Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

LUẬN BÀN VỀ CHỮ NHẪN 忍 論


Nguồn: FaceBook Cao Xuân Thiện.
Nhân một chuyến về quê, tôi có dịp xuống xóm 6 Hùng Tiến Giao Tiến để gặp cụ Từ Ý.Tôi nhờ cụ chỉ cho ít chữ Hán trong Gia phả chữ Hán của dòng họ Cao Trần. Cụ có ý nhờ tôi tìm hiểu một bài thơ lục bát viết về chữ NHẪN, xem tác giả đã viết những câu thơ đó là ai, mà cụ đã tìm hiểu nhưng chưa có kết quả. Tôi nhận lời nhưng khó hy vọng tìm đúng tác giả cho cụ Từ Ý.
Trong nhiều sách báo và nhất là trên Internets có hàng ngàn tác giả viết về chữ Nhẫn. Có nhiều câu trùng lặp song cũng có những câu được biến tấu theo ý tác giả. Tôi tạm in bài viết sau đây của tác giả Phạm Thức, mang về gửi cụ để cụ cho ý kiến.   

Trong chữ Hán, chữ Nhẫn () được hình thành từ chữ đao () cộng với nét phiệt còn gọi là bộ phiệt (丿) thành chữ nhận () nghĩa là một binh khí, mũi nhọn, chém giết. Chữ Nhận () ở trên, bên dưới thêm chữ Tâm () thành chữ Nhẫn (), nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nhịn, nhẫn nhục là khoan dung độ lượng...
  Người xưa tạo ra chữ Nhẫn (). muốn nói: Trong cuộc sống hằng ngày tâm mình thường hay tiếp xúc nhiều thứ nguy hại như tham, sân, si, ngạo mạn, ganh tị, nóng nảy...Chúng ta phải luôn tỉnh táo trước những thứ làm nguy hại đến sự dưỡng tâm, dưởng tính. Do vậy chúng ta phải nhẫn nhịn. Những thứ nguy hại nó tiềm ẩn bên trong cái Tâm của chúng ta. Nó làm cho tâm con người nổi giận một cách điên rồ. Nên khi gặp hoàn cảnh chướng ngại chúng ta biết “Nhẫn” một chút. Nếu không, một khi tâm sân (nóng giận) nổi lên thì tình cảm gia đình sứt mẻ, tình bạn bè xa nhau. Chúng ta luôn thấy rằng tâm sân chính là kẻ thù độc hại lớn nhất của tâm. Một khi tâm sân nổi lên đốt hết cả rừng công đức, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả đại ngàn.
                   Nhất niệm sân tâm khởi,
                  Bách vạn chướng môn khai!.
             
(一念嗔心起,百萬瘴門開)
Nghĩa là:
                  Một lần tức giận nổi lên,
                  Muôn ngàn tai hoạ đổ trên đầu mình.
Thế cho nên:

                  Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
                  Thối nhất bộ hải khoát thiên không
               (
忍一時風平浪, 退一歩海闊天空)
Nghĩa là:
                  Nhẫn một lúc gió yên sóng lặng,
                  Lùi một bước biển rộng trời cao.
Hay là:

                 Trên đầu chữ Nhẫn một con dao,
                 Làm việc không Nhẫn họa rước vào.
                 Nếu ai Nhẫn được qua cơn giận,
                Việc xong mới thấy chữ Nhẫn cao.
       
 Có 10 loại Nhẫn: 
       1- Nhẫn nại: Công việc nhiều rắc rối khó khăn, tiến hành chậm chạp, vẫn quyết trí làm cho bằng được.
        2- Nhẫn nhục: Việt Vương Câu Tiễn thất bại, chịu đủ thứ hình nhục, khổ phiền, nằm gai nếm mật, chỉ để chờ thời cơ phục quốc.
        3- Nhẫn nhịn: Chờ cho đúng thời cơ, chờ khi cờ đến tay, không nôn nóng. Để rồi giành lấy tiên cơ, ưu thế trước mà hành động.
        4- Nhẫn thân: Tức là ẩn mình, Phục Hổ Tàng Long, để kẻ thù đang thế mạnh không tìm diệt mình. Khi thời cơ đến đủ lực sẽ xuất hiện chọc trời khuấy nước.
        5- Ẩn nhẫn: Trốn tránh, chịu đàm tiếu, xúc xiểm, không còn tỏ ý ham danh đoạt lợi. Có khi trốn tránh luôn, cũng có khi do thời chưa đến.
        6- Nhẫn hận: Nuốt hận, ức lắm, thù lắm, bị xử ép nhưng không tỏ rõ thái độ bất bình, oán hận.
        7- Nhẫn hành: Kiềm chế hành động, thấy đã có thể hành động được rồi, nhưng còn kiên tâm chờ thêm cho chắc.
        8- Nhẫn trí: Khi mình khôn khéo, thông minh hơn cấp trên, nhưng đừng tỏ ra thông minh hơn, kẻo người ta trị.
    9- Nhẫn tâm: Thấy ác, thấy nạn, bỏ qua không có thái độ bênh vực, cứu giúp.
       10- Tàn nhẫn: Bất nhẫn, tự làm những việc mất lương tâm, nhưng không mảy may động lòng.
       Ta hãy quan sát, trong chữ Nhẫn () của người Trung Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và một giọt máu ở lưỡi dao. Do vậy các cụ nói sống phải biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn thì cơ sự mới lành.
        Có người nhìn thấy chữ Nhẫn () lại bảo: "Thiền đấy!  Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý các bạn sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền là để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại, bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ Nhẫn trước tiên."
        Ta hãy xen Ðức Khổng Tử nói gì về chữ Nhẫn:
        "Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu" (小不忍, 則亂大謀). Suy ra rằng: "Việc nhỏ mà chẳng nhịn thì cái mưu lớn ắt phải hư hoại". Ở đời ta thường thấy những việc nhỏ bằng sợi tóc, vì không nhịn được mà xảy ra sóng to gió lớn, nhiều khi gây nên tai họa giết hại lẫn nhau, là do chẳng chịu nhẫn mới sinh ra nông nỗi.
         Tìm trong tích xưa: “Ông Quách Tử Nghi 郭子儀 , đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học, một hôm ông xem kinh Phật thấy câu  nghĩa là: "Luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển khổ". Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một hòa thượng. Vị hòa thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách Tử Nghi rằng:
        "Còn con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó". Ông Quách Tử Nghi thấy vị hòa thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm hầm tím mặt. Lúc ấy vị hòa thượng bèn ung dung cười mà cắt nghĩa cho ông Quách Tử Nghi biết:
         - “Sự thịnh nộ của công tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào biển khổ đó…”. Ông Quách Tử Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn chắp tay tạ ơn vị hòa thượng, đã dùng một cách gián tiếp mà chỉ giáo.
       Có sách kể Tử Trương子張  hỏi Ðức Khổng Phu Tử về chữ Nhẫn:
        - “Tử Trương dục hành từ ư Phu Tử, nguyện tứ nhất ngôn vi tu nhân chỉ yếu". (子張欲行慈於夫子, 願賜一言為修人旨要). Nghĩa là: "Tử Trương muốn đi làm việc từ thiện, bèn đến từ tạ Ðức Khổng Phu Tử, xin cho một lời để làm phép sửa mình". Phu Tử nói:
        -  “Bá hạnh chi bổn nhẫn chi vi thượng” (百行之本忍之為上). Nghĩa là: "Trăm nết chung quy chỉ có chữ Nhẫn là cao thượng hơn hết". Tử Trương hỏi:
        -  “Hà vi nhẫn chi?" (何為忍之?). Nghĩa là: "Tại sao phải nhịn”. Phu Tử trả lời rằng:
            “Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,     (天子忍之國無害)
              Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.    (諸侯忍之成奇大)
              Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,           (官吏忍之進其位)
              Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,   (兄弟忍之家富貴)
              Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,   (夫婦忍之終其世)
              Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế  (朋友忍之名不廢)
              Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn.”   (自身忍之無禍患)
Nghĩa là:
       
"Làm Vua mà biết nhịn thì trong nước không có điều tai hại,/ Bậc chư hầu mà biết nhịn thì nên nghiệp lớn./ Bậc quan lại mà biết nhịn thì phẩm vị đặng cao thăng./ Anh em biết nhịn với nhau thì nhà cửa đặng giàu sang./ Chồng vợ biết nhịn thì niềm ân ái mới đặng trọn đời./ Bè bạn biết nhịn thì danh nghĩa chẳng hư./ Còn thân của mình mà biết nhịn chẳng lo tai họa."
        Tử Trương lại hỏi:

        - “Bất nhẫn hà như?” (不忍何如?). Nghĩa là: "Nếu chẳng nhịn được thì sao?". Phu Tử trả lời:
               “Thiên tử bất nhẫn quốc khống hư  (天子不忍國控虛)
                 Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu.          (諸侯不忍散其軀)
                 Quan lại bất nhẫn hình phạt tru.    (官吏不忍行罰誅)
                 Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư.    (兄弟不忍割分居)
                 Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ.            (夫婦不忍情義疏)
                 Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ.”    (自身不忍患不除)
Nghũa là
 "Làm Vua mà chẳng nhịn thì nước phải trống không./ Bậc chư hầu chẳng nhịn thì hư bại thân mình./ Bậc quan lại không nhịn thì phải chịu hình phạt./ Anh em chẳng biết nhịn nhau, thì chia của cắt nhà phân ly thủ túc./ Chồng vợ chẳng nhịn thì tình nghĩa phai nhạt./ Còn bản thân mình mà chẳng biết nhịn thì mọi việc hoạn họa chẳng dừng..."
     Nghe Ðức Khổng Tử giải nghĩa xong, Tử Trương ngậm ngùi mà than rằng:
       - Phải lắm, phải lắm, thật là khó thay nếu không có chí kiên nhẫn thì cũng khổ cho bổn phận làm người.
 Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng:
          “Nhất niệm sân tâm khởi,        (一念嗔心起)
           Bách vạn chướng môn khai”. 
(
百萬瘴門開)

Nghĩa là: "Một phen cơn giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệp chướng nảy sinh". Trong các kinh sách của Phật dạy: "Nhân sinh lấy chữ Nhẫn làm đầu, mà nhiều người mơ màng chưa tỉnh ngộ. Sau một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm. Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn họa, khi biết tu tỉnh ăn năn thì việc đã muộn rồi."
     
  Ngày xưa ông Trương Công Nghệ 張工 chín đời cùng ở với nhau một nhà, có câu:
       “Trương Công Nghệ cửu thế đồng cư”.
         
Vợ chồng con cháu có mấy trăm người mà trọn đời chưa có điều chi xích mích, trong gia đình bao giờ cũng đầm ấm như khí hòa mùa xuân. Ngày kia Vua nghe tin bèn ngự giá đến nhà ông mà hỏi rằng:
        “Nhà của ngươi dùng cách gì mà trong gia đình vui vẻ thuận hòa với nhau như vậy?” Ông Trương Công Nghệ bèn viết một chữ NHẪN thật lớn lên trên một tờ giấy mà dâng lên Vua… Vua xem rồi lấy làm kính phục, liền ban cho ông một trái lê thử coi ông xử sự ra sao. Ông bèn sai người cắt trái lê bỏ vào trong cái thùng lớn đổ nước nấu sôi, rồi kêu tất cả người trong nhà đến, cho mỗi người một muỗng, để gọi là chung hưởng ân Vua.
       Nhà của ông có nuôi một trăm con chó, đến bữa ăn nếu thiếu một con thì cả bầy đều không ăn đứng đợi….
       Vậy quyền năng của chữ nhẫn là gì?
       Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: Lưỡi dao ấy ở ngay trên trái tim và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
       Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi của Ấn Độ: “Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!”
       Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ Nhẫn này. Thời hiện đại ngày nay thì sao?
       Nhẫn không phải là sự cam chịu tiêu cực. Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ Nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
       Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
       Người chửi mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
       Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ – bi – hỷ – xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại… Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
       Khổng Tử xưa đã nói:
       “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu”.   (小不忍則亂大謀)
Nghĩa là: "Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng". Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Một điều nhịn chín điều lành là vậy.
        Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, có hận sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai chơi xấu đi nữa, thôi thì nhẫn đi. Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi chỉ vì những thứ nhỏ nhặt. Người ta dùng hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng quê! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm… đại gia. Ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
       Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy tiêu, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay. Nhẹ thì bằng thư nặc danh, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt…
       Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ. Thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường ngay. Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ.
Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
        Nhẫn cũng không phải là nhục một cách hèn nhát. Thời xưa, vua Câu Tiễn của nước Việt nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ phục quốc. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
       Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị vu oan mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
         “Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,
          Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu…”
         Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra… nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình. Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối. “Tránh voi chẳng xấu mặt nào…”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem ra phần nó cũng mang tinh thần AQ của Lỗ Tấn, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai, nó có thua mình thì nó mới chửi chứ. Coi như con chửi yêu bố ấy mà!
       Hiểu sai chữ Nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ  tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ Nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chẳng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang… nhẫn một cách chính đáng. Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển. Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn Ba La Mật. Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt… xấu xí.
       Nếu không biết giữ được cho mình một chữ Nhẫn, lúc nào đầu óc cũng căng ra, như một chảo lửa, ta có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ…Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng. Những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt bỗng trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.
       Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột, đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình…
      Chữ nhẫn quý như vàng.
       Đọc kỹ những câu răn về chữ Nhẫn, ta sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ Nhẫn. Chữ Nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.

“…Có khi nhẫn để xoay vần
                   Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
                   Có khi nhẫn để vị tha
                   Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
                   Có khi nhẫn tỉnh giả ngu
                   Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
                   Có khi nhẫn để vô thường
                   Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
                   Có khi nhẫn để lắng tai
                   Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
                   Có khi nhẫn để bao dung
                   Ta vui người cũng vui cùng có khi
                   Có khi nhẫn để tăng uy
                   Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”.

       Việc lấy đức Nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực以忍為力, cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn. Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết:
                 “Chớ nên cáu gắt, sẽ làm tổn thương hòa khí,
                  Chớ nên tức giận, sẽ làm hủy hoại nguyên khí,
                  Chớ nên đùa giỡn, sẽ làm hỏng tài khí,
                  Phải nhẫn nhịn, sẽ được thần khí "…
Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam:
                 “Chữ nhẫn quý như ngàn vàng,
                  Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”.
       Tự tìm được cho mình một chữ Nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống và nếu biết sử dụng chữ Nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô biên! Phương pháp cần thiết để đến với chữ Nhẫn là Thiền! Thiền để biết bỏ tính, bỏ tướng, bỏ chấp, bỏ danh, biết đến chữ Nhẫn thì chắc chắn cuộc sống sẽ tươi đẹp biết chừng nào!
         Một trong những đại họa của cõi đời là tính giận dữ, oán thù. Có thể nói một cách không quá đáng rằng lửa giận đã đốt thiêu một nửa ột nửa công lao của loài người, từ ngày có nhân loại đến nay. Cho nên tính nhẫn nhục là một phương thuốc thần diệu để dập tắt lửa sân hận:
        - Về phương diện cá nhân, người nhẫn nhục làm cho người chung quanh cảm mến, vì nét mặt hiền dịu, vì lời nói hòa nhã, vì cử chỉ khoan hòa. Người nhẫn nhục tâm trí được sáng suốt, xét đoán phải lẽ, không mắc những sai lầm lỗi đáng tiếc vì thiếu bình tĩnh. Thân tâm người nhẫn nhục luôn luôn được an lạc, nhẹ nhành, và do những điều trên, người nhẫn nhục dễ thành tựu trong mọi công việc, trong đời mình.
        - Về phương diện gia đình, nếu mọi người trong nhà đều nhẫn nhục thì cảnh gia đình luôn luôn được hòa thuận, tin yêu, ấm cúng. Người ta thường nói:
"Thuận vợ thuận chồng thì tát biển đông cũng cạn". Thiếu đức tính nhẫn nhục, sự hòa thuận trong gia đình không bao giờ có thể thực hiện được. Và không hòa thuận, thì gia đình trở thành một cảnh địa ngục nhỏ, mà mọi người đều muốn đạp đổ để thoát ra.
        - Về phương diện xã hội, nhẫn nhục làm cho mọi đoàn kết có thể thực hiện được, sự chung sống được êm đẹp, chiến tranh không xảy ra, hòa bình được củng cố, cõi đời sẽ trở thành một cõi an lạc.
        - Về phương diện tu hành, 
nhẫn nhục như là một hòn đá thử vàng, như là một lò luyện kim hoàn, nó làm cho người tu hành luôn luôn phải cảnh giác, đề phòng trước những nghịch cảnh. Nó bắt buộc kẻ tu hành luôn luôn phải vận dụng lòng từ bi, ánh sáng trí tuệ, tinh thần bình đẳng để phá tan giận dữ, oán thù. Nó dẹp dần ngã mạn, ngã ái và công phá luôn thành trì cuối cùng của chúng sinh là cái ngã. Do đó, người tu hành chứng được vô ngã vô sinh.
        Gương nhẫn nhục của Đức Bổn Sư Thích Ca Mầu Mi Phật: Sức chịu đựng của Đức Thích Ca trong bước đi tìm đạo của Ngài thật là một gương sáng cho chúng ta. Từ một vị Thái tử sống trong nhung lụa, Ngài trở thành một kẻ không nhà, lặn lội hết khu rừng nầy đến ngọn núi khác, chịu lạnh chịu nóng, nhịn đói nhịn khát, tìm học tất cả mọi người, không sợ nhục nhã, xấu hổ khi phải hỏi những điều mình chưa biết. Khi tu khổ hạnh với bọn ông Kiều Trần Như, thấy không có kết quả, Ngài rời họ, trở lại ăn uống như thường và đã bị họ chế giễu, khinh bỉ; nhưng Ngài vẫn điềm nhiên như không, chỉ một dạ quyết tâm tu học.
        Khi đắc đạo, trở thành một Đấng Chí tôn, Ngài bị Đề Bà Đạt Đa nhiều lần quấy phá, nào thả voi dữ, nào lăn đá từ sườn núi cao xuống mình Ngài, nhưng không một lần nào Ngài tỏ ra vẻ phẩn nộ, bực tức. Khi bị thương nhẹ nơi chân vì hòn đá của Đề Bà Đạt Đa lăn xuống, Đức Phật đã điềm nhiên bảo các đệ tử rằng: Đề Bà Đạt Đa là thiện hữu tri thức của Ngài, nhờ Đề Bà Đạt Đa mà Ngài mau thành Phật. Khi bị ngoại đạo âm mưu sai người đến nhục mạ Ngài giữa đại chúng, Phật lặng thinh để cho người ấy nhiếc mắng. Cuối cùng, Ngài chỉ hỏi lại một câu nhưng hàm bao nhiêu ý nghĩa thâm thúy, mà chúng ta cần phải nhớ lấy nằm lòng trong khi tập tánh nhẫn nhục. Ngài hỏi người nọ:
        - Khi ngươi đem cho ai một món gì mà họ không nhận, thì người làm thế nào?
        - Thì tôi đem về!
      - Ở đây cũng vậy, ta không nhận những lời nhục mạ của người. Người hãy mang về đi!
        Hơn ai hết, Ngài hiểu rõ công dụng lớn lao của nhẫn nhục nên trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật đã dặn các đệ tử:
        - Nếu có người đến chặt tay chân các ông, hoặc xẻo mũi cắt tai v.v… các ông cũng phải nhiếp trì tự tâm, chớ nên nóng niệm sân hận mà làm trở ngại đạo Bồ đề của các ông, và chớ thốt ra lời nói hung ác, mà bị lửa sân hận đốt thiêu rừng công đức của các ông…Phật còn tán thán những người nhẫn nhục với một câu nói đẹp đẽ như sau: "Người nào ngăn được phẩn nộ sắp phát ra, như dừng được chiếc xe đang chạy nhanh, như thế mới được gọi là thiện ngự, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương mà thôi".
        Trong Phật giáo, Nhẫn nhục do chữ "Ksãnti" (sần đề) trong Phạn ngữ mà ra. Nhẫn là nhịn, là nín, là chịu đựng; nhục là sỉ nhục, là nhơ nhuốc, xấu hổ. Nhẫn nhục là nhịn nhục, chịu đựng những điều nhục nhã xấu hổ, lao khổ, cho đến độ tột cùng rốt ráo. Nhẫn nhục là đức tánh trái lại với tánh nóng giận, oán thù. Nhẫn là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là phép tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sinh, lợi mình lợi người.
        Ơ đây, chúng ta nên phân biệt chữ Nhẫn nhục của đời thường và của Phật giáo. Nhẫn nhục ở đời là thứ nhẫn nhục không rốt ráo, chỉ có hình thức bên ngoài, chứ không đi sâu vào bên trong, nghĩa là trước một sự bất công, một điều sỉ nhục, người nhẫn nhục không tỏ ra phản đối trong lời nói, trong cử chỉ, nhưng trong lòng họ vẫn không dằn được cơn tức giận phẫn uất; thứ nhẫn nhục ấy là nhẫn nhục của đời thường, không phải là nhẫn nhục của đạo Phật.
        Vậy tính chất của Nhẫn nhục trong đạo Phật như thế nào? Nhẫn nhục theo giáo lý Phật Đà phải gồm đủ ba phần là: thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn. Nghĩa là:
        - Thân thì cam chịu đau khổ mà không đối phó lại bằng cử chỉ, hành động trả thù.
        - Niệng không thốt ra những lời hung ác, nguyền rủa.
       - Ý là ở trong Lòng thì cũng phải dẹp xuống, đánh tan cơn tức giận, nỗi oán thù, không cho nó vươn lên, vùng dậy. Nếu không dẹp được sự giận dữ, phẩn uất ở trong lòng thì chưa gọi được là Nhẫn nhục theo nghĩa trong đạo Phật.
        Hơn nữa, người theo phép nhẫn nhục phải luyện cho đến trình độ không thấy có người làm mình khổ nhục. Nhẫn nhục ở đây có tính cách bao la rộng lớn, không phân chia biên giới, vì nó bắt nguồn từ lòng từ bi, trí tuệ và bình đẳng tuyệt đối của Phật tính. Cho nên người dưỡng tính nhẫn nhục, muốn thành tựu phải dựa lên ba đức tính trên làm căn bản.
        Chúng ta đưa ra nhiều về tác hại, và lợi ích, bây giờ mấu chốt quan trọng là phương pháp tu. Có thể nói có vô số cách mà đức Phật dạy để chúng ta hóa giải nó. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài phương pháp sau:
        - Niệm Phật: Luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tâm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài.
        - Quán tưởng:  Nhìn thẳng và mổ xẻ trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp sự vật, chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình xá đi, đây là nghiệp của họ, mình không dại gì mà phải hơn thua việc này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt lại để giao lưu với họ, xem trong sự việc này có lỗi của mình hay không...không đời này thì cũng đời quá khứ.
        - Không cố chấp: Coi như trình độ nghiệp lực của họ ở cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó. Nếu mình là người gặp phải nghiệp như vậy, thì phải làm từ thiện, tụng kinh hay làm nhiều việc tốt gì đó.
        - Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì: Khi một đứa trẻ khóc ré lên, thì ta không thể mắng mỏ nó, mà thương nó và tìm hiểu xem nó vì sao khóc và đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì mở lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác cho họ và quả của họ sẽ khổ đau và khi chết sẽ bị rơi vào địa ngục.
        Chúng ta đã biết ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y Tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.
        Ai chưa biết nhẫn nhịn, chưa phải là người hay. Vì vậy, Ta hãy dùng chữ Nhẫn mà an ủi nhau, yêu thương nhau và cầu nguyện cho nhau:
     Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy cho chúng con bài học về sự tận cùng của chữ Nhẫn, đó là: Người là Thiên Chúa nhưng lại chọn sinh ra trong máng cỏ hang bò giữa đêm trời lạnh giá; Người là Đấng có quyền năng tuyệt đối lại chọn cách ứng xử hiền lành khi bị chống đối, bị người ta chê bai, khinh rẻ, bị hành hạ, lăng nhục, vu khống… Chúa đã vui lòng nhẫn nhục để biểu lộ sức mạnh yêu thương con người đến cuồng si. Xin Chúa dạy cho chúng con biết nhẫn nhịn nhau, yêu thương nhau trong cuộc sống hàng ngày và không tổn thương khi bị ganh ghét hay bị xúc phạm, bôi nhọ mình...
        Ngày nay nên hiểu chữ Nhẫn như thế nào?
        Người Trung Hoa viết chữ tượng hình. Chính cái hình ảnh dao cứa trái tim này bắt người ta phải lặng, phải tĩnh, nín thở và nhu.  Ý nghĩa sâu xa của chữ Nhẫn là nằm ở cái đế của chữ Nhẫn là chữ Tâm ấy.
      Trong quan niệm của các nhà Nho học xưa, chữ Nhẫn như một lời răn dạy, như một nguyên lý, phép tắc sống coi trọng sự kiên nhẫn chịu đựng mà đời người phải tâm niệm, rèn luyện nếu muốn tồn tại, không tổn thất và mau mắn thành đạt.
Người ta viết ra giấy điều, khắc, in, sơn son thếp vàng chữ Nhẫn treo khắp nơi trong nhà để thờ phụng, chiêm ngưỡng và dạy đời, răn mình. Trong các sách Phật giáo hoặc trong các nhà chùa Việt Nam thấy có bày bán cả tranh, sách diễn đạt chữ Nhẫn theo thơ lục bát để giúp dễ dạy, dễ nhớ!
        Nhưng đã qua rồi cái thời "Lùi một bước biển rộng trời cao".
        Hãy xem ở Trung Quốc ngày nay người ta quan niệm chữ Nhẫn như thế nào? Tại Trung Quốc, người viết bài này đã sống nhiều năm, đã đọc rất nhiều sách cổ, sách Phật, có đến thăm viếng những thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, như Thiếu Lâm tự, đền thờ Khổng Tử hay các thắng cảnh Phật giáo như Tứ đại Thánh địa Phật giáo ở núi Nga My (Vân Nam), núi Hoa Sơn (Thiểm Tây), Cửu Hoa Sơn (An Huy) và Phổ Đà Sơn (hòn đảo ở ngoài biển Hoa đông thuộc tỉnh Chiết Giang), đến cả nơi họp hành các cấp đảng, chính quyền và nhà ở của cán bộ, nhân dân của Trung Quốc. Tôi thấy bản thân người Trung Quốc hiện nay không nhấn mạnh lý lẽ chữ Nhẫn trong đời sống. Tôi không thấy ở đâu có treo chữ Nhẫn với ý tứ để rèn luyện, tu dưỡng hay tâm niệm! Chữ Nhẫn đã biến khỏi trong đời sống của người Trung Quốc. Một bộ phận lớn người trẻ tuổi Trung Quốc cho rằng, chữ Nhẫn thiên về Lão-Khổng, vì nó Nhu-Nhục quá.
        Người Trung Quốc hiện đại, thực dụng hơn xưa nhiều. Họ không quá cường điệu tình cảm nhẫn nhịn như quan niệm con dao cứa trái tim như xưa nữa và cũng thấy không cần phải quá khép nép nhu nhường và mặc cảm thua thiệt, nghèo hèn, tha phương ăn nhờ ở đậu xứ người như tình cảnh ông cha của họ trước đây. Nhất là trong giao tiếp đối ngoại, quốc tế hiện nay họ cương cứng hơn nhiều.
        Khía cạnh Nho-Khổng của chữ Nhẫn theo tính cách "Tàu" hiện nay nếu còn lại thì chỉ là nằm ẩn trong sự im nhịn, nuốt chữ Nhẫn vào trong tâm can để chờ thời, đợi dịp rồi một mai toan tính ân oán, cựu thù. Đây là mặt trái, là ẩn ý rất xấu của chữ Nhẫn, mà các học giả Đông Tây coi là sự "Thâm Nho" của người Trung Quốc. Đó là nặt trái của tư tưởng "thâm Nho" đầy thâm hiểm của người Trung Hoa cần phê phán.
       Vài chục năm trở lại đây, Trung Quốc phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội. Mọi thành tựu khoa học mà loài người đạt được, thì nền khoa học của Trung Quốc đã tiến kịp. Nhiều thành quả khoa học cao siêu của người Trung Quốc, làm cả thế giới kinh ngạc. Tự tay họ đã có thể sản xuất ra tất cả những sản phẩm đạt chuẩn mà Âu Mỹ đã làm ra. Những vùng đất, lãnh thổ nước ngoài mà người Trung Quốc ly tán đã bám gửi, nay họ ăn sâu, bám rễ và khuếch trương thế lực thành các ChinaTown (phố Tàu), hình thành những tập đoàn kinh tế giầu mạnh... đó là đội quân thứ 5 của Đại lục Trung Hoa… Hình như, cái thời mà người Trung Quốc tỏ ra khiêm nhường, "Nhẫn" nhịn đã qua! Cái cách cúi đầu, chắp tay đi lùi như xưa kia bây giờ không còn thấy trong những dịp giao tiếp giữa Trung Quốc với Quốc tế!
        Tiếp xúc với người Trung Quốc, nghe những tuyên bố trước công luận của giới lãnh đạo, người ta rất dễ nhận ra giọng điệu của họ tự tin, kiêu ngạo hơn, cao giọng thách thức nước lớn, quát Mỹ "câm miệng!", mắng Nhật "cút xéo!". Họ ngạo mạn, lấn hiếp đối với các nước nhỏ đặc biệt trước những vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hải đảo và lãnh hải, đáng ra cần thiết phải có sự thương lượng, lắng nghe nhau. Bành trướng, lấn chiếm lãnh thổ theo cách hùng hổ súng đạn, cũng có khi theo cách tiểu nhân như bê vần cột mốc biên giới, dùng thủ đoạn mua chuộc nước láng giềng, vứt tiền mua đứt bọn nội gian hoặc cậy thế nước lớn, lấy thịt đè người, tát cho bài học!...
         Chủ nghĩa bành trướng, diều hâu, cương ngạo đang thắng thế ở Trung Quốc, cái cách "Nhẫn"nhịn của Nho giáo đã dần xa lạ hoặc phải biến dạng để thích nghi. Thời nay, nếu vẫn muốn lấy "Nhẫn" làm một tiêu chuẩn sống theo tư duy kiểu Trung Hoa xưa hoặc nhập tâm "Nhẫn" theo cách nhà chùa ở Việt Nam hiện nay, tôi nghĩ sẽ là xưa cũ, bị coi là "Nhu-Hèn...
        Việt Nam trong lịch sử, bị ảnh hưởng rất lớn bởi những tư duy Nho giáo kiểu Trung Hoa, và cách chúng ta học hỏi theo trào lưu mà không tìm hiểu về sự biến thái của chính cái nơi phát sinh ra tư tưởng của họ, chúng ta hiểu "Nhẫn" chỉ là bình tĩnh, nhún nhường hay chỉ chịu đựng, lấy thư thái dĩ hòa làm trọng thì e, với thực tế Trung Quốc hiện nay, sẽ là mất cảnh giác.
        Người đời thường ca ngợi chữ Nhẫn một chiều hái quá mà không biết chữ Nhẫn có hai mặt. Mặt phải, mặt tích cực như đã phân tích rất nhiều ở trên. Còn mặt trái, mặt tiêu cực thì nhiều người chưa nghĩ đến. Mặt tiêu cực lớn nhất của chữ Nhẫn là khuyên mọi người cam chịu, nhịn nhục, thủ tiêu đấu tranh với cái sai trái trong các quan hệ xã hội. Thủ tiêu đấu trang giai cấp! Chủ nghĩa phong kiến trước đây ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam lợi dụng chữ Nhẫn của Đạo giáo, Khổng giáo và Phật giáo để thủ tiêu ý chí đấu tranh, cam chịu kiếp làm thần dân tôi đòi, để bảo vệ ngai vàng và quyền lợi của giai cấp thống trị. Chữ Nhẫn trong Tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) đã trói buộc người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
        Tôi mạnh dạn khuyên các bạn tôi không treo chữ "Nhẫn" trong nhà mà gợi ý các bạn nên treo chữ "Tâm", chữ "Phúc" hoặc một câu 4 chữ: "Ninh Tĩnh Trí Viễn", âu cũng rất hợp với tâm nguyện "Bình tĩnh, Yên lặng, Sáng suốt và Nhìn xa trông rộng" gần với nếp sống thường ngày của gia đình các bạn và chắc với mọi gia đình người Việt, nó vẫn là ứng sử thích hợp vì ngày nay đâu chỉ có Nhẫn, thư thái dĩ hoà, mà còn phải đua tranh hướng tới, can đảm giữ gìn bản sắc, bản lĩnh, bản tính của mình, của dân tộc và đất nước.
        Đại tá Nguyễn Huyên, người trợ lý đã gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 40 năm, trả lời phóng viên báo Vietnam.net, nói: "Chuyện nói Đại tướng treo chữ “Nhẫn” là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó trong nhà. Đại tướng cho rằng nhẫn là nhẫn nại, kiên nhẫn thì tốt, nhưng nhẫn nhục, cam chịu thì không bao giờ. Cho nên nhiều người biếu tặng chữ Nhẫn, nhưng Đại tướng không bao giơ treo nó lên cả. Còn nói Đại tướng làm bài thơ về chữ Nhẫn mà báo chí đăng tải và nhiều người in ra cũng bịa đặt nốt".
                                           ----------------------------------------------

Luận về chữ NHẪN (nhịn)
Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!
Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này, ngày nay thì sao?
Nhẫn, không phải là sự cam chịu !
Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ hoài suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ – bi – hỷ – xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại… Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Ôi chao, nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành cơ mà.
Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, ta có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “đì” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.
Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.
Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm… đại gia.
Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời… cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.
Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt…
Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.
Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
Nhẫn, cũng không phải là nhục một cách hèn nhát :
Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu…”
Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra… nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào…”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!
Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chăíng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang… nhẫn một cách chính đáng.
Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn bà la mật.
Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt… xấu xí:
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, như một chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ…
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.
Bạn biết không, những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt con người bỗng chẳng dễ coi chút nào và trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những chúng ta không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.
Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình…)
Tôi còn nhớ câu chuyện của một chị, nói rằng, thời mà anh chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen anh. Đêm hôm, không thấy anh về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe đạp, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm…
Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.
Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình anh chị không biết rằng họ chính là một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.
Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng mình, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
Chữ nhẫn, giống như vàng :
Bạn hãy đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, bạn sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.
“… Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”
Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ nhẫn.
Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”…
Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta:
“Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”.
 Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè quan hệ nào ai
Có khi nhẫn để khinh người trọng ta
Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét