Đàn tràng Lễ cầu siêu Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn |
Sáng 23/3/2013, (tức
12/2 âm lịch), tại đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn, xã Sơn Đông, huyện
Lập Thạch, UBND tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Ban LL dòng họ
Trần Nguyên Hãn toàn quốc, tổ chức trọng thể lễ dâng hương kỷ niệm 584 năm
ngày mất của anh hùng dân tộc – Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn (26/2 năm Kỷ Dậu
1429). Dự buổi lễ có các có các vị đại biểu của tỉnh ủy, UBND
tỉnh; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ngành, đại biểu dòng họ
Trần Việt Nam, dòng họ Trần Nguyên Hãn toàn quốc, cùng đông đảo nhân dân
địa phương và khách thập phương.
Đại biểu của dòng họ Trần
Nguyên Hãn gồm các đoàn: Thường trực dòng họ Trần Nguyên Hãn do
Thiếu tướng PGS Đào Trần Quang Cát dẫn đầu, Dòng họ Trần Phúc
Quảng, Dòng họ Trần Huyền Linh, Dòng họ Trần Công Sủng, Dòng họ
Trần Phước Quảng Nam, Dòng Họ Trần Quảng Ngãi, Dòng họ Trần Hà Tĩnh,
Dòng họ Trẩn thành phố Hồ Chí Minh, Dòng họ Cao Trần Nam Định…
Dòng họ Trần Nguyên Hãn dâng hương đức Tổ |
Đoàn đại biểu của dòng họ Cao
Trần Giao Tiến Giao Thủy Nam Định bao gồm: gia đình (ông bà và các con)
ông Cao Trần Hồng, ông Cao Bá Khoát,
ông Cao Trần Vương và ông Cao Xuân Thiện về dự lễ cầu siêu cho Tả
Tướng Quốc.
Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn xuất
thân dòng dõi vương tộc thời Trần, là một vị tướng văn võ song toàn, có công
lớn giúp Lê Lợi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, giành thắng lợi trong cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, mở đầu triều đại Lê sơ, Trần
Nguyên Hãn được ban quốc tính và phong chức Tả Tướng quốc. Một thời gian sau,
ông xin cáo lão về quê tại phủ đệ ở Sơn Đông, Lập Thạch. Do gian thần ghen
ghét, mưu hại, ông đã quyên sinh để giữ khí tiết và sự ổn định cho muôn dân.
Hai mươi sáu năm sau, dưới triều vua Lê Nhân Tông (1455), Trần Nguyên Hãn được
minh oan và phong hiệu “Khai quốc nguyên huân”; đến nhà Mạc được tặng phong “Tả
Tướng Quốc trung liệt Đại Vương”.
Đại biểu dòng họ Cao Trần cùng chụp ảnh trước cổng Đền |
Phát biểu tại lễ dâng hương, trưởng BLL dòng họ Trần Nguyên Hãn toàn quốc đã ca ngợi công
lao thân thế sự nghiệp của Tả Tướng Quốc- Người Anh hùng dân tộc có
nhiều đóng góp để lập lên nhiều chiến công hiển hách gắn liền với những cái tên: Tân Bình - Thuận Hóa, Bố Chính, Đông Bộ Đầu, Đông Quan, Chi Lăng - Xương Giang…trong sự nghiệp
chống quân Minh xâm lược. Ngài đã tự trầm mình để thể hiện là một
tôi trung, giữ thanh danh cho Vua Lê khỏi tiếng giết tôi trung. Thiếu
tướng PGS Đào Trần Quang Cát đã ca ngợi các thế hệ hậu duệ của Tả
Tướng Quốc đã phát huy truyền thống của ông cha, học hành đỗ đạt
thành danh trên nhiều lĩnh vực và đóng góp nhiều trí tuệ công sức
cho đất nước và nhân dân qua hơn 600 năm. Ngày nay, các thế
hệ con cháu trong dòng họ tích cực giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa
của dòng họ, đặc biệt là đền thờ và sử liệu của Tả Tướng quốc Trần Nguyên
Hãn và các nhánh họ dòng Trần Nguyên Hãn trên khắp cả nước.
Đoàn đại biểu dòng họ Trần Nguyên Hãn |
Thay mặt BLL dòng họ Trần Nguyên Hãn, Thiếu tướng Đào
Trần Quang Cát đã cảm ơn sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự ủng
hộ của đồng bào, du khách. Dòng họ Trần Nguyên Hãn sẽ tiếp tục giữ vững mối đoàn kết, chú trọng
giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần và phẩm chất của Tả Tướng quốc; hết lòng phục
vụ đất nước, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương.
Các vị lãnh đạo địa phương và đại biểu của dòng họ Trần nguyên Hãn, đã tiến hành nghi lễ phóng sinh Chim hòa bình, cầu cho Quốc thái dân an.
Các vị lãnh đạo địa phương và đại biểu của dòng họ Trần nguyên Hãn, đã tiến hành nghi lễ phóng sinh Chim hòa bình, cầu cho Quốc thái dân an.
Buổi chiều 23 tháng 3, Ban Trị sự
Phật giáo tỉnh tổ chức cầu siêu cho hương linh Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn và
các anh hùng liệt sỹ, đồng bào, đồng chí đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ
quốc.
Buổi tối là hội Hoa Đăng trên Ao Sơn trước cửa Đền (thông với bến Đông Hồ, nơi Tả Tướng Quốc trầm
mình, mà sử sức đã ghi), cũng là màn bế mạc Đại lễ cầu siêu cho
Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét