Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

HAI CÂU THƠ CỦA NHÀ VUA TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Phước Bình

Lời biên tập viên:

Khi đọc hai câu thơ của Nhà Vua Trần Nhân Tông, đã viết vào năm 1288:
       "Đất nước đôi phen bon ngựa đá
       Non sông nghìn thưở vững âu vàng" 
Tôi thực sự chưa hiểu nghĩa của chữ "bon". Tôi đã gọi điện nhờ bác Trần Phước Bình tra cứu giúp. Sau khi tra cứu bác Bình đã gửi cho tôi bài viết để giải nghĩa hai câu thơ trên của Vua Trần Nhân Tông và các trích đoạn của các vị Vua đời Trần. Tôi xin trích đăng một phần bài viết của bác Bình. Xin trân trọng cảm ơn bác Bình về sự nhiệt tình và nghiêm túc trong các công việc của dòng họ. Sau đây là một phần bài viết của bác Bình. 

Mậu Tý, Trùng Hưng năm thứ 4 (1288), trang 65/II

(Vua Thánh Tông và Nhân Tông, sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông). “Hai vua trở về phủ Long Hưng.

Ngày 17 tháng 2, đem các tướng giặc bị bắt là ...... làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Trước đó, quân Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài. Đến khi giặc thua chân ngựa đá (ở lăng) đều bị lấm bùn. Đó là thần linh giúp ngầm vậy. Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng:

社稷兩回勞石馬.

山河千古奠金區.

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã.

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Xã tắc hai phen bon ngựa đá.

Non sông ngàn thuở vững âu vàng)

Ngày 27 xa giá hai vua về lại kinh sư......”

(Hán tự lao : nhọc (động từ); Thạch mã: ngựa chế tác từ đá, đặt nơi Chiêu Lăng. Đến khi giặc Nguyên thua, chân ngựa đá đều bị lấm bùn là do thần linh giúp ngầm).

Do đó, câu trên nên dịch: "Xã tắc hai phen nhọc ngựa đá",
giúp người đọc dễ hiểu và sát với nghĩa của động từ lao.

Điện: định yên/vững;  âu: cõi;  kim: vàng, bạc, kim cương .....

..............................................................................................................................................

·        Nhân đọc chính sử nhà Trần:

TINH THẦN HIẾU ĐỂ CỦA CÁC VUA TRẦN thật đáng trân trọng và vốn quý của lớp hậu duệ chúng ta.

-trang 24/II: Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 20 (1251): Vua (Thái Tông) tự viết bài minh ban cho các hoàng tử, dạy về Trung , hiếu , hòa , tốn , ôn , lương , cung , kiệm

-trang 39/II: Thiệu Long năm thứ 11 (1268): Vua (Thánh Tông) từng nói với các tôn thất rằng:

Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta và các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên, thì đó là phúc muôn năm của tôn miếu xã tắc”.

Đến đây xuống chiếu cho các vương hầu tôn thất, khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình. Vua cùng ăn uống với họ. Hôm nào trời tối không về được thì xếp gối dài, trải chăn rộng, kê giường liền cùng ngũ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau.

-77/II: Hưng Long năm thứ 3 (1295): Mùa hạ tháng 6, Thượng hoàng (Nhân Tông) trở về kinh sư. Vì đã xuất gia ở hành cung Vũ Lâm rồi lại trở về.

Bấy giờ Tuyên Từ thái hậu, từ khi Khâm Từ băng, phải quản việc trong cung, tính người khó khăn, nóng nảy, dạy bảo rất nghiêm, mà vua (Anh Tông) vâng theo rất kính cẩn. Thượng hoàng nói: “Cha tự thẹn xưng là Hiếu Hoàng, nên dùng danh hiệu ấy để gọi Quan gia thì phải
(Vua nhường ngôi gọi Thượng hoàng, vua nối ngôi gọi Quan gia)..........................




Ngày 31/05/2013

                                                                                                         TRẦN PHƯỚC BÌNH.
 



Ghi chú: Phần cuối của bài viết, bác Bình khảo cứu và các nhánh họ của dòng Trần Pháp Độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét