Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG BẢO TÀNG HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN

 Lời Biên tập viên

Ông Cao Quốc Sủng, đời thứ 12, phái Ất cành Cả. Từ năm 2010 đến nay ông là Tổng biên tập Gia phả họ Cao Trần, đã hiệu đính, biên tập và chịu trách nhiệm xuất bản bộ Gia phả 10 đời của họ Cao Trần, cũng như soạn nội dung Phú ý, Văn khấn gửi về biếu họ Cả.

Nay ông có kế hoạch đề xuất với Ban lễ tiết về ý tưởng xây dưnh Bảo tàng họ Cao Trần, trên cơ sở Nhà lưu niệm của dòng họ đã có từ trước đây. Kính mong Ban lễ tiết nghiên cứu và phản hồi, đồng thời tác giả cũng mong nhận được ý kiến đóng góp để ý tưởng có thể thực hiện, giúp con cháu có một góc nhìn thấu đáo về lịch sử dòng họ và dòng dõi tổ tiên. Thay lời tác giả, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Các cụ hàng trên, Ban lễ tiết cũng như toàn thể thành viên nhân đinh trong dòng họ. Sau đây là bài viết đề xuất của ông Cao Quốc Sủng.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

MỘT THẾ HỆ DÀI BAO NHIÊU NĂM. KHOA HỌC ĐƯA RA CÂU TRẢ LỜI

 Tác giả: Donn Devine, CGSM, FNGS, là một luật sư đã nghỉ hưu, nhà lưu trữ và nhà tư vấn chuyên nghiệp về việc tích hợp phả hệ tài liệu và di truyền. 

Người dịch: Lã Mạnh Hùng. 

(Ảnh minh họa từ Internet)
How long is a generation? Science provides an answer

Một thế hệ dài bao nhiêu? Khoa học đưa ra câu trả lời

To convert generations to years, use a value for the generational interval that is soundly based on the best available evidence.)

Để đổi thế một hệ sang số năm, hãy dùng giá trị cho khoảng thời gian thế hệ dựa trên bằng chứng tốt nhất hiện có.

Từ năm 1973, nhà khảo cổ học Kenneth Weiss đã đặt vấn đề về độ dài của một thế hệ đã được chấp nhận là 20 và 25 năm. Ông nhận thấy rằng 27 năm cho một thế hệ là khoảng thời gian thích hợp hơn dựa trên phân tích tại những khu chôn cất thời tiền sử, nhưng thừa nhận rằng kết luận của ông có thể bị ảnh hưởng nếu người làng đã chết xa quê hương và được chôn cất ở nơi khác.[1] 

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

THƯ NGỎ CỦA ÔNG TRƯỞNG BAN LỄ TIẾT HỌ CAO TRẦN

HỌ CAO TRẦN LÀNG HOÀNH NHA - GIAO TIẾN
Kính gửi: Các cụ, các ông, các bà, cùng toàn thể trai dâu, gái rể, các cháu, đang học tập và làm việc trên khắp mọi miền.
Tôi xin gửi đến các quý vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa các quý vị:
Nhờ phúc ấm của Tổ tiên, con cháu dòng họ Cao Trần ở khắp moi miền, đều có được cuộc sống tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tri ân Tiên Tổ, con cháu của Tổ đã đóng góp công và của tôn tạo được ngôi từ đường thờ Tổ và lăng mộ được khang trang. Trải qua thời gian và năm tháng, những công trình trên đang xuống cấp.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

CÚNG GIỖ NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

Tham khảo trang Wikipedia để hiểu về tập tục cúng giỗ của người Việt từ trước đây còn lưu lại và thực hiện đến hiện nay như sau:

Cúng giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề. 

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

HƯỚNG VỀ ĐẠO PHẬT

Phật Adi Đà
 Ngày nay đạo Phật là một trong số 15 tôn giáo lớn ở Việt Nam. Phật giáo chiếm khoảng 15% dân số Việt, ước chừng cả nước có 15 triệu tín đồ Phật tử. Phật giáo cũng đã củng cố được hệ thống đào tạo cho các tăng ni từ cấp cơ sở cho đến cấp Trung ương, trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhiều tu sĩ đã bảo vệ thành công Luận án TS Phật học hoặc các chuyên ngành liên quan. Gần đây nhiều tín đồ Phật tử cũng như con em của họ cũng được gửi vào chùa theo các khóa tu ngắn hạn. Sau đây ta tìm hiểu hai Đức Phật chính, trong lịch sử Phật giáo nguyên thủy, theo bài viết của tác giả Thanh Hiền (Phòng QLHV) Bảo tàng Lịch sử VN. 
Phật Thích Ca.

NHẬN BIẾT PHẬT THÍCH CA MÂU NI VÀ PHẬT A DI ĐÀ. 

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Theo các tài liệu lưu giữ đến nay thì Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử. Là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca - thuộc đất nước Ấn Độ ngày nay, Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN. Thái tử Tất Đạt Đa đã phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả sau khi chứng kiến những cảnh khổ đau của những người già rồi bệnh tật, qua đời và lại thấy vẻ ung dung thanh thản của một vị tu sĩ lúc bấy giờ. Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ), là thế giới mà chúng ta đang sống. Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ, có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, có nghĩa là ánh sáng vô lượng. Phật A Di Đà cai quản cõi Cực lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta bà này. 

Để nhận biết Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà qua hình dáng tôn tượng, tranh thờ, trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra một vài đặc điểm chính như sau: Phật Thích Ca Mâu Ni: Về hình dáng đặc trưng: Tóc có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Mặt Phật tròn, cằm vuông vức, nơi ấn đường (chỗ đầu hai lông mày giao nhau) có nốt ruồi đỏ. Tai dày, tròn, đầy đặn, thành quách phân minh, sắc trắng hơn mặt. Phật mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ Vạn. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư. Về tư thế tay: Tay Phật có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân (tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra, trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau) hoặc ấn kim cương hiệp chưởng (với đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau, biểu hiện cho tín tâm bất động, vững chắc như kim cương)… Hoặc tay Ngài ở ấn xúc địa (tay trái hướng lên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước, trên tay trái là một chiếc bát); Phật thủ ấn vo úy (tay mặt đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng về phía trước). Có thể Phật đang cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, chứng tỏ là dấu hiệu của giáo chủ. 

Về các nhân vật đi kèm: Phật Thích Ca Mâu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả , đó là: Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Hai vị là hai đệ tử của Ngài khi còn ở trên thế gian. Ngoài ra, có tôn tượng và tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh với một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa và Phật Thích Ca nhập diệt (nhập niết bàn) với tư thế nằm nghiêng mình sang phải. Phật A Di Đà: Về hình dáng đặc trưng: trên đầu Phật có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông, cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có nhữ Vạn. Về tư thế tay: Phật có thể trong tư thế đứng (gọi là Di Đà phóng quang), tay làm ấn giáo hóa (tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước, trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn). Phật cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Có thể trên tay Phật giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ. Ở tượng Phật A Di Đà có một dạng khác của ấn thiền là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Cho nên ấn này còn được gọi là Ấn thiền A Di Đà. 

Về nhân vật đi kèm: Phật thường được minh họa cùng hai vị là: Bồ Tát Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương liếu và bình cam lộ) và Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh). Tóm lại, sự khác biệt giữa hai tôn tượng, tranh thờ Phật Thích Ca và Phật A Di Đà qua một vài đặc điểm của biểu tướng sau: Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chính điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà này. Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tính) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét về đại thể, còn về chi tiết thì tương đối giống nhau. Phật A Di Đà: thông thường có 2 tượng mà chúng ta thường thấy là tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen và tượng Di Đà phóng quang. 

Tượng A Di Đà đứng có 2 vị theo bên cạnh là đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí (Tượng Tam Thánh). Về tượng ngồi có sự khác biệt giữa hai tôn tượng như sau: - Tượng Phật Thích Ca không bao giờ duỗi cánh tay. - Tượng Phật Thích Ca thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực không có chữ Vạn. Ngược lại, tượng Phật A Di Đà có đôi khi được tạc Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xòe bàn tay mặt. Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ Vạn. Đây là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca. 

Nguồn: Theo Thanh Hiền (Phòng QLHV).

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

VẤN ĐỀ VIỆT HÓA BÀI VĂN TỀ VÀ VIẾT BÀI VỊ NGƯỜI QUÁ CỐ

 Biên tập viên

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ trước tới nay ông cha ta khi soạn Văn tế hoặc viết bài vị người quá cố, thường sử dụng dạng hành văn cổ. Trong đó có các từ Hán Việt. Các ngoại ngữ thường có cấu trúc: tính (trạng) từ trước, danh từ sau.

Ví dụ theo cấu trúc Hán Việt: Việt Nam Quốc. Còn tiếng Việt: Nước Việt Nam. Hoặc: Cố phụ. Nghĩa tiếng Việt: người cha vừa mới mất. Tế lập phục, hiểu theo phong tục Việt: là lễ tế phát tang. Linh sàng: nghĩa là cái giường cho linh hồn nằm. Linh vị: vị trí đặt thẻ bài thờ người đã chết. Cô ai tử: nghĩa tiếng Việt là người con đã mất cả cha và mẹ …

 Gần đây một số Cơ quan Văn hóa cấp huyện hoặc cấp tỉnh đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các vị cao tuổi có kiến thức văn hóa và chữ Hán Nôm, cùng các chuyên gia, đánh giá và đưa ra phương án Việt hóa các bài Văn tế và ghi bài vị thờ cúng người đã khuất. Sau đâu Biên tập viên Họ Cao Trần, xin đề xuất và mong được góp ý để khi dự các đám tang, nghe đọc văn tế hiểu ngay được các câu từ mà trước đây các quý vị còn thắc mắc. Tất nhiên không tránh khỏi ý kiến trái chiều, kính mong các vị lượng thứ.

 ĐOẠN MỞ ĐẦU VĂN TẾ VIỆT HÓA

 Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tỉnh Nam Định, huyện Giao Thủy, xã Giao Tiến. Xóm 12.

Hôm nay: ngày  tháng   năm (Tý, Sửu, Dần…). Tức là ngày: …..

Người con trai mất (cha, mẹ, hoặc cả cha và mẹ) là ông: Cao ….

Vâng mệnh dòng họ Cao Trần và trước ban thờ người mẹ (cha) vừa quá cố là cụ Hoàng Thị XX… Hiệu Diệu YY… Sinh năm: 19?? (GT??) mất hồi: ?? giờ ngày ?? tháng ?? năm (ĐD) tức là ngày:  tháng   năm  202? Dương lịch. Hưởng thọ 99 tuổi.

Dòng họ Cao Trần cùng gia đình con cháu tổ chức Lễ tế phát tang và báo tang, về việc người mẹ (cha) của chúng tôi vừa qua đời, cùng họ hàng nội ngoại, người thân, thông gia và toàn thể bà con bạn bè xa gần, được biết.

Con cháu chắt nội ngoại thuộc hàng chịu tang cụ bà (ông), có danh sách như sau:

-         Con trai:

-         Con dâu:

-         Con gái:

-         Con rể:

-         Cháu nội trai:

-         Cháu dâu nội:

-         Cháu nội gái:

-         Cháu rể:

-         Cháu ngoại trai:

-         Cháu dâu ngoại:

-         Cháu ngoại gái:

-         ...

Ghi chú: Những chữ gạch chân trên đây cần soạn lại theo từng đám cụ thể.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

NGÀY GIỖ THÁI TỔ HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN 18 THÁNG GIÊNG NĂM QUÝ MÃO (08-02-2023)

Trong ngày giỗ Thái tổ năm nay, thay vì đưa tin và hình ảnh con cháu về chiêm bái giỗ tổ tại từ đường họ Cả tại quê nhà Giao Tiến. Biên tập viên Họ Cao Trần tranh thủ chụp ảnh câu đối đại tự, biên dịch phiên âm Hán Nôm các bộ câu đối đại tự, trong và ngoài nhà thờ họ Cả, nhà lưu niệm.

Đây cũng là hình thức bảo lưu Văn hóa phi vật thể, kể từ khi tổ tiên ta về ấp Hòe Nha thay tên đổi từ họ Trần thành họ Cao, cho đến ngày nay họ ta đã là dòng họ lớn, đông con cháu có danh xưng trong làn trong huyện. 

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

BIÊN DỊCH CÂU ĐỐI CUỐN THƯ ĐẠI TỰ NHÀ THỜ ẤT PHÁI

 Cao Xuân Thiện 

I.                  ĐẠI TỰ CÂU ĐỐI CỔNG TAM QUAN

1.     Đại tự trên cổng (xin đối chiếu từ phải sang trái)

      高 族乙派

CAO TRẦN TỘC ẤT PHÁI

2. Bộ câu đối 2 bên trụ cổng tam quan

仙祖千年扶後裔. (chữ 仙 đúng ra phải là chữ 先)

 子孫萬代奉前人

TIÊN TỔ THIÊN NIÊN PHÙ HẬU THẾ

TỬ TÔN VẠN ĐẠI PHỤNG TIỀN NHÂN

II.               CÂU ĐỐI TRƯỚC HIÊN

1.     Bộ câu đối gian giữa

高堂德址仁基自家保重

CAO ĐƯỜNG ĐỨC CHỈ NHÂN CƠ TỰ GIA BẢO TRỌNG

陳系家風官泰原道𪽋  (𪽋 đúng ra  phải là chữ )

TRẦN HỆ GIA PHONG QUAN THÁI NGUYÊN ĐẠO LƯU TRUYỀN

          Dịch nghĩa:

          Dòng họ Cao nền nhân móng đức từng nhà tự giữ gìn

          Nhánh họ Trần tập quán quan sang đạo gốc lưu truyền.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

LỜI THỈNH CẦU ĐẦU NĂM

 BIÊN TẬP VIÊN

Nhân dịp Xuân mới Quý Mão, Biên tập viên xin trân trọng gửi lời kính chúc sức khỏe vạn niềm vui, an khang thịnh vượng và vạn sự như ý tới các Cụ hàng Thập, các cụ ông, cụ bà, các bậc cha bác, anh chị em con cháu chắt, nội ngoại thuộc dòng họ Cao Trần.
Trải qua 2 năm bệnh dịch covid 19, nhiều hoạt động cộng đồng và tâm linh đều bị giới hạn. Năm mới này mở ra nhiều hoạt động Văn hóa cộng đồng và dòng họ. Dịp Rằm tháng Giêng, làng Hoành Nha mở lễ hội truyền thống. Tiếp theo ngày 18 tháng Giêng là ngày lễ giỗ Thái tổ, tự Vô Ý và cũng là ngày giỗ Thái tổ Thượng Hoàng Trần Thừa của Vương triều họ Trần, Việt Nam.