Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

TÔN TRỌNG LỊCH SỬ TỔ TIÊN VÀ DÒNG HỌ MỚI LÀ CHÍNH DANH

Cao Xuân Thiện

Trong khoảng hơn hai mươi năm gần đây, dòng họ Trần Việt Nam rơi vào hoàn cảnh phân tâm, bởi những nhận thức thiếu thấu đáo khoa học, thậm chí xuyên tạc lịch sử dẫn đến làm ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh truyền thống của Tổ tiên dòng họ, làm đảo lộn cả bề dày lịch sử triều Trần đã được sử sách lưu danh hơn 7 Thế kỉ qua.

Khi một người không có kiến thức về Khoa học lịch sử nói riêng và Khoa học Xã hội Nhân văn nói chung, đứng đầu một tổ chức, dùng lực lượng vật chất bẻ cong làm biến dạng bề dày lịch sử của dòng họ Trần hiển vinh trong quá khứ. Thử hỏi những người có lương tri, tôn trọng lịch sử truyền thống nhân bản của dòng họ của dân tộc có thể nào mà không lên tiếng. Ban đầu chỉ là những phân tích trao đổi nội bộ, nhưng sự việc dần đi vào vùng “mất kiểm soát” với nhiều lí do khác nhau.

Hai tình tiết gây bức xúc đến đại đa số con cháu dòng họ Trần chính thống và những người có lương tri trong cả nước và Kiều bào ta ở nước ngoài bởi việc làm của người đứng đầu Ban chấp hành họ Trần Việt nam thời kì từ năm 2000 đến nay là:

-         Tự đưa ra nhân vật Trần Hoằng Nghị (Hoằng Nghị Đại Vương với 4 bà phu nhân) là phụ thân của Thái sư Trần Thủ Độ

-         Xây dựng “Đền nhà ông”, căng băng rôn với tiêu đề “Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam”. Tại đây hàng năm tổ chức các lễ hội phi truyền thống mang danh họ Trần Việt Nam.

Theo các tài liệu khoa học lịch sử, cả hai điều trên đây đều chưa từng được ghi nhận. Các nhà khoa học lịch sử và các thế hệ con cháu họ Trần chân chính đều cho rằng đây là những việc làm ngụy tạo, thậm chí đến mức bôi nhọ, xúc phạm lịch sử.

 Theo suy nghĩ cá nhân tôi thấy có 3 nguyên nhân chính:

-         Người đứng đầu Ban chấp hành họ Trần Việt nam thời kì từ 1997 đến nay dùng, lực lượng vật chất để đầu tư xây dựng “Đền nhà ông” và tổ chức các lễ hội phi truyền thống mượn danh “Họ Trần Việt Nam”

-         Có sự tiếp tay của một số học giả, nhà nghiên cứu, Hội KHLS, một số cơ quan báo chí và truyền thông… kiến thức Lịch sử chưa thấu đáo, tâm không sáng

-         Sự thờ ơ hoặc chống lưng của chính quyền cấp địa phương sở tại.

Những việc làm của các thế hệ con cháu và các nhà khoa học lịch sử, báo chí truyền thông đã làm được:

-         Thường trực Ban liên lạc Dòng họ Trần Nguyên Hãn đã gửi công văn, đơn đề nghị tới các Cơ quan có thẩm quyền, xem xét việc đưa ra dữ liệu lịch sử, nhân vật Trần Hoằng Nghị (tức Hoằng Nghị Đại Vương) là cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ. Cuốn sách Đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam, do 2 ông Trần Văn Sáu và Trần Đại Thanh biên soạn, ông Trần Văn Sen viết lời mở đầu. Câu hỏi Trần Hoằng Nghị là ai, căn cứ nào khẳng định Trần Hoằng Nghị là thân phụ của Thái sự Trần Thủ Độ?

(Việc làm này dẫn đến Cơ quan có thẩm quyền không thể ra quyết định công nhận “Đền nhà ông” là Di tích LSVH cấp tỉnh, cấp QG).

 -         Thường trực Ban liên lạc Dòng họ Trần Nguyên Hãn đã gửi công văn đến Viện KHLS Viện HLKH XH VN, đề nghị xem xét lại phần viết về Nhà Trần, trong tập 3 cuốn Lịch sử phổ thông; chủ biên PGS TS Nguyễn Minh Tường. Kết quả: Dư luận đánh giá cao quyết định của Viện trưởng Viện Sử học Đinh Quang Hải và Cục trưởng Cục Xuất bản -In & Phát hành Chu Văn Hòa (Bộ TT-TT) về việc cho dừng phát hành bộ sách LSVN phổ thông xuất bản năm 2018 để chỉnh lý, sửa chữa, đồng thời loại bỏ nhân vật Trần Hoằng Nghị ra khỏi bộ sách lịch sử này.

 -         Hội đồng họ Trần Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm KHLS với chủ đề “Sự thật về nhân vật Trần Hoằng Nghị” do Hội đồng họ Trần VN phối hợp với GS-TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội KHLSVN tổ chức tại Hà Nội ngày 26.8.2019 đã làm sáng tỏ 2 nội dung chính, đó là, Trần Hoằng Nghị có phải là một nhân vật lịch sử? Trần Hoằng Nghị có phải là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ không? 

Cuộc tọa đàm KHLS đã thu hút hơn 100 nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXHVN), Hội KHLSVN, Viện Hán Nôm, Khoa Sử, Trường ĐHQG, Trường ĐH Thủ đô, các nhà văn chuyên viết về lịch sử, gần 40 cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội cùng đại diện con cháu hậu duệ họ Trần đã về dự. Có hơn 20 bản tham luận và ý kiến phát biểu tại tọa đàm với các chủ đề rất tập trung, phân tích trên cơ sở các luận cứ khoa học. Điều đáng lưu ý ở đây là, không có một bản tham luận hay ý kiến nào đưa ra các nhận định ủng hộ có nhân vật Trần Hoằng Nghị trong LSVN. 

Như vậy: đã có sự phân hóa rõ ràng, mặc dù có thể là một việc làm có phần không mong muốn nhưng lại cần thiết để khảng định tính: chính sử và dã sử. Tiếp theo tôi mong muốn Hội đồng họ Trần Việt Nam cần có những việc làm cụ thể để đạt được tiêu chí bảo vệ chính sử của dòng tộc:

-         Thành lập Ban tuyên giáo hoặc Ban nghiên cứu sử phả chuyên sâu về KHLS của dòng họ Trần chính thống

-         Tiếp tục đề nghị lên Bộ VHTT, Viện KHLS trả lời bằng văn bản về nhân vật Trần Hoằng Nghị (tức Hoằng Nghị Đại Vương) là ai? Tính danh “Đền nhà ông” với việc gắn băng rôn “Đền thờ tổ họ Trần VN”

-         Gặp các Cơ quan chuyên môn làm rõ chức năng (theo qui định của luật pháp) vai trò, hoặc trách nhiệm dân sự  của các Tổ chức cá nhân đã dùng ảnh hưởng của tổ chức cá nhân làm méo mó, xuyên tạc lịch sử. 

Việc đấu tranh trên các trang mạng xã hội là điều không đừng, nhưng đó là việc làm chưa biết đến khi nào kết thúc. Chỉ khi mà các Cơ quan chuyên môn, các nhà quản lí thực sự hiểu biết và công tâm chúng ta mới có được sự trong sáng và ổn định của dòng họ Trần danh gia vọng tộc. 

Vũng Tàu, ngày 11-8-2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét