Tiến sĩ: NGUYỄN VĂN HOA
1- Sự cần thiết nghiên cứu đề tài này:
Bên cạnh văn bia Đình, chùa, miếu, đền thì văn bia ở các nhà thờ họ là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng phong phú cho chúng ta hiện nay. Từ khi có đổi mới không chỉ đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống tâm linh của từng gia đình, từng dòng họ đã được quan tâm đúng mức. Nhà thờ cũ thì được trùng tu. Nhiều dòng họ đã gom góp tiền của công sức để xây mới một nhà thờ họ của Họ mình. Hoặc giả một chi nào đó cũng làm nhà thờ chi họ để tưởng nhớ về nơi quê hương bản quán của mình.
Việc duy trì và xây mới các nhà thờ Họ đang thành một phong trào trong tầng lớp công chức và những người đã về hưu ở nhiều tỉnh trong nước. Do vậy nghiên cứu vấn đề này là cần thiết.
Theo sưu tầm của cá nhân tôi:
Các nhà khoa bảng Việt nam thời nhà Nguyễn (Theo Cao Xuân Dục trong cuốn Quốc Triều hương khoa lục, 1993, nhà xuất bản TP. HCM) có gần 100 họ có người khoa bảng Triều Nguyễn. Đó là các họ sau đây An, Âu, Bạch, Bình, Biện, Bùi (119 người), Cao, Cát, Cần, Cấn, Cù, Cung, Chế, Chu, Diệp, Doãn, Dương, Đàm, Đào, Đặng (156 người), Điêu, Đinh, Đoàn, Đỗ, Đồng, Đới, Giang, Hà, Hạ, Hoàng 182 người), Hồ (109 người) Huỳnh, Hưu, Hướng, Kiều, Khiếu, Khuất, Khúc, Khương, La, Lã, Lại, Lâm, Lê (452 người), Liễu, Lỗ, Luyện, Lư, Lương, Lý, Ma, Mai, Mạnh, Ninh, Nghiêm, Ngọc, Ngô, Nguyễn (1758 người riêng Nguyễn Văn có 250 người), Nhữ, Ông, Phạm (280 người), Phan (202 người), Phí, Phó, Phùng, Quách, Ta, Tào, Tiết, Tô, Tôn, Tống, Trần (460 người), Triệu, Trịnh, Trương, Trữ, Từ, Tường, Thang, Thái, Thẩm, Thân, Thiều, Trà. Uông, Ưng, Văn, Võ (50 người), Vũ (259 người), Vương.
Các họ có nhiều người khoa bảng như Nguyễn 1758 người; Trần 460 người; Lê 452 người, Võ, Vũ 309 người; Phạm 280 người; Phan 202 người; Hoàng 182 người; Đặng 156 người; Bùi 119 người, Ngô 109 người; Còn sưu tầm Họ theo các nhân vật lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1992 Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Bá Thế), thì Việt Nam có khoảng 103 họ, các họ có nhiều nhân vật lịch sử như Nguyễn 245; Lê 174; Hoàng 96; Trần 92; Bùi 86; Phạm 75; Đặng 58; Ngô 58; Phan 60; Hồ 43; Dương 37; Đào 25.
Các nhà văn Việt Nam có các Họ sau đây Lâm, Lại, Lương, Võ, Vũ, Nguyễn, Phạm, Đào, Tạ, Trần, Dương, Hà, Cầm, Ngô, Hoàng, Lư, Trương, Bàn, Trịnh, Đặng, Bảo, Bùi, Mai, Hà, Cao, Chu, Đỗ, Lê, Nông, Đoàn, Phan, Lò, Tô, Lý, Hồ, Khương, Thái, Phùng, Vương (Theo cuốn Nhà văn Việt nam Thế kỷ 20 Nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà nội 2001 do Ngô văn Phú và Nguyễn Phan Hách biên soạn).
Theo kết quả thi tuyển công chức Vòng 1 của Vụ chính sách đa biên ngày (Bộ Thương mại 21 Ngô Quyền Hà Nội) ngày 9-4-2003 thì tôi sưu tầm có các Họ sau đây Nguyễn 37; Lê 17; Trần 13; Phạm 9; Bùi 8 Dương 6; Đặng 6; Trịnh 5; Hoàng 4; Vũ 4; Cao, Lu, Trương, Lương, Đỗ: 3; Phan, Ngô 2; Chu, Doãn, Đậu, Bạch, Hứa, Hà, Đoàn, Kiều, Lâm, Đàm, Ninh, Vương: 1. Số thí sinh trên trúng vào vòng 2 ngày 24-4-2003 tôi sưu tầm có các họ sau đây Nguyễn 12/37; Dương 4 /6; Lê 2/17; Đặng 2/6; Trần 2/13; Bùi 2/6; Trịnh 1/5; Vũ 1/4 Lơng 1/3; Hà 1/1; Cao 1/3; Trương 1/ 3; Bạch 1/1; Đỗ 1/ 3; Chu 1/1; Như vậy vòng 1 có 30 Họ và vòng 2 chỉ còn có 19 Họ.
Qua sưu tầm của tôi thì trong một Họ, những tên đệm cũng rất khác nhau, Ví dụ lấy họ Nguyễn có đến 139 chữ đệm khác nhau. Qua sách của Cao xuân Dục tôi đã tìm thấy các tên đệm khác nhau của họ Nguyễn được phân bố ở khắp Việt Nam ví dụ như: Bá ở Triều Thạch Thất; Bảo ở Tân Thuận; Bạt Giao Thuỷ Nam Định; Bật ở An Trường, Chân Lộc; Bằng ở Quang Liệt, Thanh Trì; Bích ở Hành Thiện, Giao Thuỷ; Bỉnh ở Nội Duệ Tiên Du; Bùi ở Nộn Liễu Nam Dương; Càn ở Diên Hà, Thái Bình; Cang ở Phù Mỹ, Bình Định; Cao ở Phất Lão, Thạch Hà; Cảnh ở An Thạnh Tân Minh; Công ở Uy viễn Nghi Xuân; Chánh ở Nam An, Diên Phước; Chân ở Thủ Lễ Quảng Điền; Châu ở Đông Ngạc Từ Liêm; Chi ở Phú Khê Mỹ Hào; Chí ở Du Lâm Gia Lâm; Chu ở Vụ Bản Nam Định; Chương ở Chung Cầm Thanh Chương; Danh ở Xuân Lôi Võ Giàng; Diên ở Phú Nông Diên Hà; Doãn ở Yên Vượng La Sơn; Duy ở Đinh Hương Bạch Hạc; Dương Vũ Liệt,Thanh Chương; Đạo Bảo Lộc Thọ Xương; Đắc Hoà Câu Duy Xuyên; Đăng Nghĩa Xá Tứ Kỳ; Đình ở Quỳnh Lôi Quỳnh Lưu; Điều Xuân ở Nam Đường; Đình ở Đại Cát Từ Liêm; Địch ở Tiên Yên Yên Khánh; Đỗ ở Hoàng Tranh Phủ Cừ; Đôn ở Thành Công Quảng Điền; Đức ở Hoành Sơn Thanh Chương; Gia ở Vĩnh Xương Phong Điền; Hà ở Phong Điền Thừa Thiên; Hán Kim Lũ Thanh Trì; Hàn ở Lệ Thuỷ Quảng Bình; Hàm ở Sùng Ái Bình Chánh; Hậu ở Thái Bình Vĩnh Bình; Hiếu Yên Thái Phú Xuyên; Trọng Năng An Mộ Đức; Hoài ở Tân Hoá Kiến Hoà; Hoàng ở Hoành Mại Quỳnh Lưu; Hằng ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá; Huy ở Mỗ Đoàn Tứ Kỳ;Hữu ở Hồng Đạo Hoàng Hoá; Hy ở Mỹ Xuyên Duy Xuyên; Kim ở Nhân Mục Thanh Trì; Khánh ở Hậu Xá Hà Đông;Khắc ở Linh Hạ Tiên Lữ; Khiêm ở Tân Uyên Biên Hoà; Khoa ở An Cựu Hương Thuỷ; Lương ở Hành Thiện Nam Định; Mậu ở Đông Ngàn Từ Liêm; Mại ở Ân Thi Hưng Yên; v.v...
Nhà thờ Họ là ngôi nhà chung của một Họ do trưởng tộc trực tiếp quản lý. Nếu trưởng tộc triệt thì thứ kế tiếp thay thế quản lý. Đời đời giữ hương khói cho dòng họ mình. Đây là một truyền thống tốt đẹp nhắc nhở moị người trong họ nhớ về Thuỷ tổ của mình. Người có thể xuất thân bần hàn. hoặc có thể xuất thân sang trọng. Nhà thờ họ là mái nhà chung của tất cả con cháu dù chính kiến có thể rất khác nhau. Nhưng “một giọt máu đào hơn ao nước lã “, nên gắn bó mọi người lại và sẽ tránh đợc những hủ tục như Phan Kế Bính đã từng vạch ra thời thuộc Pháp: khinh ghét nhau về việc đóng góp việc họ, chê cỗ to cỗ nhỏ của ông trưởng họ
2- Nội dung nghiên cứu:
2.1 Khái niệm, định nghĩa so sánh đình-chùa - miếu-đền với nhà thờ họ khác nhau thế nào?
Phan Kế Bính trong cuốn Việt nam phong tục, Nhà xuất bản văn hoá Thông tin Hà nội, 2001. Thiên thứ nhất Nói về phong tục trong gia tộc trang 20 đề cập về thân tộc (danh hiệu, luân thường, tình thân sơ). Trang Phụng sự tổ tông (nhà thờ, đồ thờ, gia phả, ruộng kỵ, tế thuỷ tổ, cúng vái gia tiên, Đây là cuốn sách quý đã được lưu truyền từ đầu thế kỷ. Theo Phan Kế Bính thì Nhà thờ: Bao nhiêu con cháu dòng dõi trong một họ lập chung một nhà thờ Thuỷ tổ, gọi là Mỗ tộc (Trần tộc, Nguyễn tộc, v.v..) từ đường. Nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thuỷ tổ và khi tế tệ thì lấy các Tổ tôn biệt chi biệt phái mà phối hưởng. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hoả, chi trưởng tuyệt thì mới truyền sang chi thứ.
Nhà thường dân không có nhà thờ riêng, thì thờ tại nhà mình ở. Dẫu nghèo thế nào cũng có một bàn thờ. Phan Kế bình trình bày dễ hiểu nhưng có hệ thống: đồ thờ, gia phả, ruộng kỵ, tế thuỷ tổ, cũng vái gia tiên.
Theo nhóm tác giả do Nguyễn Quang Hồng chủ biên trong cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt nam Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà nội năm 1992 trang 19 đã khái quát: Đình: đây là nơi sinh hoạt công cộng của làng xã nước ta thời xưa, là nơi làm việc của chức dịch địa phương, và cũng là nơi thờ Thành hoàng của mỗi làng.ở nước ta đình làng có mặt ở các tỉnh miền Bắc, nhất là đồng bằng Bắc bộ. Các tỉnh miền Trung và miền Nam từ Quảng Bình trở vào, hầu như vắng bóng các mái đình làng cổ kính.
Còn Hội quán của người Hoa ở Hà Nội, Hải Phòng, Hội An... cũng là nơi tụ hội đồng hương, thờ cúng tiên hiền (cũng có nhiều bia đá, hoành phi, câu đối...).
Chùa là nơi thờ Phật, nơi trụ trì của các tín đồ Phật giáo tín ngưỡng phổ biến nhất ở nông thôn nước ta.
Đền Miếu: Nơi thờ phụng những vị thần trong huyền thoại các nhân vật lịch sử được thần thánh hoá và cả nhuững ân nhân được tôn sùng hoặc dân thường “sống khôn chết thiêng“ để lại sự tín ngưỡng trong dân gian.
Đạo Quán: Nơi các tín đồ Đạo giáo thờ các vị thần tiên. Bia, chuông, khánh, biểu: sự tích, sự linh thiêng của Thánh, Thần, lòng tôn sùng của dân chúng.
Từ Đường - Lăng Mộ: đây là nơi lưu giữ kỷ niệm và thờ phụng những người đã khuất, song chủ yếu là trong nội bộ một gia tộc, một dòng họ... Nó có bia, hoành phi câu đối nói về công nghiệp tổ tiên, khắc ghi gia phả dòng họ, biểu dương truyền thống cha ông, dặn dò răn dạy con cháu. Có cả ngoài họ, bè bạn, ân nhân, học trò tiên cũng.
Văn Chỉ Vũ Chỉ: Nơi ghi công danh những người được đào tạo đỗ đạt về ngạch văn (văn chỉ) và ngạch vũ (Vũ chỉ); biểu dương Nho học và ý chí lập công danh sự nghiệp (Nó có văn bia, biển gỗ, hoành phi, câu đối do Hôi văn địa phương soạn. Tại Trung ương Văn miếu Hà nội (xây năm1442 Đại bảo Nhà Lê) và Văn miếu Huế xây dựng năm 1831 Minh Mạng nhà Nguyễn).
Theo Tạp chí Xưa và Nay Xuân Quý Mùi 2003 trang 85 có bài Hội quán Nghĩa An của Thuý Phương. Bài này như sau: Hội quán Nghĩa An toạ lạc số 678 đường Nguyễn Trãi, quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, còn có tên gọi Chùa Ông. Hội quán do những người Triều Châu góp công xây dựng cách đây khoảng 150 năm và đã qua 4 lần trùng tu (1866,1901,1969 và 1984). Theo Tác giả Thuý Phương thì Hội quán có vai trò tổ chức là một tổ chức xã hội tương tự như Hôị đồng hương của người Việt nam. Hội quán còn có chức năng thờ tự tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu tâm linh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu là nơi đón tiếp những người Triều Châu mới nhập cư mà còn thờ các thần thánh mà họ tin rằng sẽ phù hộ mình nơi vùng đất mới.Đối tượng thờ chính ở Hội quán Nghĩa An là Quan Thánh đề quân, Tổ tiên người Triều Châu ở Thành phố Hồ Chí Minh; như muốn nhắc nhở thế hệ sau sống sao cho xứng đáng với vị thánh mình tôn thờ, công minh, chính trực, dũng cảm, thuỷ chung, cao thượng, trọng chữ tín, danh dự và nhân nghĩa. Người Triều Châu còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài.Nó vừa thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng vừa thể hiện mong muốn phát tài. Theo Tuý Phương thì Hội quán lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của người Triều Châu trong kiến trúc, trang trí, hệ thống thờ tự. Đó là kỹ thuật chạm khắc gỗ, kỹ thuật làm tượng, kỹ thuật xây dựng. Có nhiều hoành phi câu đối có nội dung giáo dục thế hệ sau. Lễ hội thì có múa lân, hát Tiều, hát Hầu (Hồ) quảng, Hội quán là nơi tập hợp sức mạnh cộng đồng, bày tỏ tinh thần yêu thương, đùm bọc, nhường cơm xẻ áo giữa cộng đồng người Hoa, nó đã đóng góp vào hoạt động phúc lợi xã hội: xây nhà tình nghĩa, tình thương, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, bảo trợ cho Cô nhi viện, viện dưỡng lão, hội thể thao, hội lân,. Theo Thuý Phương thì Hội quán nó tác dụng tạo sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên cùng tồn tại và phát triển (trang 85 Tạp chí Xưa nay số Xuân Quý Mùi 2003).
Ngày mồng 2 Tết Quý Mùi (2003), trên đường về quê lễ Tết mẹ tôi trên 90 tuổi, ra Hà nội, tôi có dến Chùa Dâu để lễ Phật. Tại chùa tôi có mua đựoc cuốn sách “Chùa Dâu “Bản giới thiệu hướng dẫn du lịch. Sách bìa vàng có 20 trang. Cuối sách có ghi Tài liệu tham khảo thuyết minh: Bắc Ninh ngàn năm văn hiến (tập 1); Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Chuyện kể dân gian. Sách in khổ nhỏ 10 cm x 16 cm.Sách in giấy trắng. Rất tiếc không có tên tác giả biên soạn sách này. Hai người bán sách nữ khoảng 46 nam khoảng trên 50 tuổi.
Nội dung giới thiệu chùa Dâu như sau: Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, xưa thuộc Tổng Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ và sau còn gọi là huyện Siêu Loại. Xa xa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm và cấy lúa nước. Và có lẽ chính vì vậy mà dân gian, xa vẫn thường gọi vùng Dâu, hoặc kẻ Dâu. Năm 207 trước công nguyên, Triệu Đà (Tàu) mang quân sang xâm lược nước ta, lấy Giao Châu, làm thị sở - Luy Lâu thành trung tâm đô thị. Khoảng đầu công nguyên một số nhà sư tử Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy Lâu để truyền đạo. Chùa Dâu thành một trung tâm truyền đạo đầu tiên. Và cũng từ đây đạo Phật được truyền sang Lạc Dương, Bành Thành (Tàu) và một số nơi. Với ý nghĩa là một trung tâm Phật giáo nên đây đã đào tạo được hàng chục bảo tháp (sau khi đó Tàu mới có Phật) có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát, Ti ni da lu chi, Khăng Tăng hội, Chi Y cương nương,Pháp Hiền. Khoảng đầu công nguyên chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển lên thành một ngôi chùa, tên gọi đầu tiên là Cô Châu Tự (Viên ngọc quý). đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên (khoảng (187-226) thời Sĩ Nhiếp) hệ pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân Tự. Rồi tiếp đến năm 1313 là đợt hưng công lớn nhất. Vua Trần Nhân Tông đã sai Trạng nguyên Mạc đĩnh Chi cho xây lên chùa to cảnh lớn như ngày nay. Đó là một ngôi chùa làm theo kiểu nội công ngoại quốc - chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn thường về đây chiêm ngưỡng. Các đời vua của các Triều đại xa xa cũng đã từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Bảo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo (tức là cầu ma, cầu gió) vua Lý Thánh Tông cũng đã về chùa Dâu để cầu tự và đã đi thuyền trên sông Dâu, gặp Nguyên Phi Ỷ Lan. Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng nên được gọi là Diên Ứng Tự (Diên là cầu, ứng là hiện, cầu gì được nấy). Hội chùa Dâu đã thành lịch hội trong dân gian: Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu, cũng về hội Gióng. Hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh người Việt: Dù ai đi đâu về đâu; Hế trông thấy tháo chùa Dâu thì về; Dù ai buôn bán trăm nghề; tháng tư, ngày tám nhớ về hội Dâu. Cũng như chùa khác, ngoài phần thờ cúng những sự tích riêng, chùa Dâu cũng có những phần thờ cũng chung nhất theo như quy định của đạo Phật.Thờ ở ban thờ trước nhất phải là Tam Bảo. Tam bảo là nơi quan trọng nhất, có ý nghĩa thiêng liêng nhất. Đó là nơi thờ Thích Ca Mâu Ni, thờ toà Cửu Long, thờ Tam Thanh, Tam thế, thờ đức Phật A Di đà. Nơi mà mọi chúng sinh hướng về cõi Niết Bàn và đó là nơi các vị tăng ni thường xuyên sớm tối tụng kinh, thỉnh chuông, gõ mõ. Đối xứng hai bên tam bảo thường là các vị thập điện (10 ông vua dưới âm phủ), hai ông Hộ Pháp, bát bộ Kim cương, Tồi lan toả ra vòng ngoài, ở dãy hành lang, hậu đường là các vị thập bát la hán, Đức Thánh Hiền, Phật bà quan âm, Đức ông và ở nhà thờ Tổ thờ Thánh Mẫu... Mỗi một pho tượng đều có tên gọi và có ý nghĩa lịch sử riêng. Chùa Dâu có mặt bằng có thể kể tên như sau: Cổng tam quan (nay chưa xây lại được), Tiên thất, Thập hoà phong, Giang ống muống- Tam bảo, tiên đường, thượng điện, điện hạ, hai dãy hành lang, cổng trong, cổng ngoài; nhà tổ, khu mộ sư tổ, bếp + công trình phụ, dãy tăng phòng. Chùa Dâu có các tượng Phật sau đây: Trong tháp có bốn ông Tứ Trần, Trong tiền đường có Bát bộ kim cương và hai ông Hộ Pháp; Gian ống muống - Tam Bảo có nơi thờ thích ca, Tam Thanh, Tam thế, Adiđà, Thập điện,; Gian Thượng điện có tượng: Pháp Cũ, Ngọc nữ, Kim đồng, Chúa đỏ, Chúa trắng, sư tổ, sư tổ Tuỳ Ni Đà Lu chi, Pháp Vân, các chư vị bổ tát, Hai dãy hành lang: Thập bát La hán, bia hậu; Dãy: Đức ông, Thánh mẫu, Phật bà quan âm, Tam thế, Tam tôn, Nam tào, bắc đẩu, Thánh hiền, Đức diệm nhiên, Bà la sát.
Ngày 6 tháng 1 năm 2003 tôi có cùng gia đình đến chùa An Quốc - Bích Câu (phố Cát Linh) để nhờ thầy Đàm Phùng làm khoá Lễ dâng sao giải hạn. Tôi đã đến thăm Bích câu đạo quán.Tôi xin đợc cuốn Lễ hội Bích câu đạo quán daỳ 11 trang cuốn sách có phần thứ nhất viết về Bích câu đạo quán của Hoàng Giáp Viện Hán Nôm trích trong cuốn: “Di tích lịch sử văn hoá Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Lê Thị Bạch Vân Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội biên soạn phần Hội bích câu đạo quán theo cuốn “Lễ hội Thang Long, xuất bản năm 2000., sách khổ 14,5 x 20,5 cm. Theo cuốn sách này thì Bích câu đạo quán toạ lạc tại nhà số 14, phố Cát linh, quận Đống đa Hà nội., trước đây thuộc thôn An trạch, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên. Quán lập nên để thờ chân nhân Trần Tú Uyên tự là Ưu Ban. Quán kiến trúc theo kiểu chữ đinh gồm ba gian Bái đường làm chồng diêm tám mái hai tầng như một vọng lâu. Trong là Hậu cung thờ dọc, có đặt tranh thờ gia đình chân nhân đang cỡi hạc bay về trời. Bên cạnh là An Quốc thờ đức Phật Quan Âm. Về việc xây dựng chùa quán Bích Câu gắn liền chùa với các truyền thuyết linh dị. Bích câu đất phật linh thiêng. Bích Câu là tên một ngòi nước trong xanh như ngọc bích. Ngòi chảy từ núi Nùng xuống Thủ Lệ rồi đổ vào bờ Tảo Liên thuộc thôn An Ninh, tổng An Thành, huyện Vĩnh Thuận. Tên Phường Bích Câu được đặt tên ngòi nước thơ mộng ấy. -. Hồ Tảo Liên là hồ nước mênh mông trong suốt. Hồ sản sinh một loại hoa sen trắng nở vào đầu hè, trước khi các hoa sen khác nở nên hồ có tên Tảo Liên (hoa sen nở sớm). Vùng hồ này chính là đầu nguồn của sông Kim ngư Giữa hồ Tảo Liên có gò Kim Quy rộng mấy trợng trông như bồng lai tiên cảnh. Lý Thái Tổ cho xây ngôi chùa trên gò gọi là chùa Đắc quốc, sau Lê Thánh Tông đổi là chùa An quốc. Việc tu luyện thành tiên của Trần Tú Uyên đã được các sách Truyền kỳ tân phả, Bích câu kỳ ngộ, Thang long cổ tích khảo nói khá rõ. Các sách đều khẳng định Tú Uyên là một nhà nho nghèo không tin quỷ thần. Sau đó gặp Giáng Kiều mà bỏ Nho theo Đạo, ra sức tu luyện nên đã thoát tục, ban ngày thành tiên bay lên trời. Thời gian tu thành đạo quá của Tú Uyên là ngày mồng 4 tháng 2 những năm đầu thời Hồng Đức, ngày sinh 12 tháng 8. Dân mở hội lễ linh đình. Bích Câu đạo quán là một di tích của đạo giáo Việt Nam, thần tượng ở quán không phải tam thanh, Tứ ngự, không phải huyền thiên hay Văn xương mà là Trần Tú Uyên một chân nhân người Việt do ham mê đạo, tu đạo, đắc đạo thành tiên.
Theo Lê Thị Bích Vân thì Hội Bích câu đạo quán thờ: Đức tiên ông Trần Tú Uyên, địa điểm 14 Phố Cát Linh Đống đa, Hà nội. Thời gian Lễ Hội từ 4 tháng 2 đến 12 tháng 5 chính hội 12 tháng 5 (có lẽ Âm lịch NVH?) đặc Hội có Lễ đảo bút. Ngày xa có tổng diện tích 4.850 m2. Hội Bích câu có trò thi hoa thuỷ tiên, chọi gà, cờ người, thổi xôi, thi chuối đẹp, hát ca trù, tế lễ thường niên hai lần một năm. Linh đình nhất là đêm 11 rạng ngày 12 tháng 8 việc làng và kỷ niệm ngày sinh của đức tiên ông. Lễ sự là xôi, oản, quả. đặc biệt có tổ chức trọng lễ phụng bút (đảo bút) 3 ngày liền trong các kỳ hội để xướng thơ. Lệ phụng có 3 người: Một người cầm bút hạc (giống mỏ con hạc) linh ứng giáng bút (quan trọng nhất), một người ghi chép. Vì thế, người biết chữ nho sẽ được dự tuyển và họ phải chay tịnh, tắm rửa sạch sẽ từ hôm trước - trang phục quần áo the, ngoài khoán áo thụng nâu, đầu đội khăn, ngồi trên sập trước bàn thờ ngàu. Đầu tiên thắp 3 nén hương rồi lấy khăn đỏ phủ mặt. Nếu ngài linh ứng thì sẽ tung khăn và viết trên một một mâm đồng rải cát, cát phải đựơc rửa sạch, sàng lọc nhiều lần, phơi khô để chuyên dùng cho lễ này. Sau này ngồi quen, không cần khăn phủ điện, mâm cát mà viết bằng chữ bóng. Viết đến đâu người ngồi bên cạnh đọc đến đó. Nếu viết không đúng chữ, người chuyên đọc sẽ gõ bít vài cái để nhắc viết lại. Nếu 2, 3 lần không được (ngàu không ứng) thì người đó sẽ phải ra, để thay người khác vào cho đến lúc đạt mới được. Nhiều khi phái thay 6,7 lần mới được một người. Khi ngàu ứng, vai và tay trái thấy nặng và tay phải bắt đầu viết một cách vô thức (?) Nhiều khi ngàu nhập có thể ngồi cả đêm để viết chữ. Rồi ngài cho chữ bằng thơ. Lê Thị Bach Vân ghi lại lời của ông Nguyễn Hữu Nghĩa con trai cả Cụ Nguyễn Lưu Hoa - Nguyên chủ từ đình Bích Câu từ năm 1960-1967: Nếu ngưòi có xuất khẩu thành chương, cũng chưa có thể sáng tác thơ nhanh và nhiều như vậy. Tiếc rằng đến nay, lễ phụng bút gần như đã mất. Khoảng năm 1956-57 Bộ Văn hoá Ba Lan sang Việt Nam , họ đã xin và được tặng thơ, nay còn giữ lại bài thơ này. Theo cô Lê Thị Bích Vân thì nên khôi phục lại lễ lạ và hiếm này.
Theo Hà Văn Tấn (Chữ trên đá chữ trên đồng - Minh văn và lịch sử, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2002), Trong thơ Trương Hán Siêu và biết được lệ phong Thành hoàng thời Lý, Trần. (Tr.6). Việt nam có hai vạn bản rập bi ký Việt nam hiện lưu trữ ở Thư viện Khoa học Trung Ương (Tr.145). trang 181 Hà Văn Tấn cho rằng: Từ Thành Hoàng có nguồn gốc Trung Quốc. Có nhiều học giả cho rằng từ thành hoàng bắt nguồn từ câu của kinh dịch: “Thành phục vu hoàng “(Thành đổ thì trở nên hào - Lễ ký). Thành hoàng là thần của thành trì, từ trung ương đến địa phương. Thành hoàng bảo vệ bộ máy quan liêu và cư dân ở trong thành. Bên ngoài thành trấn, người ta không thờ thành hoàng. (trang 182).Nhưng Việt Nam còn có một loại thành hoàng làng xã, không giống chút nào với thành hoàng Trung Quốc. Đó là thần làng xã. Thành hoàng làng là dòng chủ thể phản ảnh bản chất tư duy tôn giáo tín ngưỡng Việt nam (183). Theo Hà Văn Tấn đã có sắc phong được khắc trên bia của Trần Anh Tông ngày 22-7-1312).
Trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hoá của Hội Ngôn ngữ Hà Nội, trang 280 có bài Ngô Sách Tuân Danh nhân văn hoá cuối thế kỷ 17, thành hoàng làng Quỳnh Lôi, Hà Nội của Nguyễn Thị Hoài Nhân (Trường đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đề cấp đến các nội dung: Về văn bia ở đình làng Quỳnh Lôi quận Hai Bà Trưng Hà Nội, Ngô Sách Tuân - Thành hoàng làng Quỳnh Lôi, một danh nhân văn hoá cuối thế kỷ 17, làng Tam Sơn tiến sĩ - quê hương của Ngô Sách Tuân (trang 283) Dòng họ Ngô Sách ở làng Tam Sơn tiến sĩ: Theo gia phả họ Ngô Nguyễn, ông tổ đời thứ 5 của Ngô Sách Tuân là Nguyễn Gia Mưu, người ở xã Nghĩa lập cùng huyện, đựoc chú ruột là Nguyễn Hữu Thường (đỗ tiến sĩ triều Mạc Cảnh Lịch năm thứ 3 (1550) chu cấp để học quan Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu ở xã Tam Sơn. Theo Nguyễn Ngô phả lục, đương thời Nguyễn Gia Mưu dù đi học muộn nhưng thông minh học giỏi, đỗ tiến sĩ năm 1559. là Đốc trấn Cao Bằng dẹp yên đảng Hợp Mạc.
Văn bia làng Quỳnh Lôi do thám hoa Vũ Thạnh thay mặt nhân dân ấp nên là nhằm ghi nhớ công lao của tướng Ngô Thai, huý là Sách Tuân (Ngô Sách Tuân) Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Bính Thìn. Ông đã từng làm Đốc trấn Cao Bằng và Thái nguyễn Nguyên quản công Bộ hữu thị o lang, là nhân vật thứ nhất ở Tam Sơn Đông Ngàn (Bắc Ninh) nước ta thời đó, Ngô Sách Tuân là một vị quan đứng đầu trong hàng quan giúp nhà vua. Văn bia ghi: “... vì việc kính tôn thờ vị tướng họ Ngô nổi tiếng một thời phối sánh thần linh mãi mãi, Ông nổi danh hiền sỹ, cầm binh nhưng phát huy tổng lực, thắng thu ngàn dặm, vâng theo chiếu chỉ nhà vua để đi sứ được bổng lộc vinh hoa thăng cấp. Từ khi ông đến ấp ta, đựoc dân tin yêu, ông không vì quyền cao chức trọng mà tự ý buông thả, không vì quyền thế mà tự kiêu căng. ông răn dạy hàng ngũ quan lại nô bộc, không một ai làm điều cướp bóc xâm chiếm của dân. ông đem bổng lộc cấp phát cho những người túng thiếu xung quanh.
Ngày 25 tháng Chạp Tết quý Mùi (2003) tôi laị viếng thăm đền Kiếp Bạc. Kiếp Bạc thuộc địa phận xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Thời Trần thuộc về hướng Vạn Kiếp lộ Lạng Giáng. Ngày 5-9-1300 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn qua đời. Vua Trần đã cho lập đền thờ gọi là Sinh Từ, vua Trần Thánh Tông cho lập bia gọi là sinh bi để ca ngợi công đức của Trần Hưng Đạo. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng phụ quốc công Tiết chế Nhân võ Hưng Đạo Vương. Nhân dân đương thời đã lập đền thờ ông trên nền Vương phủ, gọi là đền Kiếp Bạc. đền Kiếp bạc xây dựng trên khu đất bằng trung tâm thung lũng dãy núi Rồng. Qua nhiều thế kỷ, do nắng mưa và chiến tranh các công trình kiến trúc đời Trần thời Lê đã bị huỷ hoại. Công trình hiện tại là trùng tu vào thế kỷ 19 và 20.
Tam quan như một bức cuốn thư “Lưỡng Long triều nhật “. trong bề thế hoành tráng. Mặt trước tam quan có hai hàng chữ lớn, hàng trên: “Giữ Thiên vô cực (sự nghiệp sống mãi với đất trờì), Hàng dưới: “Trần Hưng đạo Vương từ “(Đền Trần Hưng Đạo).Dọc hai bên trụ là đôi câu đối:
“Vạn kiếp hữu sơn giai kiếm khí,
Lục đầu vô thuỷ bất thu thanh“
Ban quản lý di tích Côn sơn Kiếp bạc dịch là:
Vạn kiếp kiếm lồng hình kiếm dựng
Lục đầu vang dậy tiếng quân reo.
Mặt sau tam quan có một hàng chữ lớn: “Vạn cổ thử giang sơn“ (non nước ấy ngàn thu). Bên trong tam quan là sân đền lát đá xanh mở ra một không gian thoáng đạt. Giữa sân có nhà Bạc là nơi lễ trình trước khi vào đền chính.Hai bên sân có hữu Thành các và giải vũ là nơi soạn lễ. Giữa sân có giếng Rồng quanh năm nước đầy trong vắt (nay chăng lưới không múc được nước NVH), tương truyền giếng nước thiêng đã tiếp sức cho gia tướng thuỷ chiến Yết Kiêu mỗi khi ra trận có thêm tài trí và dũng mãnh.đền chính có tiền tế, trung từ, hậu cung, kiến trúc đao trồng ống muống theo kiểu chữ Đinh (). Tiền Tế là nơi khách tiến lễ trình. Tiếp đến trung từ có thờ 4 cỗ ngai và baì vị về 4 người con trai của Trần Hưng đạo là Trần Quôc Hiến, Trần Quốc Nghiễn,Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Uy và ban thờ Phạm Ngũ Lão. Thượng điện (còn gọi là Hậu cung) có 4 ban thờ: Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Nguyễn từ quốc mẫu Thiên Thành công chúa (phu nhân- vợ THĐ), đệ nhất khâm từ hoàng thái hậu Quyên Thanh công (có lẽ là chữ quận? NVH) chúa (con gái thứ nhất, vợ Trần Nhân Tông) và đệ nhị nữ đại hoàng Anh Nguyên quận chúa (con gái thứ hai, vợ Phạm ngũ Lão). Các tượng đồng đặt trong khám lớn sơn son thiếp vàng, chạm long ly quy phượng và tùng cúc trúc mai mềm mại biến hoá sinh động.Tại đền còn có nhiều đồ thờ, hoành phi câu đối đại tự, long xa, bát biểu, sắc phong của các triều đại.Từ lâu, ngày mất của Trần Hưng Đạo đã trở thành ngày hội lớn của dân tộc. Hàng năm, Hội mở từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch. Trong những ngày này nhân dân thập phương về đây đông vui tới hàng chục vạn người. Kiếp bạc là nơi “quốc tế “của Việt Nam . Đền này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia và đã thành lập Ban quản lý di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc.(1994) Nhà nước luôn đầu tư nhiều kinh phí cùng với sự công đức của nhân dân: 1972 đắp đê chống úng, 1979 xây dựng nhà trưng bày trùng tu Trung Từ. Năm 1974 đến 1976 một loạt công trình đã đựoc hoàn thành: Đường điện 35 kv, Trạm bơm điện chống úng, 36 Gian Giải Vũ, Trùng tu Thượng điện và 2 nhà Thành các như vậy đền Kiếp Bạc là một khu di tích mịch sữ - Văn Hoá và Thắng Cảnh qúy báu của dân tộc.Tìm hiểu nhựng chiến công oanh liệt chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc và cũng gíúp con cháu hiểu được nhân cách đức độ của Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc của tổ quốc ta.
Đào Duy Anh trong cuốn Việt nam Văn hoá sử cương, Nhà xuất bản văn hoá thông tin Hà nội, in lại 2002, theo sách in 1938 tại trang 117-138 ông viết về các vấn đề như Gia tộc (thân thích, tự cáo tổ đến viên tổ là cửu tôn, gia trưởng và tộc trưởng, hương hoả, cải tạo gia tộc, trang 241 ông viết về những tế tự ở gia tộc, tế tự trong dân gian.
Đào Duy Anh có nhận xét: về Gia tộc Thế kỷ 3 và 2 trước công nguyên nước ta vẫn theo mẫu hệ (theo L.Filot) và vẫn có tục gái hoá phải tái giá với anh em chồng. Tàu hoá nên dần mẫu hệ thành gia tộc phụ quyền. Những ngày lễ tết thảy đều tựu tập tự đường để cho người sống tế tự. (trang 118). Cao nhất Gia tộc là Thuỷ tổ. (trang 118). Ông nhận xét ở Nam bộ thì tộc trưởng lại là người lớn tuổi hoặc có đức vọng hơn hết trong họ, chứ không theo nguyên tắc đích trưởng như ở Bắc bộ và Trung bộ.
Tại trang 248 Đào Duy Anh viết về tế tự ở hương thôn; có sự thờ Thần Thánh hoàng, thờ thổ địa và thờ Phật. Làng nào cũng có một cái nhà chung vừa là nơi thờ thần, vừa là nơi tụ hội của dân. Đối với dân làng, thần Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả làng, lại cùng một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ. Đình thường có một toà nhà hình chức tê hoa (T), có thờ Thổ địa, Hậu thần. Thiên thân tinh Tản Viên, thần Phù Đổng, thần Chử Đồng Tử, có khi nhân thần như Tưng Trắc, Trưng Nhị, Lý Ông Trọng
Ngô Sách Tuân là bậc danh nhân văn hoá Việt nam cuối thế kỷ 17. Những đóng góp to lớn của ông trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như công đức to lớn cuả ông trong việc trị dân là tấm gương sáng chói đối với các thế hệ Việt nam sau ông. Ông xứng đáng là một trong những danh nhân văn hoá Việt nam có công trong việc xây dựng và phát triển các làng xã của Kinh đô Thăng Long, và chính ông đã góp phần tạo nên diện mạo văn hoá của Thủ đô.
Cuốn Phong tục cổ truyền Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà nội 2002, do Quỳnh Trang tuyển soạn. Cuốn sách này không có kèm theo tài liệu tham khảo, do vậy không biết dựa vào đâu mà đưa ra con số rất cụ thể: Bàn thờ tổ gồm hai lớp, lớp trong kê sát ngang tường hậu, gồm: chiếc rương hòm thật lớn cao khoảng 1 m, dài khoảng trên 2 m, rộng gần 2 m. (trang 15).mâm,, mặt hình chữ nhật, một chiếc bề dài độ 8 tấc, bề rộng khoảng 6 tấc(tấc ta hay tấc Tây?). Tác giả Quỳnh Trang đã trình bày Tục thờ cúng trong gia đình gồm các phần: Nghi lễ cúng cáo gia tiên, lễ tạ, khấn gia tiên, chăm nom mộ tổ tiên, bàn thờ gia tiên (bàn thờ tổ tiên, trang trí bàn thờ tổ (bàn thờ tổ, chiếc y môn, đèn treo, thần chủ), Quỳnh Trang còn trình bày Gia phả, Hoành phi,Câu đối, Thờ bà cô ông mãnh: Thực tế, bà cô, ông mãnh chết ngoài ba năm cũng đợc thờ chung trên bàn thờ tổ tiên, nhưng vì còn nhỏ, không dám về hưởng lễ với các cụ trên một bàn thờ chung, cũng như trên trần thế, ngày giỗ tết, con trẻ không được ngồi chung, ngang hàng với người lớn. Vì vậy, bàn thờ bà cô, ông mãnh thường đợc đặt dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. (trang 23).
Tân Việt trong cuốn Một trăm điều nên biết về phong tục Việt nam, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc Hà nội -1997, đã trình bày phần III Đạo hiếu (từ trang 80 đến 101). Nó gồm nhiều vấn đề như “Đạo hiếu là gì? Tại sao những năm gần đây có phong trào khôi phục việc họ? (trang 90), quan hệ giữa họ hàng và làng như thế nào? ruộng hương hoả có ý nghĩa gì? vai trò của tộc trưởng xưa và nay, bàn thờ vọng là gì? cách lập bàn thờ vọng, hợp tự là gì? tại sao phải hợp tự, Gia phả là gia bảo có đúng không? sự gia phả hoàn chỉnh có những mục gì?
Nhà thờ Họ là ngôi nhà chung của một Họ do trưởng tộc trực tiếp quản lý. Nếu trưởng tộc triệt thì thứ kế tiếp thay thế quản lý. Đời đời giữ hương khói cho dòng họ mình. Đây là một truyền thống tốt đẹp nhắc nhở moị người trong họ nhớ về Thuỷ tổ của mình. Người có thể xuất thân bần hàn. hoặc có thể xuất thân sang trọng. Nhà thờ họ là mái nhà chung của tất cả con cháu dù chính kiến có thể rất khác nhau. Nhưng “một giọt máu đào hơn ao nước lã “, nên gắn bó mọi người lại và sẽ tránh đợc những hủ tục như Phan Kế Bính đã từng vạch ra thời thuộc Pháp: khinh ghét nhau về việc đóng góp việc họ, chê cỗ to cỗ nhỏ của ông trưởng họ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét