Cao Xuân
Thiên-14/7/2019.
Trong
quá trình nghiên cứu các dữ liệu sử phả dòng họ, việc xác định
mốc thời gian và không gian của tổ tiên là không đơn giản, do nhiều
tài liệu đã bị thất truyền. Rất may mắn tổ tiên đã để lại các tập
gia phả chữ Hán mà sau này cụ Cao Bá Lô biên tập thành tập gia phả
chữ Hán và một số bản dịch chép tay lưu hành trong các chi phái của
dòng họ trước năm 1975, còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đặc biệt dòng
họ còn lưu dữ được 5 bộ câu đối cổ thực sự quý báu về giá trị
lịch sử của dòng họ Cao Trần chúng ta.
Trước
khi vào bài viết tác giả xin trân trọng cảm ơn ông Lã Mạnh Hùng,
cháu ngoại đời thứ 12, Ất phái cành cả họ Cao Trần, hiện đang định
cư tại Canada đã giải nghĩa giúp tôi các từ ngữ trong 5 bộ câu đối.
Đặc biệt là một chữ mà sau đây tôi sẽ trình bày sâu hơn.
Trong
nhiều phiên bản gia phả cũng như nhiều thế hệ truyền khẩu đôi câu đối
cổ chữ Hán đã được phiên sang nghĩa Hán Việt, chính là bộ câu đối xa
xưa nhất của dòng họ Cao Trần mà tôi đã có dịp trình bày.
KHỞI
GIA TỰ TÍCH ÁI CHÂU LAI
Khi chưa
trực tiếp đọc bộ câu đối chữ Hán, mọi người có vốn kiến thức Hán
Nôm đều hiểu được bộ câu đối nói về nguồn gốc xuất xứ của dòng
họ: là hậu duệ họ Trần và từ Thanh Hóa đến nơi đất mới (làng
Hoành Nha).
Sau
khi đọc và chép lại các chữ Hán, kết hợp tra từ điển tôi đã kiểm
tra kỹ từng chữ. Trong tổng số chữ cả 2 vế 14 chữ thì đúng được 13
chữ, còn một chữ có tự hình gần đúng nhưng khác bộ thủ và đương
nhiên là khác về thanh và ngữ nghĩa. Đó là chữ “CHÂU-州” trên bản khắc gỗ
lại không phải là như vậy mà là chữ “TẠP-卅”.
Vấn đề đặt ra tại sao khi đọc và truyền cho con cháu chữ Châu thuộc
bộ Xuyên có tổng 6 nét, nghĩa là một vùng đất. Cùng với chữ Ái Châu
chỉ địa danh vùng Thanh Hóa từ thời Lý. Cụm từ “Ái Châu” đối nghĩa
và đối thanh với cụm từ “Trần Duệ”. Tại sao các cụ trong dòng họ
nhiều cụ theo học và đi thi hiểu sâu chữ Hán mà lại cho viết chữ
Tạp mà vẫn nhắc con cháu đọc là chữ Châu:
Trong
lịch sử nước ta đã từng có việc kiêng kị một số chữ (từ) âm Hán
Việt. Theo ý kiến ông Lã Manh Hùng đã viết:
“Họ Chu (周)
Từ
Chu (Hán tự) có 23 cách viết từ nhưng chỉ có từ 周 (họ) phải đọc thành Châu do kỵ húy chúa Nguyễn Phúc
Chu 阮 福 周 (1675 - 1725).
Tương
tự, chữ 黃 (Hoàng) phải đọc
thành “Huỳnh” vì kỵ húy Nguyễn Hoàng (潢, 1525-1613).
Châu
Thượng Văn (周尚 文, quê quán Minh Hương, Hội An, Quảng Nam) và Chu Mạnh Trinh (周 孟 偵, quê quán Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) có cùng
họ 周nhưng cũng có hai cách
đọc khác nhau (Chu/Châu).
Nhà
lưu niệm cụ Phan Châu Trinh (72 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) trước bàn thờ có khắc
3 chữ Hán 潘 周 楨 đọc theo âm Việt là Phan Chu Trinh. Nhưng như đã trình bày ở
trên thì từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, chưc Hán 周 buộc phải phiên âm thành “châu” nên phải đọc thành Phan
Châu Trinh.
Như
vậy có thể nói rằng, chỉ riêng chữ Hán 周 đọc hay viết tiếng quốc ngữ là “Châu” hay “Chu” theo từng
vùng địa lý như lâu nay vẫn gọi là điều có thể chấp nhận được, và ai cũng hiểu được
là “Châu” hay “Chu” trong trường hợp này có cùng xuất xứ từ chữ 周 mà ra.
Châu (州)
Chữ
châu có 14 cách viết kể cả 周 đã nói trên; nhưng 州 ở đây nghĩa là một đơn vị hành chánh như Tô Châu 蘇州, Gia Châu 加州, Ái Châu 愛州.
Ái
Châu là tên gọi cũ của một đơn vị hành chính tại Việt Nam trong thời kỳ Bắc
thuộc lần thứ ba (602–905), nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.
Tạp
(卅)
Chữ tạp có 10 cách
viết kể cả 卅 nghĩa
là ba mươi (30). Ví dụ Tạp tải hư danh an dụng xứ 卅載虛名安用處 nghĩa là Cái hư danh trong ba mươi năm có được gì đâu
(Nguyễn Trãi, Loạn hậu cảm tác 亂後感作)– Hết trích dẫn”
Căn
cứ vào Gia phả họ Cao Trần tôi muốn bàn kỹ hơn về chữ Tạp -卅,
thuộc bộ Thập có tổng là 4 nét, với nghĩa là 30, số 30 hay tương
đương như ba chữ Thập -Tam Thập. Vậy số 30 là từ chỉ số lượng, nếu
đặt ở vế này như một câu: “Khởi gia tự tích ái tạp lai” nghĩa là: Bắt đầu tạo dựng gia thế mất 30 năm đời người.
(Lúc này ta tạm quên
đi nghĩa đối, nếu hiểu theo nghĩa đối ta phải đọc chữ Tạp thành chữ
Châu).
Có tài liệu của ông
Cao Văn Lợi, đời 12 Ất phái cành Cả, người đã có bằng tương đương
trung học Hán văn đã từng ghi chép từ các phiên bản Gia phả chữ Hán
trước đó của dòng họ. Ông chép rằng: “Thái tổ Vô Ý công đến làng
Hoành Nha thời triều Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa năm thứ 3, vào năm
1683”. Đến năm 1713 Thái Tôn mua Hậu Phật chùa Hưng Long (thôn Chính).
Như vậy từ năm 1683 đến năm 1713 là đúng 30 năm. Từ lúc mai danh ẩn
tính, cải từ họ Trần thành họ Cao, nhất phụ nhất tử chạy khỏi
Thịnh Mỹ Lôi Dương Thanh Hóa ra làng Hoành Nha tạo dựng gia thế mất
đúng 30 năm mới có bát ăn bát để. Tổ tiên ta đã bắt đầu tạo dựng
được tiếng nói và vị thế trong làng xã.
Vì vẫn lo sợ bị truy
sát, nên tổ tiên cũng đã ẩn dấu tung tích, muốn gửi gắm một chữ
vào bộ câu đối đầu tiên gắn trong từ đường dòng họ. Từ trước tới
nay chưa có tài liệu nào của dòng họ nói về hai chữ Châu/Tạp, nhưng
theo suy nghĩ của tôi đó là ẩn ý của tổ tiên. Tôi nghĩ rằng bộ câu đối
này đã được lập vào năm 1713.
Tôi khẳng định ở
đây không thể có sự nhầm lẫn vô tình mà là ẩn ý chủ quan. Khi đọc
ta vẫn đọc là Châu, chữ Tạp chỉ là ẩn ý. Đây được coi như điều bí
truyền của dòng họ. Chỉ có thể dựa vào các mốc thời gian như tôi
đề cập trên đây mới có thể giải thích đầy đủ được bí truyền của
tổ tiên ta.
(Bài viết thể
hiện quan điểm cá nhân của tác giả)
Tài liệu tham khảo
1-
Gia phả chữ Hán dòng
họ Cao Trần. Tác giả Cao Bá Lô.
2-
Gia phả dòng họ Cao
Trần xuất bản 2018.
3-
Bộ câu đối chữ Hán
gắn tại Nhà lưu niệm dòng họ Cao Trần, Giao Tiến Giao Thủy Nam Định.
4- Email của ông Lã Mạnh Hùng gửi Cao Xuân Thiện, ngày 10/7/2019.
4- Email của ông Lã Mạnh Hùng gửi Cao Xuân Thiện, ngày 10/7/2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét