Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

CHIẾT TỰ TÊN HÚY THÁI TỔ DÒNG CAO TRẦN

 Trần Phước Bình
Thân gửi chú Kiệm !

Vừa rồi tình cờ tôi có được tập sách Việt – Hán – Nôm (Ngũ thiên tự), trong đó sách có ghi 3 chữ Nôm: Bông, Bến Mía trong Thế phả họ ta, nhưng do phần mền chữ Nôm còn thiếu nhiều nên không thể hiện được. Với phương pháp chiết tự chữ Bông, tôi có đoạn viết sau, cũng có thể là duy ý chí, thiên về suy luận qua các Hán tự, nhưng cứ gửi chú tham khảo, tổng hợp.

Thứ Nhị công húy là ông Bông”. Bông chữ Nôm giản thể, gồm 2 Hán tự: phong+ thảo: (thảo trên đầu chữ phong). Hán việt giải nghĩa: phong: gió/thế phong, quốc phong: thói đời, thói nước/ nói về đạo đức như phong tiết, phong nghĩa, .../ phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong, như phong vân, phong trào,  nói nó biến hiện bất thường như gió mây, như nước thủy triều vậy/ .....
          Điểm đáng chú ý là trong 4 trang tư liệu chữ Hán, chỉ có 3 chữ Nôm: Bông, tên húy của ngài, và Bến Mía, tục hiệu thuộc xã Thịnh Mỹ cựu quán.
Ông Bông là tổ sáng nghiệp khai cơ dòng Cao Trần – Nha Chử, ngài còn có nhiều danh xưng là Cao Quý Công tự Vô Ý, … Thỉ thiên vu tư cải tính Cao Cái tự Công thỉ dã ….. Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử.
Rõ ràng ngài là vị Tướng công do gặp nạn triều đình mà 2 cha con phải chạy về tân ấp Nha Chử. Nếu chiết tự chữ Bông, lấy chữ phong Hán tự làm gốc, và như tự điển giải nghĩa, tôi tâm đắc nhất ở 2 ý: “ thói đời, thói nước/ phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi, không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong”, thì húy ông Bông không phải là tên húy do cha mẹ đặt tên lúc nhỏ, mà là cách dùng chữ để nói về nghịch cảnh mà ngài và gia đình không thể tránh khỏi, như thói đời, thói nước đã từng diễn ra, với dụng ý lưu lại dấu tích cho hậu thế phải để ý, đi đến nghiên cứu, tầm nguyên sự kiện nào đã diễn ra. Tên tự Vô Ý chính là Phúc Tín con trai thứ “thứ nhị công” của ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm. Hai tên tự Vô Tâm – Vô Ý, cũng là cách dùng chữ để đời sau suy ngẫm, tìm sự kiện, và tìm về cội nguồn, nhìn nhận anh em.

Nay ngày 9/12/2013.
PHƯỚC BÌNH.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét