|
Tấm biển ghi danh con cháu tiến cúng kinh phí xây dựng Lâu mộ Thái Tổ |
Trong việc vận động các thế hệ
con cháu đóng góp tiến cúng kinh phí để xây dựng Từ đường của dòng họ Cao Trần,
dòng họ chúng ta đã đạt được thành công là chủ yếu. Bên cạnh đó cũng còn có những
ý kiến nhất định, tuy không lớn nhưng đôi khi còn trái chiều nhau. Qua bài viết
này người biên tập mong muốn trong dòng họ chúng ta cũng nên thông cảm và có
cách nhìn phóng khoáng, độ lượng hơn.
Trước hết tôi
xin nêu ý kiến về chữ Trần “陳” đã được gắn trên nóc Từ đường.
Trong Gia phả Tổ tiên để lại cũng đã khẳng định “Truyền thế đương sơ Trần duệ
xuất”. Có nghĩa là dòng họ ta từ họ Trần mà ra. Tất nhiên Tổ tiên cũng không giải
thích tại sao các cụ lại đổi thành họ Cao mà không đổi thành họ khác. Có ý kiến
thì đề nghị các cụ sao không gắn cụm từ “ Cao Trần Tộc - 高 陳 族”Như vậy mỗi cách hiểu cũng có lý
do riêng, con cháu chúng ta cũng nên tôn trọng các cụ lão tộc muốn đơn giản về
chữ nghĩa.
Việc thứ hai liên quan đến công trình Lâu mộ Thái tổ,
do gia đình ông Cao Đăng Rong và bác Cao Trọng Hiền tiến cúng thời điểm năm
2003 trị giá trên 4 lượng vàng 18k. Trong quá trình đề xuất và thực hiện công
trình còn nhiều ý cần bàn về quy mô kiến trúc và cả chất lượng. Song đây là
công trình tâm linh của dòng họ nên dù sao đi nữa vẫn cần đảm bảo sự đoàn kết.
Đến cuối năm 2012, ông Rong về quê có mang theo tấm biển làm bằng đồng thau khắc
tên hai thành viên gia đình (hai chú cháu) đã thành tâm tiến cúng kinh phí xây
dựng công trình, đó là: Kỹ sư Cao Đăng Rong và Phó giáo sư Tiến sĩ Cao Trọng Hiền.
Ông Rong đề nghị Hội đồng Lão tộc cho phép gắn biển tên người tiến cúng. Cụ Bốn
cũng đã đưa ra cuộc họp thông báo tinh thần trên và cho người gắn tấm biển phía
bên trong của Lâu. Đầu năm nay khi về dự khánh thành Từ đường, tôi được tin có
ý kiến phản đối việc ghi danh nói trên. Tôi hơi bất ngờ và cũng có phần khó hiểu.
Học hàm học vị của ông Rong và bác Hiền được Nhà nước công nhận. Đây không có
điều gì là sai trái với Tổ tiên, trên cõi Tiên các các cụ Tổ cũng mong hậu thế
có nhiều người thành danh đỗ đạt. Tất nhiên con cháu các thế hệ về sau thì càng
thấp hàng so với Tổ tiên rất nhiều đời, chẳng lẽ chúng ta cũng chỉ mong con
cháu chúng ta chỉ cần làm một người tầm thường sao? Nhiều dòng họ người ta mong
muốn con cháu của họ trở thành những người có địa vị trong xã hội càng nhiều
thì dòng họ đó càng lớn mạnh. Có ông còn lý giải dựa theo thuyết nhà Phật “Tiền xuất thì Phật biết”, xin thưa câu này chưa chuẩn. Câu đúng của nhà
Phật là “Tâm xuất thì Phật biết”. Chữ “Tâm” chứ không chứ không phải chữ
“Tiền”. Mặt khác có những điều chỉ có Phật mới biết, nếu không viết ra thì
người trần chúng ta không thể biết.
Do vậy điều này
còn liên quan đến việc tiến cúng kinh phí cho các công trình tâm linh. Trước
hết là chữ “Tâm” sau đó là niềm tin vào cõi tâm linh. Việc ghi danh người tiến
cúng kinh phí cho các công trình này cần khắc bia ghi bảng để cho người trần
chúng ta được biết, bởi chúng ta còn lâu mới thành Phật.
Đôi điều mong
muốn giải tỏa nỗi niềm các bậc bề trên nếu trong tâm tư còn có lúc chưa thực sự
thoải mái thì cũng là lẽ thường. Trong hoàn cảnh nào các thế hệ con cháu trong
cùng huyết thống cũng nên đảm bảo hòa khí và đoàn kết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét