Để tóm tắt những sự kiện chính trong Gia phả Họ Cao Trần, ông Cao Văn Hùng, đời thứ 12, Ất phái cành Cả, viết bài Diễn ca Gia phả họ Cao Trần. Kính mong các thế hệ ông bà cha bác anh em con cháu cho ý kiến để hoàn thiện bài Diễn ca, có chất lượng. Bài Diễn ca sau khi hoàn thiện sẽ được in trong cuốn Gia phả Họ Cao Trần sẽ được tái bản tới đây. Xin trân trọng cảm ơn các quý vị đã quan tâm.
Con cháu họ Cao – Trần Giao
Tiến
Đức hiếu trung, nhớ đến ông
cha
Tự hào dòng tộc danh gia
Nhiều đời gìn giữ sơn hà bình
yên(1).
Bậc tiền bối Tổ Tiên thuở
trước
Nguyện trung quân, giúp nước phò vua.
Thế thời loạn lạc bấy giờ
Bao phen biến động sa cơ tháng ngày.
Phải ẩn tích nơi này chốn
khác
Rồi mai danh lưu lạc, lần hồi
Tổ tiên Cao tộc quê tôi
Đã từng như thế
một thời vượt lên.
Nay con cháu không quên Tiên
Tổ
Lập phả vàng rạng rỡ Tổ tông
Diễn ca nguồn gốc cha ông
Để hậu sinh thấu, hiểu trong phả này.
Mấy thế kỷ đổi thay chuyển
dịch
Đến nay còn dấu tích phả ghi
Ái Châu từ đấy ra đi
Gốc “Trần duệ xuất”(2)
ngầm ghi dặn dò.
Mong hậu thế phụng thờ Tiên
Tổ
Biết nguồn xưa tìm rõ Tổ tông:
Buổi đầu chỉ có Tổ ông
Dẫn người con thứ, tước công rõ ràng(3)
.
Về lập ấp tại làng Nha Chử
Đó chính là tên chữ Hòe Nha.
Từ đây dòng tộc họ ta
Họ Trần bỗng chốc đổi ra Cao
Trần.
Trải biết mấy gian truân dựng
nghiệp
Cha xây nền, con tiếp bước
thay
Sông Hồng phá hội(4) lúc này
Ruộng đồng mất sạch, sông nay
đổi dòng(5).
Dân làng phải gắng công dựng
lại
Xóm làng thêm vững chãi, tươi
xanh.
Cháu con nối nghiệp học hành
Mới năm đời, đã trở thành đại
gia.
Thiên tai mới xảy ra, phá sản
Họ ta còn gặp nạn Kim Ngô(6)
Tên này nham hiểm, mưu mô
Diệt họ Cao để khỏi lo sau
này.
Lúc bĩ cực ngập đầy gay cấn
Có ông Cao Đức Tuấn(7)
họ ta
Can trường, dũng cảm đứng ra
Đứng đầu trị chúng, thù nhà(8) trả xong.
Cả dòng họ vượt vòng nguy
khốn
Từ bấy giờ yên ổn làm ăn
Sinh sôi “con một, cháu đàn”
Làm ăn tấn tới, làm quan nhiều
đời.
Dưới triều đại thuộc thời Lê mạt
Tiếp Nguyễn triều đều đoạt
đỉnh cao:
Tham tri, Lang tướng, Lý hầu…
Cha con có lúc cùng nhau một
triều.
Xin nhắc lại mấy điều (sự kiện)
Đó là thời triều Nguyễn - Gia
Long
Sau ngày đổi cửa sông Hồng
Có vụ Điền án đất công rầy rà
Một giải đất phú sa trù phú
Dân Xuân Trường, Trà Lũ đến
tranh.
Các họ liên kết ngọn ngành
Kiện lên Tổng trấn Bắc Thành,
thành công.
Họ Cao đã có công trong đó
Dân Hoành Nha còn nhớ ơn sâu
Các cụ đóng góp công đầu
Đòi năm trăm (500) mẫu ruộng màu cho dân.
Lịch sử lại tiếp dần sự kiện
Có khá nhiều diễn biến chẳng
quên
Thời vua Minh Mạng mới lên
Lại tranh tụng đất: chính
quyền với dân.
Bọn hào lý ba lần “trưng
dụng”
Trăm năm mươi (150) mẫu ruộng công điền.
Âm mưu chúng thật đảo điên
Biến công điền hóa tư điền
ngang nhiên.
Họ ta lại một phen thưa kiện
Cùng toàn dân đi đến Tổng
dinh
Về sau vào tận Triều đình
Tạị kinh thành Huế tường trình, bày tâu.
Bao năm tháng giãi dầu mưa
nắng
Rất kiên trì cố gắng tận tâm
Giằng dai ròng rã mười năm
Đến đời Thiệu Trị mới phân
rạch ròi.
Bọn hào lý mất mồi lũng đoạn
Bị thua đau một ván, rất cay
“Tam trưng, điền án” còn đây
Ghi trong câu đối tỏ bày Đình
Trung (9) .
Nhân dân khắp các vùng ca
ngợi
Trăm họ đều hưởng lợi, mưu
sinh
Họ ta ăn ở nghĩa tình
Cùng các họ khác kiên trinh,
kết đoàn.
Tình làng xóm ngày càng bền chặt
Dựng Đền, Chùa, Hậu Phật đã mua(10) .
Từ đường, lăng tẩm kế thừa
Ngày càng lộng lẫy, bốn mùa
khói nhang(11) .
Nhờ phúc ấm, đinh(12)
càng phát triển
Càng làm thêm vinh hiển họ ta
Tinh thần yêu nước, giữ nhà
Thời nào cũng nổi, bôn ba xuất
hành.
Kể từ thuở Bá Vành khởi nghĩa
Đến Tam đăng Phạm Nghị lên
đường.
Chống Pháp theo chiếu Cần Vương
Tổ tiên ta cũng can trường
ứng theo.
Cuộc kháng Pháp gieo neo,
gian khổ
Cha ông ta đã đổ máu đào
Cùng cả dân tộc bước vào
Trường kỳ kháng chiến, tiêu
hao địch hàng.
Lại tiếp tục chuyển sang đánh
Mỹ
Đế quốc to thế kỷ hai mươi
Tương quan lực lượng xa vời
Cuộc chiến ác liệt, sục sôi
chiến trường.
Hòa khí thế khẩn trương cả
nước
Dòng họ ta tiếp bước lên
đường
Băng qua lửa
đạn
chiến trường
Gian lao chẳng quản, coi
thường hiểm nguy.
Cùng dân tộc thần kỳ chiến
thắng
Bốt đồn thù san phẳng, sạch
không
Ngày nay thống nhất non sông
Từ Nam chí Bắc cờ hồng tung
bay.
Hai cuộc chiến dạn dày, son
sắt.
Hy sinh người, vật chất lớn
lao
Tự hào tôn tộc Trần Cao
Ba mươi liệt sĩ, máu đào hy
sinh.
Có bà mẹ độc đinh duy nhất
Người con trai mất ở chiến trường.
Biết bao câu chuyện đau
thương
Họ ta đóng góp nhiều gương tuyệt
vời.
*
* *
Nay đương đại đổi đời cực lớn
Công nghệ cao thời bốn chấm không (4.0)
Cháu con ngày một thêm đông
Tư duy trí tuệ, “nối dòng nho
gia”(13) .
Tô điểm tiếp họ ta học vấn
Rất tự tin, phấn chấn, mừng
vui
Phó giáo sư có hai
người
Sáu người Tiến sĩ, rạng ngời
họ ta
Ba trăm Đại học ra công tác(14)
Thành kỹ sư đĩnh đạc, nổi danh
Nghệ sĩ, bác sĩ chuyên ngành
Bậc thày nổi trội, xứng danh: tinh tường
Những sinh viên còn đương
tiếp bước
Rất nhiều, không tính được - các trường
Có nhà Tam Đạị đồng đường
Đều là đạị học, cột rường thi
thư.(15)
Nền “khoa bảng” bây giờ dẫu khác
Nhưng tựu trung: uyên bác,
chuyên sâu.
Không còn “KINH SỬ” làu làu(16)
Mà đa dạng hoá, toàn cầu, liên
bang.
Thế hệ trẻ nay càng năng động
Làm kinh doanh hào phóng,
mạnh tay.
Dám làm, dám chịu rủi may
Công ty, xí nghiệp nọ, này
khai trương.
Từng bươn trải thương trường,
khởi nghiệp
Tính cạnh tranh quyết liệt, được
thua,
Tuỳ theo thời thế “chuyển mùa”
Bao năm trụ vững, cuộc đua
kiên cường.
Lại nói đến con đường binh
nghiệp
Họ Cao ta nối tiếp ông cha
Đã từng trận mạc xông pha
Đã qua trường lớp lại qua
chiến trường.
Trải qua những chặng đường
cống hiến
Nhiều cháu con thăng tiến rất
nhanh
Công an, bộ đội – song hành
Sĩ quan cao cấp, hai ngành
khá đông.
Chung quy lại theo dòng thời
cuộc
Họ Cao Trần vững bước nối
nhau
“Lớp cha trước, lớp con sau” (17)
Tinh thần hiếu học từ lâu
thấm nhuần.
Bốn thế kỷ xoay
vần dòng họ
Đời nối đời phúc tổ dài lâu
Hai cành, mười phái cùng nhau
Cộng đồng tôn tộc trước sau
một nhà.
Giữ cho được thượng hòa, hạ
mục(18)
Cùng vun cây đắp gốc vững
bền.
Sao cho xứng với Tổ tiên
Vươn cùng thời đại, ngày thêm
mạnh giàu.
Dâng thế Phả đọc câu chúc
phúc
Cùng cháu con ngâm khúc diễn
ca
Niềm vui tràn ngập mọi nhà
Đón mùa xuân mới vinh hoa đời
đời.
Tháng 10-2018 .
Cao Văn Hùng
Tổng
số có 176 câu, gồm 44
khổ thơ song thất lục bát.
(Diễn ca gia phả cũ năm 1997 có 108 câu)
Chú thích:
(1)-Nhiều
đời gìn giữ sơn hà bình yên: Họ Cao Trần Giao Tiến thuộc dòng dõi Trân Nguyên
Hãn (Người đã giúp vua Lê Lợi đánh giặc
Minh) và ngược lên nữa là Trần Quang Khải, Trần Đạo Tái, Trần Văn Bích, Trần Nguyên Đán (giúp các vua Trần đánh giặc bảo vệ đất nước) rồi trở lại sau này con cháu của dòng họ Trần
Nguyên Hãn cũng lại giúp các triều đại sau như thời Lê trung hưng giữ yên bờ
cõi.
(2)-Trần
duệ xuất: ở đây trích 3 chữ trong đôi câu đối ở Từ Đường họ cả. Nguyên văn là:
“Khởi gia tự tích Ái châu lai”; “Truyền thế đương sơ Trần duệ xuất”, có nghĩa là: “Gốc
nhà từ châu Ái tới” và “Nối đời là hậu duệ của họ Trần”.
(3)-Tước
công rõ ràng: Trước khi chạy loạn ra làng Hòe Nha, cụ Thái Tôn lúc ấy đã được
phong tập tước là Dự Nghĩa Công.
(4)-
“Sông Hồng phá hội”: theo sử sách ghi
chép của làng Hoành Nha và các cụ truyền miệng kể lại là sông Hồng trước kia đổ
ra cửa Hà Lạn bây giờ; Hòe Nha lúc đó là tả ngạn sông Hồng nhưng đến năm 1787 ( ngày 13 tháng 8,năm Đinh Mùi ) thời
vua Lê Chiêu Thống trị vì có một trận lụt lớn (Đại hồng thủy) xảy ra ở Giao Thủy làm thiệt hại rất lớn về người
và nhà cửa ruộng vườn, làm cho dòng sông Hồng
đổi dòng, đổ ra cửa Ba Lạt ngày nay nên các cụ gọi là “sông Hồng phá
hội”.
(5)-
Sông nay đổi dòng: như đã giải thích ở chú thích (4).
(6)-Họ
ta còn gặp nạn Kim Ngô: Kim Ngô,tên đầy đủ là Đinh Kim Ngô; nguyên là viên tiên chỉ của làng lúc bấy giờ. Hắn
có thù oán đàn hặc với các cụ họ Cao Trần nhà mình nên Y đã giết chết cụ Cao
Đức Trung (đời thứ 5) con trai thứ 2
của cụ Huệ Phương (tức cụ Bá Hân). Sau đó ba, bốn ngày hắn cùng một viên quan ở Thái Bình sang để tiêu
diệt cả họ Cao nhằm trừ hậu họa.
(7)-Khi
ấy đinh họ ta còn ít, làng xã lại mới bị ngập lụt. chuyển cư lần thứ 2 do vậy
tình thế rất nguy cấp may mà có ông Cao Đức Tuấn (đời thứ 6 , con trai cụ Bá Tuân đời thứ 5) đứng lên dẫn đầu tổ
chức giết chết tên Đinh Kim Ngô để trả thù cho chú (ruột) và cả dòng họ Cao lúc
đó. (Xem trong “Gia phả họ Cao Trần Giao
Tiến” nói kỹ).
(8)
Thù nhà trả xong: tức ông Cao Đức Tuấn đã giết chết Đinh Kim Ngô trả thù cho
chú ruột đã nói ở trên.
(9)-
Đình Trung: tức là đình Giữa, ở Quán May ngày xưa. Đình này sau cải cách ruộng
đất đã dỡ bỏ mất đến nay không còn nữa.
(10)-
Dựng đền, chùa Hậu Phật đặt mua: các cụ Tổ họ ta khi mới đến
làng Hòe Nha đã cùng các họ khác tham gia xây đền, chùa, miếu, điện.Hiện nay ở
Giao Tiến có tới 3 chùa lớn có lịch sử lâu đời và được xếp hạng “Di tích lịch
sử Quốc Gia”. Theo gia phả để lại thì vào năm 1713 cụ Thái Tôn mua hậu Phật ở
chùa Hưng Long (thôn Quy Chính) vả năm
1718 mua hậu Phật ở chùa Hưng An (thôn
Thượng).
(11)-
Ngày càng lộng lẫy, bốn mùa khói nhang: Hiện nay họ Cao Trần ở xã Giao Tiến có
đến 4 cấp nhà thờ (theo thứ tự từ cao
xuống thấp là: họ cả, họ cành, họ phái, họ chi) chi họ nào cũng có nhà thờ (từ
Đường) và cũng có lăng mộ đi
kèm; Qua nhiều năm các chi họ đã nhiều lần tôn tạo, nâng cấp, mở rộng nhà thờ
và lăng của mình rất trang nghiêm, hoành tráng. Ngày rằm và mồng một hàng tháng
đều thắp hương,đăng, trà, tửu, hoa, quả ,tiền vàng cho các bậc Tổ tiên.
(12)
-(Đinh): ở đây chỉ nam giới tức con trai, đàn ông. Theo tục lệ phong kiến quy
định nam giới có trách nhiệm “nối dõi tông đường” là trụ cột thờ phụng Tổ tiên.
(13)
-“Nối dòng nho gia”: cụm từ này mượn trong Truyện Kiều; chỉ sự kế tiếp học hành
của cha ông ta.
(14)-Ba
trăm đại học ra công tác: tức là chỉ số sinh viên đã tốt nghiệp đại học trở
thành các kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ….Thực tế hàng năm còn rất nhiều các thế hệ
sinh viên đang học ở các trường đại học; không thể tính được đầy đủ.
(15)-Thi
thư: chỉ sự học hành theo sách vở, đèn sách thi cử để trở thành quan lại ngày xưa, thành các nhà
tri thức ngày nay.
(16)-
Không còn kinh sử làu làu: Ngày xưa các cụ đi thi chủ yếu là học thuộc và hiểu
rất sâu ngữ nghĩa của chữ Hán nôm (chữ
Nho) thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội chứ không thi về tự nhiên, kỹ thuật,
công nghệ như bây giờ.
(17)-“Lớp
cha trước, lớp con sau”: câu này mượn của cố nhà thơ Tố Hữu.
(18)- Giữ cho được thượng hoà, hạ mục”: câu này và một
số câu nữa còn lại của bài này đều giữ nguyên nội dung thơ (3 khổ
cuối cùng) của cụ cố CAO QUANG THẠNH
đời thứ 11, phái Ât họ ta; có sửa đi một số từ chẳng hạn như: “Khá nhiều đời phúc Tổ dài lâu” sửa lại là: “Đời nối đời phúc Tổ dài lâu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét