Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

NHỮNG CHUYẾN HÀNH HƯƠNG TRỞ VỀ VỚI CỘI NGUỒN ĐẤT TỔ HỌ TRẦN

Cao Trần Hồng
Thực hiện nghị quyết của Ban Liên lạc, Thường trực Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam đã tổ chức hai chuyến hành hương về cội nguồn gốc tổ nhà Trần và dòng họ Trần Nguyên Hãn ở khu Nam Định - Thái Bình - Đông Triều Quảng Ninh.
Đầu năm 2014, ngày 13- 9- 2014, Thường trực Ban Liên lạc dòng họ đã tổ chức chuyến hành hương về cội nguồn gốc tổ nhà Trần và dòng họ Trần Nguyên Hãn ở khu Nam Định - Thái Bình. Đoàn đi có mười người. Theo lịch trình đi từ gần đến xa, thời gian trong một ngày.

Ngày 18-10-2015 Thường trực Ban Liên lạc dòng họ đã tổ chức chuyến hành hương về cội nguồn gốc tổ nhà Trần ở khu Đông Triều Quảng Ninh. Đoàn đi có mười một người.
Sau những cuộc hành trình dài, thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng đã đem lại cho mỗi người cảm giác phấn chấn, thư thái, trào dâng niềm tự hào về truyền thống vẻ vang và oanh liệt của họ Trần. Mỗi người đều có một cảm nhận sâu lắng không thể phai mờ. Cuộc hành hương rất có ý nghĩa sâu sắc và bổ ích.
Nhiệm vụ tiếp theo của Thường trực mà Ban Liên lạc giao cho là sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn bà con và các đoàn hành hương về đất Tổ của các tộc họ khi có yêu cầu.
Điểm đầu tiên đoàn đến là vào viếng và làm lễ tại nhà thờ Tổ Trần Quang Khải. Đền tọa lạc tại thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định khoảng 7 km. Vùng này vốn là trang ấp của Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải - thủy tổ của dòng họ Trần Nguyên Hãn - một căn cứ vững mạnh chống quân Nguyên Mông thời Trần. Đền được lập trên nền nhà cũ của Người. Nơi đây đã có biết bao bài thơ nổi tiếng của một con người văn võ nổi danh được ra đời còn lưu truyền đến ngày nay. Đền thờ là một công trình cổ chưa được trùng tu nâng cấp.

Đoàn đã đến viếng thăm khu di tích đền An Sinh và lăng mộ các vua Trần. Đông Triều - mảnh đất và con người đã gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nơi này là vùng đất cổ có tên gọi là An Sinh hay Yên Sinh, đến đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369) được đổi tên thành Đông Triều. Theo duy danh định nghĩa thì Đông Triều có nghĩa là "triều đình phía đông" An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần, đây là một trong những vùng ẩn tích chứa nhiều các di sản văn hóa đặc sắc của thời Lý-Trần. Kết quả nghiên cứu khoa học gần đây đã khẳng định: Kinh đô Thăng Long và Thiên Trường Nam Định là hai trung tâm chính trị, còn Đông Triều là một trung tâm văn hóa đặc sắc của nhà Trần. Khu di tích nhà Trần tại Đông triều gồm:
Hệ thống đền thờ, lăng miếu các vua Trần
1. Đến An Sinh
2. Đền Thái
3.Lăng Tư Phúc

4. Thái Lăng
Tiếp theo đoàn hành hương về Thái Bình. Cụm di tích nổi tiếng mà bất cứ ai hành hương về Thái Bình đều đến trước tiên làm lễ viếng là "Đền Trần và Thái Đường Lăng", có tên thường gọi là "ĐỀN THỜ CÁC VUA TRẦN" tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là nơi đất phát nghiệp, nơi đặt mộ Tổ, mộ các vua, hoàng hậu và công chúa nhà Trần có tổng diện tích trên 22 ha, Tại khu trung tâm có bốn lăng mộ của ba vua đầu triều Trần và Thái Tổ Trần Thừa, lăng của bốn hoàng hậu. Lăng của Trần Thái Tông là Chiêu Lăng, lăng của Trần Thánh Tông là Dụ Lăng, lăng của Trần Nhân Tông là Đức Lăng, lăng của Thái Tổ Trần Thừa là Thọ Lăng. Từ cổng khu di tích đi vào, hình ảnh gây ấn tượng mạnh là lăng của ba vua Trần như ba trái núi đẹp nổi bật lên nền trời xanh.
Đền Trần là một khu đền nguy nga. Qua cổng vào trong sân, ta gặp ngay tòa Bái Đường rộng lớn thờ Hội đồng các văn quan, võ tướng triều Trần.
Sau tòa Bái Đường, cách một khoảnh sân rộng là Tòa đệ nhị có ba ban thờ lớn thờ ba vị vua Trần. Ban giữa thờ Thánh tượng vua Trần Thái Tông, ban bên trái thờ Thánh tượng vua Trần Thánh Tông, ban bên phải thờ Thánh tượng vua Trần Nhân Tông.
Tiếp sau sang tòa thứ ba là tòa hậu cung thờ linh vị các cụ Tổ Trần Kinh - Mục Tổ Hoàng Đế, Trần Hấp - Ninh Tổ Hoàng đế, Trần Lý - Nguyên Tổ Hoàng Đế và các ban thờ có Thánh tượng Thái Tổ Hoàng đế Trần Thừa - ở giữa, Thánh tượng Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ - bên phải, Thánh tượng Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung - bên trái. Bên cạnh đền Trần còn có đền thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương và đền thờ Mẫu.
Ngoài khu đền Trần, còn nhiều di tích khác thờ các hoàng thân quốc thích, hoàng hậu, công chúa, các danh tướng nhà Trần nhưng thời gian có hạn, đoàn phải hành hương tiếp sang xã Liên Hiệp, một địa linh có đền và mộ Linh từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, đình thờ và lăng mộ Thống quốc Thái Sư Trần Thủ Độ để làm lễ viếng. 

Dòng tộc Cao Trần, Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định là chi nhánh dòng Tộc Trần Nguyên Hãn, họ Trần Việt Nam
Họ Cao - Trần xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, do Thái tổ Trần Bong, tự Vô Ý, từ làng Mía, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) ra làng Hoành Nha (nay là xã Giao Tiến), khai cơ, lập nghiệp, đổi từ họ Trần sang họ Cao. đến nay đã trải qua hơn 300 năm và đã có 15 đời. 
Theo gia phả và câu đối tự sự của nhà thờ tổ có từ thời Lê Vĩnh Thịnh đầu thế kỷ XIX :
      Khởi gia tự tích Ái Châu lai
     Truyền thế đương sơ Trần duệ xuất
Dịch nghĩa:
    Dựng nhà nếp cũ từ Châu Ái
tới
    Nối nghiệp nền xưa gốc họ Trần 
Dòng họ Cao Trần Nam Định là Chi trưởng của dòng Phúc Quảng, Tổ đời thứ Tư dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh, dòng dõi vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) quê gốc ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, lộ Thiên Trường (Nam Định).
Dòng họ Cao Trần đã tham gia sinh hoạt cùng dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam. hiện nay có 4 ông là ủy viên thường trực ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét