Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN VÀ THUYẾT TRÌNH MỘT SỐ NỘI DUNG BỔ SUNG, SỬA ĐỔI GIA PHẢ, BIÊN SOẠN NĂM 2018

1-    KẾT CẤU CUỐN GIA PHẢ GỒM 5 PHẦN:


   - Tổng quan: Vài nét về nguốn gốc, quá trình khởi nghiệp,
      xây dựng và phát triển dòng họ Cao Trần, xã Giao Tiến.
   - Phả hệ họ Cao Trần từ đời thứ 1 – 10, phần chi tiết.
   - Phả hệ họ Cao Trần từ đời thứ 1 – 11, phần tóm tắt.
   - Phả đồ họ Cao Trần từ đời thứ 1 – 9.
   - Phần tham khảo.
  Phần Tổng quan được trình bày 5 nội dung:


Nội dung 1: Nguồn gốc dòng họ Cao Trần, Giao Tiến.
Nội dung  2, 3, 4: Quá trình khởi nghiệp, xây dựng và phát triển dòng họ Cao Trần qua các thời kỳ, ấp Hòe Nha, đến xã Hoành Nha, rồi xã Giao Tiến. Được trình bày theo diễn biến thời gian của 3 giai đoạn (Từ năm 1683 – năm 1787; Từ năm 1787 đến trước Cách mạng tháng 8 – 1945; Từ năm 1945 đến nay) gắn với tiến trình phát triển lịch sử của đất nước, của địa phương và của dòng họ để người xem dễ theo dõi.
Nội dung 5: Từ đường và lăng mộ.


 Phần phả hệ chi tiết: Quan điểm là Quyển 1 chỉ nên biên soạn 10 đời, vì dung lượng 1 quyển như vậy cũng là vừa phải. Thông tin của 10 đời đầu, hiện nay cũng tương đối đầy đủ. Khuyến cáo các phái, các chi trong họ tổ chức biên soạn gia phả của phái của chi mình để đảm bảo chi tiết hơn và tránh những thiếu sót đáng tiếc.  Đến khi các thông tin tương đối đầy đủ, ổn định thì tổ chức biên soạn gia phả của họ tiếp từ đời thứ 11 trở đi thành Quyển 2, Quyển 3 ...
Như vậy Quyển 1 là được cố định 10 đời. Sau này có thêm những thông tin mới phát sinh, chỉ in lại lần 2, lần 3 ... có bổ sung, mà không cần phải biên soạn lại.
Phần phả hệ tóm tắt: Biên soạn thêm đời thứ 11, để việc theo dõi có bước chuyển tiếp. Thông tin đời thứ 11, dựa vào gia phả năm 1997 và tổ chức gửi “Bản thảo” xin ý kiến bổ sung của các phái trong họ để biên soạn.
     2- CÁCH ĐÁNH SỐ THỨ TỰ:
              - Cụm số đầu tiên là thứ tự các Đời.
              - Cụm số thứ hai là thứ tự các Cành.
              - Cụm số thứ ba là thứ tự các Phái.
              - Cụm số cuối cùng là thứ tự số đinh trong một đời.
         Số thứ tự các Phái được ghi theo chữ Việt kèm theo cách ghi cũ để tiện theo dõi. Địa danh chủ yếu vẫn theo tên cũ (khi cần xem Phần tham khảo).
       Cách đánh số như trên thuận tiện cho việc tìm kiếm, theo dõi.
       Thay đổi chữ: “NGÀNH” bằng chữ “CÀNH”
       Năm sinh và ngày tháng năm mất được ghi theo Âm lịch.
   
   3-  SỬA CHỮA SAI SÓT VỀ NĂM SINH, NĂM MẤT, TUỔI THỌ.
- Được tra cứu theo lịch Vạn niên, để hiệu đính sửa chữa.
- Tuổi thọ được tính thống nhất theo Âm lịch.
- Từ 60 tuổi trở lên được ghi là thọ, dưới 60 tuổi ghi là hưởng.
         Thí dụ một số trường hợp được hiệu đính sửa chữa như sau:
      6.1.1.1: -  Đăng Dụng.
         Gia phả năm 1997 ghi:
     Năm sinh:   Kỷ Mão (1759).
     Năm mất:   Mậu Thân (1890), thọ 91 tuổi.
Được sửa lại là:
     Năm mất:   Mậu Thân (1848), thọ 90 tuổi.
Bà: Phạm Thị Diễn
     Năm sinh:   Đinh Hợi (1767).
     Năm mất:    Mậu Thân (1894), thọ 82 tuổi.
Được sửa lại là:
   Năm mất:    Mậu Thân (1848), thọ 82 tuổi.
      6.1.2.2: -  Đức Mậu.
     Năm sinh:   Tân Tỵ (1761).
     Năm mất:   Quý Tỵ (1844), thọ 83 tuổi.
Được sửa lại là:
       Năm mất:   Quý Tỵ (1833), thọ 73 tuổi.
Bà: Vũ Thị Sính.
             Năm sinh:   Nhâm Thìn (1772).
             Năm mất:    Tân Sửu (1842), thọ 70 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm mất:    Tân Sửu (1841), thọ 70 tuổi.
      7.1.1.3: -  Ngọc Oanh.
             Năm sinh:   Mậu Ngọ (1798).
             Năm mất:   Giáp Thìn (1841), thọ 47 tuổi.
Được sửa lại là:
                              Năm mất:  Giáp Thìn (1844), hưởng 47 tuổi.
7.1.1.4: -  Đăng Phong.
             Năm sinh:   Canh Thân (1800).
             Năm mất:    Ất Hợi (1876), thọ 76 tuổi.
Được sửa lại là:
            Năm mất:    Ất Hợi (1875), thọ 76 tuổi.
Bà: Vũ Thị Chi.
             Năm sinh:   Nhâm Tuất (1812).
             Năm mất:    Ất Dậu (1885), thọ 84 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm sinh:   Nhâm Tuất (1802).
7.1.1.5: -  Danh Quán.
             Năm sinh:   Nhâm Thìn (1808).
             Năm mất:    Bính Ngọ (1882), thọ 75 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm mất:    Nhâm Ngọ (1882), thọ 75 tuổi.
7.1.2.6: -  Đức Trứ.
             Năm sinh:   Quý Mão (1783).
             Năm mất:   Giáp Ngọ (1834), thọ 49 tuổi.
Được sửa lại theo phả Ất phái là:
             Năm sinh:   Đinh Mùi (1787).
             Năm mất:  Giáp Ngọ (1834), hưởng 48 tuổi.
8.1.1.11: -  Ngọc Quyết.
             Năm sinh:   Mậu Tý (1768).
             Năm mất:   Canh Tý (1844), thọ 75 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm mất:  Giáp Thìn (1844), thọ 77 tuổi.
8.1.2.13: -  Đức Bằng.
             Năm sinh:   Giáp Tuất (1804).
             Năm mất:    Mậu Tý (1889), thọ 75 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm sinh:   Giáp Tuất (1814).
             Năm mất:    Mậu Tý (1888), thọ 75 tuổi.
               Bà: Phạm Thị Diệm.
             Năm sinh:   Mậu Thìn (1828).
             Năm mất:   Canh Dần (1878), thọ 70 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm mất:    Mậu Tuất (1898), thọ 71 tuổi.
8.1.2.20: -  Đức Dụ.
             Năm sinh:   Canh Thìn (1820).
             Năm mất:    Canh Thân (1880), thọ 61 tuổi.
Được sửa lại là:
              Năm mất:   Canh Thìn (1880), thọ 61 tuổi.
8.1.2.20: -  Đức Uẩn.
             Năm sinh:   Giáp Ngọ (1832).
             Năm mất:    Nhâm Ngọ (1882).
Được sửa lại là:
             Năm sinh:   Giáp Ngọ (1834).
             Năm mất:  Nhâm Ngọ (1882), hưởng 49 tuổi.
10.1.2.62 – Tất Đam.
             Năm sinh:   Mậu Tuất.
             Năm mất:    Ất Dậu, thọ 48 tuổi.
Trong phả 1997 ông Tất Đam là em các ông:
    10.1.1.60 – Bỉnh Uân, sinh năm: Quý Mão (1903).
    10.1.1.61 – Quang Ruật, sinh năm: Mậu Thân (1908).
Được sửa lại là:
             Năm sinh:   Canh Tuất (1910).
             Năm mất:   Ất Dậu (1945), hưởng 36 tuổi.
              (nếu Mậu Tuất là năm 1898, hơn tuổi cả 2 ông anh).
10.1.2.92 – Đức Tẫn.
             Năm sinh:   Nhâm Thân (1872).
             Năm mất:    Bính Ngọ (1906), thọ 47 tuổi.
Được sửa lại là:
             Năm mất:   Bính Ngọ (1906), hưởng 35 tuổi.
10.1.2.99 – Tư Trực.
             Năm sinh:   Giáp Thìn (1884).
Được sửa lại là:        Giáp Thân (1884).
               Bà Hoàng Thị Đỏ.
        Năm sinh:  Giáp Tý (1893), sửa lại: Quý Tỵ (1893).
Các trường hợp khác còn lại cũng được tra cứu và sửa như trên.

   4 – BỔ SUNG VÀ SẮP XẾP LẠI MỘT SỐ VỀ THỨ TỰ.
         Phái trưởng (Giáp phái).
               Phả năm 1997 ghi:
                        10.1.1.30 – Văn Liên, con cụ: 9.1.1.16 – Đức Phang.
                           10.1.1.31 – Văn Hiển, con cụ:  9.1.1.15 – Đức Hạch, kế tự cụ Đức Phang, nên được xếp lại như sau:
                     10.1.1.30 – Văn Hiển
                    10.1.1.31 – Văn Liên          
        Phái 2 (Ất phái).
                Chi tổ Cao Đức Bằng.
Đời thứ 9, bản gia phả năm 1997 xếp như sau:
      9.1.2.35 – Cao Đức Thắng
      9.1.2.36 – Cao Đức Tích
      9.1.2.37 – Cao Đức Vọng
      9.1.2.38 – Cao Đức Vinh
Được sửa lại là:
      9.1.2.35 – Cao Đức Thắng
      9.1.2.36 – Cao Đức Tích
      9.1.2.37 – Cao Đức Vinh
      9.1.2.38 – Cao Đức Vọng
        Ông Đức Vinh làm con nuôi bà cả cụ Đức Bằng nên được xếp trên.
        Đời thứ 10  bản gia phả năm 1997 xếp như sau:
                        10.1.2.92 - Cao Đức Tẫn
                        10.1.2.93 - Cao Năng Tĩnh
                        10.1.2.94 - Cao Tư Trực
              10.1.2.95 - Cao Tiên Vụ
              10.1.2.96 - Cao Văn Cưu
              10.1.2.97 - Cao Văn Sưu
              10.1.2.98 - Cao Đức Viên
              10.1.2.99 - Cao Đức Bổn
              10.1.2.100- Cao Đức Tạo
Được sửa lại là:
10.1.2.92 - Cao Đức Tẫn
10.1.2.93 - Cao Văn Cưu
10.1.2.94 - Cao Văn Sưu
10.1.2.95 - Cao Đức Viên
10.1.2.96 - Cao Đức Bổn
10.1.2.97 - Cao Đức Tạo
10.1.2.98 - Cao Năng Tĩnh
10.1.2.99 - Cao Tư Trực
10.1.2.100 - Cao Tiên Vụ
          Ông Đức Tẫn con cụ Đức Tích, lập tự cụ Đức Thắng giữ nguyên, ông Văn Cưu là con nuôi cụ Đức Thắng được chuyển lên vị trí sau ông Đức Tẫn
     10.1.2.89 – Trần Ngải.
       Đối chiếu với phả Ất phái, phả năm 1997 ghi thiếu bà hai, bà cả không có con nhưng ghi các con của bà hai cho bà cả, nay bổ sung và sửalại:
                Bà hai Phạm Thị húy Phương, hiệu Diệu Nghi.
      Ghi chuyển các con phả năm 97 đã ghi cho bà cả sang cho bà hai.
    Phái thứ 3 (Bính phái).
      7.1.3.11- Đức Cảnh.
       Phả năm 1997 ghi thiếu ông Đức Sen con nuôi của cụ Đức Cảnh với bà cả, phả họ tiếng Việt bản của ông Cao Bá Lô và phả của Bính phái có ghi nhưng xếp ông Đức Sen dưới các ông Đức Vanh, Đức Ruyệt con bà hai, nay bổ sung và xếp lại như sau:
                     8.1.3.27 – Đức Sen.
                     8.1.3.28 – Đức Vanh.
                     8.1.3.29 – Đức Ruyệt.
      Tương tự như trên các đời thứ 9, 10, các con, cháu ông Đức Sen cũng được xếp trên các con, cháu của ông Đức Vanh và Đức Ruyệt.
     6.1.3- Đức Tuấn.
             Con trai Thế Hương, chuyển cư xuống ấp Duy Tắc, phả năm 1997
từ đời thứ 7 không ghi tiếp nữa, nay được bổ sung:
                             Đời thứ 7:  7.1.3.13 – Thế Hương.
     Đời thứ 8: từ 8.1.3.30 đến 8.1.3.33
     Đời thứ 9: từ 9.1.3.67 đến 9.1.3.83
     Đời thứ 10: từ  10.1.3.157 đến 10.1.3.180
         Phái 6 (Kỷ phái).
7.1.6.18 – Văn Tiệm
               Hai con trai:
                  Trưởng Viết Lạp
                    Thứ hai Văn Sính, đổi là Đức Mãn, làm con nuôi ông Văn Liêu.
          7.1.6.19 – Văn Liêu
               Con nuôi:  Đức Mãn, con ông Văn Tiệm.
               Đến Đời thứ 8 gia phả 1997 xếp ông Đức Mãn ở cuối:
     8.1.6.43 – Viết Lạp
     8.1.6.56 – Đức Mãn
               Được xếp lại như sau:
     8.1.6.43 – Viết Lạp
     8.1.6.44 – Đức Mãn
           Phả năm 1997, ở 6.1.6.13  ghi ông Đức Mãn làm con nuôi cụ Trọng Mưu, như vậy có nhầm lẫn nào không ?
  7.1.6.22 – Văn Đờn
             Các con trai: Văn Khang, Văn Khương, Văn Thưởng, Đức Tú, phả năm 1997 đến các đời thứ 8 trở đi không ghi tiếp nữa do ông Văn Đờn chuyển cư đi Duy Tắc, nay được bổ sung:
     8.1.6.45 – Văn Khang
     8.1.6.46 – Văn Khương
     8.1.6.47 – Văn Thưởng
     8.1.6.48 – Đức Tú
     9.1.6.111 đến 9.1.6.115
     10.1.6.206 đến 10.1.6.212
      Phái 7 (Canh phái).
          Phả năm 1997 ghi:
            7.1.7.25 – Văn Khớ (Kha) có 3 con trai:
                                  Văn Sức, Văn Tôn, Văn Sở.
            7.1.7.26 – Văn Luyện có 4 con trai mất sớm, không ghi tên cụ thể.
Đời thứ 8, phả 1997 ghi ông Văn Khớ có 4 con trai:
                8.1.7.56 - Văn Sức, con ông Văn Khớ.
                8.1.7.57 - Văn Hà, con ông Văn Khớ.
                8.1.7.58 - Văn Tôn, con ông Văn Khớ.
                8.1.7.59 - Văn Sở, con ông Văn Khớ.
           Như vậy thừa 1 so với 7.1.7.25. Phả họ bản tiếng Việt của ông Cao Bá Lô, ghi Văn Hà là con ông Văn Luyện. Xếp và sửa lại như sau:
                8.1.7.56 - Văn Sức, con trưởng cụ Văn Khớ.
                8.1.7.57 - Văn Tôn, con thứ hai cụ Văn Khớ.
                8.1.7.58 - Văn Sở, con thứ ba cụ Văn Khớ.
                8.1.7.59 - Văn Hà, con cụ Văn Luyện.
       Phái 8 (Tân phái).
            7.1.8.33 – Ngọc Trầm
             Phả 1997 ghi hai con trai:
    Trưởng là Văn Vạn
    Thứ hai là Ngọc Lới
            Đến đời thứ 8 gia phả 1997 xếp như sau:
    8.1.8.70 – Ngọc Lới
    8.1.8.71 – Văn Vạn
             Được sửa lại như sau:
    8.1.8.70 – Văn Vạn
    8.1.8.71 – Ngọc Lới
10.1.8.240 – Văn Khảm.
   9.1.8.136 – Văn Hưởng, con là Văn Khảm.
               9.1.8.137 – Văn Huỳnh, con là Văn Lữu.
         Phả năm 1997, đời 10 xếp ông Văn Lữu trên ông Văn Khảm.
                Được xếp lại như sau:
             10.1.8.240 – Văn Khảm.
             10.1.8.241 – Văn Lữu.
      Phái thứ 9 (Nhâm phái).
       7.1.9.40 - Đức Chuyên
Phả 1997 ghi ba con trai:        
                            Trưởng Văn Đễ
                            Thứ hai là Văn Khải
                            Thứ ba là Văn Chất
Đến đời 8 vẫn xếp như sau:
              8.1.9.82 – Văn Đễ
              8.1.9.83 – Văn Khải
              Được sửa theo phả của Nhâm phái như sau:
       7.1.9.40 - Đức Chuyên
Ba con trai:         Trưởng Văn Khải
                            Thứ hai là Văn Đễ
                            Thứ ba là Văn Chất
Đời thứ 8:              
                                8.1.9.82 –Văn Khải
                                8.1.9.83 –Văn Đễ
       8.1.9.83 –Văn Đễ
      Phả năm 1997 ghi thứ tự các con:
                                 Trưởng là Viết Hiếu
                                 Thứ hai là Viết Trung
                                 Thứ ba là Viết Huề
       Sửa lại theo phả của Nhâm phái:
 Trưởng là Viết Trung
 Thứ hai là Viết Hiếu
 Thứ ba là Viết Huề
                                         9.1.9.153 – Viết Trung.
                                         9.1.9.154 – Viết Hiếu
          Trên đây là các trường hợp có tính điển hình được sửa trong quá trình biên soạn, còn các trường hợp khác tra cứu tài liệu và có cơ sở thì mới sửa, nếu không đủ thông tin tạm thời vẫn để nguyên như cũ, trong họ sau này phát hiện ra cho ý kiến sẽ được sửa tiếp cho các lần in sau.

       5- BỔ SUNG, SỬA ĐỔI VÀ THỐNG NHẤT
                                             VIẾT TÊN THEO TRẬT TỰ.
          Khái niệm về các tên thường dùng:
Tên húy: Tên chính.
Tên tự: Tên chữ được đặt khi đi học hoặc sau khi đỗ đạt.
Tên hiệu: Tên kèm đặt khi chết hoặc biệt hiệu khi còn sống.
Tên thụy: Người có chức tước hoặc được triều đình ban tên thụy.
Tên tước: Đỗ đạt, chức vụ địa vị và tước phong khi còn sống.
           Như trên ta thấy tên húy, tên tự và tên hiệu được định nghĩa khác nhau, nhưng ở cuốn gia phả 1997 tôi thấy không phân biệt rõ ràng: Tên húy nhiều chỗ ghi sau đổi thành tên tự hay tên hiệu, lần biên soạn này cần được hiệu chỉnh lại để cho đúng ý nghĩa hơn.
          Sửa tên húy với tên tự, tên hiệu.
          Thí dụ gia phả năm 1997 ghi:
           5.1.1 – Cao Công tự Bá Tuân, thụy Trung Chính

               Sáu con trai:
               - Trưởng húy Rao, sau đổi là Đăng Dụng.
               - Thứ hai húy Sỹ, sau đổi là Đức Mậu.
               - Thứ ba húy Muông, sau đổi là Đức Giản.
               - Thứ tư húy Phúc, sau đổi là Đức Tuấn.
               - Thứ năm húy Nghị, sau đổi là Đức Tú.
               - Thứ sáu húy Ruyên, sau đổi là là Đức Thiệu.
         Ở đời thứ 6 ghi là: tự Đăng Dụng, tự Đức Mậu, tự Đức Giản, hiệu Đức Tuấn, tự  Đức Tú, chỉ có húy Ruyên đổi thành húy Đức Thiệu. Như vậy để phân biệt rõ ràng: húy, tự, hiệu, xin được sửa lại như sau:
               Sáu con trai:      
                            - Trưởng húy Rao, tự Đăng Dụng.
               - Thứ hai húy Sỹ, tự Đức Mậu.
               - Thứ ba húy Muông, tự Đức Giản.
               - Thứ tư húy Phúc, hiệu Đức Tuấn.
               - Thứ năm húy Nghị, tự Đức Tú.
               - Thứ sáu húy Ruyên, đổi là Đức Thiệu.
         Các trường hợp khác còn lại cũng được sửa tương tự như trên.
         Sắp xếp và ghi lại tên đầy đủ theo thứ tự:
          Bản gia phả năm 1997 phần ghi tên không được thống nhất, mỗi chỗ một kiểu, tập trung ở các dạng sau:
   5. 1.2 – Cao Công tự Đức Trung, thụy Trí Dũng.
   6. 1.3.5 – Cao Công tự Đức Tú, thuỵ Viết Hoà Nhu,
                    Phụng Sắc Tú tài hầu.
   7.1.5.16 – Cao húy Thạc, hiệu Tài Phùng.
   9.1.2.57 – Cao húy Nhung, hiệu Thuần Mục.
   10.1.2.139 – Cao Ngọc Kha, hiệu Thuận Hòa.
          Như trên ta thấy chỗ chỉ có Cao không có chữ Công, có chỗ có cả Cao Công, chỗ thì Cao Quý Công, chỗ có chữ húy, có chỗ không, chỗ có tên đệm, chỗ không v.v... kết hợp phả họ bản tiếng Việt của ông Cao Bá Lô với phú ý, phả của Ất phái với phả năm 1997 để hoàn thiện và thống nhất.
        Thống nhất lại cách viết như sau.
          Các tổ ông
                Đời thứ Nhất: Thái tổ Cao Quý Công...
                Đời thứ Hai: Thái tôn Cao Quý Công...
                 Đời thứ Ba đến Đời thứ Mười: Cao Quý Công...hoặc Cao Công...
   Sau Cao Quý Công hoặc Cao Công là: tên huý (tên đệm, tên chính), tên tự, tên hiệu, tên thụy, tên tước (tên tước có thể đặt ở trước).
      Thí dụ:
       5. 1.2 - Cao Quý Công huý Trọng Chuân,
                                           tự Đức Trung, thụy Trí Dũng.
       6. 1.3.5 - Cao Quý Công huý Nghị, tự Đức Tú,
                         thuỵ Viết Hoà Nhu, Phụng Sắc Tú tài hầu.
       7.1.5.16 – Cao Công húy Đức Thạc, hiệu Tài Phùng.
       9.1.2.57 – Cao Công húy Đức Nhung, hiệu Thuần Mục.
       10.1.2.139 – Cao Công huý Ngọc Kha, hiệu Thuận Hòa.
        Các tổ bà
            Sau Bà là: họ, tên đệm, thứ tự, tên húy, tên hiệu...
        Thí dụ:
        4.1.1 - Vũ Thị hàng Nhất, húy Chinh, hiệu Trường Đức.
        4.2.3 - Phạm Thị hàng Nhất, huý Nên,
                                          hiệu Từ Hậu, đạo hiệu Huyền Trang.
        6.1.2.2 - Bà Vũ Thị hàng Tam, húy Sính,
                                                         hiệu Đoan Thục Nhu Nhân.
               10.1.1.59  -  Bà Vũ Thị húy Thường, hiệu Từ Liêm Chi Linh.
           Hàng Nhất, hàng Nhị, hàng Tam...chỉ thứ tự của chị em gái: thứ 1, thứ 2, thứ 3...
           Có một số từ như: Viết, Phủ Quân, Nhu Nhân, Chi Linh, Đạo hiệu...được kết cấu vào tên ở các trường hợp như trên, tôn trọng các bản cũ tôi vẫn để nguyên không thay đổi, tránh sau này người xem cho là thiếu so với bản cũ. Những từ này có thể rút ra từ bài vị. Theo phong tục khi soạn bài vị tổng số chữ phải chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3, kiêng không dư 1, dư 2 (quỷ, cốc, linh, thính; đếm từ đầu đến chữ cuối không được trùng với chữ quỷ và chữ cốc).

      6 – SỬA THỐNG NHẤT CÁC TỪ: HUÝ, TỰ, HIỆU, THUỴ.
          Các trường hợp chữ: húy, tự, hiệu, thụy ghi không nhất quán ở các
 bản gia phả, nay được tra cứu đối chiếu với phả năm 1997, Phú ý năm 2009, bản tiếng Việt của ông Cao Bá Lô, phả Ất phái của ông Lợi, hoặc của các chi, các phái để lựa chọn sắp xếp lại.
      Thí dụ:
4.1.1 – Húy Trọng Viêm, Ất phái: húy, Phú ý: tự; chọn: húy.
4.2.5 – Hiệu Trọng Ích, Ất phái: tự, Phú ý: tự; chọn: tự.
5.1.2 – Hiệu Trí Dũng, Ất phái: thụy, Phú ý: thụy; chọn thụy.
5.1.3 – Húy Trọng Cẩn, Ất phái: húy, Phú ý: tự; chọn: húy.
5.1.6 – Húy Thời Mại, Ất phái: tự, Phú ý tự; chọn: tự.
5.1.7 – Húy Thời Trung, Ất phái: tự, Phú ý: tự; chọn: tự.
5.2.8 – Tự Quỳ, Ất phái: tự, Phú ý: tự húy; chọn: tự.
9.1.1.16 – Hiệu Xuân Du, bản ông Bá Lô ghi tự Xuân Du; chọn tự.
9.1.1.18 – Hiệu Nghiệp Quảng, bản ông Bá Lô ghi là tự; chọn tự.
10.1.1.32 – Hiệu Mật Ưởng, của phái ghi là tự; chọn tự.
10.1.1.33 – Hiệu Nhuận Ốc, của phái ghi là tự; chọn tự.
10.1.1.39 – Hiệu Cổ Thi, của phái ghi là tự; chọn tự.
           Các trường hợp khác cũng được đối chiếu và sửa như trên.

    7 – BỔ SUNG VÀ SỬA TÊN: HUÝ, TỰ, HIỆU.
       5.2.11 – Húy Phường, tự Hữu Đạo.
          Phả năm 1997 ở  4.2.3 – ghi là Phảng, tự Trọng Đạo, nhưng ở 5.2.11
ghi là húy Phường, tự Hữu Đạo, chọn theo 5.2.11, sửa lại 4.2.3
       6.1.1.1 – Huý Rao, tự Đăng Dụng.
          Phả năm 1997 ở 5.1.1.1 ghi huý là Dao, ở 6.1.1.1 ghi huý là Đạo, theo phả họ tiếng Việt của ông Bá Lô và ý kiến của Giáp phái là huý Rao, chọn và sửa lại ở đời 5, 6,7 thống nhất là huý Rao.
       7.1.3.10 – Đức Vặc.
           Phả năm 1997 ghi là Đức Vậc, phả Bính phái ghi là Đức Vặc, chọn theo phả của phái, đời 6, đời 7, đời 8 sửa thống nhất là Đức Vặc.
7.1.4.14 – Danh Thời
          Phả năm 1997 đời thứ 6 ghi là Danh Thì, ở 7.1.4.14 – húy Thời, bản tiếng Việt của ông Bá Lô ghi là Danh Thời; chọn sửa lại ở 7.1.4.14 – Danh Thời, đời 6, đời 8 cũng sửa thống nhất là Danh Thời (theo chữ Hán thì Thời và Thì cùng nghĩa).
      7.1.6.24 – Văn Viễn
         Bốn con trai:  - Trưởng là tên là Văn Gồ.
                     - Thứ hai là Văn Thía.
                     - Thứ ba là Văn Ca
                     - Thứ tư là Văn Cà.
          Đến Đời thứ 8 ghi như sau:
                    8.1.6.41 – húy Hiệt
                    8.1.6.42 – húy Thái
                    8.1.6.43 – húy Gia
         Văn Gồ có thể đổi là Văn Hiệt, còn Văn Thía, Văn Ca có thể do viết nhầm, nên tôi sửa 7.1.6.24 như sau:
         Bốn con trai:  - Trưởng là tên là Văn G (Văn Hiệt).
                     - Thứ hai là Văn Thái.
                     - Thứ ba là Văn Gia.
                     - Thứ tư là Văn Cà.
      7.1.6.24 – Văn Đuốc
         Hai con trai:    - Trưởng là Văn Khương.
            - Thứ hai là Văn Lãi.
         Đến Đời thứ 8 ghi như sau:
                    8.1.6.44 – Văn Nghĩa.
                    8.1.6.45 – Văn Lãi.
         Văn Khương có thể đổi là Văn Nghĩa, nên được ghi lại như sau:
          Hai con trai:    - Trưởng là Văn Khương (Văn Nghĩa).
           - Thứ hai là Văn Lãi.
       7.1.7.25 – Văn Khớ.
           Phả năm 1997 ghi là Văn Kha, phả Canh phái ghi là Văn Khớ, chọn theo phả của phái, đời 6, 7, 8 sửa thống nhất là Văn Khớ (Văn Kha).
        8.1.3.26 – Viết Khơi.
            Phả năm 1997: 7.1.3.12 – Đức Hanh, con là Đức Khởi; 8.1.3.26 -  Đức Khôi. Phả tiếng Việt của ông Bá Lô và phả Bính phái ghi là Viết Khơi, chọn là Viết Khơi .
        8.1.4.34 -  Viết Đàn.
            Phả năm 1997 ghi là Viết Đàn, phả phái ghi là Viết Đần, chọn theo phả họ năm 1997 là Viết Đàn (Viết Đần).
       9.1.1.19 – Tự Thiên Tích.
           Phả năm 1997 ghi: Thiên Tứ, theo bản tiếng Việt của ông Bá Lô là: Thiên Tích, sửa theo bản của ông Bá Lô là Thiên Tích.
      10.1.1.31 – Tự Quy Mô.
          Phả năm 1997 ghi: tự Phi Mô, phả Giáp phái là tự Quy Mô, sửa theo phả Giáp phái là tự Quy Mô.
      10.1.2.85 – Thừa Ơn.
          Phả năm 1997 ghi: Thừa Ân, sửa theo phả Ất phái là: Thừa Ơn (theo chữ Hán thì Ân và Ơn cùng nghĩa)
          Gia phả năm 1997 ghi:
       9.1.8.100 – Cao Văn Tục, hiệu Minh Lăng.
       9.1.8.103 – Cao Văn Thiện, hiệu Hòa Lợi.
       9.1.8.111 – Cao Văn Trụ, hiệu Thành Thực.
       10.1.8.189 – Cao Công húy Hừu.
       10.1.8.194 – Cao húy Linh, hiệu Bình Tĩnh Chị Hậu.
          Tham khảo gia phả Tân phái xin sửa như sau:
       9.1.8.126 – Cao Công húy Văn Tục, tự Minh Lăng, hiệu Công Nghiệp.
       9.1.8.129 – Cao Công húy Văn Thiện, tự Minh Tâm, hiệu Hòa Lợi.
       9.1.8.137 –  Cao Công húy Văn Huỳnh, hiệu Cần Kiệm.
       10.1.8.190 – Cao Công húy Văn Hừu, hiệu Viễn Đạt.
       10.1.8.195 – Cao húy Văn Linh, tự Bình Tĩnh, hiệu Chi Hòa.
          Gia phả năm 1997 ghi của chi tổ Đức Thiệm, Ất phái:
             10.1.2.102 – Cao Đức Tái, hiệu Hiếu Mục.
             10.1.2.103 – Cao Đức Bỉnh, hiệu Tự Trọng.
           10.1.2.108 – Cao Trung Thụy.
           10.1.2.110 – Cao Văn Vựng.
        Tham khảo phả chi tổ Đức Thiệm xin sửa như sau:
       10.1.2.102 – Cao Công húy Chi Tái, hiệu Hiếu Mục.
       10.1.2.103 – Cao Công húy Đức Bỉnh, tự Bát Tế, hiệu Tự Trọng.
       10.1.2.108 – Cao Công húy Trung Thụy, tự Ý Đức, hiệu Trí Mạnh.
       10.1.2.110 – Cao Công húy Văn Vựng, hiệu Bình Thuận.
  Các trường hợp khác cũng được đối chiếu và sửa như trên.

      8 – THỐNG NHẤT TÊN ĐỆM GHI Ở ĐỜI TRƯỚC VÀ ĐỜI SAU.
       5.1.7 – Thời Trung
            Con: Văn Hoàn; ở đời 6 ghi Đức Hoàn, ở đời 7 cũng ghi Đức Hoàn.    Được sửa lại ở 5.1.7 như đời 6, đời 7 là Đức Hoàn.
       6.1.6.12 – Trọng Khiển
             Con: Văn Hữu, ở đời 7 ghi húy Hữu; ở đời 8 ghi là Đức Hữu, ở “Tam trưng điền án” ông tham gia ghi là Danh Hữu (Vy), chọn là Danh Hữu và sửa lại ở đời 6, đời 7, đời 8 cho thống nhất.
      7.2.1.47 – Ngọc Tước
           Con: Văn Hiến, ở đời 8 ghi Ngọc Hiến, ở đời 9 ghi là Đức Hiến, chọn thống nhất là Ngọc Hiến và sửa lại ở đời 7 và đời 9.
       8.1.1.7 – Đăng Cử
            Sáu con trai:    - Trưởng là Văn  Ân.
                        - Thứ hai là Viết Cần.
                          - Thứ ba là Viết Phúc.
                          - Thứ tư là Viết Thọ.
                          - Thứ năm là Văn Khảng.
                          - Thứ sáu là Văn Gà, mất sớm.
         Được sửa lại thống nhất với đời 9 (9.1.1.17 đến 9.1.1.21) như sau:
            Sáu con trai:   - Trưởng là Đức Ân.
                          - Thứ hai là Đức Cần.
                          - Thứ ba là Vĩnh Phúc.
                      - Thứ tư là Xuân Thọ.
                      - Thứ năm là Đức Khảng.
                      - Thứ sáu là Văn Gà, mất sớm.
     7.1.8.29 – Văn Cận
Bốn con trai: - Trưởng là Đức Kiến.
   - Thứ hai là Đức Bồi.                                                                                                                    
   - Văn Đức, Văn Cu, mất sớm.
        Đối chiếu với phả Tân phái được bổ sung và sửa như sau:
          Bốn con trai: - Trưởng là Văn Đức, mất sớm.
                                - Thứ hai là Ngọc Kiến.                                                                                                                     
    - Thứ ba là Đức Thuật, tự Tiên Bồi.
    - Thứ tư là Văn Cu, mất sớm.
      9.1.8.140 – Văn Hữu
          Phả năm 1997, ghi con trai: Văn Hoành, Văn Dương, Văn Tào.
          Đối chiếu với phả Tân phái được sửa như sau:
Ba con trai:      - Trưởng là Như Hoành.
                      - Thứ hai là Hồng Dương.
                      - Thứ ba là Tân Tào.
 9.2.1.168 – Ngọc Khổn.
           Gia phả  năm 1997 ghi:  Cao Quý Công Trọng Văn Khổn Phủ Quân. Phú ý ghi: Cao Công húy Văn Khổn Phủ Quân. Phả của cành Thứ ghi là Ngọc Khổn, chọn thống nhất theo phả của cành Thứ là Ngọc Khổn.
       9.2.1.172– Văn Lăng
           Ở đời 8 ghi là Văn Lương, ở đời 9 ghi là Văn Lăng, ở đời 10 ghi là Văn Lượng, phú ý là Văn Lăng, chọn là Văn Lăng, sửa lại đời 8, đời 9.
Bốn con trai:    - Trưởng là Văn Chấn.
                       - Thứ hai là Văn Minh.
                       - Thứ ba là Văn Hạnh.
                       - Thứ tư là Văn Lợi.
         Đến đời 10 còn 2 người là:  Văn Lương, Văn Hạnh.
          Văn Lương  không ghi con thứ mấy? Nên không thể xác định được Văn
Lương là ai trong số 2 người ở trên là: Văn Minh, Văn Chấn , nên tôi giữ nguyên bản gốc cũ.
       10.1.2.85 – Thừa Ơn
         Gia phả năm 1997 ghi:
Ba con trai:      - Trưởng là Văn Nhu.
               - Thứ hai là Văn Huệ.
               - Thứ ba là Văn Biển.
         Đến đời thứ 11 ghi: Bá Nhu, Bá Huệ, Kim Biển.
         Được sửa lại ở đời 10 cho thống nhất như đời 11:
Ba con trai:   
                         - Trưởng là Bá Nhu.
               - Thứ hai là Bá Huệ.
               - Thứ ba là Kim Biển.
         Trên đây trình bày một số thí dụ khi biên soạn tra cứu, đối chiếu, bổ sung, sửa chữa để thống nhất đời trước với đời sau cùng một tên đệm, tên huý. Các trường hợp khác còn lại cũng được sửa như vậy.

        9 – BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG THEO LĂNG MỘ.
           Khảo sát Lăng các Chi, Phái của dòng họ Cao Trần tại khu nghĩa trang Bách Linh thôn Quyết Tiến và kết hợp với gia phả của một số chi, phái tôi có bổ sung thêm nơi để phần mộ của một số người vào gia phả mới.
          Đồng thời có sửa một số tên chính, tên đệm ở gia phả theo bia mộ.
          Thí dụ:
           9.1.5.100 – Văn Trạc sửa theo bia mộ là Trần Trạc.
           9.1.5.101 – Văn Yêm sửa theo bia mộ là Đức Yêm.
          10.1.1.61 – Văn Duật, sửa theo bia mộ là Quang Ruật.
          10.1.2.128 – Văn Do, sửa theo bia mộ là Trần Ro.
          10.1.2.134 – Văn Xưởng, sửa theo bia mộ là Đức Sưởng.
          Chỉ sửa một số trường hợp cảm thấy hợp lý, còn các trường hợp khác vẫn giữ nguyên để cùng tham khảo, thí dụ:
                  9.1.2.53 – Đức Dậu, bia mộ là Đức Rậu; Dậu theo con giáp, còn Rậu không có nghĩa, nên để nguyên như gia phả năm 1997 là Đức Dậu.
                   9.1.1.3 – Ngọc Hướng, bia mộ là Đức Hướng, gia phả mới vẫn để là Ngọc Hướng theo phả năm1997.
        Ngoài ra còn sửa tên của một số tổ bà theo bia mộ, phù hợp với cuốn gia phả năm 2018.

   10- BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THEO TÀI LIỆU THAM KHẢO.
         Vụ án Đinh Kim Ngô.
             Vụ án xẩy ra sau sông Hồng đổi cửa, nhưng không cụ thể năm nào?
Gia phả năm 1997 có ghi ở 6.1.3.4 – Đức Tuấn: Lúc đương thời (1781) Trung lang tướng công Cao Đức Trung là chú bị viên Tiên chỉ Đinh Kim
Ngô giết hại...
           Sông Hồng đổi cửa vào năm Đinh Mùi (1787), như vậy có sự nhầm lẫn nào đấy? nhưng vì không có căn cứ đối chứng để xác định cụ thể năm xẩy ra vụ án nên tôi tạm bỏ (1781) khi nào có thông tin chính xác sẽ được bổ sung sau. Gia phả mới năm 2018 chỉ ghi là: Lúc đương thời...
        Theo “ Phù sa điền án”
            Danh sách tham gia Phù sa điền án trong cuốn: Hoè Nha lục” ghi là 19 người do Tổng trưởng Đinh Danh Trực đứng  đầu:
           Tổng trưởng Đinh Danh Trực, Hương mục Phạm Tuấn Trạch, Nguyễn Quý Thực, Lê Huy Diệu, Lê Huy Lưỡng, Vũ Ngọc Cứ, Lê Huy Thước, Vũ Đình Đỗ, Lê Huy Tuấn, Cao Ngọc Cẩn, Vũ Đình Đạc, Đinh Danh Đức, Đỗ Không Liên, Cao Trọng Đạt, Xã trưởng Phạm Đăng Mãn, Phạm Tuấn Nguyên, Phạm Tuấn Ngạn, Xã trưởng Cao Đức Mậu, Khán thủ Vũ Đình Lưu.
           Họ Cao có 3 ông tham gia: Cao Trọng Đạt (đời 4, cành Thứ), Cao Ngọc Cẩn (đời 5, Bính phái) và Xã trưởng Cao Đức Mậu (đời 6, Ất phái). Trong gia phả 1997 không ghi ông Trọng Đạt tham gia vụ án Phù sa, lần biên soạn này được bổ sung thêm. Trong đó gia phả năm 1997 có ghi thêm 2 ông tham gia: Cao Trọng Quỳ (đời 5, cành Thứ), Cao Đức Trứ (đời 7, Ất phái), nhưng danh sách của xã không có, không rõ lý do cụ thể thế nào? nhưng tôn trọng vẫn giữ nguyên 2 ông như phả cũ.
          Trong gia phả năm 1997 ông Trọng Đạt ghi là Danh Đạt, ông Ngọc Cẩn ghi là Trọng Cẩn. Trong phả mới vẫn để là: Danh Đạt,Trọng Cẩn nhưng ghi thêm bên dưới còn có tên là Trọng Đạt, Ngọc Cẩn để tiện theo dõi.
          Trong gia phả năm 1997 ghi do Tổng trưởng Nguyễn Quý Thực đứng đầu là không đúng, được sửa lại là Tổng trưởng Đinh Danh Trực đứng đầu.
          Trong gia phả năm 1997 ghi năm kết thúc vụ án không nhất quán và không rõ ràng ở 6.1.2.2 ghi từ năm 1803 trải qua 15 năm; ở 7.1.2.6 ghi từ năm 1803 trải qua 16 năm đến năm Mậu Dần (1817) kết thúc (nếu là Mậu Dần thì phải là năm 1818).
           Trong Hòe Nha lục không ghi cụ thể năm kết thúc vụ án Phù sa, có hai chỗ ghi nhưng cũng không được rõ ràng:
          12 năm sau Trấn quan mới cứu xét thực địa và điền bạ của hai xã, lấy giữa sông làm giới hạn...
          Mười ba năm đấu tranh công bằng đã được trả lại cánh đồng Phù sa cho xã ta.
            Trong “Địa bạ xã Hoành Nha” ghi rõ hơn: Đến năn Gia Long thứ 13 vụ án mới được kết thúc...(trang 1).
            Chọn thời gian kết thúc vụ án theo “Địa bạ xã Hoành Nha” năm Gia Long thứ 13, Giáp Tuất 1814, vì nó có mốc thời gian cụ thể hơn để thống nhất sửa cho gia phả biên soạn lần này.
        Theo “Tam trưng điền án”.
           Theo “Hoè Nha lục” danh sách tham gia “Tam trưng điền án” của xã có 28 người:
            Phạm Ngọc Hoàng, Phạm Tuấn Triết, Đinh Danh Bảo, Hoàng Thế Tập,
Lê Huy Khánh, Vũ Tấn Đạt, Vũ Huy Siêu, Mai Khắc Thản, Vũ Đình Hoả, Lê Huy Hoán, Cao Đức Cảnh, Cao Danh Hữu (Vy), Cao Đức Chí, Vũ Ngọc Lệ, Phạm Viết Yến, Phạm Viết Độ, Phạm Tuấn Tri, Phạm Ngọc Nguyên, Hoàng Thế Tứ, Hoàng Duy Mỹ, Vũ Ngọc Bính, Phạm Tuấn Đính, Hoàng Nghĩa, Trịnh Quyến, Hoàng Công Tiêu, Phạm Quang Siêu, Mai Danh Sáng, Vũ Thế Hào, về sau có viết chèn thêm 7 người nữa là 35 người.
           Họ Cao ta có 3 người: Cao Đức Cảnh (đời 7, Bính phái), Cao Danh Hữu (Vy) (đời 7, Kỷ phái), Cao Đức Chí (đời 8, Ất phái).
            Trong gia phả năm 1997, ông Cao Danh Hữu ở đời 7 ghi húy Hữu, ở đời 8 ghi Đức Hữu, ở “Tam trưng điền án” ghi Cao Danh Hữu (Vy), phả mới sửa lại là Danh Hữu (Vy).
            Ông Cao Đức Chí (đời 8) trong phả 1997 không ghi tham gia vụ án, nay phả mới được bổ sung thêm.
        Theo “Địa bạ xã Hoành Nha”
           Địa bạ xã Hoành Nha được lập từ năm Gia Long thứ 4, nhưng vướng vụ án Phù sa nên đến năm Gia Long thứ 13 (Giáp Tuất 1814) sau khi vụ án kết thúc mới làm tiếp, do các ông thực hiện: Cai Tổng trưởng Lê Huy Tuấn; Xã trưởng Cao Đăng Phong; Trưởng thôn Cao Đức Nhuận; Hương mục: Vũ Đình Lựu, Cao Đức Trứ, Lê Huy Bình.
         Như vậy họ Cao ta có 3 ông tham gia: Cao Đăng Phong (đời 7, Giáp phái), Cao Đức Trứ (đời 7, Ất phái), Cao Đức Nhuận (đời 7, Ất phái), nhưng trong gia phả năm1997 không ghi việc này, nay được bổ sung thêm.
      Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị
           Vào những năm 1858 - 1873, ở vùng Nam Định có Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị đứng ra tổ chức lực lượng Nghĩa dũng quân vào Nam chiến đấu, tiễu phạt bọn phỉ người Trung Quốc ở vùng Đông Bắc, trấn thủ ở Hà Cát để bảo vệ vùng biên, đánh Pháp xâm lược ở Nam Định... Họ Cao ta tích cực ủng hộ, nhiều người trực tiếp tham gia và nhiều người có quân công được sắc phong: Chánh Thất phẩm Thiên hộ, Chánh Bát phẩm Bách hộ (có chỗ ghi là Bá hộ, nay sửa lại thống nhất là Bách hộ, đúng với chức quan thời triều nhà Nguyễn) và nhiều ông được giữ chức Đội trưởng. Nhiều gia đình trong họ đã tham gia quyên góp tiền cho Nghĩa dũng quân, được triều đình tặng thưởng Sắc văn: Tùng Cửu phẩm Bách hộ và 5 đồng ngân Long, Cửu phẩm Bách hộ và 10 đồng ngân Long .
          Trong gia phả cũ, tiếc rằng không ghi được chi tiết cụ thể về thời gian cũng như địa điểm các ông tham gia, nên kết hợp với gia phả và khảo cứu về thân thế sự nghiệp của Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị tôi chỉ xin bổ sung và sửa đổi vào gia phả lần biên soạn này một số ý để làm sáng tỏ thêm về sự nghiệp của các ông ở thời kỳ đó.
      Nguồn gốc xã Hoành Nha
         Khoảng năm Diên Ninh thứ 3 (1456), triều vua Lê Nhân Tông (1443 - 1459), dòng họ Nguyễn, đứng đầu là ông Nguyễn Thịnh Công (hậu duệ sau này là ông Nguyễn Khải còn gọi là Biểu Khải) người gốc ở làng Hòe Nhai thuộc Bắc thành Thăng Long, xuống vùng bãi biển Giao Thủy, thuộc trấn Sơn Nam, khai hoang, lập ấp và lấy tên làng cũ đặt cho nơi ở mới là ấp Hòe Nhai, lâu dần gọi chệch ra là Hòe Nha, sau là xã Hoành Nha và nay là xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
         Chữ “Hòe” thì nhiều người có thể đoán là cây hòe, nhưng chữ “Nhai” thì phải tra từ điển mới biết, nghĩa là bờ, bến, hay con đường ven sông. “Hòe Nhai” nghĩa là con đường trồng hòe ở bến sông. Xưa kia, con đường này nối từ Hoàng thành ra bến Đông Bộ Đầu nổi tiếng. Nay Hòe Nhai là con đường dài khoảng 400m nối từ đê Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng, hướng về cửa Bắc thành cổ Hà Nội.
                                     (Trích dẫn nguyên văn từ tài liệu lịch sử).
          Theo tài liệu lịch sử thì tổng Hoành Nha được thành lập vào thời kỳ Lê Cảnh Hưng (1750 – 1770) bao gồm 19 xã: Hoành Đông, Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Hoành Lộ, Hoành Nha, Khắc Nhất, Ngưỡng Nhân, Lạc Nông, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Thanh Khiết, Đan Phượng, Văn Trì, Quất Lâm Thượng, Quất Lâm Hạ, Diêm Điền, Đông Bình.
           Như vậy ấp Hòe Nha được đổi thành xã Hoành Nha có thể vào thời kỳ này hoặc sớm hơn (trong gia phả 1997 và một số tài liệu khác cho rằng: ấp Hoè Nha đổi thành xã Hoành Nha vào thời kỳ xây dựng làng xã lần thứ hai, tức là sau trận lũ lụt năm 1787 là không chính xác).
       Trấn Sơn Nam
            Trong phả năm 1997 ghi về Thái tổ “Ông chuyển cư ra ấp Hoè Nha, huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam Hạ, nay là xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Vào đời Lê niên hiệu Thịnh Đức năm thứ nhất (1650 – 1653)”.
           Tra cứu theo lịch sử Việt Nam đời vua Lê Thần Tông:
                    - Niên hiệu Khánh Đức (1649 – 1652).
                    - Niên hiệu Thịnh Đức (1653 – 1657).
            Như vậy có sự nhầm lẫn nào đấy về niên hiệu.
            Gia phả năm 2018 được xác định Thái tổ đến ấp Hoè Nha, huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam, nay là xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Vào năm Quý Hợi (1683), đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hoà thứ 3 (1681 – 1705) (xem phần 11 ở dưới). Như vậy vào thời điểm này tỉnh Nam Định có tên là trấn Sơn Nam chứ không phải là trấn Sơn Nam Hạ (xem Phần thứ 5: THAM KHẢO , II - TÊN ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH, Gia phả năm 2018).
Năm Hồng Đức (1470 – 1497) đổi là trấn Sơn Nam.
Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) trấn Sơn Nam chia thành 2 lộ: Sơn
Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Nam Định thuộc lộ Sơn Nam Hạ, gồm các phủ: Tiên Hưng, Thái Bình, Kiến Xương, Thiên Trường, Nghĩa Hưng.
         Thời Tây Sơn đổi là trấn Sơn Nam Hạ.

          11 -  VĂN BIA CHUÔNG CHÙA HƯNG AN
           (Tham khảo bản dịch của tổ biên tập gia phả năm 1997)
Chuông của nhà chùa là nhạc cụ chính yếu.
Chuông của nhà chùa là vật báu thiêng liêng.
Tô tượng phật phái sắc tướng đức phật.
Đúc chuông chùa phải lấy âm thanh vang xa.
            Âm thanh của chuông là giác cụ, giác ngộ chúng sinh, để truyền bá đạo phật, thật là to lớn vậy.
            Chùa Hưng An của xã ta thời Cảnh Hưng (1740 – 1786) nhà Lê đã có chuông. Đến đời Chiêu Thống (1787) thì tiếng chuông vắng lặng. Những ai có lòng với phật giáo đều suy nghĩ, thở than.
            Mùa Xuân năm Kỷ Sửu (1829) trù liệu xây cất và đúc chuông. Mùa Hè cùng năm thì hoàn tất phần trang trí kỹ thuật, kết quả chất lượng tốt đẹp, tiếng chuông âm thanh ngân vang.
            Âm thanh này thức tỉnh lòng giác ngộ của chúng sinh từ bi vô hạn. Nay công quả đã hoàn thành rực rỡ, việc bảo lưu giữ gìn không chỉ ký thác cho một hướng. Công tâm lo việc lớn kể trên phải được ghi tạc vào bia này.
           Hoàng triều Minh Mạng, Thập niên tuế thứ Kỷ Sửu, mạnh Hạ nguyệt cát nhật khắc. Hương trưởng Cao Đức Trứ phụng tả.

           Phủ Thiên Trường, huyện Giao Thủy, xã Hoành Nha, thôn Thượng.
                                   Danh sách tiến cúng
           Nhất hội chủ hưng công Cao Đức Mậu, vợ Vũ Thị Sính: 30 quan.
Vũ Đình Lựu, vợ Vũ Thị Thắm:  5 quan.
Cao Đức Trứ, vợ Hoàng Thị Dừa: 10 quan.
Vũ Tất Đạt, vợ Cao Thị Thông: 10 quan.
Cao Đức Nhuận, vợ Vũ Thị Chiêm: 20 quan.
Cao Đăng Phong, vợ Lê Thị Chi: 10 quan.
Cao Đức Trạch                           : 20 quan.
Cao Đức Thịnh                           :   6 quan.
        Chú thích:
             - Chùa Hưng An (còn gọi là chùa Thượng), ở thôn Thượng, xã Hoành Nha, nay là thôn Quyết Tiến, xã Giao Tiến.
             - Hưng công Hội chủ là người đầu tư kinh phí, đồng thời là Trưởng ban tổ chức đúc chuông (Cao Đức Mậu, đời thứ 6, Ất phái).
            - Cao Đức Trứ (đời 7, Ất phái), người viết văn bia chùa Hưng An.
            - Từ nội dung văn bia chùa Hưng An nhắc lại biến cố lịch sử:
             Ngày 15 - 8 (Âm lịch) năm Đinh Mùi (1787), đời vua Lê Mẫn Đế (1787 - 1789), niên hiệu Chiêu Thống năm thứ 1, một trận lũ lụt lớn đã xẩy ra ở vùng Giao Thuỷ, làm sông Hồng đổi dòng đổ thẳng ra biển, tạo ra cửa sông Hồng mới là Ba Lạt, đoạn sông Hồng chảy ra cửa Hà Lạn cũ bị thu hẹp lại (sông Sò hiện nay). Xã Hoành Nha từ tả ngạn sông Hồng, chuyển thành hữu ngạn sông Hồng, làng mạc bị tàn phá khủng khiếp, sản nghiệp của cư dân bị nước lũ cuốn trôi, tiếng chuông chùa cũng không còn nữa. Dân xã Hoành Nha
sau lũ lụt trở về xây dựng lại làng xã lần thứ hai, phải mất nhiều năm sau khi
đời sống kinh tế đã ổn định, các công trình văn hóa xã hội mới được từng bước tái thiết trở lại. Chuông chùa Hưng An đã được đúc vào thời gian này.
                 
           Những nội dung của “Phần Thuyết trình” được ghi chép lại ở lần biên soạn này là muốn cung cấp cho người xem có thêm thông tin để cùng nghiên cứu tìm hiểu về gia phả của dòng họ Cao Trần, Giao Tiến.
           Rất mong được tiếp nhận thêm những ý kiến đóng góp của mọi người trong họ cho cuốn Gia phả họ Cao Trần biên soạn năm Mậu Tuất 2018, để giúp cho lần in sau được hoàn thiện hơn.

                                                                  Mùa Xuân năm Mậu Tuất 2018.

               BAN BIÊN SOẠN GIA PHẢ 
              HỌ CAO TRẦN, GIAO TIẾN


TÔN TRƯỞNG: Cao Văn Hưu (đời thứ 10, Tân phái).

TRƯỞNG BAN LỄ TIẾT: Cao Văn Bốn (đời thứ 10, cành Thứ).

NGƯỜI BIÊN SOẠN: Cao Quốc Sủng (đời thứ 12, Ất phái).

CỘNG TÁC VIÊN:
- Cao Văn Học (đời thứ 12, Giáp phái).
- Cao Văn Hồng (đời thứ 12, Giáp phái).
- Cao Quang Trường (đời thứ 12, Ất phái).
- Cao Bá Khoát (đời thứ 12, Ất phái).
- Cao Trần Vương (đời thứ 12, Ất phái).
- Cao Xuân Thiện (đời thứ 13, Ất phái).

CHẾ BẢN VÀ IN BẢN GỐC: Cao Quốc Sủng (đời thứ 12, Ất phái).

IN ẤN VÀ PHÁT HÀNH:

- Cao Văn Hồng (đời thứ 12, Giáp phái).
 
- Chi nhánh dòng họ Cao Trần, Hà Nội.
                               
                     TÀI LIỆU THAM KHẢO

   1 - Gia phả dòng họ Cao Trần, Giao Tiến.
Bản tiếng Việt (9 đời,viết tay) của ông Cao Bá Lô.
Bản biên soạn năm Đinh Sửu 1997.

   2 - Phú ý dòng họ Cao Trần, Giao Tiến.
   Bản in tháng 12 năm Kỷ Sửu 2009.

   3 - Một số bản gia phả của các phái, các chi.
Bản Ất phái của ông Cao Văn Lợi, năm 1983.
Bản Bính phái, năm Quý Tỵ 2013.
Bản Đinh phái, năm Tân Tỵ 2001.
Bản Mậu phái, năm Canh Thìn 2000.
Bản Kỷ phái, năm Bính Thân 2016.
Bản Canh phái, năm Ất Mùi 2015.
Bản Tân phái của ông Cao Uy Tín, Đinh Dậu 2017.
Bản Nhâm phái, năm Canh Thìn 2000.
Bản cành Thứ, năm Kỷ Mão 1999.
Chi tổ Cao Ngọc Quyết (Giáp phái), Đinh Dậu 2017.
Chi tổ Cao Đăng Long (Giáp Phái).
Chi tổ Cao Văn Phức (Giáp phái).
Chi tổ Cao Đức Bằng (Ất phái).
Chi tổ Cao Đức Thiệm (Ất phái), Kỷ Sửu 2009.
Chi tổ Cao Thế Hương (Bính phái) ở Duy Tắc.
Chi tổ Cao Văn Đờn (Kỷ phái) ở Duy Tắc.

   4 - Gia phả họ Trần Nguyên Hãn Nghệ - Tĩnh
   Bản biên soạn Xuân Tân Tỵ 2001, Trần Thanh San.

   5 - Các tài liệu tra cứu:
                        Lịch vạn niên.
                        Các triều đại Việt Nam.
              Hoè Nha lục.
                    (Bản in năm Ất Dậu 2005, Cao Quang Thạnh).
               Địa bạ xã Hoành Nha.
                    (Bản dịch năm Nhâm Ngọ 2002, Hoàng Nghĩa).
Các tài liệu Lịch sử khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét