Hôm trước đã gửi cụ bài viết về Trần Văn Kỷ, nhưng còn thiếu tư liệu
ảnh mộ, và cũng cần hiệu đính một số chi tiết, từ ngữ. Nay gửi cụ bài viết lần
II, mong cụ và Ban thường trực xem xét, so sánh nên như thế nào là phù hợp. Hôm
ngày 7/8, tôi có đi Huế gặp các cụ Đại diện họ Trần có liên quan của Vân Trình,
Văn Xá, Phò Trạch nhân đám kỵ tổ tại nhà cụ Trần Quang Lãm, những tư liệu về
ngài Kỷ Quảng Nam đã được trình bày, được các cụ tiếp nhận vui vẻ, và nhất trí
sẽ cùng nhau tiếp tục thẩm định, làm rõ.
Kính mong sự hỗ trợ
của các cụ đối với tư liệu về ngài Kỷ.
Đối với tư liệu về ngài Bảo Tín, vấn đề còn lại là cụm từ “Cựu Thổ Thành” và địa danh thôn Thổ Thành, nay thuộc xã Thọ Thành,
huyện Diễn Châu, chưa được xác minh làm rõ. Có 2 chữ thành: - Thành danh, thành
đạt trong huyện Đông Thành.
- Thành lũy trong Cựu Thổ Thành.
Còn chữ thành trong thôn Thổ Thành chưa rõ là chữ thành nào, vì chưa
thấy Hán tự này. Đề nghị cụ nhờ Ban liên lạc họ ta tại Nghệ An xác định giúp.
Kính chúc cụ và BLL họ ta nhiều sức khỏe, đóng góp nhiều hơn nữa cho
sự nghiệp xây dựng họ Trần Nguyên đã được bắt đầu.
Nay
kính: TRẦN PHƯỚC BÌNH
QUẢNG NAM TRẦN VĂN KỶ.
ĐỖ ĐẦU KỲ THI HỘI KHOA MẬU TUẤT 1778.
( KHOA THI CUỐI CÙNG DƯỚI TRIỀU LÊ )
I. TRẦN VĂN KỶ NGƯỜI QUẢNG NAM ,
MỘ TẠI XỨ A THIÊN:
Trần Văn Kỷ sinh năm 1729, thuộc họ Trần Thanh Giang, tại Cổ Tháp
thôn, La Tháp châu, Hoa Châu thuộc, Thăng Hoa phủ. Nay thôn Cổ Tháp, xã Duy
Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là quan Đại thần Tây Sơn bị triều Nguyễn
xử trọng hình tại thành Phú Xuân vào tháng 10 năm 1801.
Thân phụ: Cai phủ Thuật Chức tử húy Phước Lộc hiệu Huyền Quang danh Văn Hiếu, hậu duệ đời thứ 7 của ông bà Thỉ
tổ Trần Phước Thiện hiệu Thanh Nguyên, đời thứ 4 của ông bà Sơ tổ Thanh Châu –
Trần Môn đạo hiệu Huyền Tôn tiên sinh húy Phước Tường, là Nhị lang của ngài
Trần Phước Đạt đạo hiệu Huyền Phước tiên sinh thụy viết Quản Du và bà Hồ Thị
Thu. Căn cứ Ngài Sơ tổ Trần Môn sinh năm 1610, thì ông sinh vào khoảng cuối thế
kỷ XVII. Đến năm Giáp Tuất - 1754 (Cảnh Hưng thứ 15), trùng tu Công đình bi ký
La Tháp châu Ngài đang tại chức. Bi ký ghi chức tước của Ngài: “Cai
phủ Thuật Chức tử Trần Phước Lộc”. Kết hợp với hướng song mộ nguyên
tiền của ông bà tại Vườn Hoang, xứ A Ký tọa Nhâm
hướng Bính thì Ngài sinh khoảng năm Canh
Thìn – 1700, trải thờ hơn hai đời chúa từ Phúc Chú (1726-1739) đến gần
cuối triều Nguyễn Sơ.
Do có công trạng Ngài được phủ chúa Nguyễn ban tước hiệu Thuật Chức
tử và đất lập nên Cổ Tháp tộc. Ngài ngã tổ từ đất Thanh Châu tộc về lập Cổ Tháp
từ đây.
Thân mẫu: Chánh phối Võ thị, Kế phối Trần thị, và Tam phối Hồ Thị
Huyên, ba bà sinh hạ 12 người con, gồm 7 nam. 5 nữ.
Ngài là con trai thứ 5, và người em trai út là Trần Văn Tiên – Thiền
sư Diệu Nghiêm (1738 – 1810), và người anh Trần Văn Dụ, đã để lại dấu ấn rõ nét
nhất trong số những người con của ông bà Cai phủ.
1. Thất lang Trần Văn Tiên - Thiền sư Diệu Nghiêm (1738-1810):
Vào đầu năm 2009, tức 200 năm ngày Thiền sư Diệu Nghiêm tịch, tập
Hành trạng của Ngài mới về đến đất tổ Cổ Tháp. Với 21 trang Hán tự đã xác định
hành trạng và dòng dõi như sau:
Ngài sinh giờ Tuất, ngày mùng 2 Giáp Thân, tháng 04 năm Mậu Ngọ - 1738,
tịch ngày 17 tháng 06 năm Canh Ngọ -1810, Bảo tháp tại Từ Quang Tự, núi Bạch
Thạch, xã Xuân Đài, nay thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Phần mở đầu Ngài viết:
“Từ Quang Tự Sa môn Pháp Chuyên-Luật Truyền-Diệu Nghiêm
Thiền sư xuất thế do sự tích chí. Thị giả biên tập Phước Lâm Tự Chơn Thuật
trùng tả. Diệu Nghiêm thiền sư bổn quán tại Quảng Nam, Thăng Ba phủ, Hoa Châu
thuộc, Cổ Tháp thôn. Nhơn kỳ viễn tổ
tại Đông Kinh. Nghệ An thừa tuyên phủ tòng. Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai
Việt Nam
quốc. Phụ tánh Trần, danh Văn Hiếu, mẫu...”
Đồng thời còn có nhiều đoạn nói về người thân trong gia đình, trong
đó có người anh trai như sau:
“...Chí thập ngũ tuế…hựu tòng Tiên huynh đồng chí kinh thành học cử
tử nghiệp, lạp thiệp kinh thư sử”: Năm 15 tuổi, năm Nhâm
Thân 1752, Ngài theo tiên huynh đến kinh thành (Phú Xuân) tiếp tục con đường
học cử tử nghiệp, dồi mài kinh thư sử. Nay xác định tiên huynh của ngài chính
là Ngũ lang Trần Văn Kỷ.
Long vị:
1738 - Mậu ngọ niên Tứ ngoạt Sơ nhị nhật.
TỰ
LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TAM THẬP LỤC THẾ TỪ QUANG ĐƯỜNG THƯỢNG HÚY PHÁP CHUYÊN TỰ
LUẬT TRUYỀN HIỆU DIỆU NGHIÊM HÒA THƯỢNG LINH VỊ.
1810 – Canh
ngọ niên Lục ngoạt Thập thất nhật.
2. Ngũ lang Trần Văn Kỷ (1729 – 1801):
Mộ ngài Trần Văn Kỷ tại xứ A Thiên tọa Tốn hướng Càn, mộ chí ghi:
“ĐẠI NAM . Nhâm Dần niên Đông thập nhất ngoạt cốc nhật.
THANH GIANG
NGUYÊN LỊCH TRIỀU THÍ SINH TRẦN TRỌNG PHỦ TỰ SỞ TIÊN HOÀN NHÂN CHI NHẤT MỘ.
Trần
Nhị phái bổn phái đẳng đồng phụng lập”.
Dịch nghĩa:
Thanh Giang: Dòng Thanh Giang ngã tổ từ họ Trần Thanh Châu.
Nguyên lịch triều thí sinh: Nguyên học trò (sinh) dự
thi (thí) trải qua (lịch) chỗ nhà nước làm việc (triều).
Trần Trọng Phủ: Con trai thứ của ông bà họ
Trần tôn quý.
Tự Sở Tiên Hoàn Nhân: tự tên tự, Sở tiên có nghĩa là chốn đầu tiên,
nơi khởi đầu. Hoàn nhân, điển cố có
câu “Quảng học đôn hạnh thị vị hoàn nhân”,
có nghĩa: Người học rộng, đức dày dám chối
bỏ sự sống, chọn cái chết khi cần. Người ấy đích thị ngôi vị nên người trọn vẹn.
Nói cách khác, Người học rộng đức dày,
nhưng phải đến sau khi chết, mới biết người ấy nên người hay chỉ là người tầm
thường (tham sống, sợ chết).
Lại theo Đại Nam thực lục
năm Tự Đức thứ 15 (1862) chép: Tri huyện
Gia Lộc là Đặng Lang họp quân đánh giặc, bị giặc bắt được, giặc muốn để sống,
Lang 7 ngày không ăn mà không chết, bèn luôn mồm chửi giặc thậm tệ, bị giặc giết
chết, có viết mấy chữ để lại rằng: “Luận
ngữ chép: Giết mình để thành nhân. Mạnh Tử nói: Bỏ sống để lấy nghĩa. Xưa có
ông Vân Sơn, nay ta cũng không thẹn...”.
Vậy, điển cố hoàn nhân hay thành nhân là những cặp Hán tự đồng nghĩa.
Chi nhất mộ: ở đây một mộ Ngài.
Vậy, nghĩa cả câu gồm 3
phân đoạn:
- Ngài là con thứ thuộc
dòng Trần Thanh Giang tôn quý, Nguyên trải qua các kỳ thi nơi triều đình (chỉ có khoa thi hội,
thi đình được tổ chức tại triều đình).
- Tên tự: “Sở tiên Hoàn nhân”,
có nghĩa nơi khởi đầu cũng là nơi Ngài hoàn nhân, tức chấp nhận cái chết để nên
người. (Đây
là chỗ khó nhất về dịch thuật mà theo Thiền sư Thiều Chửu, tác giả Hán Việt tự
điển: Những
chữ chỉ về nghĩa bóng, về phần siêu hình để tả về tình chí tâm tính, mầu nghiệm
sâu xa, trí lự một người không thể hiểu hết được).
- Đây chỉ có một mộ Ngài.
Năm lập mộ chí: Năm Nhâm Dần thời Đại
Nam, căn cứ ngôi song mộ của ông bà Thanh Giang Huyền Tín tiên sinh bên cạnh,
do thứ nam Văn Hân phụng cúng vào năm Bính Dần 1836, đến ngôi mộ của ông bà Thứ
nam Trần Văn Hân tại Thanh Phong ghi năm mất Đinh Mùi 1847. Vậy năm Nhâm Dần thời Đại Nam nơi mộ chí A Thiên là năm 1842.
Tổ Trần Văn Hân – Đạo sĩ Pháp hiệu Huyền An (thầy Pháp) có 5 anh em trai, nhưng
chỉ có một mình ông phụng cúng mộ chí cho song thân Huyền Tín, và cũng chính
ông đã đứng ra lập mộ chí cho quan Đại thần Trần Văn Kỷ triều Tây Sơn là tổ nội
thúc khi mệnh nước đã đổi chủ. Trong khi đó mộ chí của ông bà nội (mộ bà ở cận
đó) đã lưu lại đến năm 1946 mới được hậu duệ phụng lập. Đã phản ánh việc lập mộ
chí cho vị tổ thúc lúc bấy giờ là việc hệ trọng, anh em phải suy ngẫm nhiều năm
mới tìm ra phương cách lập mộ chí mà không bị quan lại triều Nguyễn bắt tội.
Về năm sinh của ngài Kỷ, như tư liệu đã dẫn, ngài Cai phủ sinh khoảng năm Canh Thìn 1700. Năm
Nhâm Thân 1752, Trần Văn Kỷ tại Phú Xuân về Quảng Nam vấn an cha mẹ, đến khi trở lại
kinh thành dẫn theo người em là Trần Văn Tiên, năm đó ngài Kỷ độ 24 tuổi. Vậy
ngài Kỷ sinh năm Kỷ Dậu 1729 là hợp lý. Năm đó ngài được sao Đẩu. Phép
tính về năm sinh của ngài Kỷ, vô tình đã phát hiện năm sinh của ngài Kỷ mà Tiến
sĩ Thượng thư Ngô Trọng Khuê dưới triều Lê – Trịnh, đề cập đến trong
bức thư gởi quan Hội sứ qua lời khen rằng: “Trần Văn Kỷ chính là bực sao Đẩu
trong làng kẻ sĩ ngày nay”.
Lời khen hàm ý nói ngài Kỷ sinh năm sao Đẩu (Kỷ Dậu -1729) là ngôi sao Đẩu
trong làng kẻ sĩ đương thời. (Tư duy tương tự, ngài Ngô Trọng Khuê sinh năm Mậu
Tý -1708, sao Khuê cũng là bực sao Khuê trong làng kẻ sĩ vậy).
Quan đại thần Ngô Thì Nhậm tôn kính ông qua bài thơ, trong đó có
những câu mô tả ngài Kỷ đã là bậc nguyên lão:
Phong ư xuân lệnh nhật ư đông.
Hàm
cảm thường tồn chí ái trung.
Tuân
lật uy nghi Kì thượng trúc.
Kiên
cương khí vũ tuế hàn tùng.
Thùy
thân hiệp đáng lai nguyên lão.
Miễn
tụ chân như ức lịnh công.
Giảng
khuyết vân cao thiều hộ nhĩ.
Liễu
doanh y ước Thái thanh chung.
(Toàn văn chưa giải
nghĩa, vì chưa sưu tầm được nguyên bản Hán tự).
Ngoài ra còn có
các bộ sách sử ghi chép về Trần Văn Kỷ như sau:
- Sách Hoàng Lê
nhất thống chí:
“Trần Văn (Kỷ) người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Năm Đinh Dậu (1777)
niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất
(1778), Kỷ tới kinh (Đông Kinh) thi hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen
biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương đánh lấy thành Phú Xuân, sai
người tìm Kỷ hỏi việc Nam Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình
Vương rất trọng, cho ở vào chỗ “màn trướng”, việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào
cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời”.
- Sách Đại Nam
thực lục chính biên và Đại Nam liệt truyện chính biên, nhiều lần ghi chép về
Trần Văn Kỷ Phụng chính đến Phụ chính, nhưng không thấy ghi chép quê quán.
Trong đó, có những đoạn đáng chú ý như sau:
Tháng 10/1801: Hàng
thần Trần Văn Kỷ có tội bị giết.
Kỷ đã quy thuận, làm ám thông Nguyễn Quang Toản, việc lộ ra vua sai quan tra
hỏi. Kỷ đều thú nhận, bèn giết và tịch thu gia sản. Nhân dụ cho thần dân xứ
Thuận Hóa rằng: “Từ khi Tây Sơn trộm chiếm, xa giá lánh xa, thần dân các người
có kẻ bị tình thế bức bách, hoặc có kẻ cam tâm theo giặc. Nay kinh đô cũ mới
khôi phục, ta đối với mọi người chung một lòng nhân, không hỏi đến việc trước.
Khốn nổi Trần Văn Kỷ lòng vẫn ngấm ngầm gian xảo, viết thư trộm cho địch, tội trạng
đã rõ ràng, chết còn chưa đáng tội, nên phải xử theo trọng hình để răn kẻ khác,
đó là nó tự thân tác nghiệt, không liên quan đến ai, các ngươi chớ nên lo sợ”.
Xác định Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ bị triều Nguyễn xử trọng hình trong tháng
10/1801, trước năm vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế,
Với những nguồn tư liệu quý giá này đã xác nhận có một Trần Văn Kỷ đỗ
đầu kỳ thi hương ở trấn Phú Xuân (1777)
và thi hội tại Kinh (Đông Kinh - Thăng Long - 1778), sau đó được Bắc Bình Vương
– Nguyễn Huệ mời ra làm quan Phụng chính vua Quang Trung, đến Phụ chính
vua Quang Toản, bị triều Gia Long xử trọng hình (xử chết) vào năm 1801,
là hoàn toàn trùng khớp với mộ đất nền chữ
nhật mộ chí dòng Thanh Giang tại A Thiên (Quảng Nam) lập năm 1842, mà tư
liệu Thanh Giang (Cổ Tháp) chép Ngũ lang Trần Văn Kỷ con của Ông bà Cai phủ
Thuật Chức tử họ Trần.
Ngã tổ Cai phủ Thuật Chức tử Trần Phước Lộc, Thiền sư Diệu Nghiêm
viết về cha mình còn có danh Văn Hiếu, mộ chí dòng Thanh Giang
nhiều đời chép tộc Trần văn, tổ tiên nhiều đời được gia phả và mộ chí chép thuộc
hàng Tiên
sinh, đã sản sinh Trần Văn Kỷ vốn
có văn học, như Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái đã dẫn là
khách quan.
Tên tự Sở tiên Hoàn nhân nơi mộ chí, đến đây được sáng tỏ. Sở tiên
nghĩa đen là chốn đầu tiên, nơi khởi đầu cũng là nơi diễn ra sự tích hoàn nhân.
Vậy nghĩa bóng chính là nơi thành Phú Xuân trước năm Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi
hiệu Gia Long nguyên niên, mở đầu triều Nguyễn trung hưng. Trần Văn Kỷ đã là
hàng thần chấp nhận cái chết do mệnh trời đã đổi chủ.
Chi nhất mộ, một thuật ngữ rất hiếm
thấy trong lịch sử mộ chí. Về nghĩa đen xác định đây chỉ có một mộ Ngài. Nay
nhờ các dòng tư liệu chính sử và danh sĩ đương thời đã làm sáng tỏ toàn bộ nội
dung mộ chí. Xác định ngài sinh năm 1729, mất năm 1801, thọ 73 tuổi. Đến năm
1842, mộ chí của Ngài mới có điều kiện phụng lập. Vậy hài cốt của Ngài đã đưa
về Quảng Nam
trước đó nhiều năm, bởi nếu quá muộn thì khó tìm ra dấu tích phần mộ. Hay
chăng, đây là công lao của Thiền sư Diệu Nghiêm thông minh đỉnh tuệ đa văn quảng
bác, đã nhờ các vị Tăng sĩ và tín đồ phật giáo Quảng Nam liên kết với Thuận Hóa
xác định hài cốt của Ngài và tìm cách đưa về quê Quảng Nam mai táng, và truyền
đạt hậu duệ tìm cách lập mộ chí cho Ngài.
Đối với con cháu của Ngài sau ngày Nguyễn Phúc Ánh lấy lại thành Phú
Xuân đại định toàn quốc, phần lớn bị quan quân địa phương sát hại, số còn lại
phải chạy trốn rồi thay tên đổi họ. Với hoàn cảnh đó nên tại quê nhà không có
phần mộ của các bà, và các đời sau đó. Gia phả Thanh Giang chỉ ghi chép danh
tính Trần Văn Kỷ thì dừng, không có danh tính thê thiếp và các con, cũng như
phụ chú nào về sự biệt tổ của ông. Vậy, Chi nhất mộ là điểm nhấn vì sao tài học
vấn và sự tích hoàn nhân của ông là vậy, nhưng ở đây chỉ có mộ ông, đã góp phần
làm sáng tỏ toàn bộ nội hàm nơi mộ chí. Năm 1801, ngài Kỷ 73 tuổi bị trọng
hình, đã có con cháu không ít nhưng đến
hiện tại chưa có nhánh hậu duệ nào tìm về gốc Thanh Giang tại thôn Cổ Tháp. Đây
là dấu hiệu chung về các vị tướng Tây Sơn như: Thiếu phó Đại Đô đốc Trần Quang
Diệu, Đại Đô đốc Trần Đại Lực, Trần Văn Mô....
Căn cứ lời khen của Tiến sĩ Thượng thư Ngô Trọng Khuê “Trần Văn Kỷ chính là bực sao Đẩu trong làng
kẻ sĩ ngày nay”, thì Ngài không những đỗ đầu kỳ thi hội mà quan trọng hơn
sẽ đỗ Tiến sĩ khoa thi đình (Tiến sĩ – Trạng nguyên, Tiến sĩ – Bảng Nhãn, Tiến
sĩ – Thám hoa). Nhưng liền sau đó vận
nước lâm vào nội chiến, triều đình chưa kịp tổ chức khoa thi đình thì mệnh nước
đã thuộc về nhà Tây Sơn, nhà Lê chấm dứt vào năm 1788.
3. Tứ lang Trần Văn Dụ đạo hiệu Huyền An - phối Nguyễn Thị Chức:
Do mệnh nước thay đổi, nên sự tích của ông bà không thấy gia phả ghi
chép gì, mộ chí mãi đến năm 1946, tức
sau cách mạng tháng 8 mới được phụng lập, không có Hán tự nào khó hiểu. Song
với nội hàm trong 2 mộ chí tại A Thiên do cháu nội Trần Văn Hân phụng lập năm
1836 và 1842, đã gián tiếp xác nhận ông bà Văn Dụ đạo hiệu Huyền An cũng là
người tài đức, đã sinh ra người con Huyền Tín tiên sinh, người cháu nội Trần
Văn Hân tài trí trong hoạn nạn, đã kịp để lại hậu thế 2 mộ chí A Thiên vô giá
đối với dòng Thanh Giang và sự nghiệp của ngài Kỷ.
II. TƯ LIỆU LIÊN KẾT VÀ TÁC
GIẢ:
Có một số sách vở xưa và nay viết về Trần Văn Kỷ, nhưng xét về giá
trị lịch sử gồm có những tác phẩm, tác giả đáng chú ý sau đây:
-
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái.
-
Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Giáp Đậu.
-
Thư gửi quan Hội sứ của Tiến sĩ Thượng thư Ngô
Trọng Khuê.
Về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, theo Tạp chí Văn học số 5 (Tháng 9
và 10/1973), bài của Táo Trang “Một số
nhà văn trong Ngô gia văn phái”, cho biết:
Ngô Thì Sĩ (Ngọ Phong 1726
– 1780) – sinh Ngô Thì Nhậm (Đại Hiên 1746 – 1803) – sinh Dưỡng Hạo (1792 –
1830) – sinh Ngô Thì Giai (1818 – 1881) – sinh Ngô Giáp Đậu (sinh1853).
Theo đó, tác giả của Hoàng Lê nhất
thống chí khởi đầu từ Ngô Thì Sĩ dưới triều Lê, kết thúc vào đời Ngô Thì
Giai dưới triều Nguyễn. Riêng với Ngô Thì Nhậm trước được Trần Văn Kỷ tiến cử
đến với vua Quang Trung, năm 1803 là quan Bắc Thành lưu dung bị triều Nguyễn
đánh phạt đến chết. Là những dòng tư liệu viết về Trần Văn Kỷ xuất phát tự đáy
lòng. Tác giả Ngô Giáp Đậu viết Hoàng
Việt hưng long chí vào những thập niên giữa thế kỷ 19, lại là cháu 4 đời
của Ngô Thì Nhậm. Điều này cho biết Ngô gia văn phái ngưỡng mộ tài đức của Trần
Văn Kỷ đến chừng nào, nhưng đã không đề cấp đến cái chết Hoàn nhân của ngài Kỷ mà lúc sinh thời Danh thần Ngô Thì Nhậm đã
từng biết đến, là vì lý do chính trị. Mặt khác, Ngô gia văn phái chỉ chép Trần
Văn Kỷ người Thuận Hóa, mà không chép bổn quán cụ thể. Điều này có thể tác giả
chỉ biết gia đình ngài Kỷ sinh sống tại Thuận Hóa, hoặc vì sự an nguy cho dòng
tộc của ngài Kỷ nên không tiện viết rõ.
Tiến sĩ Thượng thư Ngô Trọng Khuê có thể là một trong những vị chủ
khảo khoa thi hội năm 1778. Do đó đã có lời khen ngài Kỷ qua thư gửi quan Hội
sứ.
Đại Nam
thực lục – Chính sử của nhà Nguyễn, viết nhiều
lần về Phụng chính Trần Văn Kỷ, những cũng không nêu bổn quán. Đây là số phận
chung của các quan đại thần Tây Sơn được sử thần nhà Nguyễn ghi chép. Sử chép “Hàng thần Trần Văn Kỷ” là có căn cứ, bởi
sách Minh tâm Bửu giám đúc kết mấy
ngàn năm lịch sử, chương Trị chính, Trình Minh Đạo tiên sinh viết: “ Nhất
mệnh chi sĩ, Nhĩ bổng nhĩ lộc, Dân cao dân chỉ, Tất hữu sở tế” (一命之士爾俸爾祿民膏民脂必有所濟), có nghĩa Kẻ sĩ làm việc nước (trị chính), phải biết giữ vững một mệnh trời (một vận
nước), Bổng ngươi, lộc ngươi là dầu của
dân, mỡ của dân, Ắt hẵn có giúp được thiên hạ. Nay mệnh trời đã thuộc về
Nguyễn Phúc Ánh, thì việc Ngài ra hàng để nhận cái chết hoàn nhân, là điều cao
quý không phải kẻ sĩ nào cũng làm được. Song đối với các sử thần nhà Nguyễn còn
chịu sự chi phối phục vụ yêu cầu chính trị của đương triều. Do đó, việc sử chép
Trần Văn Kỷ đã quy thuận, còn làm ám
thông với Nguyễn Quang Toản nơi Bắc Hà nên bị triều đình khép tội trọng
hình là rất đáng ngờ. Bởi một nhân cách Trần Văn Kỷ không thể nhầm lẫn đạo lý
Trị chính của cổ nhân. Hay chăng, đây là nước cờ chính trị của triều Nguyễn sau
cái chết hoàn nhân của ngài Kỷ, nhằm trấn an quân dân Thuận Hóa, ren đe đội
quân nhà Tây Sơn vừa tan rã, một số không ít đang được triều đình lưu dung sử
dụng.
III. TRẦN VĂN KỶ NGƯỜI LÀNG VÂN TRÌNH, THUẬN HÓA:
Đại diện cho khuynh hướng này có những nhà khảo cứu lịch sử như sau:
- Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn
Huyền Anh trong Tây Sơn - Thuận Hóa những dấu ấn lịch sử, do Bảo tàng Tổng hợp
Bình Trị Thiên xuất bản năm 1986.
- Đỗ Bang, Trần Văn Kỷ trong Danh
nhân Bình Trị Thiên, tập I, Nxb Thuận Hóa, 1987.
- Thạc sĩ Đỗ Hữu Hà, bài viết
in trong sách Tây Sơn – Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Nxb Chính trị Quốc gia, 2009.
Đã nhìn nhận bổn
quán, dòng tộc của Trần Văn Kỷ: người làng Vân Trình (tục gọi làng Rào), tổng
Vĩnh Xương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa (nay xã Phong
Bình, huyện Hương Điển, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Trước hết ghi nhận các tác giả đã dày công sưu tập, khảo sát điền
giả trong nhiều năm, qua nhiều địa phương có liên quan. Song do vốn liếng ban
đầu chỉ là những dòng tư liệu ghi Trần Văn Kỷ người Thuận Hóa trong Hoàng Lê
nhất thống chí, đến truyền khẩu trong dân gian Thuận Hóa về nơi chết và phần mộ.
Đến sự phát hiện một Trần Văn Kỷ nơi gia phả họ Trần làng Vân Trình, và gia phả
chi nhánh họ Trần làng Văn Xá được Vân Trình nhìn nhận anh em vào năm 1957. Tác
giả Nguyễn Đắc Xuân còn nhìn nhận nguyên
tên là Trần Chánh Kỷ, sau được vua Quang Trung tứ danh thành Trần Văn Kỷ. Sử
thần nhà Nguyễn biết rất rõ về bổn quán, dòng dõi của Trần Văn Kỷ, nhưng không
một lần chua (cước chú) Trần Văn Kỷ
nguyên là Trần Chánh Kỷ. Cái chết của Trần Văn Kỷ tại bến ngã ba Sình, nếu quả
đúng Ngài tự trầm nhi tử, bởi quê bà chánh thất hoặc thứ thất cũng có thể tại
vùng này. Song nếu cho rằng “Ông về lại
quê Vân Trình đổi tên, cải dạng ẩn náu, sau bị phát hiện vua Gia Long cho sứ
giả đến mời về kinh thành và cho lưu dung làm quan...”, là không thể xảy ra,
bởi một nhân cách Trần Văn Kỷ được các danh thần Ngô Trọng Khuê, Ngô Thì Nhậm ngợi
ca, và trước đó trong giao chiến, Nguyễn Phúc Ánh đã từng treo giải thưởng
3.000 quan, nếu ai bắt được Phụ chính Trần Văn Kỷ, cùng giá với các em trai của
vua Cảnh Thịnh. Hơn nữa, nếu Ngài đổi tên cải dạng để ẩn náu thì phải ở nơi xa
lạ. Nhưng hậu quả sẽ khôn lường đối với dòng họ.
Điểm đáng chú ý nữa, là các nhà khảo cứu đã không chú ý đến ngôi
song mộ vôi hình chữ nhật to nhất trong
vùng và mộ chí của ông bà: Chánh Đội trưởng Thừa tòng Quân nghĩa bá
Trần Văn Tôn húy Niên thụy Mẫn Trực Phủ quân”, tại xứ đất Cửa Ngọc, là
song thân của ngài Kỷ. Mộ chí không ghi
quốc hiêu, niên hiệu, tuế thứ và chủ thể phụng lập. Do đó chưa xác định
ngài Tôn làm quan Chánh đội trưởng (tương
ứng Chánh ngũ phẩm) thuộc triều nào. Và rõ ràng mộ của Song thân quan Đại
thần Tây Sơn Trần Văn Kỷ, thì không đời nào triều Nguyễn lại bỏ tiền của xây mộ
cho cha mẹ kẻ đối địch (Mộ vôi thành
quách hình chữ nhật chưa từng có từ triều Tây Sơn về trước). Mộ chí của
ngài Kỷ tại Cửa Ngọc lập năm Mậu Tuất 1958, không có Hán tự nào hàm ý Ngài là
quan triều trước. Về gia phả Vân Trình ghi chép khá đầy đủ về phần mộ, ngày kỵ
của ngài Kỷ, của 3 bà chánh thứ thất, sinh hạ danh tính hậu duệ truyền nối liên
tục. Chứng tỏ gia phả này chưa một lần gặp nạn như gia phả Thanh Giang, gia phả
họ Trần Quảng Ngãi đã sinh ra Trần Quang Diệu, Trần Đại Mô, Trần Đại Lực, Trần
Văn Thùy...đều cùng chung số phận gia phả không thấy chép hậu duệ, và đến nay
chưa có chi nhánh nào tìm về gốc tổ.
LỜI KẾT: Với những tư liệu lịch sử được tập hợp trên, là hậu duệ của
dòng Thanh Giang xin được trình bày đến các cơ quan chức năng và quản lý nhà
nước có liên quan, các nhà khảo cứu, khảo cổ địa phương. Với mong muốn nhân vật
lịch sử Trần Văn Kỷ được rộng đường suy xét và làm sáng tỏ công lao, đức hạnh
của Người. Đồng thời đề nghị nhà nước sớm có cuộc khảo sát, thầm định di tích
mộ và mộ chí của Người tại xứ A Thiên, nay thuộc thôn 5, xã Duy Hòa, huyện Duy
Xuyên, Quảng Nam, để được xếp hạng di tích theo các tiêu chí của Luật Di sản
văn hóa - Sửa đổi, bổ sung ngày 18/06/2009 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với các học giả Thuận Hóa, sự đóng góp những trang tư liệu quý
hiếm trên là vô cùng quan trọng. Đã chỉ đường cho dòng Thanh Giang tìm đến
những địa chỉ lịch sử có liên quan khác, góp phần lớn lao trong quá trình chúng
tôi thực hiện công việc khảo cứu và hoàn thành những trang bản thảo này. Những
hạn chế, hoặc sự sai lệch nào đó về sự đánh giá, nhìn nhận Trần Văn Kỷ là không
thể tránh khỏi, trong đó có trách nhiệm của dòng Thanh Giang chúng tôi đã quá
chậm trễ việc công bố những tư liệu của mình trên các phương tiện thông tin.
Tự đáy lòng mình chúng tôi chân thành tri ân công đức của các vị.
Đồng thời mong muốn các vị tiếp tục khảo cứu, trao đổi thông tin, giúp đỡ lớp
hậu thế chúng tôi hoàn thành công việc
do tiền nhân để lại.
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những sơ sót, hạn chế
ngoài ý muốn, bởi chúng tôi đã viết khá nhiều lần, tốn khá nhiều công sức nhưng
chưa thành công. Rất mong được sự góp ý của Quý vị.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
Duy Châu, ngày 11/08/2012.
Nơi nhận:
- Các cơ quan chức năng nhà nước
và địa phương có liên quan. Người chịu trách nhiệm biên soạn:
- Ban Liên lạc họ Trần Việt Nam .
- Ban Liên lạc họ Trần Nguyên.
- Các cá nhân có tâm huyết khảo TRẦN
PHƯỚC BÌNH
cứu
lịch sử nước nhà.
(Điện
thoại liên lạc: 0169.466.0317)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét