Trần Phước Bình
Trước kia, Thái Tổ khi về già có nhiều bệnh, lại thêm Quận
Vương (Tư Tề) ngông cuồng, bậy bạ, vua (Nguyên Long) thì còn trẻ thơ, mà Trần
Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đều có công lao giúp nước, rất được người đương thời
trọng vọng. Nguyên Hãn lại là con cháu nhà Trần và Văn Xảo cũng là người kinh lộ,
lo rằng sau này họ có chí khác, nên bên ngoài thì đối xử theo lễ tiết hậu,
nhưng trong lòng lại rất ngờ vực hai người.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông
Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua, dâng sớ mật, khuyên Thái Tổ quyết ý giết đi. Nếu
có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo họ là bè đảng của hai nhà ấy,
nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng không
dám nói gì. Nhưng Thái Tổ biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là bọn tiểu nhân xảo quyệt,
trong bụng vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi,
song lại lo chúng được dùng lại cho nên nói thế để ngăn ngừa”.
Ngô Sĩ Liên viết rất mạch lạc, có đầu có đuôi và nêu rõ danh
tính những kẻ vu oan giá họa cho Trần Nguyên Hãn, gồm Đinh Bang Bản, Lê Quốc
Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư.
Cũng theo Ngô Sĩ Liên thì: Ngày mồng 8/3/1428, Đại hội các tướng
và các quan văn võ để định công ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc.
Lấy Thừa chỉ Nguyễn Trãi tước Quan Phục hầu; Tư đồ Trần Hãn chức Tả tướng quốc;
Cơ mật đại sứ Phạm Văn Xảo chức Thái bảo, đều được ban quốc tính. Ngày mồng
5/04/1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên
năm thứ 1. Ngày mồng 3/05/1429, ban biển ngạch công thần cho 93 viên: (Lê Văn Xảo
(tức Phạm văn Xảo) đứng thứ 3; Nguyễn Trãi thứ 37).
Với 3 thời điểm trên, đặc biệt là sự kiện ngày mồng
8/03/1428, tức trước khi lên ngôi, Lê Lợi đã tổ chức Đại hội các tướng và các
quan văn võ để định công ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc, nhưng
chỉ có Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo được xướng tên, còn hàng
trăm công thần khác không thấy nêu tên. Điều này chứng tỏ Trần Nguyên Hãn gặp
sóng gió từ sau sự kiện này, bởi sự ganh tỵ của những công thần đồng hương với
nhà vua, là nguyên nhân khiến Trần Nguyên Hãn xin hưu trí.
Ngô Sĩ Liên từng giữ chức Đô ngự sử đời Lê Nhân Tông (1443 –
1459), rồi Lễ bộ Hữu thị lang kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quan tu soạn
đời Lê Thánh Tông. Năm 1479, Lê Thánh Tông sai Sĩ Liên soạn Đại Việt sử ký toàn
thư 15 quyển. Lê Thánh Tông lên ngôi vào ngày mồng 6/6/1460, đến tháng 8
(1460), “ra lệnh yết bảng cho những người nguyên là họ Trần phải kiêng húy đổi
thành họ Trình”. Cho thấy Lê Thánh Tông rất đố kỵ người nguyên họ Trần. Ngô Sĩ
Liên làm sử viết về những chiến công của Trần Nguyên Hãn từ đầu đến cuối khá
rõ, trừ ngày tháng năm Nguyên Hãn bị hại và năm Diên Ninh thứ 2 (1455) Nguyên
Hãn được vua Nhân Tông minh oan, không thấy ông chép. Chứng tỏ Ngô Sĩ Liên nhà
làm sử tài năng và rất bản lĩnh, đã vượt qua tính đố kỵ người nguyên họ Trần của
Thánh Tông, và việc minh oan cho Nguyên Hãn năm Diên Ninh bấy giờ Sĩ Liên đang
là quan Đô ngự sử. Tựa (Đại Việt thông sử) của Lê Quý Đôn viết: “Đến đời Hồng Đức,
Tế tửu Ngô Sĩ Liên chép từ đời Thuận Thiên đến đời Diên Ninh làm Tam triều bản
kỷ, kể việc cũng kỹ và có mối giường. Bấy giờ kén chọn sử quan rất cẩn trọng,
như sử quan Lê Nghĩa chép thẳng, giữ ngay, có khí tiết như cổ nhân”, ấy là lời
khen duy nhất của Quý Đôn dành cho tài năng làm sử của Sĩ Liên.
Liệt truyện Trần Nguyên Hãn (Đại Việt thông sử) do Lê Quý Đôn
khảo biên, viết: “… Khi vua (Lê Lợi) ước hòa với Vương Thông, cùng thề ở phía
Nam thành Đông Quan. Trong tờ hòa ước có kê tên những người đầu mục cả nước thì
Trần Nguyên Hãn thứ nhì liền với tên vua. Đủ thấy vua coi trọng ông như thế nào
… Ông xin về hưu. Nhà vua bằng lòng cho, nhưng bảo mỗi năm 2 lần về chầu. Ông về
làng làm nhiều nhà cửa, xây bằng gạch hoa, và đóng thuyền chở binh khí. Có người
tố cáo ông mưu phản. Vua sai lực sĩ xá nhân bắt về hỏi tội. Thuyền đến bến dưới
xã Đông Sơn, ông phẫn uất khấn trời rằng: “Tôi với vua cùng mưu cứu dân. Nay việc
nghĩa lớn đã thành, vua lại muốn giết tôi, hoàng thiên có biết xin soi xét
cho”. Nói xong bỗng nhiên trời nổi gió lật thuyền, 42 lực sĩ xá nhân và ông đều
chết đuối cả. Chỉ có 2 gia đồng của ông trôi vào bờ được thoát chết. Việc ấy
tâu lên, vua xuống chiếu tịch thu tất cả vợ con, ruộng đất của cải của ông. Triều
Nhân Tông năm Diên Ninh thứ 2 (1455), nhân đại xá, nhà vua thương ông vô tội,
ban chiếu trả lại ruộng nương của cải, để biểu dương người có công lao cũ …”.
Công thần thời Lê Sơ được định công ban thưởng cả trước và
sau lên đến hàng mấy trăm vị, nay chỉ còn 19 liệt truyện công thần do Lê Quý
Đôn biên soạn, trong đó có liệt truyện Trần Nguyên Hãn. Sự đóng góp của Lê Quý
Đôn về sử học thời Lê Sơ là rất lớn, song do không gian lịch sử đã hơn 300 năm
trước, nên những ghi chép của ông khó tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Với
Trần Nguyên Hãn ông viết: “Ông về làng làm nhiều nhà cửa, xây bằng gạch hoa, và
đóng thuyền chở binh khí. Có người tố cáo ông mưu phản”. Trước hết, “việc có
người vu cáo Nguyên Hãn mưu làm phản” là có thật gồm bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc
Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư và được Ngô Sĩ Liên chép nơi
Toàn thư, và chính Quý Đôn cũng đã trích dẫn lại nơi liệt truyện Phạm Văn Xảo.
Thế thì việc nói “Nguyên Hãn về làng làm nhiều nhà cửa, xây bằng gạch hoa, và
đóng thuyền chở binh khí”, là nội dung vu cáo của nhóm Đinh Bang Bản. Nói
Nguyên Hãn làm nhiều nhà cửa điều này phụ thuộc vào khả năng tài chính (bỗng lộc)
do vua ban thưởng năm ông trí sĩ, và số nhà ấy cần đủ cho các gia nhân của ông
sinh cư, trong đó chắc phải có ngôi Từ đường phụng thờ tổ tiên; còn nói “xây
nhà bằng gạch hoa” là điều xưa nay không thể có. Nguyên Hãn là danh tướng không
thể không hiểu binh pháp, thì lẽ nào lại công khai giữa thanh thiên bạch nhật
và nơi huyện Lập Thạch nơi sinh ra ông cách kinh thành Thăng Long không xa, ông
lại đóng thuyền chở binh khí nhằm chống lại triều đình và binh khí đó chứa ở
đâu không thấy nói ? Trong khi binh hùng tướng mạnh đểu ở trong tay vua Lê Lợi,
và 2 người anh em thân cận của ông là Nguyễn Trãi và Phạm Văn Xảo đang phục vụ
cho triều đình. Nếu ông trí sĩ vào sau ngày Lê Lợi lên ngôi (5/04/1428), đến
tháng 2/1429 ông bị hãm hại chỉ có 8 tháng, liệu có đủ thời gian để làm ra của
cải và xây dựng nhà cửa nguy nga ? Hơn nữa, nếu triều đình biết ông mưu làm phản,
tức Nguyên Hãn có binh lực và binh khí, thì sao nhà vua chỉ sai có 42 lực sĩ xá
nhân đi bắt ông về để hỏi tội ? Với những bất hợp lý đó rất có thể do Quý Đôn
thiếu sự thống kê, so sánh và cả lỗi hành văn dẫn đến trước sau bất nhất, khiến
người đọc hiểu sai về truyện Trần Nguyên Hãn.
Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú (1782-1840), chép lại
truyện Trần Nguyên Hãn của Lê Quý Đôn, đoạn từ “Năm đầu Thuận Thiên (1428), vua
đại hội các quan văn võ …. Đời nhuận Mạc truy tặng Tả tướng quốc Trung liệt đại
vương, nay hương khói không dứt”. Huy Chú đã cắt bỏ cụm từ “xây bằng gạch hoa”
vì nó phi thực tế. Vậy mà vị Giáo sư sử gia Trần Quốc Vượng (1934-2005) gần đây
lại suy diễn thêm thắt, lên mặt dạy đời và kết luận về Trần Nguyên Hãn với những
ngôn từ xảo trá: “Phạm Lãi … đi biệt, đổi tên họ, dẫn theo người đẹp Tây Thi …
bỏ hoàn toàn ham muốn quyền lực. Nên vua dù có biết (mà biết thực, nên mới cho
ghi vào sử) cũng nghĩ ông này bây giờ … không dòm ngó gì tới ngôi báu. Đàng này
Nguyên Hãn lại “dại dột” làm nhiều nhà cửa, xây bằng gạch hoa (a, có vẻ như xây
biệt đô, biệt cung, thuần phục và tậu voi, tậu trâu từng đàn đi lại rầm rập, lại
“đóng thuyền chở binh khí” nữa, ra cái dáng “sứ quân”, “nghênh ngang một cõi”.
Thế thì chưa biết “động cơ chủ quan” như thế nào chứ như thế thì bịt sao nổi miệng
thế xầm xì, phao tin đồn (cơ chế của tin đồn là mối quan tâm tới một sự kiện
nhưng thiếu thông tin về sự kiện đó). Người ta vu cho ông làm phản và ông bị giết
hại (hay bị “bức tử”, “tự sát” hay là “chết đuối” thì cũng vậy thôi) là phải”.
Các sử gia Trung Quốc xác định Phạm Lãi bỏ Việt vương - Câu
Tiễn, ra đi cùng với vợ con, không hề đem theo người đẹp Tây Thi. Thứ đến, việc
người vu oan giá họa Trần Nguyên Hãn chính sử nhà Lê có chép rất rõ, thế mà Trần
Quốc Vượng nói đó là “tin đồn” và còn giải thích về cơ chế của tin đồn ? Ông mô
tả Nguyên Hãn “dại dột” với hàng hoạt những hành vi và đi đến kết luận Trần
Nguyên Hãn bị giết là phải, mà không trích dẫn một cứ liệu lịch sử nào ? Trần
Quốc Vượng một vị Giáo sư sử học thời “Phương pháp luận khoa học lịch sử”, mà
viết những điều suy diễn, bịa đặt, rồi gán ghép cho Trần Nguyên Hãn, thì Quốc
Vượng chính là kẻ tội đồ của dân tộc, cố tình bôi đen lịch sử và tất nhiên ông
ta đã tự tát vào mặt mình và tự nhận mình thuộc nhóm Đinh Bang Bản thời Lê Thái
Tổ vậy.
Lê Quý Đôn nhà biên soạn sách nhiều nhất lịch sử kim cổ, nên
không tránh khỏi những sai sót. Đại Việt thông sử, quyển Đế kỷ đệ nhị, ông viết:
“Năm 1430 tháng 11, vì thổ tù ở châu Thạch Lâm, Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu và
Nông Đắc Thái ở châu Thượng Lang, liên kết với Trần Hãn làm phản, vua bèn hạ
chiếu thân chinh, và tuyển bộ binh ở Bồ Đề … Giết Thái úy Phạm Văn Xảo. Tháng
2/1431, đánh được châu Thạch Lâm, Bế Khắc Thiệu thua chạy, rồi chết; bắt được
Nông Đắc Thái, bèn kéo quân về”, hay tại năm 1432, viết: “Trẫm xét, kẻ loạn thần,
tặc tử, thì ai ai cũng muốn giết chết. Năm ngoái, thằng Khắc Thiệu ở Thái
Nguyên mưu làm phản, đích do thằng Hãn âm mưu, năm nay Cát Hãn nổi loạn là do
âm mưu của Xảo. Mầm mống họa loạn không thể không triệt cho hết…”. Nếu đến thời
Lê Quý Đôn mà còn tìm thấy những tư liệu này thì nó cũng không còn giá trị, bởi
sử thần Ngô Sĩ Liên trước đó trên 300 năm đã chép trong Toàn thư: “Năm 1430
tháng 11, vua đi đánh bọn nghịch tặc ở châu Thạch Lâm, trấn Thái Nguyên là Bế
Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. Bấy giờ Khắc Thiệu và Đắc Thái tranh nhau tự lập,
nên phải đi đánh … Năm 1431 tháng 2, vua bắt được Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc
Thái đem về. Tháng 3 về đến Kinh sư”. Và chính Lê Quý Đôn đã viết trong truyện
Trần Nguyên Hãn: “Triều Nhân Tông năm Diên Ninh thứ 2 (1455), nhân đại xá, nhà
vua thương ông vô tội, ban chiếu trả lại ruộng nương của cải, để biểu dương người
có công lao cũ”, và truyện Phạm Văn Xảo: “Triều Nhân Tông năm Diên Ninh thứ 1
(1454), đại xá, trả lại điền sản cho con cháu ông. Năm Hồng Đức 15 (1484) đời
vua Thánh Tông truy phong là Thái bảo Thắng quận công”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét