Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

CHUÔNG CHÙA THƯỢNG LÀNG HOÀNH NHA

 Lời dẫn của Biên tập viên

Hình có tính minh họa quả chuông đồng cổ

Sau khi cư dân các vùng miền về quần canh lập làng Hoành Nha trên bãi bồi Nha chử, đất lành chim đậu, phong tục thờ cúng Thần Phật được hình thành. Theo tài liệu của Sở VH TT&TT Nam Hà năm 1992, trích dẫn tài liệu cá nhân của ông Cao Quang Thạnh, cho biết Đình (kết hợp với chùa) thôn Thượng được xây dựng từ năm Nhâm Tý niên hiệu Hoằng Định (1612) thời hậu Lê. Ban đầu đình thôn định vị gần khu vực cửa Ngô Đồng,  đình cũng thờ Phật. Đến năm Ất Hợi niên hiệu Dương Hòa (1635) thì dời về vị trí hiện đình hiện nay. Chùa thôn Thượng được xây dựng từ năm Canh Tuất niên hiệu Tự Đức (1850). Đến năm Quí Tỵ niên hiệu Thành Thái (1893) chùa Thượng và gác chuông được tu sửa lại. Chuông đồng cổ của chùa Thượng được đúc từ năm Kỉ Sửu niên hiệu Minh Mạng (1829).

 Trên thân chuông có khắc bài kí bằng chữ Hán của cụ Trưởng làng Cao Đức Trứ. Phiên âm như sau:

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

ĐỊA BẠ LÀNG HOÀNH NHA

 Lời dẫn của biên tập viên Cao Xuân Thiện.

Từ thời tái lập làng xã, sau khi sông Hồng đổi cửa 1787,việc định hình làng xã trong khu định cư mới. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đã có sự quản lý phân canh đất đai của các làng xã trong đó có làng Hoành Nha. Các vị chức sắc trong làng cũng được tham gia biên soạn hoàn chỉnh cuốn địa bạ từ thời Minh Mạng (1820-1840) trong đó có các cụ (đời thứ 7) dòng họ Cao Trần: xã trưởng Cao Đăn Phong, hương trưởng Cao Đức Nhuận, hương mục Cao Đức Trứ đã được ghi danh trong cuốn HOÀNH NHA XÃ ĐỊA BẠ. Biên tập viên xin biên tập và phiên âm Hán Việt để lưu lại cùng các thế hệ con cháu dòng họ Cao Trần đọc tham khảo, để nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân trong làng xã và sự đống góp của tổ tiên trong dòng họ Cao Trần.

Bản sao chữ Hán và bản chép ta phiên âm Hán Việt đã được cụ Cao Ngọc Hòa (đời thứ 11), ông Cao Văn Lợi (đời thứ 12) cùng con trai là bác Cao Nguyên Tắc (đời thứ 13) thuộc Ất phái, lưu lại như những tài liệu quý của làng xã và của dòng họ 

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

MONG BỔ SUNG THÔNG TIN GIA PHẢ TỪ MỘT BỘ BÀI VỊ

 Cao Xuân Thiện

Nhân dịp giỗ Thái Tôn, ngày mùng Bốn tháng Mười năm Tân Sửu (tức ngày 8/11/2021), các chi phái cùng đại diện các thế hệ con cháu về Nhà thờ họ Cả dự lễ cúng Tổ. 

Vẫn như mọi năm, cụ Tôn trưởng cùng các cụ hàng thứ Mười làm chủ lễ. Sau hồi trống chiêng, cụ Tôn trưởng xướng Văn khấn, sau đó là khao Phú ý, để mời các vị tiên tổ về dự lễ. Con cháu lần lượt vào Bái đường cúng Tổ.

Ban khuyến học dòng họ tổ chức phát quà cho các cháu đạt thành tích cao trong năm học vừa qua, nhất là các cháu trúng tuyển vào các trường Đại học.

Do tình hình phòng dịch nên số đại biểu về không tập trung đông, kể cả việc phát quà của Ban khuyến học cũng troa qua đại diện các phái.
 

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

NHỮNG NHÂN VẬT ĐÃ TỪNG VU CÁO TRẦN NGUYÊN HÃN TRONG LỊCH SỬ

 Trần Phước Bình

ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên viết về Trần Nguyên Hãn từ nguồn thực lục như sau: “Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 (1434) tháng 2, … Đại Tư đồ Lê Sát cho là Trình Hoành Bá trước đây bị tội, nhưng có tài đáng tiếc, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng biên vào sổ các quan cũ được hưởng ân xá, khi có chiếu chỉ, sắc lệnh cho được chực hầu cùng với Hành khiển của bản đạo, có ý định dùng lại. Ngôn quan Nguyễn Thiên Tích và Bùi Cầm Hồ tâu rằng: “Tiên đế đã có lệnh là bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Lê Đức Dư tuy có tài, nhưng không được dùng lại nữa. Bề tôi có kẻ nào mưu việc phản nghịch cần phải tố cáo cũng không cho chúng được tố giác. Nếu dùng lại thì trái với lệnh của Tiên đế (Lê Thái Tổ). Vả lại, những kẻ như bọn Hoành Bá thì còn ai dùng nữa”.

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

BIẾU GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN TẠI NHÀ THỜ PHÁI TỔ ĐỨC TUẤN (BÍNH PHÁI) NGỰ TẠI THÔN DUY TẮC XÃ GIAO TÂN

 Cao Xuân Thiện

Từ đời thứ 5 tổ Bá Tuân cành Cả họ Cao Trần sinh được 6 ông con trai. Dòng họ đã có thêm đông con cháu. Phần điền được quân cấp, cùng với việc mua thêm ruộng đất để làm ăn sinh sống. Trước đây họ ta có đất đai ruộng vườn ở đâu thì đưa con cháu đến sinh sống làm ăn ở đó. Tổ Bá Tuân để cho 2 con trai trưởng thứ: tổ Đăng Dụng và tổ Cựu Mậu ở lại trong làng, ông thứ 3: tổ Đức Giản ra ở thôn Thống Nhất, nay là xóm 1 Hùng Tiến. Hai ông thứ 4 và thứ 5: tổ Đức Tuấn và tổ Đức Tú, xuống ở thôn Duy Tắc trước đây thuộc tổng Hoành Nha, sau đó Duy Tắc tách ra về tổng  Hoành Thu, nay là xã Giao Tân. Theo biên chế thì con cháu của 3 tổ: Đức Giản, Đức Tuấn, Đức Tú thuộc phái thứ 3 (còn gọi là Bính phái). Ông thứ 6: tổ Đức Thiệu ra ở thôn Quyết Tiến, nay là xóm 6 Quyết Tiến, phái này là phái thứ 4, (còn gọi là Đinh phái). Đinh phái hiện nay còn ở quê là nhánh con cháu tổ Đồ Tài, cụ Phú, cụ Hào, cụ Xương, ông Hành, ông Thịnh, ông Thảo….

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

BAN BIÊN TẬP GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN XIN THÔNG BÁO.

Cuốn Gia phả từ đời thứ Nhất đến đời thứ 10, xuất bản năm 2018 sau khi được hiệu chỉnh và tái bản năm 2020. Trong tháng 5- 2021 cuốn GP sẽ được in ấn và lưu hành.



Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

THƯ MỜI ĐĂNG KÍ NHẬN VÀ TÀI TRỢ GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN


Được phép của cụ Trưởng ban lễ tiết, Ban biên tập Gia phả Họ Cao Trần Giao Tiến đã tổ chức biên soạn, rà soát, hiệu chỉnh thông tin sử phả của dòng họ Cao Trần, từ đời thứ Nhất đến đời thứ 10. Trong 10 năm qua, ông Cao Quốc Sủng trưởng Ban biên tập Gia phả họ Cao Trần đã làm việc liên tục không ngừng nghỉ, đã xuất bản Gia phả phiên bản thứ nhất vào đầu năm 2018 với số lượng khiêm tốn là 30 cuốn, mỗi cuốn trên 400 trang A4. Công việc hiệu đính Gia phả cũng không hề đơn giản, thông qua tài liệu và thông tin thực thế của các thế hệ con cháu trong dòng họ, nhiều thông tin đã được chính xác hơn.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

HOÀNG GIÁP NGUYỄN KHẮ NIÊM VÀ 16 CHỮ VÀNG RÒNG

 Nguồn: An ninh thế giới 27/03/2017

 Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm hai lần Phủ doãn Thừa Thiên là một nhân vật đặc biệt. Cụ Niêm sinh năm 1889 (Kỷ Sửu), quê làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (nên dân thường gọi là cụ Hoàng Hương Sơn). Cụ mất năm 1954.

Năm 1907, cụ thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (gọi là Hoàng giáp. Thi đình do vua chủ khảo, chọn ra Hoàng giáp, Thám hoa, Bảng nhỡn, Trạng nguyên), khoa thi đình năm Đinh Mùi tại Huế, khi 18 tuổi. Đó là học vị cao nhất thời đó mà cụ đã đỗ đạt lúc còn rất trẻ.