Công trình trùng tu xây dựng lại ngôi Từ đường Họ Cả đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nguồn kinh phí thu được và kinh phí tiến cúng đảm bảo đủ theo dự toán công trình và nhiều nhà Công đức vẫn đang tiếp tục tiến cúng. Cũng như dự báo ban đầu của các thế hệ con cháu, khi tiến hành xây dựng các công trình tâm linh của dòng họ sẽ có nhiều quan điểm khác nhau là đương nhiên. Sự thành công còn phụ thuộc vào vai trò có tính quyết định của Hội đồng Lão tộc và cụ Tôn trưởng, cũng là nơi gửi gắm niềm tin của các thế hệ con cháu trong dòng họ.
Di sản của Tổ tiên để lại - Cần duy tu truyền mãi mai sau - Cao Trần con cháu ở đâu - Tổ tiên phải khắc thẳm sâu tâm mình. - Nay đang buổi bình minh đất nước - Con cháu mau tiếp bước trưởng thành - Báo đền bằng chút công danh - Tu nhân tích đức để dành tiếng thơm.
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
BÁC TRẦN PHƯỚC BÌNH GỬI BLL DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN
Kính gửi: Thường trực BLL họ Trần Nguyên Hãn tại Hà Nội
(Nhờ chú Kiệm chuyển hộ).
Về địa danh cựu Thổ Thành thuộc huyện Đông Thành
trong gia phả họ Trần tỉnh Quảng Ngãi, nay tìm thấy trang 95/tập I/ ĐVSKTT ghi: “Hồ Tông Thốc (thế kỷ XIV) người làng Thổ Thành thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, ngụ xã Vô Ngại, huyện
Đường Hào, nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.....”. BK8/ trang 9b, Bính
Dần, Xương Phù năm thứ 10 (1386) ghi:... “Lấy Hồ Tông Thốc làm Hàn lâm học sĩ phụng chỉ. Tông
Thốc (người Sĩ Thành, Diễn Châu) tuổi trẻ đỗ cao, rất có tài danh...”.Kèm theo
phụ chú ở cuối trang: Sĩ Thành: nên sửa là Thổ Thành, tên xã thuộc huyện Đông
Thành, phủ Diễn Châu, nay thuộc tỉnh Nghệ An.
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012
Theo dấu chân thánh thơ Cao Bá Quát
Vũ Bình Lục
Cao Bá Quát (1808-1855) xuất thân trong một gia đình có truyền thống thi thư.
Tài hay chữ, vào loại bậc nhất đương thời, được tôn vinh là “thi thánh”, hiển
nhiên không phải là ngoa truyền. Sự nghiệp thơ văn của Cao để lại cho đời, tuy
chưa sưu tầm được hết, cũng đã đủ làm nên một tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử
văn chương nước Việt. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)