Lịch sử Việt Nam
đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc. Văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết
đều ảnh hưởng và chi phối nhiều bởi phương Bắc. Đến nay chúng ta đã
độc lập, và ít phụ thuộc vào phương bắc, nhưng các thư tịch ông cha
để lại và nhiều di tích lịch sử văn hóa, đền thờ, chùa chiền còn
lưu truyền chữ Hán. Thậm chí nhiều dòng họ, gia đình khi kiến thiết
các công trình tâm linh, cũng hay dùng chữ Hán. Số lượng người biết
chữ Hán ở địa phương, dòng họ không nhiều. Số người học Trung văn
cũng rất ít, số người hiểu chữ Hán cổ lại càng ít hơn. Có nơi cải
tạo công trình lịch sử đầu tư rất nhiều tiền, nhiều hoành phi câu
đối sơn son thếp vàng rất đẹp, nhưng than ôi chữ và nghĩa quá nhiều
lỗi nghiêm trọng. Ví dụ trong các nhà thờ hay treo bức đại tự “ĐỨC
LƯU QUANG”. Nếu tra từ điển Hán Việt trích dẫn theo link https://hvdic.thivien.net/, sẽ
cho ta nhiều kết quả, với các bộ chữ khác nhau, tuy có cùng âm đọc
nhưng có nghĩa khác nhau, thậm chí khác nhau rất xa:
Đức 德 : đạo đức, thiện
Lưu 剨: giết, một loại vũ khí như cái búa
Lưu 流: dòng nước, dòng sông, trôi, chảy
Quang 光 : ánh sáng, vinh dự, thời
gian, sáng tỏ, ơn huệ
Quang 咣: Tiếng khua chiêng
trống, tiếng nói oang oang.
Đại tự chọn chữ đúng:
德 流 光 Đạo đức còn chảy mãi theo
thời gian
Đại
tự chọn chữ sai: 德 剨 咣 Đạo đức giết chóc khua chiêng trống.
Như
vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu để khi có điều kiện thành tâm, xây
dựng công trình tâm linh, thờ tự đi đặt đồ thờ cúng cũng cần lưu ý
kẻo rơi vào tình trạng, không biết nghĩa mà thích chơi chữ. Dưới đây
xin giới thiệu tài liệu để tìm hiểu sự phức tạp trong cấu tạo chữ
Hán.