ: 09 - 9
    2- Cụ Cao Tổ, Trần Quý Công, Tự Phúc Minh. Ngày kỵ: 10 - 12
    3- Cụ Tằng Tổ Khảo, Trần Quý Công,Tự Phúc Thiện Ngày kỵ: 26 - 5
    4- Cụ Hiển Tổ Khảo, Trần Quý Công, Phúc Chân Ngày kỵ: 27 - 6
    Bà: Hiển Tổ Khảo, Người họ Đỗ, hiệu Tự Quế Ngày kỵ: 03 - 5
    5- Cụ Hiển Khảo, Trần Quý Công, Tự Thuần Ngày kỵ: 28 - 3
     Bà cả: Hiển Tỷ, Người họ Hàn, Hiệu Trinh Tiết Ngày kỵ: 23 - 8
     Bà thứ: Hiển Tránh Thất, Người họ Lê, Hiệu Trinh Khiết;kỵ:15 - 4
    6-1 :Ông Trần Quý Công, Tự Trung Trực (Con bà cả): Ngày kỵ: 17 - 12
    6- 2:Ông Trần Quý Công, Tự Lương Hoà(Phật Tự) (Con bà thứ)
    Ngày kỵ: 25 - 10
    7 1- Ông Trần Quý Công, ( Cố Thọ Khiêm - Công giáo) Ngày kỵ: 12 - 4
    7 2- Ông Trần Quý Công, Tự Cần Mẫn Ngày kỵ: 20 - 10
    7 3- Ông Trần Quý Công, ( Cố Mục Giang ) Ngày kỵ:
    7 4- Ông Trần Quý Công, ( Cố Phó Đặng ) Ngày kỵ:
    7 5- Ông Trần Quý Công, ( Cố Cữu Lương – Tường Bích ) Ngày kỵ:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh Nguyễn Đức Thuận đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích. Mong anh Dương liên hệ và cho ý kiến phản hồi.

      Xóa
  3. Anh có thể liên lạc với e qua Nik Facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100016977737727
    Được không ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có thể cho biết họ tên, địa chỉ cụ thể, và muốn liên hệ với anh nào nhé? Thanks.

      Xóa
  4. Liên hệ với e qua Nik Facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100016977737727
    Được không ạ

    Trả lờiXóa
  5. Em cũng đang tìm gốc họ Trần công.họ em ko còn giá phả phỉ còn bài vị ghi cụ tổ Trần Công -tự Quý Hợp.ngươi con Trần Công -tự Huy Đắc.em nghe nói các cụ đi tản từ thành hoá ra.và làm thầy dậy học

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà em ở Thanh Chương họ Trần Đình nhưng trong gia phả tìm ra được Gốc Trần Công ở Nam Định đó ạ

      Xóa
  6. tôi là Trần Ngọc Minh - Đức Thọ, Hà Tĩnh. Họ chúng tôi ông Thủy tổ là Trần Ngọc Sơn không rõ ở đâu tới (có cụ nói đâu ở Thanh Hóa về-không con gia phả để lại). Đến nay đã 16 đời, mong kết nối tìm dduwwocj gốc tổ tiên. Email tranngocminh@hatinh.edu.vn ai có thông tin gì xin liên hệ giúp đỡ với. cảm ơn

    Trả lờiXóa
  7. Cho tôi hỏi: họ Trần tôi ở Dức Thọ (ông thủy tổ là Trần ngọc Sơn) đến nay 16 đời nhưng không biết từ đầu về. Văn phạm để lại có nhắc đến Dĩnh xuyên quận, Không biết có liên quan trực tiếp đến dòng họ nào xin kết nối nhận thông tin qua tranngocminh@hatinh.edu.vn Cảm ơn

    Trả lờiXóa
  8. Tộc bên Tôi cũng có Ông tiền hiền là Trần Quý Công di dân trấn An Định Thanh Hóa về Quảng Nam, đến nay con cháu đã là 19 đời, muốn tìm lại cội nguồn. Xin liên hệ 0973821596 ( zalo Bảy Quý )

    Trả lờiXóa
  9. Tộc bên tôi cũng có 3 ông là Trần Công QUÂN, Trần Công Giáo, Trần Công HUẤN quê gốc ở Thanh Hóa. Cháu nội ông Trần Công QUÂN theo vua Lê vào đánh Chiêm Thành khoảng 1471 - 1472 rồi ở lại Quảng Nam. ĐT liên lạc 0973821596

    Trả lờiXóa
  10. Kính thưa các quý vị Họ Trần Công. Những lời tôi viết lên đây là tâm thực của tôi muốn tìm về nguồn cội. Cúi xin các cụ Tổ chứng giám cho.
    Tôi tên là Trần Công Bình, quê ở xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình. Ngày xưa là huyện Đông Quan, Thái Bình. Xưa nữa ;là Làng Phù Lưu, Tàu đọ. Từ thời cổ đến thời thuộc nhà Minh Huyện Đông Quan còn gọi là Cổ Lan. Từ Hậu Lê đến nhà Nguyễn huyện Đông Quan thuộc phủ Thái Ninh. Tên phủ này thời Lý là Hương Thái Bình; nhà Trần là lộ An Tiêm; nhà Hậu Lê là phủ Thái Bình...
    Theo các Cụ để lại dòng họ Trần Công của tôi đã đến đất này khoảng 300 năm, hiện nay có từ Đường họ Trần Công ở thôn Nam, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, có gia phả ghi chép lại nhưng nay đã thất lạc.
    Tôi nghe kể lại: Cách đây khoảng 60 hoặc 70 năm, có người họ Trần từ Vĩnh Bảo - Hải Phòng vào mượn gia phả của Họ tôi về để tra cứu nhưng chưa trả lại. Ngày tháng ngày qua đi những người trực tiếp cho mượn đã quy tiên, những người mượn gia phả của chúng tôi cũng đã về với các Cụ Tiên tổ nên giờ đây gia phả của họ Trần ở thôn Nam, xã Đông Sơn, Đông Hưng không biết lưu lạc phương nào. Việc thất lạc gia phả khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn mà không muốn nói ra...
    Nay chúng tôi là những người hậu sinh muôn tìm kiếm về nguồn gốc gia phả của họ mình - HỌ TRẦN CÔNG. Tôi viết lên đây mấy dòng chữ này với mong muốn thành thật tìm về nguồn cội. Vậy ai biết thông tin gì về nguồn cội họ Trần Công xin bớt chút thời gian trả lời thư này theo địa chỉ Email: tranbinhbqd2016@gmail.com hoặc số điện thoại 0812541269. Xin chân thành cảm tạ và sẵn sàng kết nối để lắng nghe.
    Tôi biết việc đi tìm lại gộc gác dòng họ như thế này khác gì "mò kim đáy bể", " bóng chim tăm cá" nhưng biết làm sao, cầu mong Tổ Tiên có linh thiêng xin phù hộ độ trì cho con cháu sớm tìm lại được Tổ tông gốc tích của mình....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. A thử tìm ra Nam trực Nam định nhé

      Xóa
  11. Vâng! Cháu rất xin lỗi mọi người vì phản hồi quá trễ. Cũng vì lý do hấp tấp nên cháu đã đưa một số thông tin thiếu tính phù hợp (không dám nói là chính xác). Sau gần chục năm suy xét lại thì họ cháu xuất phát từ Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay), vào khoảng năm Qúy Hợi (1623), tổ Phúc Tú chạy nạn vào thôn Phú Đông phủ Diễn Châu. Đến nay họ cháu đã truyền thế được 16 đời. Vậy tính ra khoảng 24 năm một đời ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Mọi người có thể xem thông tin họ cháu theo đường link sau đây ạ http://hotrancong.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  13. Trần Công Dương,
    Tôi đọc và được biết đến trang blogspot, tôi hiện tại cũng mong muốn tìm hiểu và biết được cội nguồn và nhà thờ gốc họ Trần Công . Rất mong được sự phản hồi góp ý và kết nối của các anh các bác tiền bối .
    Trần Công Dương. 0906013268. Anh Sơn- Tĩnh Gia( nay Thị Xã Nghi Sơn) - Thanh Hoá.
    Trân trọng.!

    Trả lờiXóa
  14. Em cũng con cháu họ Trần Công, các cụ ông cụ bà thì ở Thạch Tượng,Hà Tĩnh nhưng chi phái bọn em đời ông nội thì được lệnh của chính phủ di dời lên Cẩm Xuyên nên cũng ly khai khỏi họ chính, hiện nay không biết được danh tính của Thủy Tổ và Bà Tổ Cô cũng như các vị Tiên Tổ khác,em rất mong muốn tìm nguồn gốc Tiên Tổ, nhưng không biết tìm từ hướng nào 😭😭😭

    Trả lờiXóa
  15. 16 I 公論 TRẦN CÔNG LUẬN 陳公論 謚 ~1550
    1-1 公掌 TRẦN CÔNG CHƯỞNG 陳公掌
    1-2 仲舒 TRẦN TRỌNG THƠ 陳仲舒
    1-3 益勇 TRẦN ÍCH DŨNG 陳益勇
    15 II 益勇 TRẦN ÍCH DŨNG 陳益勇 ~1575
    2-1 登千 TRẦN ĐĂNG THIÊN 陳登千
    14 III 登千 TRẦN ĐĂNG THIÊN 陳登千 ~1600
    3-1 登眀 ĐĂNG MINH 陳登眀
    3-2 登髙 ĐĂNG CAO 陳登髙
    3-3 登胎 ĐĂNG CHIÊU 陳登胎/招
    3-4 玉通 NGỌC THÔNG 陳玉通
    3-5 文𦹳 VĂN THƠM 陳文𦹳
    13 IV 玉通 NGỌC THÔNG 陳玉通 1631
    Em cũng là Trần Công đời thứ 16 Quảng Trị, lại lạc :)) SĐT em: 0905834789

    Trả lờiXóa