Tích Thiện Đường |
Từ đường lăng mộ ông cha
Sửa sang tôn tạo ít ra bằng người.
Sau những
năm dài chiến tranh giặc dã đói kém, việc thờ tự, lămg mộ, cúng giỗ Tổ tiên chỉ
gói gọn ở mức khiêm tốn, chi phí tối thiểu ít huy động đóng góp quá sức của con
cháu. Đến nay cuộc sống mới mở cửa làm ăn phát triển kinh tế, con cháu nhiều
người phát tâm công đức nhớ về cội nguồn tri ân tiên tổ. Dòng họ Cao Trần đã
xây dựng được hệ thống nhà thờ 4 cấp: Họ Cả, Họ Phái, Tiểu Phái, Nhánh (Chi) họ,
rất khang trang và uy linh.
Ngày mùng Mười
tháng Giêng, năm Mậu Tuất, Họ Cao Trần long trọng tổ chức lễ khánh thành hai
ngôi từ đường của hai chi họ:
Ngôi thứ nhất
Tích Thiện Đường, thờ tổ Cao Đăng Long (còn gọi là Cụ Nhiêu, trưởng chi họ là
ông Cao Kim Ánh, KS Địa chất hiện đã nghỉ hưu và sinh sống cùng gia đình ở TX
Phú Thọ) tự Tích Thiện đời thứ 8, thuộc Phái Trưởng (Giáp Phái), cành Cả. Tích Thiện Đường tọa lạc trên đất của Tổ tiên tại xóm 10 thôn Việt Dũng (nay gọi là thôn Quyết Tiến xã Giao Tiến huyện Giao Thủy NĐ. Với sự
thành tâm tiến cúng và đóng góp của các thế hệ con cháu của Tổ, công trình đã
tiếp nhận được lượng kinh phí là 450 triệu đồng, vượt mức dự kiến ban đầu của
Ban kiến thiết là 100 triệu đồng (số dư tiến cúng ngày khánh thành là 20 triệu
đồng). Ngày khánh thành Tích Thiện Đường, các thế hệ con cháu làm ăn sinh sống
xa quê: từ Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác về đông vui từ rất
sớm, trong không khí thắm đượm tình huyết thống. Sau lễ dâng hương chiêm bái Tổ,
ngắm nhìn công trình Từ đường mới, gặp nhau tay bắt mặt mừng cùng ôn lại nhiều
kỷ niệm mà lòng rưng rưng mừng vui khôn xiết.
Lương Phúc Đường |
Ngôi từ đường
thứ 2: Phúc Đường Lương, thờ cụ Cao Đức Vang hiệu Phúc Lương, đời thứ 9, con của
tổ Cao Đức Thiệm, cháu tổ Cao Đức Trứ, chắt của tổ Cao Đức Mậu (Ất phái, cành Cả). Phúc Lương Đường được xây dựng trên đất của cụ Cao Trung Tôn (đời thứ 12, đã
quá cố), ở xóm 1, thôn Thống Nhất (nay gọi là thôn Hùng Tiến). Dự kiến ban đầu,
mỗi suất đinh ở tuổi trưởng thành đóng góp 10 triệu đồng. Lượng kinh phí đóng
góp và tiến cúng Ban kiến thiết nhận được là 380 triệu đồng, mua sắm và tiến
cúng đồ thờ là 120 triệu đồng. Số tiền công đức ngày khánh thành là 32 triệu đồng.
Sau khi cân đối, số tiền còn dư khoảng 75-80 triệu đồng. Điều đáng trân trọng ở
đây được cả dòng họ Cao Trần ghi nhận đó là công tác tổ chức bài bản khoa học, tuân thủ
theo nghi lễ văn hóa địa phương và dòng họ. Mọi việc không phô trương, tiết kiệm
và mọi chi phí đều có tính thiết thực. Người tổ chức và thực hiện nhiệm vụ cao
cả đó là ông Cao Quang Chức, chắt đời thứ 5 của Tổ Lương Phúc. Tôi may mắn được
tham dự từ lễ yên vị Tổ, mời nhà chùa về làm lễ cầu an và yên vị Tổ. Lễ tế Cáo yết, gia đình tự tổ chức
đội tế 3 ban, rất bài bản. Hầu hết số con cháu tham gia đội tế lần đầu của gia
đình tuổi đời còn rất trẻ. Dưới sự hướng dẫn của cụ Giáp, ông Quy, đội tế tập trước 3 buổi.
Ngày mùng 9 tháng Giêng lễ tế Cáo yết được tiến hành rất trang trọng. Trong các
buổi tế lễ, ở Giao Tiến mọi người rất hào hứng tập trung quan sát các ban tế nữ,
gồm các thế hệ cháu dâu, cháu gái, trang phục ban tế nữ rất đẹp, màu đỏ cao
sang lộng lẫy, bước đi uyển chuyển điệu đàng, mà tôn nghiêm. Ban tế nữ của gia
đình có 2 cháu dâu là thành viên chủ chốt của đội tế dòng họ Cao Trần là cháu
Quyên (Đại) và cháu Loan (Học). Ban tế nam cũng lo lắng cho từng vị trí, tập
trung hơn cả là vị trí Tư Nghi (chú Bình) và vị trí Đọc Văn (chú Giang). Lễ tế
mừng
chính thức diễn ra hồi 8 giờ ngày Chủ Nhật mùng Mười tháng Giêng, sau lời
khai mạc, tri ân công lao khởi nghiệp của Tổ tiên trong quá khứ, của ông Cao
Quang Chức là lễ dâng hương của dòng họ Cao Trần do hai cụ Cao Trần Hoàn và cụ
Cao Trần Xông, đời thứ 10 đồng chủ trì. Tiếp theo là tuần Lễ tế mừng ngôi từ đường
mới: Phúc Lương Đường, Cửu Đại Tổ. Đội tế 3 ban, 2 ban nữ một ban nam, gồm những thành viên
chuyên nghiệp của đội tế dòng họ Cao Trần, Chủ tế là cụ Cao Đăng Thiện, Đông chủ
là thím Mai (Vĩnh), Tây chủ là cụ Lâm (Rựng). Sau 3 tuần tế theo nghi tức truyền
thống, dâng hương, dâng lễ vật, dâng rượu, đọc chúc văn, ca công, dưới sự chiêm
ngưỡng của quan khách con cháu xa gần, vừa cảm động vừa linh thiêng. Sau lễ tế
là lễ dâng hương chiêm bái Tổ của các đoàn đại biểu: Phải Tổ, Cao Đức Thiệm,
các thế hệ con cháu, trai dâu gái rể của cụ Cai Xướng, các thế hệ con cháu của
cụ Cao Đức Xương từ Thanh Hóa, Hà Nội, Đà Nẵng cùng gia đình thông gia của ông
Long, ông Hải. Các đoàn đại biểu của xóm đội, các đoàn đại biểu bà cô cháu gái
về dự rất đông vui.
Ngày đầu
xuân, ngày gặp gỡ và hướng về cội nguồn, trong bữa liên hoan thụ lộc mừng thành
công việc hiếu nghĩa bên ngôi từ đường sau chén rượu nồng ngà ngà men say. Các
thế hệ cháu con trong dòng họ lại hẹn gặp mặt nhau trong các dịp công đức nhiều
công trình tâm linh hiếu nghĩa tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét