Cao Xuân Thiện
Từ đời thứ 5 tổ Bá Tuân cành Cả họ Cao Trần sinh được 6 ông con trai. Dòng họ đã có thêm đông con cháu. Phần điền được quân cấp, cùng với việc mua thêm ruộng đất để làm ăn sinh sống. Trước đây họ ta có đất đai ruộng vườn ở đâu thì đưa con cháu đến sinh sống làm ăn ở đó. Tổ Bá Tuân để cho 2 con trai trưởng thứ: tổ Đăng Dụng và tổ Cựu Mậu ở lại trong làng, ông thứ 3: tổ Đức Giản ra ở thôn Thống Nhất, nay là xóm 1 Hùng Tiến. Hai ông thứ 4 và thứ 5: tổ Đức Tuấn và tổ Đức Tú, xuống ở thôn Duy Tắc trước đây thuộc tổng Hoành Nha, sau đó Duy Tắc tách ra về tổng Hoành Thu, nay là xã Giao Tân. Theo biên chế thì con cháu của 3 tổ: Đức Giản, Đức Tuấn, Đức Tú thuộc phái thứ 3 (còn gọi là Bính phái). Ông thứ 6: tổ Đức Thiệu ra ở thôn Quyết Tiến, nay là xóm 6 Quyết Tiến, phái này là phái thứ 4, (còn gọi là Đinh phái). Đinh phái hiện nay còn ở quê là nhánh con cháu tổ Đồ Tài, cụ Phú, cụ Hào, cụ Xương, ông Hành, ông Thịnh, ông Thảo….
Đến nơi tôi đã có phần choáng ngợp bởi ngôi từ đường họ phái mới khánh thành năm 2020, to đẹp, rộng rãi hoành tráng và tôn nghiêm. Trên nóc nhà thờ có 3 chữ Hán (Đại tự) - 高 陳 族.Cao Trần Tộc.
Người dân địa phương ngầm hiểu, đây là từ đường của cả dòng họ lớn trong
xã. Theo thông tin của ông Tại cung cấp, từ đường được xây dựng trên khuôn viên
diện tích đất khoảng 500 m2. Ngôi từ đường có chiều ngang 11m, chiều sâu 7m, điểm
cao nhất của ngôi từ đường là trên 6 m. Khoảng sân phía trước rất rộng rãi được lát bằng gạch men đỏ Hạ Long, phục
vụ cho việc tế lễ. Bên chái phía đông là khu hậu cần nhà mái tôn lạnh, có đủ đồ
đạc phục vụ cho việc làm cỗ và bày lễ, tiêu lộc. Tổng quyết toán việc xây dựng
từ năm 2019 là khoảng 1tỷ 700 triệu. Huy động mỗi suất đinh đóng góp 10 triệu,
và các thành viên có điều kiện, bà cô cháu gái, cháu ngoại tiến cúng thêm bằng
hiện vật, đồ thờ, tế khí… có giá trị lớn.
Sau khi được ông Tại tiếp và ông Kiên trưởng phái, mở cửa Nhà
thờ, ông Tín cùng chúng tôi vào thắp hương, kính cáo tổ Đức Tuấn về cuốn
Gia phả mà Chi nhánh dòng họ Cao Trần tại Hà Nội kính biếu phái tổ Đức Tuấn.
Cũng phải nói thêm rằng, tổ Đức Tuấn là người có công rất lớn
đối với dòng họ. Sinh thời tổ Đức Tuấn là Tri bạ Vệ úy. Ông cũng là người kiên nghị
dũng cảm vì việc nghĩa. Sự kiện một viên quan họ Đinh từng làm Vệ kim ngô thuộc
Cấm quân đã về làng nhiều năm, được giữ ngôi vị Tiên chỉ của làng, do lo sợ ông
Đức Trung (đời thứ 5 chú ruột của ông Đức Tuấn) sau khi rời chức vụ Trung lang
tướng về làng, Đinh Kim Ngô có thể mất ngôi Tiên chỉ. Đinh Kim Ngô đã thuê người
giết ông Đức Trung. Việc làm bại lộ, không những thế, Đinh Kim Ngô, còn mưu
toan “tận diệt” toàn bộ nhân đinh họ Cao Trần để phòng hậu họa. Ông Đức Tuấn đứng
ra tổ chức, tìm cách chống lại âm mưu thâm độc của Đinh Kim Ngô, tiêu diệt Đinh Kim Ngô, cứu được cả
dòng họ và trả thù cho chú là tổ Đức Trung. Hậu duệ của tổ Đức Trung thuộc Mậu
phái, nay có nhà thờ tại xóm 7 Quyết Tiến (trên đất nhà ông Hựu đời 11 - Mậu
phái). Trong chi nhánh họ Cao Trần Hà Nội, có các chú con ông Bài (tức ông
Bình), cháu cụ Binh Nặc cũng là hậu duệ tổ Đức Trung. Nếu không có quyết tâm của
tổ Đức Tuấn, thì dòng họ Cao Trần ngày đó có thể bị tàn sát thê thảm, không thể
phát triển lớn mạnh và đông đúc như ngày nay.
Phái tổ Đức Tuấn, trước đây các cụ có thời gọi là “Biệt phái”,
phái đặc biệt. Có lẽ đặc biệt ở đây cũng có nghĩa là cụ Đức Tuấn có công “đặc
biệt” đối với cả dòng họ. Kể ra khoảng cách đi lại so với các phái khác trên đất
Giao Tiến ngày nay thì phái họ ở Duy Tắc là hơi xa. Thực tế theo đường chim bay
từ ngã 4 gốc Đề xuống Duy tắc cũng chỉ chừng hơn 1 cây số. Trước đây việc đi lại
khó khăn nên đã có thời việc gắn kết giữa “Biệt phái” với dòng họ có phần chưa
được như ý. Nay con cháu thành tâm đóng góp xây dựng Nhà thờ họ phái tổ Đức Tuấn,
với tâm nguyện hướng về côi nguồn, là nới để con cháu gần xa trong phái tập
trung gặp gỡ sinh hoạt tâm linh, thắt chặt tình huyết thống.
Việc làm của mỗi phái mỗi chi hướng về cội nguồn có tính giáo
dục truyền thống dòng họ. Chi nhánh họ Cao Trần tại Hà Nội, đã làm được một việc
hết sức có ý nghĩa là: phổ cập gia phả đến nhiều đầu mối chi phái và các thành
viên trong dòng họ. Ban biên tập cũng mong các chi phái tiếp tục viết tiếp các
đời từ đời thứ 11, đến các đời đương đại, không để thất truyền. Các thế hệ sau
tiếp tục kế thừa ghi chép để Gia phả dòng họ có hệ thống, thành dòng chảy thông
tin liên tục. Nếu thế hệ cha bác không viết Gia phả, rất có thể lịch sử dòng họ
và gia đình dễ vị thất truyền. Các cụ có câu: “Hậu sinh khả úy”, “Con hơn cha
là nhà có phúc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét