Tiến sĩ: NGUYỄN VĂN HOA
Bài viết có liên quan: BÀN VỀ VIỆC HỌ (Phần 1 và 2.1)
2.2 Vị trí nhà thờ Họ trong văn hoá làng xã Việt nam (Hà Nội nói riêng):
Duy trì và phát triển nhà thờ họ là nét đẹp văn hoá Việt nam. Nó là thể hiện đạo đức: “Uống nước nhớ nguồn “. Đó là đạo Hiếu, đạo thờ tổ tiên đã có từ lâu đời của Việt nam.
2.2 Vị trí nhà thờ Họ trong văn hoá làng xã Việt nam (Hà Nội nói riêng):
Duy trì và phát triển nhà thờ họ là nét đẹp văn hoá Việt nam. Nó là thể hiện đạo đức: “Uống nước nhớ nguồn “. Đó là đạo Hiếu, đạo thờ tổ tiên đã có từ lâu đời của Việt nam.
Theo cuốn Hiếu kinh do Đoàn Trung Côn và Huyền Mặc Đạo Nhơn đồng dịch, Nhà xuất bản Đồng Nai 1996 thì đời Hán đã liệt nó vào quyển kinh thứ bảy sau Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu. Khổng Tử cho rằng: “Lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, hiếu chi chung giã. Phù, hiếu thuỷ sự thân, trung sự quân,chung lập thân: lập mình làm đạo, nổi tiếng ở sau đời, nết hiếu của sự chót đó. Này, nết hiếu trước ở thờ đáng thân, giữa ở thờ vua, sau ở lập mình...
Sách Hiếu kinh cho rằng Hiếu vô chung thuỷ: từ vua đến thường dân ai cũng phaỉ noi theo. Sách này có câu Tận tâm kính dưỡng phụ mẫu: Hết lòng yêu kính và nuôi dưỡng cha mẹ. Phần Tang thân thấy có ghi tang bất quá tam niên, vi chi tông miếu dĩ quỷ hởng chi,.Xuân thu tế tự dĩ thì tự chi;.(cất miếu đường kính lễ linh hồn / Xuân thu cúng vái thường tôn ngụ lòng thờ mất như còn thường khi.Như vậy ngời Tàu có tục lập Tông miếu để thờ người thân. Khổng Tử chết năm 479 trước Tây lịch, các đệ tử để tang trong lòng, ba năm mới đi, còn Tử Cống làm nhà ở trên (hay bên?), cả thảy sáu năm? Nhự vậy nêu gương trò với Thầy. Nhưng trong cuốn Hiếu kinh này không nói đến thờ Thuỷ tổ của Họ đó.
Theo An Nam chí lược của Lê Tắc (viết năm 1333) in lần đầu tại Việt nam do Nhà xuất bản Thuận Hoá - Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ đông Tây 2002 thì: Nước An Nam xưa là đất Giao Chỉ.Người già đến năm mươi tuổi thì khỏi đi sưu dịch. Ngày 30 Tết “Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn, trà rượu cúng tổ. “Cách để tang, nhà cửa, đồ dùng, hơi giống như Trung Quốc.(trang 70-71-72).
Theo Phan Kế Bính trong cuốn Phong tục Việt nam in đầu thế kỷ 20: thì Nhà thờ cần ghi rõ: Mỗ tộc. Một nhà thờ Thuỷ tổ ở gian giữa, ngoài ra còn thờ Thổ công, Táo quân, nghệ sĩ, Bà cô, ông mãnh.
Theo Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin 2002 có bàn đến Bàn thờ họ: Tất cả con cháu cùng một dòng họ lập chung bàn thờ vị Thuỷ tổ, gọi là từ đường của dòng họ.
Bàn thờ này có bài vị Thuỷ tổ dòng họ.Ngày xưa bài vị được ghi bằng chữ Hán.
2.4 Nhà thờ họ thờ Ai?:
Nhà thờ phải có “Một thần chủ “không bao giờ thay đổi. Nhà phú quý thờ Cao, tằng, tổ, khảo.Thần chủ bằng gỗ táo tượng trưng nghìn năm. Dài độ 1 thước ở giữa ghi tên họ, chức tước và hai bên ghi ngày tháng năm sinh tử. Có hộp vuông che kín và để trong long khám, khi nào cũng tế mới mở ra. Thờ cho gọn: Một bộ ỷ để thờ
2.5 Đồ thờ nhà thờ họ:
Nhà thờ họ thông thường cần có 1 bộ đèn nến, l hương, bình hoa, mâm quỳ, mâm bồng, có đài rượu, hộp trầu, đài nước.
Hoành biển khắc 3 bốn chữ đại tự, đôi liễn bên bàn thờ hoặc khảm trai hoặc sơn thiếp.
Nhà thờ Họ là nơi Ghi tụng công đức tổ tông.
Như một lời nguyền, người Việt nam dù nghèo khổ đến chết đói cũng không bao giờ bán đồ thờ.
Gia phả của Họ: Ghi họ tên chức tước, ngày sinh tử mai táng ở đâu? và người trong nhà. Gia phả để ở nhà thờ và các chi giữ bản sao.
Theo Đặng Chí Huyền: “Cơ sở ngữ văn Hán Nôm (tập IV) Nhà xuất bản giáo dục 1987, tác giả trình bày chương XII Gia phả. Tại trang 148-159 đã trình bày lý luận chung về gia phả và tác giả đưa ra vài ví dụ về gia phả (Họ Ngô xã Côi Trì (Yên Mô) và Họ Hoàng ở Hoành Nha (Giao Thuỷ). Gia phả (Phổ) hoặc tộc phả tông phả là lịch sử của một họ theo thứ tự từng đời (phả: ghi chép). Vì thế trong tiếng Hán, người ta còn gọi là Phả đệ(đệ là thứ lớp), hoặc Phả điệp (điệp cũng có nghĩa gần như Phả: ghi chép). Phả hệ (Hệ: Hệ thống đầu đuôi, thứ tự) Phả lục (Lục biên chép, sao lại) hoặc Phả lục (lục:biên chép, sao lại), hoặc Phả chí (chí: ghi chép).
Theo Tác giả Đặng Chí Huyền thì Phần cuối của một cuốn gia phả. ghi tóm tắt sơ lợc về từng người (nhất là ngày giỗ). Nội dung Gia phả gầm các phần sau đây: Nội dung, ý nghĩa của gia phả: thường được ghi trong bài tự (tựa), do một người trong họ hoặc một người ngoài họ có tên tuổi viết.Mục đích ý nghĩa chủ yếu của gia phả là giáo dục cho con cháu hiểu rõ nguồn gốc của dòng họ mình, công lao của các đời trước để tu dưỡng, tiến bộ về mọi mặt, ngõ hầu làm rạng rỡ cho dòng họ mình. Một một đích khác thiết thực hơn, nhưng có khi không nói đến trong lời tựa là gia phả cho con cháu biết ngày mất của ông bà để nhớ cũng giỗ và vị trí của phần mộ ông bà để chăm sóc. Cũng theo tác giả này thì Họ Đặng ở Chương Mỹ (Hà Đông) cho biết họ đặng vốn là Họ Trần, con cháu Trần Quốc Tuấn.
Theo Tác giả Đặng Chí Huyền thì Phần cuối của một cuốn gia phả. ghi tóm tắt sơ lợc về từng người (nhất là ngày giỗ). Nội dung Gia phả gầm các phần sau đây: Nội dung, ý nghĩa của gia phả: thường được ghi trong bài tự (tựa), do một người trong họ hoặc một người ngoài họ có tên tuổi viết.Mục đích ý nghĩa chủ yếu của gia phả là giáo dục cho con cháu hiểu rõ nguồn gốc của dòng họ mình, công lao của các đời trước để tu dưỡng, tiến bộ về mọi mặt, ngõ hầu làm rạng rỡ cho dòng họ mình. Một một đích khác thiết thực hơn, nhưng có khi không nói đến trong lời tựa là gia phả cho con cháu biết ngày mất của ông bà để nhớ cũng giỗ và vị trí của phần mộ ông bà để chăm sóc. Cũng theo tác giả này thì Họ Đặng ở Chương Mỹ (Hà Đông) cho biết họ đặng vốn là Họ Trần, con cháu Trần Quốc Tuấn.
2.6 Chức năng nhà thờ họ trong tiến trình hội nhập của Việt nam:
Phần chức năng nhà thờ họ:
Theo cá nhân tôi trong thời đaị hiện nay khi kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ nên Nhà thờ Họ, việc họ, giỗ họ, góp họ, công đức họ, khuyến học của Họ cũng đã khác ngày xưa rất nhiều. Qua nghiên cứu một số nhà thờ Họ như nhà Họ Nguyễn Sĩ (Thanh Trì), Nguyễn Văn (Bắc Ninh), Nhà thờ Vũ Trí (Chí Linh Hải Dương), Nhà thờ Họ Đỗ Văn (Thạch Sơn Phú Thọ) thì tôi nhận thấy Nhà thờ Họ Chức năng chính có thể như sau:
- Gốc nhà thờ họ là để thờ thuỷ tổ họ mình hoặc thờ vọng về thuỷ tổ họ mình.nhưng nó có thể còn có các chức năng sau đây: Đây là chức năng gốc, bất di bất dịch không khác gì ngày xưa.
- Bảo tàng dòng họ: Tôi thấy có ghi Danh các Liệt sĩ chống Pháp, Chống Mỹ, Chống Polpot và chống Tàu.Hoặc lưu giữ Chứng chỉ của Đảng và Nhà nước những người làm to hoặc thành Danh của dòng họ mình.
- Nhà văn hoá: Nơi tổ chức nói truyện về truyền thống dòng Họ mình, những gương sáng, những nết tốt cần nêu gương cho toàn họ học tập, Nơi nêu gương học tập tốt và thành tích xuất sắc cần khuyến học.
- Hội trưòng: Nơi gặp gỡ để bàn việc Họ. Nếu tụ tập ở một nhà nào cũng rất chật chội. Có việc gì cần bàn kéo ra nhà thờ họ bàn việc riêng của họ là hợp lý. Có thể chi họp trưởng chi, hoặc chỉ họp hội đồng gia tộc hoặc họp toàn Họ này.
2.7 Để hiểu sâu hơn nữa mọi người có thể tham khảo Tìm hiểu một số nhà thờ Họ ở Hà Nội và chung quanh Hà Nội mà tôi đã sưu tầm đựoc địa chỉ như sau:
Tôi xin ghi Địa chỉ một số nhà thờ Họ:
1-Tổ nghề dệt thôn Xã Ỷ La, Từ Liêm Hà Nội 1776
2- Họ Nghiêm Cổ Dương, Đông Anh Hà Nội 1736
3- Nguyễn Quý Đức Đại Mỗ,Từ Liêm Hà Nội 1721
4-Nguyễn, Đại mỗ, Từ Liêm, Hà Nội 1775
5- Nguyễn, thôn Xã Long, Đặng Xá Gia Lâm Hà Nội 1766
6- Đinh Xã Gia Cốc, Gia Lâm, Hà Nội 1664
7- Nguyễn Vĩ, Xã Gia Thuỵ Gia Lâm 1727
8- Trần Hạ Tốn Gia Lâm
9- Nguyễn Trọng Hợp Kim Lũ, Phọng Đình, Thanh Trì 1865
10- Nguyễn Huy Túc Kim Lũ, Thanh Trì Hà Nội 1789
11- Dương Quang Phố Sinh Từ 1888
12- Nguyễn Hữu Độ Nguyễn Khuyến 1918
13- Ngô Thì Nhậm Tả Thanh Oai Thanh Trì 1743
14- Ngô Phụng Tiên Tả Thanh Oai 1795
15 Nguyễn Phố Thịnh Yên Hai Bà Trưng 1934
16- Đào Trung , Từ Liêm 1761
17- Hồ sĩ Dương Trung Mầu, Tiên Du Bắc Ninh
18 Nguyễn Thôn Yên Thị, Yên Thường, Từ Sơn Bắc Ninh 1766
2.8 Bước đầu tôi sưu tầm được một số câu đối ở Nhà thờ Họ:
Dưới đây xin ví dụ một số câu đối ở nhà thờ họ:
1- Có tổ có tông, tông tôt tôt tông, tông tổ cuc
Còn, non, còn nước, nước non non nước, nước non nhà
2- Tổ công tích đức tử tôn vinh
Thụ thảo phùng xuân chi diệp mậu
3- Tổ khảo tinh thần tại tử tôn. Bản căn sắc thái hoa diệp
4- Thường thịnh thường yên, sự nghiệp chiếu thuỳ bỉnh bỉnh
Tý xương tý xí, tử tôn vĩnh bảo tứ miên miên
5- Hữu khai tất tiên, minh đức giả viên hỹ
Khắc xương quyết hậu, kế tự kỳ hoàng chi
6- Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên. Mộc xuất thiên chi do hữu bản
7- Khói hương muôn thủơ làng nước ghi công
Hiếu nghĩa nhiều đời cháu con hưởng phúc
8- Tử lý phấn hương y cựu nhi giang sơn tăng mỵ
8- Tử lý phấn hương y cựu nhi giang sơn tăng mỵ
Tòng sơn cúc kính quy lai chi cảnh sức thiêm xuân
9- Nhớ trước tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
9- Nhớ trước tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu đồi dào hưởng miếng trân cam còn đó mãi
10- Tổ tiên muôn thuở hiển linh, đời càng vững cây bên gôc
10- Tổ tiên muôn thuở hiển linh, đời càng vững cây bên gôc
Con cháu nhiều bề tiến bộ, ngày thẻm thắm lá tươi xanh
11- Tu bằng cảm cách tiền linh. Dục cầu bảo an vu hậu duệ
12- Nhật nguyệt quang chiếu thập phương Tổ tông lưu thuỳ vạn tuế
13- Ái quốc mạc vong tổ Nhân dân tiên mục thân
14-Bách thế bản chi thừa cựu ấm Thiên thu hương hoả tráng tân cơ
15- Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
16- Tộc tính quý tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh
Tổ đường linh bái, thiên niên hanừg tại đức lu quang
17- Lòng thành con cháu, năm năm nhớ ngày chiêm lễ
Đức sáng tổ tông đời đời còn dấu anh linh
18- Đức tổ dài lâu muôn thuở thịnh. Nếp nhà đầm ấm bốn mùa xuân
19- Muôn thuở nhớ: Nước nguồn cây cội. Trăm năm lo: Đất nghĩa, trời kinh.
20- Nghĩa nhân tích tụ thiên niên thịnh. Phúc đức tàI bồi vạn đại hanh
21- Gia phong hàm lạc tứ thời xuân. Tổ đức vĩnh thuỳ thiên tải thịnh
Trung hiếu trì gia viễn. Đức nhân xử thế trường
22- Cúc dục ân thâm đông hải đại. Sinh thành nghĩa trọng thái sơn cao
23- Tài nhân khả tác quốc gia sự. Hiếu tử năng an phụ mẫu tâm
24- Chín chữ cù lao đền nghĩa trước. Nghìn thu hương hoả rạng nền cao
25- Bốn phương hồ thỉ nam nhi trái Vạn lý thần hôn hiếu tử thân
26- Bách kế bất như nhân đức thiện Thiên kim mạc nhược tử tôn hiền
27- Hữu tác tiền tu kiêm xỷ đức Bất vong hậu thế cộng tôn thân
28- Bút thụ hữu hoa huynh đệ lạc Thư điền vô thuế tử tôn canh
29- Nền nhân nghĩa, phải vun trồng hậu ấm Nhà tư cơ nên gìn giữ thường kinh
30- Biển rộng trời cao công ơn khôn kể xiết
Cha sinh mẹ dỡng tình nghĩa biết là bao
31- Chồi lan quế toả hương nông trước cửa.
Gốc tử phần in sắc thắm trong phòng
Vấn đề câu đối hoành phi cho một nhà thờ Họ theo tôi là rất hệ trọng. Tâm lý của người bỏ tiền xây nhà thờ họ cứ muốn tất cả chữ trong nhà thờ phải là chữ Tàu. Có lẽ như vậy thì mới chứng tỏ Họ mình có từ lâu đời, nhà thờ họ của mình có từ lâu đời. Theo bà Phó giáo sư Tiến sỹ Đỗ Thị Hảo (Viện Hán Nôm) thì vừa qua bà cũng đã cho chữ Tàu (Hoành phi, Câu đối - năm câu) cho nhà thờ Họ ở Kim Thành Hải Dương của Nghệ sỹ Nhân dân Trọng Khôi (anh vợ Nhà thơ Phạm Tiến Duật - Tổng biên Tập Tạp chí Diễn Dàn Văn Nghệ Việt Nam 51 Trần Hưng Đạo).
Nhưng cũng từ những câu đối này có khi có những sai sót đáng tiếc, dưới đây tôi xin ví dụ một tôi câu đối mà tôi đã sưu tầm được ở Hà nội và nhiều tỉnh tôi đã sưu tầm Tôi có mua cuốn sách Phong tục cổ truyền (Việt Nam) Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà nội, Quý IV năm 2002, in 1000 cuốn khổ 13x19 cm. In Trường Trung học kỹ thuật in Giấy phép xuất bản số 553/XB-QLXB/10-VHTT, do Quỳnh Trang tuyển chọn. Sách này có 176 trang giá 29.000 đồng., chịu trách nhiệm xuất bản Vũ An Chương, chịu trách nhiệm bản thảo Phạm Ngọc Luật, biên tập Nguyễn Bích Hằng, sửa bản in Ngọc Lan, Bìa Trung Dũng. Cuốn sách này là tuyển chọn, nhưng cuối sách không có Mục lục những sách gì để tuyển soạn cuốn sách này. Do vậy những phân vân của độc giả không được giải quyết. Trong thư ngỏ này tôi chỉ nêu một ví dụ khi viết về Câu đối cho Bàn thờ gia tiên tác giả Quỳnh Trang tại trang 22 của cuốn sách này có có viết, ví như:
Nhưng cũng từ những câu đối này có khi có những sai sót đáng tiếc, dưới đây tôi xin ví dụ một tôi câu đối mà tôi đã sưu tầm được ở Hà nội và nhiều tỉnh tôi đã sưu tầm Tôi có mua cuốn sách Phong tục cổ truyền (Việt Nam) Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà nội, Quý IV năm 2002, in 1000 cuốn khổ 13x19 cm. In Trường Trung học kỹ thuật in Giấy phép xuất bản số 553/XB-QLXB/10-VHTT, do Quỳnh Trang tuyển chọn. Sách này có 176 trang giá 29.000 đồng., chịu trách nhiệm xuất bản Vũ An Chương, chịu trách nhiệm bản thảo Phạm Ngọc Luật, biên tập Nguyễn Bích Hằng, sửa bản in Ngọc Lan, Bìa Trung Dũng. Cuốn sách này là tuyển chọn, nhưng cuối sách không có Mục lục những sách gì để tuyển soạn cuốn sách này. Do vậy những phân vân của độc giả không được giải quyết. Trong thư ngỏ này tôi chỉ nêu một ví dụ khi viết về Câu đối cho Bàn thờ gia tiên tác giả Quỳnh Trang tại trang 22 của cuốn sách này có có viết, ví như:
Tổ Tông công đức thiên nhiên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xưng (không phải Xương - TS Nguyễn Văn Hoa)
có nghĩa là:
Công đức tổ tông nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay.
Đọc đôi câu đối này, tôi hơi ngờ ngợ. Tôi đến ngay Phố Hàng Quạt nơi bán nhiều câu đối loại này. Tại nhà số 5 Hàng Quạt thì bán đôi câu đối sơn son thiếp vàng:
Tổng tông công đức thiên niên thình
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Tại số nhà 29 Hàng Quạt có bán đôi câu đối:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh.
Tại số nhà 39 thì bán đôi câu đối:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Tại số nhà 40 Hàng Quạt bán đôi câu đối:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Tại số nhà 48 Hàng quạt thì có bán đôi câu đối sơn son thiếp vàng ghi:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Cũng tại cửa hàng 49 Hàng quạt này lại tồn tại một đôi câu đối khác:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Tại số nhà 40 Hàng Quạt có bán đôi câu đối thêu vàng vải:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Nếu nhận xét kỹ, thì thấy:
1- Nhiều gia tộc mua câu đối loại trên về treo. Tôi thấy ý nghĩa của nó rất sâu sắc, có giá trị giáo dục rất cao.
2- Vì khắc bằng chữ Hán, nên ít người đọc được. Nên khi treo nó chỉ có chức năng trang trí.Người không biết chữ Hán thì thấy đẹp vì giả cổ kính.
Do vậy không phát hiện đựoc những sai sót khi mua hàng có kèm chữ Hán.
3- Cụ thể câu đối này có sai sót về trật tự về thứ nhất:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
theo cá nhân tôi có lẽ đúng thì phải là:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Như vậy theo Luật làm câu đối thì mới cân bằng với vế dưới
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
4- Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Như vậy câu đối này sẽ: Tổ đối với Tử, Tông đối với Tôn, Công đối với Hiếu, Đức đối với Hiền, Thiên đối với Vạn, Niên đối với Đại, Thịnh đối với Xương.
Như vậy ý đối ý, danh từ đối với danh từ, bằng trắc đối nhau cũng chuẩn
5- Vế thứ hai Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Người không biết chữ Hán Nôm thì không hiểu “Xương “có nghĩa gì? Nên một chủ quán ở hàng Quạt có sáng kiến thay chữ Xương bằng chữ Vinh. Nhng tôi thấy cửa hàng này vẫn tồn tại hai loại câu đối vừa có chữ “Xương “(có lẽ cho người biết Hán Nôm?) và loại câu đối có chữ “Vinh “(có lẽ cho người ít biết Hán Nôm).
6- Cần xem lại chữ “Xưng “hay chữ “Xương “: Trong thư ngỏ này tôi chỉ nêu một ví dụ khi viết về Câu đối cho Bàn thờ gia tiên tác giả Quỳnh Trang tại trang 22 của cuốn sách này có có viết, ví như:
Tổ Tông công đức thiên nhiên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xưng.
có nghĩa là:
Công đức tổ tông nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay.
Theo cá nhân tôi có lẽ chữ “xưng “nên thay bằng chữ “Xương “. Xương dịch là “Ngay “không biết đã ổn chưa?
7- Tại sao tôi lại hiểu chữ “Xương “ sâu sắc thế? Bởi vì bố vợ tôi là Trần Vĩnh Xương. Tôi biết chắc chắn không phải là “Xương Thịt “, mà “Xương “nó ý nghĩa rất tốt đẹp.
Về các câu đối ở các nhà thờ họ theo tôi nên:
1- Giữ gìn bản sắc văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá Việt nam là rất cần thiết. Thể hiện việc treo câu đối có nội dung hay như trên ở các gia đình và nhà thờ họ, rất đáng khuyến khích.
2- Cần thẩm định lại các sách in của nhà xuất bản Văn hoá Thông tin và các nhà xuất bản khác có liên quan đến sản phẩm văn hoá dài lâu.
3- Soát xét lại sách giáo khoa có liên quan đến Hán Nôm, để chuẩn hoá những nội dung Hán Nôm mà thợ thủ công có ý định thương mại hoá.
4- Nên “Dán Tem “ những sản phẩm văn hoá tâm linh như Hoành phi, câu đối bằng Hán Nôm, để tránh những sai sót mà 50. 100. 1000 năm sau con cháu chê cười chúng ta.
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay.
Đọc đôi câu đối này, tôi hơi ngờ ngợ. Tôi đến ngay Phố Hàng Quạt nơi bán nhiều câu đối loại này. Tại nhà số 5 Hàng Quạt thì bán đôi câu đối sơn son thiếp vàng:
Tổng tông công đức thiên niên thình
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Tại số nhà 29 Hàng Quạt có bán đôi câu đối:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh.
Tại số nhà 39 thì bán đôi câu đối:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Tại số nhà 40 Hàng Quạt bán đôi câu đối:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Tại số nhà 48 Hàng quạt thì có bán đôi câu đối sơn son thiếp vàng ghi:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Cũng tại cửa hàng 49 Hàng quạt này lại tồn tại một đôi câu đối khác:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Tại số nhà 40 Hàng Quạt có bán đôi câu đối thêu vàng vải:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Nếu nhận xét kỹ, thì thấy:
1- Nhiều gia tộc mua câu đối loại trên về treo. Tôi thấy ý nghĩa của nó rất sâu sắc, có giá trị giáo dục rất cao.
2- Vì khắc bằng chữ Hán, nên ít người đọc được. Nên khi treo nó chỉ có chức năng trang trí.Người không biết chữ Hán thì thấy đẹp vì giả cổ kính.
Do vậy không phát hiện đựoc những sai sót khi mua hàng có kèm chữ Hán.
3- Cụ thể câu đối này có sai sót về trật tự về thứ nhất:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
theo cá nhân tôi có lẽ đúng thì phải là:
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Như vậy theo Luật làm câu đối thì mới cân bằng với vế dưới
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
4- Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Như vậy câu đối này sẽ: Tổ đối với Tử, Tông đối với Tôn, Công đối với Hiếu, Đức đối với Hiền, Thiên đối với Vạn, Niên đối với Đại, Thịnh đối với Xương.
Như vậy ý đối ý, danh từ đối với danh từ, bằng trắc đối nhau cũng chuẩn
5- Vế thứ hai Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Người không biết chữ Hán Nôm thì không hiểu “Xương “có nghĩa gì? Nên một chủ quán ở hàng Quạt có sáng kiến thay chữ Xương bằng chữ Vinh. Nhng tôi thấy cửa hàng này vẫn tồn tại hai loại câu đối vừa có chữ “Xương “(có lẽ cho người biết Hán Nôm?) và loại câu đối có chữ “Vinh “(có lẽ cho người ít biết Hán Nôm).
6- Cần xem lại chữ “Xưng “hay chữ “Xương “: Trong thư ngỏ này tôi chỉ nêu một ví dụ khi viết về Câu đối cho Bàn thờ gia tiên tác giả Quỳnh Trang tại trang 22 của cuốn sách này có có viết, ví như:
Tổ Tông công đức thiên nhiên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xưng.
có nghĩa là:
Công đức tổ tông nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay.
Theo cá nhân tôi có lẽ chữ “xưng “nên thay bằng chữ “Xương “. Xương dịch là “Ngay “không biết đã ổn chưa?
7- Tại sao tôi lại hiểu chữ “Xương “ sâu sắc thế? Bởi vì bố vợ tôi là Trần Vĩnh Xương. Tôi biết chắc chắn không phải là “Xương Thịt “, mà “Xương “nó ý nghĩa rất tốt đẹp.
Về các câu đối ở các nhà thờ họ theo tôi nên:
1- Giữ gìn bản sắc văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá Việt nam là rất cần thiết. Thể hiện việc treo câu đối có nội dung hay như trên ở các gia đình và nhà thờ họ, rất đáng khuyến khích.
2- Cần thẩm định lại các sách in của nhà xuất bản Văn hoá Thông tin và các nhà xuất bản khác có liên quan đến sản phẩm văn hoá dài lâu.
3- Soát xét lại sách giáo khoa có liên quan đến Hán Nôm, để chuẩn hoá những nội dung Hán Nôm mà thợ thủ công có ý định thương mại hoá.
4- Nên “Dán Tem “ những sản phẩm văn hoá tâm linh như Hoành phi, câu đối bằng Hán Nôm, để tránh những sai sót mà 50. 100. 1000 năm sau con cháu chê cười chúng ta.
2.9 Về văn bia:
Bất cứ nhà thờ Họ nào cũng cần có một văn bia đặt ở nhà thờ Họ.
Kết cấu một văn bia gồm các phần sau đây:
Sơ lược lý lịch của Thuỷ tổ ngày tháng năm sinh tử, nêu nết tốt trong thành tích hoặc những thăng trầm trong lịch sử /thành tích
Nên có Cây gia phả từ thuỷ tổ đến hiện tại
Cần có lời nguyền toàn họ, ví dụ: “Xây nhà thờ họ nhằm:
Có nơi thờ cúng tổ tiên
Nơi ghi danh nêu gương sáng về văn /võ của họ (Ví dụ từ thiếu tá trở nên, từ cử nhân trở lên)
Nơi hội họp bàn việc họ ví dụ: Lập quỹ khuyến học
Trong văn bia (mặt thứ hai hoặc một chiếc bia thứ hai có Ghi công đức đóng góp của mọi người
Ngày tháng lập bia Ghi rõ ai viết văn bia.
Tôi xin đưa vào Phụ lục một số văn bia mà tôi đọc đựơc.
Bất cứ nhà thờ Họ nào cũng cần có một văn bia đặt ở nhà thờ Họ.
Kết cấu một văn bia gồm các phần sau đây:
Sơ lược lý lịch của Thuỷ tổ ngày tháng năm sinh tử, nêu nết tốt trong thành tích hoặc những thăng trầm trong lịch sử /thành tích
Nên có Cây gia phả từ thuỷ tổ đến hiện tại
Cần có lời nguyền toàn họ, ví dụ: “Xây nhà thờ họ nhằm:
Có nơi thờ cúng tổ tiên
Nơi ghi danh nêu gương sáng về văn /võ của họ (Ví dụ từ thiếu tá trở nên, từ cử nhân trở lên)
Nơi hội họp bàn việc họ ví dụ: Lập quỹ khuyến học
Trong văn bia (mặt thứ hai hoặc một chiếc bia thứ hai có Ghi công đức đóng góp của mọi người
Ngày tháng lập bia Ghi rõ ai viết văn bia.
Tôi xin đưa vào Phụ lục một số văn bia mà tôi đọc đựơc.
3- Về Gia phả:
Mỗi nhà thờ họ nên có lưu giữ Gia phả của Họ đó.
Tôi xin để vào Phụ lục một số Gia phả mà tôi sưu tầm được (như Trần Vũ, Nguyễn) để mọi người đọc thêm.
Mỗi nhà thờ họ nên có lưu giữ Gia phả của Họ đó.
Tôi xin để vào Phụ lục một số Gia phả mà tôi sưu tầm được (như Trần Vũ, Nguyễn) để mọi người đọc thêm.
4. Phần kết luận Đề tài này:
Như trên tôi đã trình bày trí tuệ của các tác giả đi trước về thờ cũng tổ tiên của người Việt, vấn đề gia phả, vấn đề nhà thờ họ, vấn đề câu đối..., dưới đây tôi xin có một số suy nghĩ thiển cận cá nhân như sau:
1- Điều đáng mừng là Việt nam càng hội nhập kinh tế quốc tế (hơn 4000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với 50 van người trực tiếp ăn lương của nước ngoài, hàng năm tiếp nhận 2 tỷ USD tiền Kiều hối của 2 triệu Việt kiều, hàng năm tiếp nhận viện trợ của các chính phủ nước ngoài gần 2,5 tỷ USD, hàng năm có hàng triệu khách du lịch nước ngoài vào Việt nam, hàng năm có hàng vạn người Việt nam đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài...). Theo của tôi khuynh hướng phục hưng hoạt động các nhà thờ Họ là một khuynh hướng nên khích lệ. Theo Đào Duy Anh trước Công nguyên Việt nam chưa có Họ, như vậy Họ là ảnh hưởng của Tàu, nhưng đã đựoc Việt nam hoá. Nó thể hiện bản sắc văn hoá Việt nam, đồng thời nó thể hiện “tính tự vệ “của người Việt nam trước “cuộc xâm lăng mới“của kinh tế thị trường và mở cửa. Nó góp phần thức dậy tín tự tôn, lòng tự hào về dòng họ của mình. Qua đó nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước Việt nam yêu quý.
2- Hà nội theo như Giáo sư Trần quốc Vượng là nơi Văn tài, võ tài và hội tục các bàn tay vàng, nên cũng tục hội các dòng họ “danh gia vọng tộc“của Việt nam. Nhưng trứơc sự biến đổi bể dâu của lịch sử nên Hà nội không có những nhà thờ Họ lớn, lâu đời,mới nổi tiếng như những vùng quê. Ở Hà nội chỉ giữ đựơc Ban liên lạc các dòng họ từ các nơi đổ về Hà nội qua nhiều thời kỳ. Nó không cấu kết mạnh mẽ như ở nông thôn.
3- Chính quyền các cấp cần thường xuyên quan tâm đến hoạt động của các Nhà thờ Họ như một cơ cấu tín ngưỡng tâm linh như Đình, Chùa, Miếu, Điện. Thậm chí theo tôi cần lưu ý hơn nữa. Nếu nhà nước quan tâm sẽ là nơi truyền tải các chủ trương chính sách đến từng người dân như là các già làng trưởng bản của người dân tộc vùng sâu vùng sa. Nên nêu gương các điển hình như việc Lập Quỹ khuyến học dòng Họ và có hội nghị phổ biến cho toàn quốc học tập.
4- Theo tôi dự báo và ngăn chặn những mầm mồng không hướng thiện hướng phúc có hại cho thôn xã và cộng đồng của việc Họ. Ví dụ như chạnh choẹ Họ to, Họ nhỏ tranh giành chức tước trong làng trong xã gây mất đoàn kết ở địa phưong, tranh giành chi trên chi dưới, tranh giành con trưởng con thứ, tranh giành thừa kế trong nội tộc, tranh giành nhau cạnh khoé nhau trong việc công đức, khi ăn uống giỗ họ mượn rượu để gây gổ đánh chửi lẫn nhau gây mất an ninh nơi công cộng.
5- Tôi chia xẻ với một số ý kiến có lý có tình của tác giả Vũ Thế Khôi trong bài: “Về bộ tộc phả họ Vũ Mộ Trạch, đôi điều bán lại với ông Alain Fiorucci “ trong tạp chí “Xưa và nay “số 135(183) III-2003 năm thứ mời trang 18,19, 20. Qua đó tránh các bệnh dich hay lây lan như “thấy người sang bắt quàng làm họ “hoặc “Một người làm quan cả họ được nhờ “
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân thiển cận. Mong các Quý vị cao minh chỉ giáo thêm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét