Lời người biên tập:
Hậu duệ của dòng họ Trần Nguyên Hãn, những người quan tâm đến nguồn gốc dòng họ đã và đang đầu tư thời gian trí tuệ để tìm hiểu kết nối thông tin của dòng họ. Một trong số thành viên tích cực đó là bác Trần Phước Bình, đã có nhiều bài viết được đăng tải trên Blog Dòng họ Cao Trần, nhiều độc giả quan tâm đến đề tài này. Xin trân trọng đăng bức thư bác Bình gửi ông Cao bá Khoát, nội dung bức như như sau:
1. NGUYÊN ÂM HÁN TỰ THẾ PHỔ NHA
CHỬ (4 trang đầu):
“Thiên tích tính dĩ lập tông bản hệ sở tự xuất nhi
khởi gia xưngThỉ tổ kế tự đương tư bất vong.
Ngã Cao tộc phát tích tự Trần gia triệu cơ nhân vu
Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường.
Ngưỡng
thâm khải hựu chi nhân cánh thiết tác cầu chi niệm viên thị tập vi phổ lục vĩnh
thị tông khiêu thứ hồ tự sự khổng minh nhi thế thứ khả kỷ giả dã.
-
TRẦN QUÝ CÔNG tự VÔ TÂM.
-
TRẦN NHẤT LANG tự PHÚC THIỆN.
-
TRẦN NHỊ LANG tự PHÚC TÍN.
-
TRẦN TAM LANG tự CHÂN KHÔNG.
-
TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
Dĩ
thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán. Vô Ý công thiên vu tư
địa tập biên gia phổ tương Trần tính duệ hiệu
thư vu thế phổ (chi) thượng sử tử tôn
tri thế hệ chi sở tự xuất dã.
ĐỆ NHẤT ĐẠI THẾ HỆ.
Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo Cao Quý Công tự
Vô Ý, chánh ngoạt thập bát nhật kỵ, mộ tại Đồng Trưng nhị độ, thứ Nhị công húy
là ông Bông.
Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu
là Đò Mia. Thỉ thiên vu
tư cải tính Cao Cái tự Công thỉ dã.
Thái tổ tỷ Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, cửu
nguyệt, nhị thập cửu nhật kỵ, mộ tại cựu quán.
Tỷ sanh đắc tam nam, Trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập
tước Bình Luận Công tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, thập
cửu nhật kỵ. Thứ viết
Công Bật, Tam viết Quý Lang tự Hiếu Lương tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, nhị
thập tam kỵ. Tứ nữ Cao Nhất Nương hiệu Từ Thanh tục là bà Độ, thất nguyệt sơ
tam nhật kỵ, Nhị hiệu Từ Tại, cửu nguyệt, thập cửu nhật kỵ, Tam nương hiệu Từ
Minh tục là bà Thọ, bát nguyệt, nhị thập tứ nhật kỵ, Cao Quý Nương Tiên Hoa
Nương tục là bà Triều Hữu, nhị nguyệt, sơ tứ nhật kỵ.
ĐỆ NHỊ ĐẠI
THẾ HỆ
Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật* thụy viết Phúc Hậu, thập
nguyệt sơ tứ nhật kỵ, mộ tại cựu Thượng xứ Nhất độ, thứ Ngũ công. Nãi Vô Ý Công chi
thứ tử dã. Húy Căn, hậu cải Công Bật tập tước Dự Nghĩa công thú tam phòng.
Ư Lê triều Dụ Tông Vĩnh Thịnh cửu niên Quý Tỵ, phỏng
chánh lâm Phật hậu. Chí Vĩnh Thịnh thập tứ niên Mậu Tuất phỏng bổn thôn hậu Phật.
Án ngô tộc tự Vô
Ý công Tướng công vu
tư tân ấp nhất phụ nhất tử. Thử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu. Chí vu công Tam
phòng quảng tự tiệp hữu qua điệt miên sanh chi triệu, hiện thử tắc công thành
khởi chi tổ dã”.
Tư liệu quý đã viết nhiều lần về ngôi vị Sáng nghiệp khai cơ
dòng Cao Trần:
Lời tựa ghi: “Vô Ý công thiên vu tư địa tập biên gia phổ tương Trần tính duệ hiệu thư vu
thế phổ chi thượng sử tử tôn tri thế hệ
chi sở tự xuất dã”.
Thế phổ đời thứ nhất chép: “Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo Cao Quý Công tự
Vô Ý, chánh ngoạt thập bát nhật kỵ, mộ tại Đồng Trưng nhị độ, thứ Nhị công húy
là ông Bông. Nguyên tiền
tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là Đò Mia. Thỉ thiên vu tư cải tính Cao Cái tự
Công thỉ dã”.
Thế phổ đời thứ 2, ghi: “Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật* thụy viết Phúc Hậu, thập
nguyệt sơ tứ nhật kỵ, mộ tại cựu Thượng xứ Nhất độ, thứ Ngũ công. Nãi Vô Ý Công (chi) thứ tử dã. Húy Căn, hậu cải
Công Bật tập tước Dự Nghĩa công thú tam phòng”.
Đã khẳng định ngài Vô Ý công,
cùng con trai thứ là Công Bật dời đến tân ấp Nha Chử, và mộ 2 ông đều tại Nha
Chử. Bà Từ Tín, con trai trưởng và con trai út, mộ đều nằm lại nơi cựu quán. Thế
phổ còn có mấy điểm nhấn, Vô Ý công là con trai thứ (thứ tử dã),
sinh hạ Thứ viết Công Bật, húy Căn, hậu cải Công Bật (tập tước Dự Nghĩa
công), tổ khảo
Giáp phái Cao Trần, sinh hạ dòng Nha Chử. Lại một khẳng định nữa: “Án ngô tộc tự Vô Ý
công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử”.
Vậy, ngôi sáng lập khai cơ dòng Cao Trần là người con trai
thứ, tên tự Vô Ý phối bà Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, sinh hạ 3 nam 4 nữ
tại cựu quán. Trong 3 nam theo thế phổ “Trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận Công tảo một vô
hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, thập cửu nhật kỵ. Thứ viết Công Bật, Tam viết Quý Lang
tự Hiếu Lương tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, nhị thập tam kỵ”.
Nếu đến đây, chỉ còn duy nhất một người con trai là Công Bật, theo lẽ thường
thì chưa phân phái. Nhưng thế phổ đã chép: “Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật* thụy viết Phúc Hậu” tức
phái nhất thuộc tổ Vô Ý công, là sự xác nhận còn có Ất hoặc Bính phái. Hay
chăng, 3 anh em Chân Tính, Công Bật, Hiếu Lương thuộc dòng mẹ đích (Hoàng Thị
Nhất Nương hiệu Từ Tín), còn có con trai dòng mẹ thứ mà thế phổ Nha Chử không ghi chép chăng ? Đây là chỗ cần bàn để xem xét
dòng Nguyễn Trần Nam
Đàn.
Trần Công Ngạn là trưởng tử của ông bà Chân Tịch, đích tôn
của ông bà Thủy tổ Chân Thường. Nên không thể là Vô Ý công thứ tử dã, lại có 2
người con cua ông bà Vô Ý được tập tước công, được hiểu do ông cha là bực công
thần, cũng là yếu tố để nhìn nhận Trần Quý Công tự Vô Tâm chính là Trần Công
Ngạn ở làng Thọ An vị tường. Với những “tự tích” vô giá nơi thế phổ Nha Chử, Thanh Châu, chính sử,
và kể cả Nguyễn Trần, nếu lớp hậu duệ chúng ta không tập trung làm rõ thì ngài
Công Ngạn vẫn tiếp tục bị lịch sử hàm oan ?
(Về Hán tự Vị
tường: khẳng định tổ Công Ngạn có hậu duệ,
nhưng chưa tường ở nơi đâu. Rất có ý nghĩa với việc chắp nối thế phổ, nhưng
trong gia phả Nghệ An không thấy ghi chép. Đề nghị các bác liên hệ với Nghệ An
xin sao chụp lại những trang Hán tự này để làm tư liệu gốc).
2. ĐỐI VỚI THANH CHÂU:
Qua nghiên cứu thế phổ Nha Chử, đã giúp Thanh Châu nhận ra câu đối “Bắc địa tòng vương khai thổ võ – Nam thiên lập ấp chiếm thanh nguyên” hay “Nhơn kỳ viễn tổ tại Đông Kinh, Nghệ An thừa tuyên phủ tòng, Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc”, cũng là đầu mối, dấu vết nơi chính sử làm căn cứ nhìn nhận anh em nơi họ Trần Thái Xá. Song rất tiếc, trước đây về nhận họ tại Thái Xá, các cụ hai nhà đã không chú ý đến nội dung tư liệu này. Mặt khác, lại không có thông tin về tổ Trần Nhất lang tự Phúc Thiện nơi thế phổ Nha Chử. Do đó, đã đến lúc chính chúng ta phải bàn lại những văn bản đã ký trước đây. Riêng với chi họ Cổ Tháp, hậu duệ của tổ Cai phủ Thuật Chức tử đang phấn đấu làm sáng tỏ, và đang được nguồn tư liệu của Phủ biên tạp lục, và địa bạ năm Gia Long xác nhận Nội phủ Thanh Châu, La Tháp châu, Hoa Châu thuộc ra đời dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, hoàn toàn phù hợp với tích “Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc”. Đã giải tỏa được sự phân vân về mốc thời gian đầu thế kỷ XVII (theo văn bản đã ký kết), Thủy tổ Phúc Thiện để lại người vợ và 4 con trai nơi xã Đông Lũy (Nghệ An), một thân vào đất Quảng Nam, sau đó mới gặp bà thứ thất Nguyễn Thị Lan Nhị Nương, sinh hạ dòng Trần Phúc Thiện tại Quảng Nam. Điều bất cập nữa là tại bia ký Công đình La Tháp châu lập năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), hậu duệ đời thứ 7 và 8 của Thủy tổ Phúc Thiện đã có tên trong bia ký này, tức theo anh Trần Phẩm, 8 đời tổ trong khoảng dưới 150 năm.
Qua nghiên cứu thế phổ Nha Chử, đã giúp Thanh Châu nhận ra câu đối “Bắc địa tòng vương khai thổ võ – Nam thiên lập ấp chiếm thanh nguyên” hay “Nhơn kỳ viễn tổ tại Đông Kinh, Nghệ An thừa tuyên phủ tòng, Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc”, cũng là đầu mối, dấu vết nơi chính sử làm căn cứ nhìn nhận anh em nơi họ Trần Thái Xá. Song rất tiếc, trước đây về nhận họ tại Thái Xá, các cụ hai nhà đã không chú ý đến nội dung tư liệu này. Mặt khác, lại không có thông tin về tổ Trần Nhất lang tự Phúc Thiện nơi thế phổ Nha Chử. Do đó, đã đến lúc chính chúng ta phải bàn lại những văn bản đã ký trước đây. Riêng với chi họ Cổ Tháp, hậu duệ của tổ Cai phủ Thuật Chức tử đang phấn đấu làm sáng tỏ, và đang được nguồn tư liệu của Phủ biên tạp lục, và địa bạ năm Gia Long xác nhận Nội phủ Thanh Châu, La Tháp châu, Hoa Châu thuộc ra đời dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, hoàn toàn phù hợp với tích “Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc”. Đã giải tỏa được sự phân vân về mốc thời gian đầu thế kỷ XVII (theo văn bản đã ký kết), Thủy tổ Phúc Thiện để lại người vợ và 4 con trai nơi xã Đông Lũy (Nghệ An), một thân vào đất Quảng Nam, sau đó mới gặp bà thứ thất Nguyễn Thị Lan Nhị Nương, sinh hạ dòng Trần Phúc Thiện tại Quảng Nam. Điều bất cập nữa là tại bia ký Công đình La Tháp châu lập năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), hậu duệ đời thứ 7 và 8 của Thủy tổ Phúc Thiện đã có tên trong bia ký này, tức theo anh Trần Phẩm, 8 đời tổ trong khoảng dưới 150 năm.
Viết nhiều là khó giữ mình, nhưng vì sự nghiệp chính đại,
trong sáng của tổ tiên, nên phải cố gắng. Có gì thiếu sót xin bác trao đổi lại.
Nhân đây xin gửi bác File “Thuộc Hoa Châu ” viết về đất và các dòng tộc tại
Quảng Nam dưới thời chúa Nguyễn, để bác tham khảo nguồn tư liệu nơi Phủ biên
tạp lục, có liên quan đến họ Trần Thanh Châu.
Xin chào bác.
Ngày 7/3/2013.
Phước Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét