QUA KHẢO CỨU CÁC GIA PHẢ CỔ HÁN TỰ.
Thực hiện: TRẦN PHƯỚC BÌNH
1. Gia phả dòng trưởng Trần Chân Tịch:
(Lập năm Lê Thần Tông hiệu Vĩnh Tộ ngũ niên – Tuế thứ Quý Hợi - 1623):
“....Kinh cửu niên gian hữu Pháp Độ công quán Sơn Nam dĩ thiên hoàng chính phái. Chí Lê Thánh Tông hiệu Hồng Đức di cư Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn huyện, hậu thiên di Hoan châu, Thái Xá xã, Phì Cam tự, hậu thiên Hào Cường thôn. Thiện Tính trú Cồn Dù xứ, Phú Hữu thôn, sinh hạ đắc tam nam. Trưởng nam Trần Chân Tịch trú tại làng Dàn, Đông Tháp xã, Thứ nam hiệu Chân Tính trú tại Hoàng Mai xã, Bàng Hòa quán, tái thiên..., Quý nam Trần Chân Thiên trú tại Giai Lạc làng Mõ.......”
經久年間有法度公貫山南以天皇正派至黎聖宗号洪德移居清花省宋山縣,後遷移驩州太舍社肥甘寺後遷豪強村.善性住在處富有村生下得三男.長男陳真籍住在鄉東塔社.次男字真性住黃梅社旁和館,再遷...季子陳真天住在佳樂鄉楳.
2. Gia phả Chi họ Đan Trung, Diễn Thắng, Diễn Châu:
(Không chép thời gian biên lập)
“... Ngã Trần gia tích tự Sơn Nam tỉnh (kim Hải Dương), đãi chí Hồng Đức ngũ niên, ngã Thỉ tổ tự Pháp Độ sơ di Thanh Hóa trú thử lục niên. Tổ tỷ dữ nhị nam lưu cư quý xứ. Tổ khảo dữ Đệ tam nam tự Thiện Tính vãng Nghệ An tỉnh, Yên Thành huyện, Quan Trung tổng, Phì Cam thôn, thủ Liên Hoa tự tuân hành nội đạo hiển trứ danh gia, tầm đắc lưu hoang nhất khu (cổ hiệu Nương Mao) khai cơ kiến ốc phụ tử cư chi...
Quyến hữu lĩnh tử Thiện Tính trưởng thành, phối Lê Thị Ý (Lê Từ Phúc) Hào Cường thôn nhân, phụ tử quyết lập sinh phần vu Tường Lai xứ, địa lý lập tọa Mão hướng Dậu chí kim tổ mộ ngưng lưu thử địa. Lĩnh tử Thiện Tính công vãng cư Phú Hữu thôn sinh hạ tam nam,.......”
我陳家跡自山南省今海陽迨至洪德五年我始祖字法度初移清花住此六年.祖妣與二男留居貴處.祖考與第三男字善性往乂安省安成縣Quan中總,肥甘村守蓮花寺遵行內道顯著名家,尋得留荒一區(古号娘毛)開基建屋父子居之.眷有嶺子善性長成配黎氏意(黎慈福)豪強村人.父子決立生墳于祥來處地理立坐卯向酉至今祖墓凝留此地...
3. Gia phả Chi họ Diệu Ốc, Phúc Thành, Yên Thành:
(Bảo Đại bát niên, Tuế thứ Quý Dậu 1933, Cử nhân Trần Nguyên Tự phụng thảo Thế phổ tiểu dẫn).
“...Ngã tổ Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái (Thời cụ đối bất cảm tường sở xuất). Ư Lê Hồng Đức – Thánh Tông ngũ niên (Giáp Ngọ), dữ đệ nhị nhân Thỉ tự Sơn Nam thiên Thanh Hóa trú lục niên. Lưu Trưởng, thứ nhị tử dữ tổ Bà tại Tống Sơn huyện, nãi huề Đệ tam nam Thiện Tính công vãng cổ Hoan, tầm thiên Thái Xá (vãng thời nhị đệ, nhất cư Đông Tháp xã, nhất cư Hoàng Mai tổng), trú trì vu Phì Cam tự (hiệu Liên Hoa tự) nội đạo trứ danh, bốc thọ tàng tại Hào Cường thôn phúc địa Hậu làng xứ, tọa Mão hướng Dậu kim tồn, trúc thổ trạch tại Phú Hữu, Cồn Dù xứ (cổ hiệu Nương Mao). Nam Thiện Tính công hiệu Chân Thường sinh tam nam...
...Pháp Độ công Phú Hữu chi phụng tự, Khải Định sơ sắc phong Hách trạc Pháp Độ tướng công, tặng Tủng bạt Dực bảo Trung hưng trung đẳng Thần”.
我祖法度公以天皇正派(辰懼对不敢祥所出).於黎洪德聖宗五年(甲午)與第二人始自山南遷清花住六年.留長次二子與祖爸在宋山縣,乃攜第三男善性公往古驩尋遷泰舍(往辰二弟一居東塔社一居黃梅總)住持肥甘寺(号蓮花寺)內道著名,卜壽藏在豪強村福地後鄉處,坐卯向酉今存,築土宅在富有處(古号娘毛).男善性公号真常生三男...
法度公富有支奉祀.啟定初敕封赫濯法度陳相公贈 Tủng拔翊保中興中等神.
4. Gia phả (1) Chi họ Yên Hậu, Diễn Lâm, Diễn Châu:
(Do cụ Trần Thuần Tín biên lập từ năm Đinh Hợi 1647 - Tân Mão 1651)
“... Ngã biệt tổ Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái (Thời cụ họa bất cảm tường sở xuất). Lê Thánh Tông niên gian cáo vãng bản kiến phụ tử trầm nhi tử, đắc tặng Thái úy. Niên gian di cư Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn huyện, tái thiên Thái Xá xã, trú trì Phì Cam tự tức Liên Hoa tự, đắc phúc địa tài Hào Cường thôn. Thiện Tính công tục hiệu ông Chân Thường, bà Chân Thường sịnh hạ tam nam...”
我別祖法度公以天皇正派(辰懼禍不敢祥所出).黎聖宗年間告往本見父自沉而死,得贈太尉.年間移居清花省,宋山縣,再遷泰舍社,住持肥甘寺即蓮花寺,得福地財豪強村.善性公俗号翁真常,爸真常生三男...
5. Gia phả (2) Chi họ Yên Hậu, xã Diễn Lâm, Diễn Châu:
(Cũng do cụ Trần Thuần Tín biên lập từ năm Đinh Hợi 1647 – Tân Mão 1651)
“... Ngã biệt tổ lưu cư các xứ, thời hựu Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái. Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (-----ghi nhầm năm 1427----) di cư Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn huyện (kim tức Nga Sơn huyện), tái thiên Hoan Diễn, Thái Xá xã, trú trì Phì Cam tự đắc phúc địa tài Hào Cường thôn. Chí Thiện Tính công tục hiệu ông bà Chân Thường sịnh hạ tam nam...”
我別祖溜居各處,辰有法度公以天黃正派.黎聖宗年号洪德(ghi nhầm)移居清花省宋山縣(今即莪山縣),再遷驩演泰舍社住持肥甘寺得福地財豪強村.至善性公俗号翁爸真常生下三男...
6. Gia phả Chi họ Quỳnh Tụ, Quỳnh Lưu:
(Thiếu phó Liêm quận công di khảo, biên lập từ triều Lê Thuần Tông năm thứ 2 (1733), bổ sung năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) )
“....Lê sơ bình ngô đại cáo, ngã biệt tổ lưu cư các xứ. Thời hữu Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái. Thánh Tông (Hồng Đức) niên gian di cư Thanh Hóa tỉnh, Biển Sơn huyện. Tái thiên Hoan Diễn, Hàm Trú xã, tái thiên Phì Cam tự, đắc phúc địa tài Hào Cường thôn. Chí Thiện Tính công tục hiệu ông Chân Thường, bà Chân Thường sịnh hạ tam nam....”
黎初平吳我別祖流居各處.辰有法度公以天皇正派.聖宗(洪德)年間移居清花省扁山縣.再遷驩演函住社,再天肥甘寺得福地財豪強村.至善性公俗号翁真常,爸真常生下三男...
7. Dòng Huyền Linh tại Phúc Thành, Yên Thành.
(Tồn đa các các nhưng nguyên tác bị hủ bất tường, tái sao)
“.... Ngã biệt tổ Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái (Bất cụ đối bất cảm tường sở xuất). Ư Lê Thánh Tông – Hồng Đức cáo vọng ban kiến bổ tự trầm tử, tặng Thái úy. Niên gian di cư Thanh Hóa (bất tường huyện ấp), tái thiên Hoan Diễn, Thái Xá xã trú trì vu Phì Cam tự, bốc thọ tàng tại Hào Cường thôn phúc địa, sinh Thiện Tính công (biệt hiệu Chân Thường) lập ốc Phú Hữu, Cồn Dù xứ sinh tam nam. Ngã chi Tiên tổ Huyền Linh công thiện phong thủy trạch cát địa tại Cồn Chu...
Pháp Độ công Phú Hữu chi phụng tự. Ư Khải Định niên gian sắc phong Hách trạc Pháp Độ Trần Tướng Công gia tặng tủng bạt Dực bảo Trung hưng trung đẳng Thần.”
我別祖法度公以天皇正派(辰懼对不敢祥所出).於黎聖宗洪德告望扳建bổ自沈而死贈太尉.
年間移居清花(不祥縣邑)再遷驩演泰舍社住持于肥甘寺,卜壽藏在豪強村福地生善性公別号真常立屋富有處生三男...
我支先祖玄令公善風水擇吉地在Cồn 珠...
法度公富有支奉祀.於啟定年間敕封赫濯法度陳相公加贈Tủng拔翊保中興中等神
8. Tập hành trạng của Hòa thượng Diệu Nghiêm (1738 – 1810),
Chi họ Trần Cổ Tháp (Quảng Nam ) ghi:
“...Nhơn kỳ viễn tổ tại Đông Kinh, Nghệ An thừa tuyên Phủ tòng, Tiên Nguyễn chúa nhi lai Việt Nam quốc”.
...人其遠祖在東京,乂安承宣,先阮主應義而來越南國.
9. Gia phả Tống Sơn ghi:
Pháp Độ được vời ra làm quan Thiết chế Lễ Tướng công - 設制禮將公.
TỔNG HỢP:
Những gia phả trên xác định Pháp Độ công thuộc dòng dõi dĩ thiên hoàng chính phái, tức dòng Thái Tông vua đầu triều nhà Trần, quán tự Sơn Nam . Thế phổ dẫn nguồn gốc từ Thứ sử Trần Bá Tiên ở thế kỷ 6, đến Trần Kinh, đến xuyên suốt các đời vua Trần và hậu Trần, đến Trần Nguyên Thiên (Hãn). Nhưng Pháp Độ công, gia phả không chép là con của Trần Nguyên Hãn, không tên húy, thân thế sự nghiệp của Người và xuất phát từ đâu di cư đến Thanh Hóa vào năm Hồng Đức Ngũ niên (1474), trú 6 năm. Sau dời đến Hoan Diễn, Thái Xá xã, trú trì chùa Phì Cam. Và chỉ có gia phả (2) và (3) xác nhận di cư Thanh Hóa gồm Ông bà vả 3 con trai, nhưng không chép danh tánh tổ Mẫu và hai con trai lớn ở lại Tống Sơn, Thanh Hóa. Riêng với Thiện Tính công được ghi chép rõ ràng, kể cả vị thứ Đệ tam nam. Các gia phả còn lại chỉ biết Pháp Độ công và một Thiện Tính công di cư đến Hoan Châu, xã Thái Xá, trú trì chùa Phì Cam, lập cư ốc thôn Phú Hữu, Cồn Dù xứ. Gia phả (4) và (7) viết “Ngã biệt tổ Pháp Độ công”. (Chữ biệt 別 : chia lìa, xa cách/phân biệt mỗi thứ/ khác lạ).
Tất cả những điều này được các Hán tự liền sau đó giải thích:
辰懼对不敢祥所出 (3): Thời cụ đối bất cảm tường sở xuất.
(Thời sợ hãi, thưa chẳng dám tường về thân thế, gia cảnh của Người)
辰懼禍不敢祥所出 (4): Thời cụ họa, bất cảm tường sở xuất.
(Thời sợ hãi tai vạ, chẳng dám tường về thân thế, gia cảnh của Người)
辰懼对不敢祥所出 (7): Thời cụ đối bất cảm tường sở xuất.
(Thời sợ hãi, thưa chẳng dám tường về thân thế, gia cảnh của Người)
Liên hệ với lịch sử Thiên hoàng chính phái chép ở phần đầu của tiểu dẫn và chính sử, chúng ta đều biết nhà Trần bị Lê Quý Ly soán vị, sau đó đến nhà Minh (nước Trung Quốc) đô hộ, đã xuất hiện hai đời vua hậu Trần (Giản Định, Trùng Quang), đến Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn một danh tướng đứng thứ 2 sau Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Sự biệt tổ xuất hiện từ đây, Thái úy Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn lại bị chính Lê Lợi mưu sát sau ngày toàn thắng. Đến thời Pháp Độ công, triều Lê Nhân Tông nhận biết nhiều quan lại bị hàm oan, đã ra lệnh ân xá, gắn liền với chính sách chiêu hiền đãi sĩ.
Pháp Độ công tên tự, tức người chế ra luật lệ/ phép nước. Gia phả Tống Sơn chép: Pháp Độ công được vời ra làm quan Thiết chế Lễ Tướng công thời Lê Nhân Tông. Lại được mộ chí của Ngài chép: “Trần Tiên Công Pháp Độ ẩn mộ. Kỷ Mão niên”, và Thế phổ Cổ Tháp ghi: Nhơn kỳ viễn tổ tại Đông Kinh (Lê Thái Tổ cải đổi kinh đô Thăng Long thành Đông Kinh). Điều này khẳng định Ngài làm quan ở bộ Lễ. Do Ngài có công đầu (Tiên công) đã chế ra phép nước, và sau 4 năm cuộc chinh phạt Chiêm Thành đại thắng, tức Hồng Đức ngũ niên (1474), Ngài buộc phải hưu quan và có thể chỉ được phép cư trú ở đất Thanh Hóa và Nghệ An theo quy định của đương triều.
Pháp Độ công một hiền tài, buổi đầu được trọng dụng, về sau bị triều đình nghi ngờ kìm hãm dẫn đến phải hưu quan sớm, bởi Người là con của Trần Nguyên Hãn.
Năm Hồng Đức thứ 5 (1474) gia đình Pháp Độ công di cư vào Thanh Hóa, cũng là năm Ngài hưu quan ở độ tuổi vừa tròn 50, thời kỳ sung mãn nhất của một đời người, và trong số những người được ân xá, minh oan dưới triều Nhân Tông, được chính sử ghi chép không thấy có danh tính cha con Pháp Độ công, đã nói lên điều ấy.
Đây là bài học thứ 2, sau cái chết oan của cha mình cùng dưới triều Lê, chỉ vì dòng dõi nhà Trần. Do đó, việc che dấu tông tích dòng dõi “Thời cụ họa, bất cảm tường sở xuất” được đặt ra trong gia phả thuộc dòng Pháp Độ công từ đây. Nói cách khác, thế phổ đời trên của các vị Ngã tổ phải ẩn dấu trong các Hán tự nơi câu đối, hoặc trong lời tựa của gia phả. Điều này được minh chứng cụ thể như sau:
Với câu đối nơi đền thờ Pháp Độ công tại Đan Trung (xã Diễn Thắng):
山清壹脈原流远/ Sơn Thanh nhất mạch nguyên lưu viễn.
關泰千秋世緒長/ Quan Thái thiên thu thế tự trường.
Sơn Thanh: Vị Thượng quan người Sơn Đông, hàm ý Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn.
Quan Thái: Cửa Thái Xá, hàm chỉ Pháp Độ công một nhánh của Sơn Thanh.
Gia phả Thanh Châu - Cổ Tháp tại Quảng Nam chép dòng dõi xã Thái Xá, nay được các gia phả Thái Xá xác nhận chỉ có một họ Trần của Ngã tổ Pháp Độ công. Đồng thời với xứ đất Đồng Sưu thuộc địa bộ làng Cổ Tháp, nơi an nghĩ của ông bà Ngã Thủy tổ Trần Phúc Thiện, và câu đối:
Cổ Tháp thiên niên chung phúc địa.
Thanh Châu vạn đại tráng Trần gia.
Đã giúp hậu thế hôm nay nhận ra Ngã tổ Phúc Thiện thuộc dòng trưởng Trần Chân Tịch mộ táng tại xứ Bảo Tháp, xã Đông Tháp, và Hán tự Đồng Sưu, tức cùng nhau sưu tìm trong sách sử đến khô cả ruột già thì mới nhận ra thế phổ vị Thân sinh của ngài Phúc Thiện. Kết quả đã tìm thấy ông bà Thân sinh là một Văn thần Đình Ngạn bên cạnh vua Lê Anh Tông, Ngài bị Tiết chế Trịnh Tùng giết hại trong cuộc chính biến 1573, sau khi giết vua Anh Tông, được ghi chép trong chính sử.
Pháp Độ công sinh năm Giáp Thìn 1424, tịch năm lập mộ chí Kỷ Mão -1519, tại thế 96 năm. Bởi nếu mộ chí lập vào năm Kỷ Mão 1939, tức sau năm Khải Định nhị niên Sắc phong Ngài làm Trung đẳng thần, thì mộ chí sẽ ghi chép nội dung phần chính của Sắc phong, và không còn là ẩn mộ.
Mộ chí xác định ẩn mộ, điều này được chép trong các gia phả (3) và (7):
-Bốc thọ tàng tại Hào Cường thôn phúc địa Hậu làng xứ, tọa Mão hướng Dậu kim tồn.
-Bốc thọ tàng tại Hào Cường thôn phúc địa.
Theo niên đại biên lập gia phả cổ Hán tự còn lưu lại đến nay, thì tập có niên đại sớm nhất vào năm Vĩnh Tộ thứ 5 (1623), và cuối cùng vào năm Bảo Đại thứ 8 (1933).
Năm Vĩnh Tộ thứ 5 – 1623, biên lập thế phổ, cách năm Kỷ Mão – 1519, Pháp Độ công tịch là 105 năm. Với khoảng thời gian đó việc thu thập tư liệu và biên tập gia phả là không khó khăn mấy, nhưng không thể thay đổi lời căn dặn của tiền nhân, bởi cuộc chính biến tại thành Tây Đô diễn ra trước đó 50 năm (vào năm 1573), và đất nước đang hồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, phân chia cả nước thành hai xứ Đàng ngoài và Đàng trong. Do đó, dòng Trưởng tử của tổ Trần Chân Tịch gia phả chỉ chép Trần Công Ngạn làng Thọ An, mà không kèm theo một lời phụ chú nào là vậy.
Nay với tư liệu của Cổ Tháp (Quảng Nam) và Nha Chử (Nam Định) đã hội đủ điều kiện lịch sử khách quan, cả về không gian, thời gian, thế thứ... xác nhận Ngã Thủy tổ Phúc Thiện mộ chí ghi “Nguyên Trưởng Phủ Quân” và Phúc Tín Tướng công là con trưởng và thứ của Trần Công Ngạn trưởng tử, cháu nội của ông bà Chân Tịch mộ táng tại xứ Bảo Tháp, xã Đông Tháp, nay thuộc xã Diễn Tháp trong gia phả Thái Xá. Trần Công Ngạn chính là Đình Ngạn – Văn thần bên cạnh vua Lê Anh Tông trong sự kiện 1573.
Kết quả nghiên cứu nhìn nhận trên còn được Cảo huyệt ông bà Chân Tịch tại xứ Bảo Tháp xác nhận:
“Bình dương hình cảo, song táng xứ Bảo Tháp (xã Diễn Tháp), tọa Tốn hướng Càn, Thiên sơn kỳ chiếu, Long hồi thủy tụ, Thủy hổ đáo đường, Thiên phú trường phát, phát văn, phát đinh, phát phú, trưởng thứ đồng phát”
(Cảo huyệt này được lưu giữ nơi gia phả họ Trần Đông Lũy, xã Diễn Phong).
Các gia phả cổ Hán tự thuộc Thái Xá tại Nghệ An chép Đệ tam nam Thiện Tính công hiệu Chân Thường, tức Thiện Tính công chưa phải con trai út (Quý tử/ Quý Nam), mà là con trai thứ 3 của Pháp Độ công. Mặt khác, do hoàn cảnh lịch sử khách quan được giải thích trong các Hán tự “Thời cụ đối bất cảm tường sở xuất”, nên không thể nhận biết tên húy và gia cảnh của Ngài gồm bao nhiêu con trai, con gái và thứ thất. Nhưng theo bài thơ Thất ngôn bát cú của Tổ Chân Thường còn lưu lại đến nay, thì số con trai của Ngài phải nhiều hơn 3 người, và được Ngài phân cư tại 3 nơi dọc theo trục Nam Bắc. Nhưng theo gia phả Nghệ An chỉ thấy thể hiện 2 nơi: Tống Sơn (Thanh Hóa) và Thái Xá (Nghệ An). Vậy, phải còn một đầu mối hậu duệ thứ 3 của Pháp Độ công ẩn khuất đâu đó ?
(Xem tiếp bài viết: HỌ TRẦN QUẢNG NGÃI VÀ THƯỢNG THƯ TRẦN BẢO TÍN)
Kết quả nghiên cứu trên đây đang hồi sơ khảo, rất mong quý vị thuộc dòng họ có liên quan tham khảo, bổ sung và góp ý. Ngã biệt tổ Pháp Độ công là điểm bước ngoặt, là chỗ khó nhất trong quá trình khảo cứu, liền nối các đầu mối hậu duệ của Người còn ẩn khuất.
** Phần Tân gia phả Việt ngữ Nghệ An, còn có tư liệu:
Theo gia phả viết vào cuối thế kỷ 17 của ông Trần Văn Lập, dòng Trần Phổ Quang con trai thứ 3 của ông Huyền Thông:
- Đoạn nói về Phúc Điền tộc ghi: Pháp Độ sinh năm Giáp Thìn - 1424.
Bà Lê Thị Từ Quang. Ông bà sinh được 3 con trai (gái không rõ).
+ Con trai trưởng Trần Công Sủng.......
+ Con trai thứ 2: Trần Đạo Tín.............
+ Con trai thứ 3: Trần Thiện Tín tục hiệu Chân Thường........
- Nhà thờ Pháp Độ công nguyên tại Phúc Điền, Nhân Thành, chuyển về Đan Trung, Diễn Thắng đã 300 năm.
- Mộ ông táng ở xứ Tường Lai, Hào Kiệt nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Mộ bà Từ Quang hiện ở Tống Sơn, Thanh Hóa.
*** Gia phả (2) Hán tự: Quyến hữu Lĩnh tử Trần Thiện Tính. Tân gia phả: Hào hợp Lĩnh bá Trần Thiện Tính ?
Thanh Châu, ngày 03/06/2012.
http://dongtoctranle.com/. Tôi là dòng dõi con cháu họ Trần Lê Đại Tôn ( Trần Đăng Như - Cụ Như là hậu duệ của cụ Trần Pháp Độ
Trả lờiXóa