Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Tạo lập gia phả để nhớ về nguồn cội

Hà Nội Mới - 17/04/2005
Chia sẻ:
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã có truyền thống tạo dựng gia phả như một cuốn sổ ghi chép tên tuổi, thân thế của những người trong dòng họ để lưu lại lịch sử của tổ tiên mình cho con cháu đời sau. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã có lúc, việc tạo dựng gia phả không được mấy người quan tâm.
Nhưng trong những năm gần đây, có rất nhiều người lại bắt đầu tìm kiếm lại gốc tích dòng tộc mình và mong muốn lập gia phả để con cháu các thế hệ kế tiếp biết được ông cha mình do ai sinh ra, tổ tiên công đức ra sao. Phải chăng khi đời sống kinh tế ổn định, sự nghiệp đã công thành danh toại thì con người lại phú quý sinh lễ nghĩa?
Tạo lập gia phả để biết cây có gốc, sông có nguồn

Lâu nay thói quen của nhiều người khi hình dung về dòng họ của mình vẫn chỉ qua lời kể lại của cha mẹ, ông bà; và vì thế mà lịch sử của dòng tộc hầu hết chỉ dừng lại đến đời ông Cố, ông Sơ là hết. Làm thế nào để con cháu không quên gốc gác, tổ tiên? Nếu mỗi dân tộc đều có lịch sử của mình, thì mỗi dòng tộc cũng vậy. Ghi chép lại lịch sử của dòng tộc mình để con cháu đời sau hiểu rõ về tổ tiên, nắm được nguồn gốc mình đã được sinh ra là một nhu cầu tâm linh của con người. Bên cạnh đó, nhu cầu về một nơi có thể quy tụ những người cùng dòng tộc về cúng bái tổ tiên, ôn lại những điều vinh quang cũng như cay đắng của dòng họ mình và lấy đó làm điều răn con cháu cũng luôn là nỗi niềm của hầu hết những người trưởng tộc hay người lớn tuổi. Điều này có thể thấy rất rõ qua những lời đề tựa của những cuốn gia phả nổi tiếng.

Dòng họ Cao vốn xuất thân từ vùng Nho Lâm, Diên Châu, Nghệ An (nay là Diễn Thọ, Diễn Châu, Nghệ An), đã được các bậc tiền nhân tạo lập gia phả của dòng họ gần 400 năm nay với những tên tuổi ghi được nhiều công lao cho xã hội, đất nước như Cao Văn Lầu (nghệ sĩ cải lương), Cao Kiến Thiết, Cao Đăng Chiếm (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ), Cao Văn Tửu (nguyên phó Thủ tướng Chính phủ) Gia phả họ Cao đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di sản văn hoá dân tộc. Dòng họ Cao có bảy nhánh gồm Cao Phong, Cao Cự, Cao Trọng, Cao Đăng, Cao Như, Cao Tiến, Cao Văn. Trong lời tựa của gia phả họ Cao do Phó bảng Cao Bá Tuyên chấp bút năm 1730 bằng Hán tự, cũng đã nêu rõ (tạm dịch): Ta nghe loài cây bền tốt thì nẩy lá cành. Đến mùa thì nở hoa quả, chỉ chung một gốc. Dòng nước chảy xưa thành sông ngòi, phân tán thành ao rãnh cùng chung một nguồn. Vì vậy người ta chia ra làm đại tôn, tiểu tôn, quần chiếu, quần mục nhưng chìm nổi một dòng, sông ngòi chung phái chưa ai không cùng một tổ mà sinh ra vậy.

Ta thấy người đời nay tuy là kẻ học hành văn hoá, cũng không biết thế hệ mình từ đâu tới, huống chi người thất học, biết sao được lý lịch mình từ đâu ra. Thậm chí tình thân trong một gia đình mà dạm vợ gả chồng với nhau; lấy tên huý tổ tiên đặt cho con cái. Họ không biết luân lý đến mức ấy được sao? Nếu không ghi chép vào giấy mực, cất vào rương nếp thì những công đức của tổ tiên biết đâu mà nêu?Những tên huý, tên kiêng tránh biết đâu mà kiêng tránh.
Niềm nhiệt thành với dòng họ, lòng tôn kính tổ tiên, nhớ về nguồn cội là một trong những truyền thống lâu đời của người dân Việt; nó đã thấm sâu vào máu thịt và tiềm thức của mỗi con người. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ngày nay nhiều nhà thờ tổ được xây dựng; nhiều người bắt đầu tìm kiếm gốc tích dòng tộc mình và bàn nhau tạo dựng gia phả.
Tạo lập gia phả, xây nhà thờ tổ là một nét đẹp của văn hoá Việt
Theo tôi, gia phả là một sự ghi nhận và ghi lại sự phát triển liên tục, kế tiếp nhau của dòng họ qua nhiều thế hệ. Đồng thời qua đó có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ sau biết được truyền thống, cội nguồn của dòng họ đó. Đây không phải là một tục lệ cổ hủ, mà nó là một nét văn hoá, nó thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt, anh Trần Quốc Phòng, hậu duệ dòng họ Trần được lập nghiệp từ thời Trần Cảnh - Trần Thái Tông, niên hiệu Kiến Trung, quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long, giữ ngôi vua 175 năm (1225-1400) đến đời Trần Án - Trần Thiếu Đế, niên hiệu Kiến Tân (1398-1400); đã nói như thế về ý nghĩa mà mỗi cuốn gia phả của từng dòng tộc đã ghi rõ trong từng lời tựa: cha ông muốn truyền lại cho con cháu biết gốc tích mình từ đâu, họ hàng mình là ai và điều quan trọng nhất là nhắc nhở con cháu uống nước phải nhớ lấy nguồn.
Ở Việt Nam, từ xưa đã có nhiều dòng tộc tạo lập nên những cuốn gia phả nổi tiếng như Gia phả Nguyễn Văn Lai Xá là một dòng tộc có cội nguồn tại làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Chỉ tính từ Cụ Tổ Điều (1832-1904), đến nay có hơn 1000 người sống trên khắp mọi miền đất nước và ở cả nhiều nước trên thế giới; hay như Gia phả Thọ Xuân Vương Miên Định, Gia phả Ngô Lê, Gia phả họ Cao cũng là những dòng tộc lớn, ghi được nhiều công đức với đất nước, xã hội.
Là hậu duệ đời thứ 77 của dòng họ Cao, anh Cao Thanh Bạch rất tâm đắc với vấn đề tạo dựng gia phả, anh cho biết, tộc họ Cao ở phía Nam có nguồn gốc từ hai người họ Cao di cư từ phía Bắc vào. Trên đường đi, người anh ngã bệnh; người em đã cõng anh vào đến vùng đất bây giờ là huyện Bình Chánh, TP.HCM. Từ đây mà nhánh họ Cao hình thành và ngày càng phát triển. Mới đây nhánh họ Cao này đã xây nhà thờ tổ ở Bình Chánh, TP.HCM để mỗi năm đến tiết Thanh minh, tất cả con cháu dòng họ Cao tụ hợp về cùng nhau ôn lại lịch sử tổ tiên và thăm hỏi, giúp đỡ nhau. Anh Cao Thanh Bạch cho rằng: Thời phong kiến có nhiều họ tộc lập được gia phả như nhà Nguyễn, nhà Lê hoặc các đại thần có nhiều công đức với xã hội, triều đình. Thường lập gia phả theo họ tộc thì có họ Cao, họ Phan, họ Tôn. Gia phả nhằm mục đích ghi lại truyền thống, công đức của cha anh, các bậc tiền bối, tổ tiên có công với nước. Lập gia phả thường gắn liền với xây nhà thờ họ. Mục đích là thờ cúng, tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân, bậc sinh thành. Đây là một việc làm hiếu nghĩa của con cháu và để đoàn kết giúp đỡ thế hệ sau thành đạt; để giáo dục truyền thống cho con cháu về đạo đức nhân nghĩa trong cuộc sống. Đây là một nét văn hoá độc đáo của người Việt.
Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có khi nào ta ngồi lại và để lòng mình lắng xuống trong cảm xúc của sự hồi tưởng: tổ tiên mình là ai, ông bà cha mẹ mình đã bôn ba kiếm sống như thế nào? Chắc chắn những phút giây hoài niệm ấy đã luôn làm day dứt nhiều người con mang dòng máu Việt; bởi hướng về nguồn cội, nhớ ơn tổ tiên đã là một nét văn hoá ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt. Chính vì thế, trong những năm gần đây, có rất nhiều bà con kiều bào đã tìm về quê cha đất tổ, quyên góp tiền bạc để thân nhân tại Việt Nam dựng nhà thờ tổ, tạo lập gia phả của dòng họ mình như bà Nguyễn Thị Nấm, một Việt kiều ở Mỹ, cũng có ý nguyện tìm kiếm, lập lại gia phả tộc họ Nguyễn ở Bình Chánh, TP.HCM. Bà cùng nhiều người thân đang định cư ở xứ người mong muốn tìm về nguồn cội dòng tộc mình. Việc tạo lập gia phả để ghi nhớ công đức tổ tiên nhưng cũng là cách để mỗi con người nhận biết được giá trị của chính mình khi là một thành viên, một giọt nước trong dòng sông, một nhánh lá trong cội rễ của dòng tộc mình.
Để có thể tạo lập gia phả, theo anh Bạch thì: Việc lập gia phả thì mỗi họ tộc có cách lập gia phả khác nhau tuỳ theo suy nghĩ của họ tộc đó. Nhưng có những nét chung nhất là muốn lập gia phả thì phải thực hiện từng bước, phải xây dựng phương án, thu thập được thông tin rộng rãi và vận động được bà con họ tộc tham gia. Đây là cách làm mà nhiều họ tộc đã thực hiện được.
Gia phả là gia bảo?
Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một dòng họ, một gia đình lớn. Thiết tưởng không cần phải nói nhiều về ý nghĩa mà mỗi cuốn gia phả của từng dòng họ đều đã nói rõ trong từng lời tựa. Đành rằng cái ăn, cái mặc để nuôi sống gia đình và bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đời cha mình do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt vì gia phả đã mất; có thấy được nỗi niềm của những người trú ngụ ở phương xa không được cha ông truyền cho biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, khi đó mới thấy đầy đủ ý nghĩa của hai chữ "Gia phả-Gia bảo". Giọt nước rất quý đối với người sống trên sa mạc, còn đối với người sống ven sông, dễ gì mỗi lần "uống nước" lại phải "nhớ nguồn". (Theo vietnamgiapha.com)
Việc tạo lập gia phả đang rộ lên trong những năm gần đây như một việc làm hiếu nghĩa của con cháu đối với tổ tiên khi mà họ đã công thành danh toại, bởi vì khi đã không quá vướng bận chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện sinh nhai, con người thường có khuynh hướng nhìn lại mình và ngẫm lại quá khứ, tìm về cội nguồn. Những người thành đạt và cao tuổi thì thường có ý nguyện giúp gia đình lo việc họ tộc, nghĩ về tổ tiên, cội nguồn, xem việc hiếu đạo của gia đình là trên hết. Do đó, việc lập gia phả phù hợp với nét văn hoá truyền thống của dân tộc ý kiến này của anh Cao Thanh Bạch cũng là ý kiến chung của rất nhiều người mà chúng tôi đã gặp khi cùng chia sẻ mong muốn tạp lập gia phả cho dòng tộc mình.
Tạo lập gia phả, một biểu tượng tinh thần, tâm linh và đậm nét văn hoá Việt là một việc làm cần thiết và đáng khuyến khích, bởi vì như ông Võ Văn An, Chi hội trưởng Chi hội Nghiên cứu và thực hành gia phả TP.HCM đúc kết sau nhiều năm nghiên cứu và tạo lập gia phả, thì gia đình nào hiểu biết về gia phả sẽ có cách chèo lái, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nội bộ và dòng họ, cũng như có thể ngăn ngừa, chống được tệ cục bộ, bè phái, gia đình trị xuất phát từ họ tộc, huyết thống. Nhiều nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng: gia phả rất cần thiết cho mỗi gia đình, dòng họ, cho cả các ngành khoa học, xã hội. Với mỗi gia đình, gia phả là vật thiêng liêng mang một ý nghĩa tinh thần và tâm linh cao cả.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Thư của bác Trần Phước Bình, Duy Xuyên Quảng Nam


Thân gửi chú Cao Văn Kiệm (Thiện):  

Cuộc hành hương về đất tổ Sơn Đông và dự Đại hội của Đoàn Quảng Nam đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Tôi đã được người anh (Phước Huy) tường trình khá chi tiết về những tình cảm mà dòng họ nơi đất Bắc đã dành cho Đoàn. Đoàn Quảng Ngãi sau khi về lại quê nhà, sáng hôm sau cũng đã điện báo cho tôi... Tôi rất cảm kích trước những tình cảm thân thương của những người anh em chưa một lần gặp mặt đã dành cho Đoàn, đặc biệt là tình cảm ưu ái đầy ấn tượng của Chú, dòng Nha Chử và của cụ Cát. Tôi rất vui và rất hiểu khi nhận được thư của Chú với tiêu đề “Tôi vẫn chưa được gặp anh” và cả ảnh của vị Đại tá nữa...
Với tư cách cá nhân xin gửi đến chú, cụ Cát và gia tộc Nha Chử sự cảm phục sâu sắc, những ấn tượng khó quên.
Sự thể mấy ngày qua tình hình trong này vấn bình thường, bởi đây là tâm linh, là tự nguyện, không có vụ lợi. Cuối cùng đến giờ chót bác Trần Phẩm tại Đà Nẵng đã quyết định không đi làm tôi bất ngờ. Đa số anh em sau cuộc hành hương như đang hướng về Nha Chử là xu thế khách quan của lịch sử.
Đoàn Quảng Ngãi trên đường trở vào đã tìm đến mộ và đền thờ cụ Trần Bảo Tín tại xã Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh còn khá nhiều tư liệu, kể sắc phong nhưng hậu duệ không còn ai sinh sống tại đây. Rất hy vọng cụ Bảo Tín là con trai thứ thứ 4 của ngài Pháp Độ, vì là con mẹ thứ nên đã về ở quê ngoại Nghi Xuân.
Sơ lược mấy dòng để chú cùng vui.
Nhân đây tôi xin đính kèm bản Hán tự mộ chí đương đại của Ông bà Phúc Thiện. Đây là nguồn tài gốc, mở đầu cho việc nghiên cứu về dòng dõi, thân thế và sự nghiệp của Ngài, nhất là những cụm từ rất riêng ở vùng đất phương Nam, nhưng trước đây tôi đã vô ý bỏ qua. 
Chúc chú và gia đình luôn vạn sự như ý, hạnh phúc và thành đạt.

Mộ chí Ông bà Thỉ tổ lập năm Ất Mùi 1955, ghi năm Kỷ Mùi.

                 
   大

















   顯
   始
   祖
   妣
   双
   川
   清
   州   
   阮
   氏
   貞
   淑
   第
   二
   娘
   謚
   嫻
   婉
   孺
   人
   之
   神
   墓
  
 顯
 始
 祖
 考
 双
 川
 清
 州
 前
 賢
 陳
 
 
 貴
 公
 謚
  元     
 長
 府
 君
 之
 神
 墓



         


“Mộ chí Ông bà Thỉ tổ tại Đồng Sưu qua khảo cứu 2010”.




                         
      




















(Mộ chí xi-ment đương đại lập năm Ất Mùi 1955, chép “Năm Kỷ Mùi thời Đại Nam - Song Xuyên Thanh Châu Tiền Hiền Trần Đại Lang Quý Công” và Bà “Nguyễn Thị Trinh Thục”. Đối chiếu Lịch đại thời Đại Nam xác định có 2 năm Kỷ Mùi: 1859 và 1919. Mặt khác, các cụ Lảo tộc hiện tại xác nhận mộ chí này lập cùng năm trùng tu, xây thành mộ bằng đá chẻ vào năm xã hiệu Xuyên Thanh ra đời: Ất Mùi 1955 - Việt Nam Cộng Hòa nhất niên. Từ đó xác định năm Kỷ Mùi 1919, là phù hợp với chủ trương Sắc phong Đại Lang Tiền Hiền làng trước đó 2 năm, tức Khải Định nhị niên -1917. Hán tự Đại Lang Tiền Hiền xuất hiện từ đây. Dòng dõi Môn đăng hộ đối của Bà đã được khái quát tại tên Thụy “Nhàn Uyển Nhụ Nhơn” đối xứng với tên Thụy của Ông “Nguyên Trưởng Phủ Quân”. Điều này khẳng định mộ chí lập năm Ất Mùi 1955, đã bổ sung cụm từ Song Xuyên, có nghĩa Duy Xuyên, Xuyên Thanh, nguyên văn những Hán tự còn lại kế thừa mộ chí lập năm Kỷ Mùi 1919.
Mộ chí lập năm Ất Mùi 1955, thời Việt Nam Cộng Hòa, cơ bản kế thừa mộ chí năm Kỷ Mùi 1919, nước Đại Nam nên vẫn giữ nguyên niên hiệu này.
Vậy, mộ chí của Ông bà năm 1919, và các mộ chí trước đó có thể được các Tổ cất dấu dưới mặt đất nơi chân mộ, chưa được phép tìm kiếm. Nay căn cứ kết quả khảo cứu các di tích thuộc hệ Triệu bồi di tích của dòng tộc trên mặt đất, tạm gọi “Mộ chí Ông bà Thỉ tổ tại Đồng Sưu qua khảo cứu”.
Chữ Nguyên: Mộ chí ghi : mới, đầu năm/ to lớn/ cái đầu. Phổ hệ Cù Bàn chép Thế tịch Nguyên Nghệ An thừa tuyênChiếm thanh nguyên trong câu đối cùng một chữ: : gốc/ suy nguyên/ tha tội...
Xét về chữ nghĩa thì Nguyên - Trưởng - Phủ quân là Trưởng của cái đầu – Trưởng – Phủ quân (Cha), tức Trưởng của dòng trưởng, khác với Trưởng của một chi cành. Nguyên Nghệ An thừa tuyên là Gốc suy nguyên tại Nghệ An thừa tuyên, khác với Chánh, trú quán tại Nghệ An thừa tuyên.
Năm 1917, các tổ lập hồ sơ đề nghị triều Khải Định sắc phong Thanh Châu Tiền hiền đối với Ông bà Phúc Thiện chỉ là giải pháp tình thế tối ưu duy nhất. Bởi vụ án năm Minh Mạng đối với dòng họ vẫn còn đó.
Với nhận thức đó, Thỉ tổ Trần Quý Công tự Phúc Thiện bậc Khai quốc công thần không thể cùng hàng với các vị Tiền hiền làng chỉ riêng đối với vùng đất mới ở phương Nam, nên từ bản hiệu đính này về sau chỉ viết những Hán tự đúng với vị trí và công đức của Ngài: TRẦN QUÝ CÔNG TỰ PHÚC THIỆN CHI THẦN – NGUYÊN TRƯỞNG PHỦ QUÂN – THANH NGUYÊN CÔNG - LƯỠNG GIANG CÔNG, thôi không dùng các Hán tự: Đại Lang Thanh Châu Tiền Hiền.
                        (Ngày mùng 6/ 2 âl/ 2012).

ĐỒNG THỜI kèm theo mấy trang tư liệu Thủy tổ hai họ Trương – Nguyễn có liên quan đến cuộc chính biến 1573, để cùng tham khảo.

MỘ CHÍ THỦY TỔ (I) NGUYỄN VIẾT TỘC AN LÂM NAY TẠI BẠC HÀ.


南    大             








(VI TÍNH NGUYÊN VĂN HÁN TỰ MỘ CHÍ VÀO NGÀY 23/02/2012.)


MỘ CHÍ THỦY TỔ (II) NGUYỄN VIẾT TỘC AN LÂM NAY TẠI BẠC HÀ.




南    大           








(VI TÍNH NGUYÊN VĂN HÁN TỰ MỘ CHÍ VÀO NGÀY 23/02/2012.)

- ÔNG BÀ THỦY TỔ TRƯƠNG TỘC AN LÂM GIA PHẢ CHÉP:


LỜI BÌNH:

- Nhà nước Đại Nam (1838 – 1845): chỉ có 2 năm Giáp Tuất 1874 (đời Tự Đức 1848 - 1883) và 1934 (đời Bảo Đại 1926 - 1945) không có sự kiện nào liên quan đến Long phi – Rồng bay, ám chỉ vua lên ngôi.
- Nhà nước Đại Việt, thời Lê Trung Hưng đóng hành cung tại Thanh Hóa xảy ra cuộc chính biến từ cuối năm Nhâm Thân 1572. Thàng giêng năm Quý Dậu 1573, Chúa Trịnh lập Lê Duy Đàm mới 7 tuổi lên ngôi tức Lê Thế Tông, ngày 22 tháng giêng vua cha là Lê Anh Tông bị bức tử chết. Trong cuộc chính biến này hàng loạt quan lại bị thanh trừng giết hại, hàng loạt quan lại được thăng quan, tiến chức. Kéo dài đến năm Giáp Tuất 1574, sử chỉ chép 2 sự kiện:
-          Tháng 6: họ Mạc sai tướng Nam đạo là Nguyễn Quyện đem quân xâm lấn Nghệ An. Từ sông Cả trở về Bắc đều mất về họ Mạc. Hoành quận công đánh nhau với giặc nhiều lần không được, thấy quân lính nhiều kẻ bỏ trốn, bèn làm vòng sắt khóa chân quân lính vào thuyền. Quân giặc đuổi đến họ cũng không đánh.....
-         Tháng 7: Bấy giờ Tiết chế Trịnh Tùng nắm hết mọi quyền trong ngoài. Bọn Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách và Lương quận công ngầm mưu sát hại. Việc tiết lộ, đều bị bắt hạ ngục để xử tội. Bà phi của Thái Vương (mẹ của Trịnh Tùng) là Nguyễn thị ra sức cứu gỡ mới được khỏi tội, nhưng bị tước quyền.
Đối chiếu với sự tích Thủy tổ Trương tộc cùng làng An Lâm chép nơi lời tựa, và được khái quát hóa trong tên tự Kinh Duyên nơi thần chủ:
“Hiển Thủy tổ khảo An Đình Thanh Hà quận Tiền hiền Trương Quý Công tự Kinh Duyên Thần Vị - Hiển Thủy tổ tỷ........... Nguyễn Thị Quý Nương Chánh vị tức bà Đốc”.
Ông Lương quận công về sau quy vu Nam thổ, tức về với chúa Nguyễn Hoàng. Chủ biên bộ Đại Nam thực lục là Trương Đăng Quế người cùng họ, nhờ đó tước hiệu Lương quận công đã được chép khá rõ là Trương Công Gia trong ĐNTL. Kinh: Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là Kinh; Duyên: duyên cớ, nhà Phật gọi nhân quả là duyên. Vậy Kinh Duyên có nghĩa do duyên cớ về đạo đức, pháp luật đã định mà ông bà phải vào đây. Vậy, sự tích Lương quận công Trương Công Gia gặp nạn vào năm Giáp Tuất 1574, phù hợp với nội hàm của Hán tự Kinh Duyên – Thủy tổ Trương tộc An Lâm.
 Hai họ Trương – Nguyễn cùng Tiền hiền An Lâm thôn, La Tháp châu, từ đó nhận ra Lương quận công Trương Công Gia chính là Trương Quý Công tự Kinh Duyên.
Vậy, Long phi Giáp Tuất niên, là sự tích hai anh em ruột họ Nguyễn phải từ bỏ hành cung vua Lê mà vào Nam thổ vào ngày 20/02 năm Giáp Tuất 1574, sự việc có liên quan đến việc lập vua con, sau mới phế bỏ đến bức tử vua cha. Với hoàn cảnh đó hai ông chỉ kịp đem theo một người con trai, sinh hạ họ Nguyễn An Lâm, mà không có bà là vậy. Ông Lương quận công sau khi bị tước quyền đã về lại quê Nghệ An, rồi mới quy vu Nam thổ được ghi chép khá rõ nơi lời tựa của gia phả, do đó có bà và các con cùng đi vào Nam. Bà Thủy tổ Trương tộc – Nguyễn Thị Quý Nương tức bà Đốc rất có thể là chị hoặc em ruột của hai ông Thủy tổ họ Nguyễn.
          Sự tích La Tháp châu với khoảng trên dưới 20 họ, nay qua khảo cứu chỉ tìm thấy tư liệu tại các tộc Trương, Nguyễn An Lâm và họ Trần Thanh Châu. Với những tư liệu của hai họ Trương – Nguyễn đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ sự tích Thủy tổ họ Trần Thanh Châu. Các tộc họ còn lại do bị thất truyền sự tích, nên hầu hết đều xác định Thủy tổ từ Nghệ An – Thanh Hóa theo vua Lê Thánh Tông bình Chiêm rồi ở lại đất này.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Đường link với blog Họ Cao Trần trên trang vn.360plus.yahoo.com/hocaotran

Xin mời xem lại blog cũ theo đường link sau:
http://vn.360plus.yahoo.com/hocaotran/

Tìm hiểu về họ Trần Việt Nam

Trần (chữ Hán: 陳. Trung: 陳 <陈>/ chén) là một họ ở Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Đây cũng là tên của một triều đại của lịch sử Việt Nam và một triều đại khác ở Trung Quốc.
Theo thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tháng 1 năm 2006, họ Trần đứng thứ 5 về số người tại Trung Quốc. Họ Trần phổ biến hơn tại miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, họ Trần cũng có nhiều khả năng là họ phổ biến thứ hai chiếm 11% , sau họ Nguyễn (38,4%). Tại Đài Loan, đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số
Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự Latinh là Chern. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (Tân) (tiếng Mân Nam), Tang, Ding (tiếng Hokchew), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (진) (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải).
Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam thành công trong việc chống lại sự xâm lấn của nhà Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".

Xin mời vào các đường link sau:
http://cacdongho.vn/TabId/103/ArticleId/74/PreTabId/485/Default.aspx
http://cacdongho.vn/TabId/103/ArticleId/77/PreTabId/485/Default.aspx
http://www.cacdongho.vn/TabId/103/ArticleId/84/PreTabId/485/Default.aspx
http://cacdongho.vn/TabId/103/ArticleId/60/PreTabId/485/Default.aspx