Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

GIA PHỔ HỌ TRẦN THÁI XÁ DO VÔ Ý CÔNG BIÊN SOẠN TẠI THỊNH MỸ?


 Trần Phước Bình
Lời tựa thế phổ trích:
Đoạn 1:
. 使 .
Phiên âm: “Dĩ thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán. Vô Ý công thiên vu tư địa tập biên gia phổ tương Trần tính duệ hiệu thư (vu) thế phổ chi thượng sử tử tôn tri thế hệ chi sở tự xuất dã”.

Dịch nghĩa: Đã qua những đời thượng chư chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán. Ngài Vô Ý dời đến đất ấy thu góp biên gia phổ vâng theo Trần tính dòng dõi hiệu thư, tức dòng dõi sách ghi chép tên hiệu, niên hiệu, miếu hiệu thế phổ đời trên, khiến con cháu biết đời liền nối bởi nơi xuất phát vậy.

Phân tích:
-Dĩ thượng chư chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán: Đã qua những đời thượng chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán (không ám chỉ danh tính 4 vị họ Trần chép ở đầu trang), tức bản quán gốc có trước nơi nguyên tiền Thịnh Mỹ xã, Lôi Dương huyện, Thanh Hóa thừa tuyên. Thịnh Mỹ xã nguyên tiền là bản quán thứ 2, và hiện tại là Nha Chử, Hòe Nha là bản quán thứ 3. Nay xác định, nguyên tại cựu quán là dòng họ Trần xã Thái Xá (Nghệ An).
-Vô Ý công dời đến đất ấy: Vô Ý công dời đi từ nguyên cựu quán xã Thái Xá (Đông Thành huyện, Diễn Châu phủ, Nghệ An thừa tuyên) đến xã Thịnh Mỹ, thu góp biên gia phổ.
- Tương Trần tính duệ hiệu thư thế phổ : Vâng theo họ Trần sách ghi chép tên hiệu, niên hiệu, miếu hiệu thế phổ đời trên, khiến con cháu biết đời liền nối bởi nơi xuất phát vậy. Câu này rất phù hợp với 14 đời vua, 182 năm nhà Trần trị vì đất nước Đại Việt, được liệt kê, ghi chép khá đầy đủ trong các gia phả Hán tự cổ tại Nghệ An, và được bảo tồn, lưu giữ cho đến hiện nay.

Vậy, đoạn văn trên là căn cứ khẳng định, gia phả họ Trần Thái Xá tại Nghệ An, do ngài Vô Ý công kế thừa, tập hợp biên soạn tại đất Thanh Hóa vào trước năm 1573, sau đó chuyển cho các chi hậu duệ tại Nghệ An sao chép lại và lưu giữ cho đến nay. Nói cách khác, gia đình ngài là quan đại thần nơi Lê triều trung hưng, có điều kiện thu góp sử liệu từ các nguồn, trong đó có nguồn sử liệu chính thống của triều Trần còn sót lại, biên thành gia phổ.
Đoạn 2:
我高族發迹自陳家肇基NHÂN (yên)于衙渚前作後述肯溝肯堂.

“Ngã Cao tộc phát (bắt đầu) tích (dấu vết) tự Trần gia triệu (gây mới) cơ nhân (cúng tế hết lòng tinh thành), vu Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường”.
Dịch nghĩa: Ngã Cao tộc bắt đầu dấu vết tự Trần gia gây mới cơ nghiệp cúng tế hết lòng (cúng tế mừng cơ nghiệp mới gây dựng), thì phải đi Nha Chử.

Đoạn 3: 按吾族自無意公將公于玆新邑一父一子.
Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử
Dịch nghĩa: Tộc ta tự ngài Vô Ý công Tướng công đi ấp mới ấy gồm một cha, một con.
So sánh:
-         Vô Ý công thiên vu tư địa: Vô Ý công dời đi đất ấy (không nói rõ đất nào- Hàm ý đất nhà Lê ).
-         Ngã Cao tộc .......................  vu Nha Chử: đi Nha Chử (không có dời)
-         Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử: Vô Ý công đã là Tướng công đi tân ấp (không có dời), nhưng rõ hơn là chỉ có nhất phụ nhất tử.

Vậy, ngài Vô Ý công sinh thời trải qua nguyên cựu quán Thái Xá xã – nguyên tiền Thịnh Mỹ xã – và hiện tại Nha Chử ấp.
Điều này, hoàn toàn phủ hợp với năm 1540, tổ Trần Công Ngạn phò Lê đến hành cung tại Thanh Hóa. Những năm làm quan tại Thanh Hóa, Vô Ý công còn nhỏ, những đã theo cha mẹ đến Thịnh Mỹ. Đến năm 1573, gặp quốc nạn, Vô Ý công đã là tướng công, cùng người con trai thứ là Công Bật đi tân ấp Nha Chử, trong khoảng 33 năm là hoàn toàn hợp lý.
Những cứ liệu này, một lần nữa khẳng định Vô Ý công Tướng công chính là Trần Nhị lang tự Phúc Tín, con trai thứ 2 của ông bà Trần Quý Công tự Vô Tâm (Công Ngạn)
Tư liệu Thanh Châu có câu: “Ngưỡng liệt Thánh tặng vinh, chi điển tố tự lịch triều”. Có nghĩa: Ngưỡng mộ công nghiệp tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực, được phong tặng vẻ vang, điển tích ngoi lên bởi trải qua triều chính.
Riêng chữ “ tố  đồng nghĩa với “khởi” trong “Khởi gia tự tích Ái Châu lai” nơi thế phổ dòng Cao Trần, và đồng nghĩa với chữ “cử” trong “Vốn Trần Gia hào cử tôn chi” nơi thế phổ dòng Nguyễn Trần.
(Hán tự: khởi  ; cử  ; tố    : đồng nghĩa: khởi lên, cất lên, ngoi lên)
....................................................................................................................







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét