Tư liệu mới.
Trần Phước Bình
LỜI TỰA: CHI HỌ THÁI HẬU – DÒNG TRẦN CHÂN TỊCH.
(DIỄN THÁP, DIỄN
CHÂU, NGHỆ AN)
Cái
văn :
Mộc chi thiên kha vạn diệp bản ư căn. Thủy chi thiên lưu bản ư nguyên. Căn
nguyên hà tòng bách diệp chi mộc khởi tự manh nha hà xuất côn luân quy vu đại hải,
cố nhân chi sinh dã, căn tòng thái thể kỳ ngũ hành hà kỳ sở do viết :
Bản hồ tổ tích đường đôn cửu tộc Hán phụng lục thân phàm thử giai sở phản kỳ bản dã, vi
nhân tử giả niệm tổ xưng chi cơ căn
giám vân nhưng chi hộ phiến quang vu tiền, thùy vu hậu như nhật tinh chi kinh
thiên, như giang hà chi bố địa ức vạn tư niên, vật thế dẫn chi. Ngã
tộc đông châu thác thỉ Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy triệu cơ lịch thế. Tương truyền
tử tôn phồn diễn văn khoa võ sắc đại hữu đẳng nhân, nhất mạch triệu bồi khánh
lưu miêu duệ thịnh hỹ tai.
Vô nại, Lê triều Cảnh Hưng niên gian lưu cư
Đông Tháp, Lý Trai nhị xã, khai khẩn điền viên cận bách dư mẫu, thượng Bồ Lôi
giáp hạ Đồng Phần trang cập chí chất thành biệt chiếm, tài đắc ngũ mẫu huynh đệ
thượng hạ phân cư, hợp dữ Xuân Đào, Cồn Ngọc nhị thôn vi Cát Xuyên xã, Phú
Thọ thôn sử vượng chi hậu bất thiêm tiền cổ, y nông chi sự hà cảm vu danh.
Tái chí Chiêu Thống mạt ngộ Tây (Tây Sơn)
chi loạn tam phiên, nội tộc lưu tán các các tha phương.
Hạnh ngộ Thánh triều Gia Long phục bình Tây
chi cường vũ khai khẩn sơn hà, thử nhi sảo sảo phục hồi an cư lạc nghiệp, thử
chi vu tiền tương nhiên nhi đương tiền sự tích, tồn thế thứ vô truyền.
Lão tộc : Trần Miễn phiên âm, Trần
Đẩu trích dẫn.
DỊCH NGHĨA :
Thưa rằng : Cây có
nghìn cành muôn lá nhưng cùng chung một gốc. Nước có nghìn suối muôn khe nhưng
cũng do một nguồn mà có.
Cây gốc, nước nguồn là
quy luật của thiên nhiên tạo hóa, cây sống nhờ đất, nhờ nước. Nước thuận chiều
xuôi dòng chảy về biển cả, cho nên con người đều liên quan đến nước, đến cây.
Đó là luật vạn vật tương quan của ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).
Bàn rằng : Con người
ta phải có cội nguồn gốc rễ Tổ tiên, mới có con cháu hậu duệ ngày nay. Vậy nên
đạo làm người làm con phải biết truy từ cội nguồn Tổ tiên ta ngày trước, thì mới
làm rạng rỡ con cháu ngày nay, để trường tồn vĩnh cửu như tinh tú trên không,
như núi sông trên mặt đất, thật là muôn đời bất tử vậy.
Họ Trần ta buổi đầu ở
Vĩnh Ấp hiệu viết Vĩnh Tuy, gây dựng cơ nghiệp nhiều đời, tương truyền con cháu
nhiều đời phồn vinh dồi dào, thời đại nào cũng có người khoa bảng lừng danh,
chiến công hiển hách. Thật là một nền phúc ấm dày sâu lưu truyền cho hậu duệ vậy.
Khoảng triều Lê Hiển
Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786), lưu cư ra thôn Đông Tháp, xã Lý Trai
khai khẩn ruộng vườn hơn một trăm mẫu, phía trên từ Bồ Lôi xuống, phía dưới
giáp trang Đồng Phần, dần dà biến thành của riêng chiếm được của dòng họ. Chọn được vùng đất 5 mẫu, anh em trên dưới
chia nhau làm nhà ở, cùng với làng Xuân Đào, Cồn Ngọc sau thành xã Cát Xuyên
làng Phú Thọ.
Anh em trong họ đều làm
nghề cày ruộng, cũng có người làm nghề thầy thuốc trị bệnh cho nhân dân. Điểm
tích như vậy đâu giám nói vu.
Đến cuối đời vua Lê
Chiêu Thống (1787 – 1788), gặp ba lần loạn lạc, Tây Sơn khởi nghĩa anh em lưu
tán khắp nơi. May gặp thời vua Gia Long đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, thâu tóm
sơn hà về một mối. Bấy giờ anh em trong họ mới dần dần trở về quê cũ vui vẽ làm
ăn, phồn vinh thịnh đạt.
Đó là sự tích của Tổ
tiên ta ngày trước vậy, còn thế thứ dòng đời thì không truyền lại được.
Lão tộc TRẦN NGỌC LIỄN.
………………………………………………………………………………
Theo
lời tựa cho biết, dòng Thái Hậu ngã tộc từ đời tổ khai lập nên Vĩnh ấp, trải
qua nhiều đời gây dựng. Đến năm Cảnh Hưng (1740-1786), lưu cư Đông Tháp, Lý
Trai nhị xã khai khẩn đến hơn 100 mẫu đất. Điểm đáng chú ý là lời tựa không xác
định vị tổ Vĩnh ấp ngã tộc từ đâu, thuộc đời thứ mấy của dòng họ, mà chỉ nêu
đặc trưng của dòng họ là: “Ngã tộc đông châu
thác thỉ Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy triệu cơ lịch thế. Tương truyền tử tôn phồn
diễn văn khoa võ sắc đại hữu đẳng nhân, nhất mạch triệu bồi khánh lưu miêu duệ
thịnh hỹ tai”. Qua đó, cho biết dòng Thái Hậu là một chi hậu duệ của Trần Nguyên
Hãn, Pháp Độ Công văn khoa, võ sắc đại hữu nhân là có cơ sở và trước đây đã được
nhìn nhận thuộc dòng Trần Chân Tich xã Đông Tháp. Ngã tổ khai lập đất Vĩnh ấp,
nhưng vào đời vua nào, thuộc đời thứ mấy của dòng họ Đông Tháp không thấy lời tựa
đề cập đến, mà chỉ biết theo tương truyền về đặc điểm của dòng họ. Và cũng chưa
có tài liệu nào của cả đại tộc bàn đến. Theo gia phả chi Yên Hậu (Diễn Lâm) do
cụ Trần Thuần Tín tục biên từ năm Lê triều ngũ niên hiệu Phúc Thái (Đinh Hợi
1647) đến năm Tân Mão 1651, thì bấy giờ có một số chi họ chưa nhìn nhận là anh
em, có lẽ do chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc vì lý do chính trị không thể nói rõ,
nhưng quả quyết đều thuộc dòng tổ của họ ta vậy. Những chi họ vị nhận được nêu
tên gồm có: Đông Tháp xã nhân, Giai Lạc xã nhân, Ngọa Trường xã nhân, trong đó
chi Đông Tháp được nêu đầu tiên.
Với
những dấu hiệu trên và thời điểm tổ Trần Thuần Tín tục biên gia phả, chứng tỏ
dòng Trần Thái Xá vào trước năm Phúc Thái (1643-1649) đã nhiều đời, có một dòng
tổ gặp nạn chính sự khiến hậu duệ dòng này phải ẩn danh, không dám nhìn nhận
anh em, gia phả không ghi chép nguồn gốc tổ tiên và danh tính các đời trên. Đây
là đặc trưng rất riêng của chi họ Thái Hậu, tồn tại không xa ngôi mộ tổ Trần
Chân Tịch tại xứ Bảo Tháp (nay thuộc xã Diến Tháp) là một minh chứng cho nhận
định này.
Vậy
đời tổ gặp nạn đó là ai ? Theo các nguồn sử liệu của họ Trần Thanh Châu và Cao
Trần Nha Chử, thì đời tổ đó là Trần Công Ngạn cháu nội đích tôn của ông bà Chân
Thường. Ngài là công thần Lê triều trung hưng, gặp nạn chính biến vào năm 1573.
Họ
Trần Thái Xá nhìn nhận dòng Thái Hậu là hậu duệ của tổ Trần Phúc Thọ (dòng 2
của tổ Chân Tịch), trực hệ của tổ Trần Thúc An.
Tổ
Trần Thúc An là hậu duệ đời thứ 6 của tổ Phúc Thọ, tức tổ Thúc An sinh thời vào
khoảng cuối thế kỷ 17, tức năm còn ở tại đất Vĩnh Tuy. Nhưng không thấy có tư
liệu nào cho biết tổ Phúc Thọ và hậu duệ từng khai cơ thác thỉ và sinh sống tại
đất Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy. Điều này cho biết vị tổ chi Thái Hậu thác thỉ
lập nên Vĩnh ấp đến ngang đời tổ Thúc An mà lời tựa khẳng định “tồn thế thứ vô truyền - còn
thế thứ dòng đời thì không truyền lại
được” , tức không có danh tính trong
thế phổ (vô truyền: không truyền; khác với thất truyền: có truyền nhưng bị
mất).
Hán
tự Thái Hậu ( 太厚),
chưa rõ đây là tên đất hay đặc trưng của chi họ Trần Thái Hậu, nhưng xét về
nghĩa ý nói “to lắm và dày lắm”
Kết:
Trong số những lời tựa của gia phả cổ dòng Trần Thái Xá được lưu truyền nơi tập
Gia phả tộc Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh năm 2001, duy nhất chỉ có lời tựa của chi
họ Thái Hậu (Diễn Tháp) là có dấu hiệu không bình thường. Và như phân tích trên
thì tổ Trần Công Ngạn làng Thọ An là đáng chú ý nhất, có thể là công thần Lê
triều trung hưng, về sau do gặp nạn chính biến, Ngài bị triều thần hãm hại,
khiến con cháu phải ly tán sống ẩn dật, trong đó có dòng Thái Hậu nơi đất Vĩnh
ấp. Chi Thái Hậu mãi về sau mới có điều kiện lưu cư về đất tổ Đông Tháp, Lý
Trai nhị xã. Việc trước đây Thái Xá nhìn nhận chi Thái Hậu thuộc trực hệ tổ
Thúc An là do chưa có tư liệu nào nói về hành trạng của Trần Công Ngạn làng Thọ
An.
Thế
phổ Cao Trần và Thái Hậu đều có dấu hiệu che dấu tông tích dòng họ, chỉ nêu
những nét đặc trưng nhất của tổ tiên trước khi ngã tộc và đều khuyết danh một
số đời đầu của Thế phổ. Dòng Nguyên trưởng phủ quân Trần Quý Công tự Phúc Thiện vào Nam thời chúa Nguyễn Hoàng, chỉ có
hai ông bà (bà Nguyễn Thị Lan nhị nương: là con gái thứ 2 của nhà ngoại. Trước đây cụ
Trần Thanh Sang ngộ nhận cho bà là vợ thứ 2 của ông là không đúng) và một con
trai, sinh hạ dòng Thanh Châu tại Quảng Nam, cũng rất có thể ra đi vào Nam từ
sự kiện cuộc chính biến tại Điện hành cung Vạn Lại năm 1573, có số đời tương
ứng với thế phổ dòng chúa Nguyễn Hoàng, tức từ đời ngài Phúc Thiện trở xuống
không có đời nào khuyết danh.
Lời
tựa gia phả Thái Hậu là nguồn tư liệu duy nhất tại bản quán Nghệ An có liên
quan đến hành trạng của Trần Công Ngạn. Nếu được làm sáng tỏ sẽ giúp cho Nha
Chử xác định “cựu quán” trong gia phả
là đâu ? làng Thọ An, Đông Tháp xã hay Vĩnh ấp.
Hạn
chế: Tập Gia phả Nghệ Tĩnh năm 2001, không có phần thế phổ của chi họ Thái Hậu
để tham khảo. Nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót và chủ quan.
Nhưng với tinh thần trao đổi phát hiện mới nhất có liên quan đến dòng họ, nên
mạnh dạn gửi đến các bác, các chú ngoài này cùng tham khảo. Rất mong được vãng
hồi.
PHƯỚC BÌNH.
(Trần gia triệu cơ nhân: Ông bà Chân Thường tu ở chùa Phì Cam (chùa
Liên Hoa), sau tại chùa Mai Nữ ; Tổ Chân Tịch tu ở chùa Bốn, làng Dàn, xã Đông
Tháp; Tổ Chấn Tính tu ở chùa Hoàng Mai)
…………………………………………………………………………………………..
*Các
gia phả Hán tự dị khảo dòng trưởng Trần Chân Tịch, Diệu Ốc (Phúc Thành); Yên Hậu
(Diễn Lâm) do tổ Trần Thuần Tín, đều chép: Trưởng tử Phúc Quảng tự Chân Tịch hiệu
Huyền Nghiêm cư tại chùa Bốn, làng Dàn, Đông Tháp xã. Mộ của ngài tại xứ Bảo
Tháp vùng đất giữa xã Thọ Thành, huyện Yên Thành và xóm Xuân Tháp, xã Diễn
Tháp, huyện Diễn Châu.
*Gia
phả chi Thái Hậu xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu có những điểm đáng chú ý:
- Ngã
tộc đông châu thác thỉ Vĩnh ấp hiệu viết Vĩnh Tuy triệu cơ lịch thế. Tương truyền
tử tôn phồn diễn văn khoa võ sắc đại hữu đẳng nhân, nhất mạch triệu bồi khánh
lưu miêu duệ thịnh hỹ tai.
- Lê
triều Cảnh Hưng niên gian lưu cư
Đông Tháp, Lý Trai nhị xã, khai khẩn điền viên cận bách dư mẫu, thượng Bồ Lôi
giáp hạ Đồng Phần trang cập chí chất thành biệt chiếm, tài đắc ngũ mẫu huynh đệ
thượng hạ phân cư, hợp dữ Xuân Đào, Cồn Ngọc nhị thôn vi Cát Xuyên xã, Phú Thọ thôn sử vượng chi hậu bất thiêm
tiền cổ, y nông chi sự hà cảm vu danh.
(Phú Thọ thôn: gia phả
chi họ Phúc Thành dòng Huyền Linh ghi: “Pháp Độ Công Phú Hữu chi phụng tự, ư Khải
Định niên gian sắc phong Hách trạc Pháp Độ Trần Tướng Công gia tặng tủng bạt dực
bảo trung hưng Trung đẳng thần. Kim Phú Hữu chi bổ nhập Phú Thọ Thôn, thế cửu
phẩm hào phú” )
-
Thử chi vu tiền tương nhiên nhi đương tiền
sự tích, tồn thế thứ vô truyền.
Triệu cơ: 肈基 : bắt đầu gây dựng.
Triệu bồi: 肈培 : bắt đầu bồi đắp.
HÁN TỰ LỜI TỰA.
事
|
之
|
再
|
二
|
雷
|
無
|
相
|
之
|
祖
|
曰
|
起
|
蓋
|
跡
|
彊
|
至
|
村
|
甲
|
柰
|
傳
|
如
|
稱
|
本
|
自
|
聞
|
存
|
宇
|
昭
|
為
|
下
|
黎
|
子
|
布
|
之
|
乎
|
萌
|
|
世
|
開
|
統
|
吉
|
同
|
朝
|
孫
|
地
|
基
|
祖
|
芽
|
本
|
次
|
墾
|
末
|
川
|
汾
|
景
|
蕃
|
億
|
根
|
昔
|
河
|
之
|
無
|
山
|
遇
|
社
|
庄
|
興
|
衍
|
萬
|
鑒
|
唐
|
出
|
千
|
傳
|
河
|
西
|
富
|
及
|
年
|
文
|
玆
|
云
|
敦
|
崑
|
柯
|
此
|
之
|
壽
|
至
|
間
|
科
|
年
|
仍
|
九
|
倫
|
萬
|
|
而
|
亂
|
村
|
質
|
流
|
武
|
勿
|
之
|
族
|
歸
|
葉
|
|
稍
|
三
|
使
|
成
|
居
|
敕
|
替
|
戶
|
漢
|
于
|
本
|
|
稍
|
番
|
王
|
別
|
東
|
代
|
引
|
扇
|
奉
|
大
|
於
|
|
復
|
內
|
之
|
占
|
塔
|
有
|
之
|
光
|
六
|
海
|
根
|
|
回
|
族
|
後
|
纔
|
里
|
等
|
我
|
于
|
親
|
故
|
水
|
|
安
|
流
|
不
|
得
|
trai
|
人
|
族
|
前
|
凡
|
人
|
之
|
|
居
|
散
|
添
|
五
|
二
|
一
|
東
|
誰
|
此
|
之
|
千
|
|
樂
|
各
|
前
|
畝
|
社
|
脈
|
州
|
于
|
皆
|
生
|
流
|
|
業
|
各
|
古
|
兄
|
開
|
肇
|
拓
|
後
|
所
|
也
|
本
|
|
此
|
他
|
y
|
弟
|
墾
|
培
|
始
|
如
|
反
|
根
|
於
|
|
之
|
方
|
農
|
上
|
田
|
慶
|
永
|
日
|
其
|
從
|
源
|
|
于
|
幸
|
之
|
下
|
圓
|
流
|
邑
|
星
|
本
|
太
|
根
|
|
前
|
遇
|
事
|
分
|
僅
|
苗
|
号
|
之
|
也
|
體
|
源
|
|
相
|
聖
|
何
|
居
|
百
|
裔
|
永
|
經
|
為
|
其
|
何
|
|
然
|
朝
|
敢
|
合
|
餘
|
盛
|
綏
|
天
|
人
|
五
|
從
|
|
而
|
嘉
|
誣
|
輿
|
畝
|
矣
|
肇
|
如
|
子
|
行
|
百
|
|
當
|
隆
|
名
|
春
|
上
|
哉
|
基
|
江
|
者
|
何
|
葉
|
|
前
|
復
|
陶
|
蒲
|
歷
|
河
|
念
|
其
|
之
|
|||
平
|
Cồn
|
世
|
所
|
木
|
|||||||
西
|
玊
|
由
|
(chú ý: đọc theo hàng dọc và bát đầu từ bên phải)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét