Cao Xuân Thiện
Tổ Cao Đức Thiệm
đời thứ 8, chi 3, phái thứ cành cả, Họ Cao Trần, Ông Cao Quốc Hữu phát biểu |
Tổ khảo Cao Công húy Đức Thiệm,
hiệu Hoạt Tế Y Sỹ. Tổ là con thứ ba tổ Cao Đức Trứ. Sinh năm Kỷ Mão (1819), mất ngày 3 - 12- năm Canh Thân (1860), thọ 42
tuổi.
Bình sinh Tổ làm thầy thuốc Đông y nổi tiếng,
tinh thông cả về mạch và châm cứu, là Lương mục bản xã.
Tổ tỷ Lê Thị
Hàng Nhị, húy Nguyện, hiệu Đoan Thành.
Tổ tỷ là con gái
cụ Chiêu Phổ thôn Quy Chính. Ngày mất 21 - 7, mộ ở cùng lăng tổ khảo.
Hai tổ sinh được 4 con trai, 4 con gái và nuôi thêm 1
con trai.
- Bốn con trai: Trưởng
là Cao Đức Quảng, sau đổi là Cao Đức Vận; Thứ hai là Cao Đức Khóa; Thứ ba là
Cao Đức Niệm, cho làm con nuôi tổ Cao Đức Bằng; Thứ tư là Cao Đức Di (mất sớm)
- Bốn con gái: Một là Cao Thị Phương, lấy ông Lý Thuật,
ở Hoành Tam; Thứ hai là Cao Thị Bá, lấy ông Vũ Ruy, Lý trưởng ở thôn Thượng; Thứ ba là Cao Thị Cám, lấy ông Nhất Uyển, ở Hoành Đông; Thứ tư là Cao Thị Xuyến (mất sớm);
- Dưỡng tử là Cao Đức Vang.
Hoạt Tế Lăng được
lấy theo tên hiệu của Tổ Cao Đức Thiệm. Hoạt Tế Lăng là nơi yên nghỉ của các cụ
Tổ đời thứ 8, 9, 10, các ông, bà đời 11, 12 trong Chi Tổ Cao Đức Thiệm, của hai
nhánh trưởng và thứ.
Lăng chi Tổ Cao Đức Thiệm đã được quy
tập từ những năm 1977 đến 1981 có diện tích ước chừng 70 m2. Lăng được
xây dựng khang trang từ năm Ất Hợi (1995), khánh thành năm Đinh Sửu (1997), với
tên gọi ban đầu là Cao Trần Bát Đại Tổ. Năm Ất Mùi (2015) được khởi công nâng cấp
hoành tráng hơn và đổi tên thành Hoạt Tế Lăng. Lễ khánh thành Hoạt Tế Lăng được
tổ chức nhằm ngày 11 tháng 3 năm Bính Thân (Chủ Nhật 17 tháng 4 năm 2016). Việc
hoàn thành Hoạt Tế Lăng nhờ sự đóng góp trí tuệ, công sức, tài chính của toàn thể các thế
hộ con cháu trong toàn chi họ. Số tiền đóng góp và tiến cúng khoảng 393 triệu đồng. Các thành viên con cháu đóng góp mức cao như: ông Cao Đức Triệu (103 triệu), ông Cao Quốc Sủng (60 triệu), ông Cao Quốc Hữu (30 triệu).
Các bà cháu gái cũng thành tâm tiến cúng nhiều: Cụ Cúc từ Hưng Yên (2 triệu), bà Liên nhà cụ Sách (5 triệu), bà Tâm em ông Quy (1,2 triệu), ông Đằng em rể ông Trọng (1 triệu), cô Huyền nhà ông Sủng (1,5 triệu), cô Liên em bác Thiện (500 nghìn tiền mặt và chi phí phông bàn ghế, hội trường 1,1 triệu, quy ra thành 1,6 triệu). Chi phí phần xây dựng công trình Lăng hết 288 triệu, chi phí khánh thành 22 triệu, số dư sau khánh thành
để lập quỹ duy tu Lăng là 83 triệu. Việc thu chi tài chính đảm bảo tính công khai minh bạch, không sai sót, kịp thời động viên con cháu đặt nhiều niềm tin vào Ban chỉ đạo Xây dựng công trình Lăng. Nhiều chi phí đóng góp khác không đưa vào danh mục thống kê tài chính, đó là công sức của ông Trưởng ban chỉ đạo Cao Quốc Sủng, các thành viên trong ban xây dựng công trình Hoạt Tế Lăng, từ khâu khảo sát, thiết kế, điều chỉnh và giám sát thi công diễn ra trong vòng 2 năm gần đây và tập trung cao điểm vào 2 tháng cuối năm 2015. Các thành viên trong ban chỉ đạo sinh sống ở Hà Nội, Yên Bái, tự lo việc ăn ở đi lại nhiều chuyến về quê, đi Thanh Hóa kiểm tra nghiệm thu phần đá. Nhiều giờ liên lạc của Ban chỉ đạo xây dựng Lăng, liên hệ với người thân khắp mọi miền đất nước và với các đối tác, được các thành viên ban chỉ đạo tự nguyện chi trả. Các chi phí thiết kế, in ấn nhiều văn bản tài liệu trong quá trình xây dựng và khánh thành Lăng, do các thành viên Ban chỉ đạo tự túc. Trong đó phải kể đến ông Cao Đức Triệu đã đóng góp kinh phí cao, ông còn phục vụ ban chỉ đạo 2 chuyến xe Hà Nội - Thanh Hóa và hàng chục chuyến xe từ Hà Nội về quê, kể cả chi phí dọc đường, ăn ở sinh hoạt cho các thành viên trong mọi chuyến đi mà ông Triệu có mặt. Ông Cao Bá Khoát, đã đầu tư xây dựng Lăng riêng cho gia đình tại Giao Thiện, nhưng khi được phân công làm Phó ban chỉ đạo xây dựng Hạt Tế lăng, ông đã tâm huyết cùng ông Sủng hoàn thành tất cả các phần việc trong mọi hoàn cảnh. Các thành viên khác trong Ban chỉ đạo như ông Hữu, ông Quy, ông Trọng, ông Hùng, ông Bình, bác Thiện, chú Chức đã đóng góp tròn vai hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Sáng 17/4/2016,
Chi họ Tổ Cao Đức Thiệm họ Cao Trần đã tổ chức lễ tạ mộ và cầu an tại Lăng, sau
đó làm lễ khánh thành Hoạt Tế Lăng tại nhà thờ Tổ tại Xóm 8, Quyết Tiến, xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định. Lễ khánh thành được vinh dự đón tiếp các cụ đại
diện họ Cao Trần, họ Phái thứ (Ất phái), chi Tổ Lương Phủ và 150 con cháu trai
dâu, gái rể, nội ngoại trong chi họ đã về dự. Buổi lễ khánh thành Lăng diễn ra trang
trọng, vô cùng ấm cúng và cảm động.
Ngày khánh thành Lăng là ngày gặp mặt của 5 đời con cháu
trong chi họ về Chiêm Lăng Bái Tổ và gặp mặt nhau. Cụ bà Cao Thị Cúc, người cao tuổi nhất, năm nay 87 tuổi, từ
Hưng Yên, tự bắt xe đi 3 chặng về quê và có nhiều bé 2-4 tuổi từ Hà Nội. Nhiều
thành viên 30-40 năm nghe tên chưa biết mặt nay về nhận nhau. Cảm động hơn còn
có cả các cháu ngoại: trai dâu, gái rể, của các Tổ về dự làm mọi người rất cảm
kích. Nhiều con cháu không quản đường xa tàu xe vất vả từ Đà Nẵng, Cao Bằng,
Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình về dự Lễ. Nhiều con
cháu ở xa đăng kí với ban tổ chức, khi Chi họ tổ chức sự kiện nếu được thông
báo nhất định sẽ về dự lễ.
Tổ tiên phù hộ con cháu và trời cũng chiều lòng người, thời tiết cực đẹp trong các ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, cũng là ngày hội về
với tổ tiên của các thế hệ con cháu của Tổ Hoạt Tế. Toàn bộ quá trình xây dựng Công Trình Hoạt Tế Lăng đã diễn ra an toàn tuyệt đối, đảm bảo tính kỹ mỹ thuật cao, được họ hàng, con cháu và khách thập phương đánh giá bằng những lời tốt đẹp. Ban cố vấn, Ban đại diện chi họ trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu dòng họ Cao Trần, quý khách gần xa, các thế hệ con cháu trong toàn chi họ Hoạt Tế đã về dự lễ, cùng các nghĩa cử cao đẹp hiếu kính tổ tiên và hết lòng với các hoạt động tâm linh gia tộc và dòng họ.
Một số hình ảnh ngày Khánh thành Lăng Hoạt Tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gia Phả phái Tổ Cao Đức Thiệm, năm 2009
2. Các trang Facebook của các thành viên trong chi họ: Cao Bá Khoát, Cao Minh, Cao Xuân Thện, Họ Cao Trần, Cao Ngọc Chinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét