Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

THỬ TÌM HIỂU KHÁI NIỆM HÔN NHÂN

Cao Xuân Thiện
…“Hôn nhân lộc của Trời ban
Dở hay tùy biến khôn ngoan được nhờ”…
Từ khi lớn lên lập gia đình ai cũng hiểu “Hôn nhân” là việc lấy vợ, lấy chồng của đôi nam nữ, hoặc việc dựng vợ gả chồng của Nhà trai và Nhà gái. Chúng ta thử đi sâu tìm hiểu cặp từ Hán Việt này.
Gần đây từ “Hôn” có thể được coi là mĩ từ. Các nước phương Tây coi việc hôn như một nghĩa cử văn hóa xã giao có nguyên tắc. Ở xã hội phong kiến Việt Nam việc hôn nhau là cả một vấn đề hệ trọng. Đôi bạn trẻ trao cho nhau nụ hôn đầu, đó là sự xúc cảm hay chấp nhận một sự chuyển giai đoạn trong quan hệ. Còn nhiều tình huống và cách lí giải nữa mà tôi không thể đi sâu chi tiết.

Trên FB nhiều bạn tếu táo định nghĩa, hôn nhân: là hôn người. Hôn thú: là hôn con vật. Tảo hôn: là hôn mớ rong rêu. Đấy chỉ là chuyện vui trong những ngày cách ly dịch bệnh mà thôi.
Tiếp tục với cặp từ “Hôn nhân”, nguyên bản đây là cặp từ 婚姻 gốc Hán được Việt hóa. Theo từ điển Hán Việt phổ thông thì “Hôn nhân” là: đám cưới, lễ cưới, việc lấy vợ lấy chồng, việc kết thông gia.
Theo từ điển Hán Việt trích dẫn giải thích cặp từ này như sau:
1. Hai người lấy nhau thành vợ chồng. Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Khởi hữu hôn nhân chi sự, xuất nhập tùy ý đích? Hoàn yếu châm chước” 豈有婚姻之事, 出入隨意的? 還要斟酌 (Đệ lục thập lục hồi) Việc hôn nhân, đâu phải ra vào (thay đổi) tùy ý như thế, xin hãy đắn đo kĩ càng.
2. Thông gia, hai nhà do hôn nhân mà thành thân thích. Sử Kí 史記: “Bái công phụng chi tửu vi thọ, ước vi hôn nhân” 沛公奉卮酒為壽, 約為婚姻 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Bái Công nâng chén rượu chúc thọ, hẹn làm thông gia.
Ta thử đi vào tra nghĩa của từng chữ trong cặp chữ Hán “Hôn nhân - 婚姻:
1. Chữ “Hôn - ” thuộc bộ nữ và chữ có âm Hán Việt là: hôn, mẫn. Nghĩa của từ là bóng tối, mê muội. Hóa ra người Tàu xưa, muốn hôn phải có nữ, phải trong bóng tối và lúc mê muội.
Mặt khác khi ghép lại thành chữ lại có nghĩa là: nhà gái, bố cô dâu, lễ cưới, con gái lấy chồng.
Vậy hôn ở đây không phải là hôn hít hay “ngửi mồm”, “ngửi má” của nhau.
2. Chữ “Nhân -” vẫn là bộ nữ và chữ cũng có âm là Nhân. Chữ gồm chữ Đại nằm trong chữ Vi. Một cái rất to lớn nhưng bị khống chế trong khuôn khổ. Nghĩa của chữ là: nguyên nhân, tùy theo, phép nhân.
Nghĩa của chữ Nhân bộ nữ là: nhà trai, bố chồng, có tính quan hệ thân thuộc như thông gia, nhân gia.
Vậy chữ Nhân này không phải là chữ Nhân-Người.
Trở lại với từ ghép “婚姻” người Hán quan niệm việc dựng vợ gả chồng cho con cái là việc hệ trọng của nhà trai và nhà gái, của ông bố vợ và ông bố chồng. Vì vậy xưa có câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cũng xuất phát từ chữ và nghĩa của cặp từ này. Nếu ngày xưa mà ưu tiên cho đôi nam nữ thì việc lấy vợ lấy chồng chắc họ đã dùng cặp từ “Tẩu Tế -嫂壻”. Cũng có chữ Tẩu nghĩa là ông già. Cặp từ này không có nghĩa là cúng tế ông già. Cặp từ 嫂壻- Tẩu Tế nghĩa là Dâu Rể.

Ngày nay con cái được tự do tìm hiểu và quyết định cuộc hôn nhân của đời mình. Có người may mắn gặp được người bạn đời thỏa mãn hơn cả trong mơ, xin 
chúc mừng. Ngược lại cũng có người sống trong địa ngục của hôn nhân, xin chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét