Thân gửi chú Cao Văn Kiệm (Thiện):
Cuộc hành hương về đất tổ Sơn Đông và dự Đại hội của Đoàn Quảng Nam đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Tôi đã được người anh (Phước Huy) tường trình khá chi tiết về những tình cảm mà dòng họ nơi đất Bắc đã dành cho Đoàn. Đoàn Quảng Ngãi sau khi về lại quê nhà, sáng hôm sau cũng đã điện báo cho tôi... Tôi rất cảm kích trước những tình cảm thân thương của những người anh em chưa một lần gặp mặt đã dành cho Đoàn, đặc biệt là tình cảm ưu ái đầy ấn tượng của Chú, dòng Nha Chử và của cụ Cát. Tôi rất vui và rất hiểu khi nhận được thư của Chú với tiêu đề “Tôi vẫn chưa được gặp anh” và cả ảnh của vị Đại tá nữa...
Với tư cách cá nhân xin gửi đến chú, cụ Cát và gia tộc Nha Chử sự cảm phục sâu sắc, những ấn tượng khó quên.
Sự thể mấy ngày qua tình hình trong này vấn bình thường, bởi đây là tâm linh, là tự nguyện, không có vụ lợi. Cuối cùng đến giờ chót bác Trần Phẩm tại Đà Nẵng đã quyết định không đi làm tôi bất ngờ. Đa số anh em sau cuộc hành hương như đang hướng về Nha Chử là xu thế khách quan của lịch sử.
Đoàn Quảng Ngãi trên đường trở vào đã tìm đến mộ và đền thờ cụ Trần Bảo Tín tại xã Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh còn khá nhiều tư liệu, kể sắc phong nhưng hậu duệ không còn ai sinh sống tại đây. Rất hy vọng cụ Bảo Tín là con trai thứ thứ 4 của ngài Pháp Độ, vì là con mẹ thứ nên đã về ở quê ngoại Nghi Xuân.
Sơ lược mấy dòng để chú cùng vui.
Nhân đây tôi xin đính kèm bản Hán tự mộ chí đương đại của Ông bà Phúc Thiện. Đây là nguồn tài gốc, mở đầu cho việc nghiên cứu về dòng dõi, thân thế và sự nghiệp của Ngài, nhất là những cụm từ rất riêng ở vùng đất phương Nam, nhưng trước đây tôi đã vô ý bỏ qua.
Chúc chú và gia đình luôn vạn sự như ý, hạnh phúc và thành đạt.
Mộ chí Ông bà Thỉ tổ lập năm Ất Mùi 1955, ghi năm Kỷ Mùi.
南 |
大
| ||
陳
福
族
本
族
仝
拜
立
|
顯
始
祖
妣
双
川
清
州
阮
氏
貞
淑
第
二
娘
謚
嫻
婉
孺
人
之
神
墓
|
顯
始
祖
考
双
川
清
州
前
賢
陳
大
郎
貴
公
謚
元
長
府
君
之
神
墓
|
歲
次
己
未
年
夏
吉
日
|
“Mộ chí Ông bà Thỉ tổ tại Đồng Sưu qua khảo cứu 2010”.
南
|
大
| ||
顯
始
祖
妣
阮
二
娘
謚
嫻
婉
孺
人
之
神
墓
|
顯
始
祖
考
陳
貴
公
謚
元
長
府
君
之
神
墓
| ||
(Mộ chí xi-ment đương đại lập năm Ất Mùi 1955, chép “Năm Kỷ Mùi thời Đại Nam - Song Xuyên Thanh Châu Tiền Hiền Trần Đại Lang Quý Công” và Bà “Nguyễn Thị Trinh Thục”. Đối chiếu Lịch đại thời Đại Nam xác định có 2 năm Kỷ Mùi: 1859 và 1919. Mặt khác, các cụ Lảo tộc hiện tại xác nhận mộ chí này lập cùng năm trùng tu, xây thành mộ bằng đá chẻ vào năm xã hiệu Xuyên Thanh ra đời: Ất Mùi 1955 - Việt Nam Cộng Hòa nhất niên. Từ đó xác định năm Kỷ Mùi 1919, là phù hợp với chủ trương Sắc phong Đại Lang Tiền Hiền làng trước đó 2 năm, tức Khải Định nhị niên -1917. Hán tự Đại Lang Tiền Hiền xuất hiện từ đây. Dòng dõi Môn đăng hộ đối của Bà đã được khái quát tại tên Thụy “Nhàn Uyển Nhụ Nhơn” đối xứng với tên Thụy của Ông “Nguyên Trưởng Phủ Quân”. Điều này khẳng định mộ chí lập năm Ất Mùi 1955, đã bổ sung cụm từ Song Xuyên, có nghĩa Duy Xuyên, Xuyên Thanh, nguyên văn những Hán tự còn lại kế thừa mộ chí lập năm Kỷ Mùi 1919.
Mộ chí lập năm Ất Mùi 1955, thời Việt Nam Cộng Hòa, cơ bản kế thừa mộ chí năm Kỷ Mùi 1919, nước Đại Nam nên vẫn giữ nguyên niên hiệu này.
Vậy, mộ chí của Ông bà năm 1919, và các mộ chí trước đó có thể được các Tổ cất dấu dưới mặt đất nơi chân mộ, chưa được phép tìm kiếm. Nay căn cứ kết quả khảo cứu các di tích thuộc hệ Triệu bồi di tích của dòng tộc trên mặt đất, tạm gọi “Mộ chí Ông bà Thỉ tổ tại Đồng Sưu qua khảo cứu”.
Chữ Nguyên: Mộ chí ghi 元 : mới, đầu năm/ to lớn/ cái đầu. Phổ hệ Cù Bàn chép Thế tịch Nguyên Nghệ An thừa tuyên và Chiếm thanh nguyên trong câu đối cùng một chữ: 原 : gốc/ suy nguyên/ tha tội...
Xét về chữ nghĩa thì Nguyên - Trưởng - Phủ quân là Trưởng của cái đầu – Trưởng – Phủ quân (Cha), tức Trưởng của dòng trưởng, khác với Trưởng của một chi cành. Nguyên Nghệ An thừa tuyên là Gốc suy nguyên tại Nghệ An thừa tuyên, khác với Chánh, trú quán tại Nghệ An thừa tuyên.
Năm 1917, các tổ lập hồ sơ đề nghị triều Khải Định sắc phong Thanh Châu Tiền hiền đối với Ông bà Phúc Thiện chỉ là giải pháp tình thế tối ưu duy nhất. Bởi vụ án năm Minh Mạng đối với dòng họ vẫn còn đó.
Với nhận thức đó, Thỉ tổ Trần Quý Công tự Phúc Thiện bậc Khai quốc công thần không thể cùng hàng với các vị Tiền hiền làng chỉ riêng đối với vùng đất mới ở phương Nam, nên từ bản hiệu đính này về sau chỉ viết những Hán tự đúng với vị trí và công đức của Ngài: TRẦN QUÝ CÔNG TỰ PHÚC THIỆN CHI THẦN – NGUYÊN TRƯỞNG PHỦ QUÂN – THANH NGUYÊN CÔNG - LƯỠNG GIANG CÔNG, thôi không dùng các Hán tự: Đại Lang Thanh Châu Tiền Hiền.
(Ngày mùng 6/ 2 âl/ 2012).
ĐỒNG THỜI kèm theo mấy trang tư liệu Thủy tổ hai họ Trương – Nguyễn có liên quan đến cuộc chính biến 1573, để cùng tham khảo.
MỘ CHÍ THỦY TỔ (I) NGUYỄN VIẾT TỘC AN LÂM NAY TẠI BẠC HÀ.
南 大
| ||
安
林
村
阮
曰
族
本
族
奉
立
|
顯
始
祖
前
賢
阮
曰
大
郎
之
墓
|
龍
飛
甲
戌
年
貳
月
貳
拾
日
|
(VI TÍNH NGUYÊN VĂN HÁN TỰ MỘ CHÍ VÀO NGÀY 23/02/2012.)
MỘ CHÍ THỦY TỔ (II) NGUYỄN VIẾT TỘC AN LÂM NAY TẠI BẠC HÀ.
南 大
| ||
安
林
村
阮
曰
族
本
族
奉
立
|
顯
始
祖
前
賢
阮
曰
仲
郎
之
墓
|
龍
飛
甲
戌
年
貳
月
貳
拾
日
|
(VI TÍNH NGUYÊN VĂN HÁN TỰ MỘ CHÍ VÀO NGÀY 23/02/2012.)
- ÔNG BÀ THỦY TỔ TRƯƠNG TỘC AN LÂM GIA PHẢ CHÉP:
顯
始
祖
妣
安
亭
陳
留
郡
前
賢
阮
氏
貴
娘
正
位
即
婆
篤
|
顯
始
祖
考
安
亭
清
河
郡
前
賢
張
貴
公
字
經
緣
神
位
|
LỜI BÌNH:
- Nhà nước Đại Nam (1838 – 1845): chỉ có 2 năm Giáp Tuất 1874 (đời Tự Đức 1848 - 1883) và 1934 (đời Bảo Đại 1926 - 1945) không có sự kiện nào liên quan đến Long phi – Rồng bay, ám chỉ vua lên ngôi.
- Nhà nước Đại Việt, thời Lê Trung Hưng đóng hành cung tại Thanh Hóa xảy ra cuộc chính biến từ cuối năm Nhâm Thân 1572. Thàng giêng năm Quý Dậu 1573, Chúa Trịnh lập Lê Duy Đàm mới 7 tuổi lên ngôi tức Lê Thế Tông, ngày 22 tháng giêng vua cha là Lê Anh Tông bị bức tử chết. Trong cuộc chính biến này hàng loạt quan lại bị thanh trừng giết hại, hàng loạt quan lại được thăng quan, tiến chức. Kéo dài đến năm Giáp Tuất 1574, sử chỉ chép 2 sự kiện:
- Tháng 6: họ Mạc sai tướng Nam đạo là Nguyễn Quyện đem quân xâm lấn Nghệ An. Từ sông Cả trở về Bắc đều mất về họ Mạc. Hoành quận công đánh nhau với giặc nhiều lần không được, thấy quân lính nhiều kẻ bỏ trốn, bèn làm vòng sắt khóa chân quân lính vào thuyền. Quân giặc đuổi đến họ cũng không đánh.....
- Tháng 7: Bấy giờ Tiết chế Trịnh Tùng nắm hết mọi quyền trong ngoài. Bọn Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách và Lương quận công ngầm mưu sát hại. Việc tiết lộ, đều bị bắt hạ ngục để xử tội. Bà phi của Thái Vương (mẹ của Trịnh Tùng) là Nguyễn thị ra sức cứu gỡ mới được khỏi tội, nhưng bị tước quyền.
Đối chiếu với sự tích Thủy tổ Trương tộc cùng làng An Lâm chép nơi lời tựa, và được khái quát hóa trong tên tự Kinh Duyên nơi thần chủ:
“Hiển Thủy tổ khảo An Đình Thanh Hà quận Tiền hiền Trương Quý Công tự Kinh Duyên Thần Vị - Hiển Thủy tổ tỷ........... Nguyễn Thị Quý Nương Chánh vị tức bà Đốc”.
Ông Lương quận công về sau quy vu Nam thổ, tức về với chúa Nguyễn Hoàng. Chủ biên bộ Đại Nam thực lục là Trương Đăng Quế người cùng họ, nhờ đó tước hiệu Lương quận công đã được chép khá rõ là Trương Công Gia trong ĐNTL. Kinh: Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là Kinh; Duyên: duyên cớ, nhà Phật gọi nhân quả là duyên. Vậy Kinh Duyên có nghĩa do duyên cớ về đạo đức, pháp luật đã định mà ông bà phải vào đây. Vậy, sự tích Lương quận công Trương Công Gia gặp nạn vào năm Giáp Tuất 1574, phù hợp với nội hàm của Hán tự Kinh Duyên – Thủy tổ Trương tộc An Lâm.
Hai họ Trương – Nguyễn cùng Tiền hiền An Lâm thôn, La Tháp châu, từ đó nhận ra Lương quận công Trương Công Gia chính là Trương Quý Công tự Kinh Duyên.
Vậy, Long phi Giáp Tuất niên, là sự tích hai anh em ruột họ Nguyễn phải từ bỏ hành cung vua Lê mà vào Nam thổ vào ngày 20/02 năm Giáp Tuất 1574, sự việc có liên quan đến việc lập vua con, sau mới phế bỏ đến bức tử vua cha. Với hoàn cảnh đó hai ông chỉ kịp đem theo một người con trai, sinh hạ họ Nguyễn An Lâm, mà không có bà là vậy. Ông Lương quận công sau khi bị tước quyền đã về lại quê Nghệ An, rồi mới quy vu Nam thổ được ghi chép khá rõ nơi lời tựa của gia phả, do đó có bà và các con cùng đi vào Nam . Bà Thủy tổ Trương tộc – Nguyễn Thị Quý Nương tức bà Đốc rất có thể là chị hoặc em ruột của hai ông Thủy tổ họ Nguyễn.
Sự tích La Tháp châu với khoảng trên dưới 20 họ, nay qua khảo cứu chỉ tìm thấy tư liệu tại các tộc Trương, Nguyễn An Lâm và họ Trần Thanh Châu. Với những tư liệu của hai họ Trương – Nguyễn đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ sự tích Thủy tổ họ Trần Thanh Châu. Các tộc họ còn lại do bị thất truyền sự tích, nên hầu hết đều xác định Thủy tổ từ Nghệ An – Thanh Hóa theo vua Lê Thánh Tông bình Chiêm rồi ở lại đất này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét