Trần Phước Bình
Các Hán tự về tên tự, tên
hiệu:
Chân Thường: 真常
Thiện Tính: 善性
Phúc Thiện: 福善
Phúc Tín: 福信
Với
những Hán tự này là thuần túy về đạo đức nhà Phật, các tổ được sinh ra ở thời
thịnh trị. Riêng tổ Thiện Tính công sinh thời sống cùng cha nơi chùa Liên Hoa
tự, rất có thể là một vị chức sắc hiệu Chân Thường (cũng như 3 người con trai
là Chân Tịch, Chân Tính, Chân Thiên). Hán tự Thiện Tính có thể là tên húy hoặc
tên tự, vì gia phả không xác định. Phúc Thiện, Phúc Tín gia phả ghi là tên tự
Đối với tổ Trần Tam Lang tự
Chân Không: 真空
Về ngữ nghĩa nhận thấy như
sau:
*Chân: 423: ý 2/người tiên, nhà đạo gọi
những người tu luyện đắc đạo gọi chân nhân. Chữ chân đạo Phật, đạo lão = 誠 thành nhà
Nho: thành thực, chân thực, tinh thành rất mực gọi là chân, như chân như 真如 : nguyên lai vẫn tinh thành viên mãn thanh tịnh không
phải mượn ở ngoài vào.
*Không: ý 7: chiều ngang suốt vô hạn (không gian, một phần của vũ
trụ).
Vậy,
chân không: thành thực bao la thuộc phạm trù đạo đức,
chính trị. Hàm ý nói về tấm lòng thành thực cao cả, là sự tích tiêu biểu nhất
về cuộc đời có khi cả số phận của tổ Trần Tam Lang. Từ đó chúng ta nhận biết
dòng Tam Lang không vô tự.
Sự
tích ấy là gì ? Không thể tách rời hàng loạt sự kiện ẩn chứa nơi lời tựa của
Thế phổ: tục gọi ông Bông – tự Vô Ý, Chân Không - Bến mía – Dòng dõi họ Trần quan lại được tập tước công
- Trở lại Thanh Hóa và dấu vết – Đến
hình ảnh chỉ có một cha, một con đến vùng đất tân ấp Nha Chữ (Nam Định) cải họ
Trần làm họ Cao
Xem lại danh tính các vị tổ
nơi lời tựa của thế phổ:
-Trần Quý Công tự Vô Tâm:
Vô
Tâm tên tự, hàm chứa sự tích nào đó, là đầu mối của thế phổ Nha Chữ, có ý nghĩa
nếu giải mã sự tích thì sẽ xác định được dòng dõi, từ đó biết được tên húy, tên hiệu của người. Bởi gia phả ghi:
Trần Quý Công không phải tên riêng, mà chỉ xác định ông người họ Trần có công
lao đặc biệt với nước, hoặc với làng xã. Danh hiệu Quý Công được sử dụng phổ
biến với nhiều cá nhân có công đặc biệt thuộc nhiều tộc họ khác nhau.
-Trần
Nhất Lang tự Phúc Thiện: là con trai trưởng, tên tự Phúc Thiện, không ghi tên
húy, tên hiệu.
-Trần
Nhị Lang tự Phúc Tín: tương tự như Phúc Thiện.
Phúc
Thiện, Phúc Tín, gia phả nhiều dòng họ Trần khác nhau cũng đều có ghi.
-Trần
Tam Lang tự Chân Không: như phân tích trên.
Như
vậy, lời tựa hàm chứa nhiều sự tích, sự kiện có quan hệ nhân quả. Do đó, Trần
Quý Công tự Vô Tâm là sự kiện đầu mối, sự kiện ấy phải phù hợp tương đối với
không gian thế hệ, và thời mốc, sự kiện lịch sử.
Tên
tự là tên chữ khi con trai đến 18 tuổi. Nhưng với những dòng họ gặp nạn phải
che dấu tông tích, thì sự tích tiêu biểu của một đời người, thường được ghi làm
tên tự thay thế cho tên tự lúc sinh thời, phổ biến là 2 Hán tự, cũng có trường
hợp nhiều hơn, có giá trị điển tích trong một dòng tộc, giúp đời sau có cơ sở
liên hệ, suy xét, tìm kiếm hành trạng, nguồn gốc.
Đối
chiếu với những sự kiện hàm chứa nơi lời tựa, thì tên tự Chân Không, có thể
hiểu tương tự như cụ tổ dòng Nguyễn Trần tại Nam Đàn (Trần Tự Tín), sau khi gửi
8 người con trai cho bạn, đồng nghĩa với lời từ biệt trước lúc về lại chốn xưa? Sự kiện ấy là gì, lời văn có mô tả … ? Kết cục cụ đã vĩnh viễn nằm lại nơi
tìm về (không chép địa danh), hài cốt, mồ mã không biết nơi đâu?
Đối
với Thế phổ Nha Chữ, lời tựa là vô cùng quý, nhưng việc giải mã là không dễ.
Nếu không có lời tựa, mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều, ý kiến của các bậc trưởng
lão ngày nay sẽ không có lý do gì để phải bàn.
Với
những phân tích và trao đổi trên, vấn đề đặt ra là thông báo tìm kiếm hậu duệ
dòng Chân Không. Nếu hội đủ hậu duệ 3 dòng là điều quý nhất đối với các tổ biên
soạn lời tựa, thế phổ Nha Chử, và công lao gìn giữ cho đến ngày nay.
Hy
vọng sẽ còn nhận được những thông tin trao đổi từ dòng tổ Cao Trần. Chúc
các bác luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Trần
Phước Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét