Ông Trần Phước Bình, dòng họ Trần Phước, ở Duy Xuyên Quảng Nam, là hậu duệ dòng Phúc Quảng, dòng Trần Nguyên Hãn, họ Trần Việt Nam. Bằng vốn chữ Hán và lòng thành tâm nghiên cứu sử phả của dòng họ, ông đã sưu tầm, tra cứu, nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử và gia phả của các dòng họ. Dịp về Giao Tiến, ông đã đọc và viết bài khảo cứu, đăng trên blog Họ Cao Trần. Nay ông Bình tra cứu làm rõ thêm nhiều ẩn ý mà tổ tiên ta đã ngầm gửi lại cho con cháu mai sau trong từng con chữ. Cần rất nhiều sự đầu tư nghiên cứu bài bản, đây chính là những cơ sở quan trọng để tiếp tục quá trình nghiên cứu về lịch sử dòng họ. Nếu máy tính độc giả nào bị lỗi phông chữ, xin tải file.pdf : tại đây
Nhân dịp này xin trân trọng cảm ơn tác giả Trần Phước Bình, kính chúc ông có nhiều sức khỏe, có nhiều niềm vui. Trân trọng cảm ơn quý độc giả đã tìm đọc blog Dòng họ Cao Trần
GIA PHẢ CHI HỌ CAO TRẦN NHA CHỬ
VÀ GIA ĐÌNH THỈ TỔ TRẦN PHÚC THIỆN NƠI ĐẤT BẮC.
THUỘC TỔNG HÒE NHA, SƠN NAM HẠ.
(Nay xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)
CAO TỘC THẾ THỨ PHỔ LỤC TỰA.
天 錫 姓 以 立 宗 本 系 所 自 出 而 起 家 稱 始 祖 繼 緒 當 思 不 忘.
Thiên tích tính dĩ lập tông bản hệ sở tự xuất nhi khởi gia xưng Thỉ (nguyên chữ Tỷ cổ) tổ kế tự đương tư bất vong.
Ngã Cao tộc phát tích tự Trần gia triệu cơ nhân vu Nha Chử tiền tác hậu thuật khẳng cấu khẳng đường.
仰 深 啟 佑 之 人 更 切 作 求 之 念 爰 是 集 為 譜 籙 永 示 宗 祧 庶 乎 祀 事 孔 明 而 世 次 可 紀 者 也.
Ngưỡng thâm khải hựu chi nhân cánh thiết tác cầu chi niệm viên thị tập vi phổ lục vĩnh thị tông khiêu thứ hồ tự sự khổng minh nhi thế thứ khả kỷ giả dã.
Dịch nghĩa: Thiên: trời. Tích: cho. Tính: họ. Dĩ 19: lấy/làm. Lập 556: nên/gây dựng. Tông 170: miếu thờ tổ tiên/cùng một ông tổ sinh ra/ ông tông/ông tổ. Bản 337: gốc. Hệ 582: mối/liền nối. Sở 266: xứ sở/nơi chốn. Tự 656: bởi/từ. Xuất 59: sinh ra/hiện ra. Nhi 628: mà/vậy/bèn. Khởi 812: dậy/dựng lên. Gia: nhà. Xưng 547: danh hiệu/niên hiệu, Tỉ tổ: Thỉ tổ. Kế 610: nối dõi, tự 599: đầu mối. Đương 492: đang, tư 207n: suy nghĩ, bất 2: chẳng, vong 205n: quên. Ngã 262: ta, (Cao tộc phát tích). Tự 656: bởi/từ, (Trần gia)/ Triệu 635: bắt đầu/gây mới. Cơ 134: nền nhà/gây dựng. Nhân 539: tế trời. Vu 12: đi. Nha 744: sở quan/nha môn. Chử 421: bải nhỏ. Tiền 65: trước. Tác 25: nhấc lên/làm nên. Hậu: sau. Thuật 843: thuật ra/noi theo. Khẳng 638: bằng lòng cho. Cấu 370: dựng nhà/gây nên. Khẳng 638, đường 134: gian nhà chính giữa. Ngưỡng 20: ngửa mặt lên/kính mến. Thâm 419: sâu kín. Khải 110: mở/bầy giải. Hựu 535: thần giúp. Chi 8: chưng/lời nói liền nối nhau. Nhân 16: người. Cánh 332: đổi/lại thêm. Thiết 60: cắt ra/chặt ra/gấp rút. Tác 25: làm nên/nhấc lên. Cầu 398: tìm/xin. Chi 8: chưng. Niệm 237: nghĩ nhớ/ ngâm đọc. Viên 455: bèn/chưng ấy. Thị 324: phải/ấy thế. Tập 925: đậu/hợp. Vi 455: làm. Phổ 788: phả. Lục 576: sách mệnh của thiên thần cho. Vĩnh 397: lâu dài/mãi mãi. Thị 534: bảo cho biết/mách bảo. Tông 170: ông Tông/ông Tổ. Diêu (khiêu) 537: nhà thờ để thần chủ đã lâu rồi, như tiên tổ đã quá xa. Thứ 213: đông đảo/ may mắn/gần. Hồ 8: vậy/ ôi/ư/ rư. Tự 535: tế. Sự 11: thờ. Khổng 164: rất/lắm. Minh 321: sáng suốt. Nhi 628: mà/vậy/bèn. Thế 3: đời. Thứ 381: lần lược/xếp bày. Khả 94: ưng cho/khá. Kỷ: gộp lại những điều quan trọng. Giả 627: lời phân biệt. Dã 10: vậy.
Trời cho tinh (họ) làm nên ông Tổ gốc nối liền xứ sở, tự đó sinh ra mà dựng lên nhà xưng Tỉ tổ. Nối theo đầu mối đương suy nghĩ chẳng thể nào quên. Ta Cao tộc phát tích từ Trần gia bắt đầu gây dựng tế trời. Đi Nha Chử, bải nhỏ của sở quan, trước làm nên, sau noi theo con nối nghiệp cha (khẳng đường khắng cấu), ngưỡng sâu kín, bầy giải thần giúp người. Lại thêm gấp rút làm nên tìm, nghĩ nhớ. Bèn phải tập hợp làm Phổ lục lâu dài, mách bảo ông Tông, ông Tổ nhà thờ để thần chủ đã lâu rồi. May mắn ôi, tế thờ rất sáng, mà thế thứ khá gộp lại những điều quan trọng, phân biệt vậy.
Trang 2:
陳貴公字無心 - TRẦN QUÝ CÔNG tự VÔ TÂM.
陳一郎字福善 - TRẦN NH ẤT LANG tự PHÚC THIỆN.
陳二郎字福信 - TRẦN NH Ị LANG tự PHÚC TÍN.
陳三郎字真空 - TRẦN TAM LANG tự CHÂN KHÔNG.
陳桂花娘 - TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
以 上 諸 真 靈 墳 墓 原 在 舊 貫. 無 意 公 遷 于 茲 地 輯 編 家 譜 將 陳 姓 裔 號 書 于 世 譜 之 上 使 子 孫 知 世 系 之 所 自 出 也.
Dĩ thượng chư chân linh phần mộ nguyên tại cựu quán. Vô Ý công thiên vu tư địa tập biên gia phổ tương Trần tính duệ hiệu thư vu thế phổ chi thượng sử tử tôn tri thế hệ chi sở tự xuất dã.
Dịch nghĩa: Dĩ 19: làm/dùng/nhân/đây, này. Thượng 2: trên/lên/chủ. Chư 782: chưng/chăng/những. Chân 516: chân thực/người tiên. Linh 934: người chết gọi là linh.. Thiên 856: dời/đổi. Tư 678: ích thêm/ấy/đây/ở đây/cái chiếu cỏ/năm,mùa. Địa 128: đất. Tập 834: thu góp lại/vén. Biên 601: cứ thuận thứ tự/ đan, ken, dắt. Gia: nhà. Phổ: phả. Tương 160n: đỡ, giúp đỡ/ vâng theo/theo/tiển đưa/nuôi/lớn/lâu dài/sắp/ sẽ/ rồi mới. Trần tính: họ Trần. Duệ 750: dòng dõi/hậu duệ. Hiệu 721: tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu. Thư 333: sách/ghi chép. Vu 12: chưng/đi, Thế phổ chi thượng: thế phổ chi trên, Sử 27: khiến/sai. Tử: con. Tôn: cháu. Tri 524: biết/ghi nhớ. Thế: đời. Hệ 582: mối/liền nối. Chi: chưng. Sở 266: xứ sở/nơi chốn. Tự 656: bởi/từ. Xuất: sinh ra/phát ra. Dã: vậy.
“Đây thượng chư chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán. Ông Vô Ý dời đến đất này, thu góp lại biên gia phổ. Vâng theo Trần tính dòng dõi hiệu thư, tức dòng dõi sách ghi chép tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu thế phổ đời trên, khiến con cháu biết đời liền nối bởi nơi xuất phát.”
( Vô 無 : 447: không/một âm là mô, Nam mô: quy y, cung kính đỉnh lễ. Ý意:250:trong lòng toan tính gì gọi là ý/nhà Phật cho ý là phần thức thứ 7, nó hay phân biệt nghĩ ngợi ).
Trang 3 第一代世系
ĐỆ NHẤT ĐẠI THẾ HỆ.
創 業 開 基 太 祖 考 高 貴 公 字 無 意 正 月 十 八 日 忌 墓 在 同 徵 二 度 次 二 公 諱 羅 翁 Bong (*).
Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo Cao Quý Công tự Vô Ý, chánh ngoạt thập bát nhật kỵ, mộ tại Đồng Trưng nhị độ thứ, thứ Nhị công húy là ông Bong ( Bong: không có trong Tự điển).
原 前 在 清 花 省 雷 陽 縣 盛 美 社 俗 號 羅玫樸. 始 遷 于 茲 改 姓 高 蓋 字 公 始 也.
Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là Mai Phác (bộc, bốc). Thỉ thiên vu tư cải tính Cao Cái tự Công thỉ dã.
(Chữ là trong nguyên bản: bộ Võng 罒 ở trên/ bộ tịch 夕 ở dưới = đồng nghĩa với chữ La, là 羅 ).
Chữ liền trước chữ phác, gồm 3 bộ: Thủy 氵 Ngọc 玉 Phốc 攵 “đều không có trong các tự điển Hán Việt – Trung Việt – Hán Nôm”, duy bộ Ngọc có chữ Mai 玫 : tên một loài ngọc đỏ. Chữ phác 樸: công việc còn đang dang dõ. Vậy, Mai Phác có nghĩa loài ngọc đỏ đang làm chưa xong, là phù hợp với sự tích xã Thịnh Mỹ liền kề xã Yên Trường nơi đóng hành cung vua Lê. Chữ trong nguyên tác còn có bộ thủy 氵như cố ý không để người ngoài nhận biết tung tích của mình.
Như vậy tục hiệu là Mai Phác chưa hẵn là tên thực của xứ đất, mà là sự mô tả đặc trưng của khu Tân ấp của những bậc hiền tài đã quy tụ về đây lo việc nước, công việc còn đang dang dỡ thì gặp sự cố.
太 祖 妣 黃 氏 一 娘 號 慈 信 九 月 二 十 九 日 忌 墓 在 舊 貫.
Thái tổ tỷ Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, cửu nguyệt, nhị thập cửu nhật kỵ, mộ tại cựu quán.
妣 生 得 三 男 長 高 一 郎 字 真 性 集 爵 平 論 公 早 沒 無 後 墓 在 舊 貫 八 月 十 九 日 忌 . 次 曰 公 弼, 三 曰 季 郎 字 孝 良 早 沒 無 後 墓 在 舊 貫 八 月 二 十 三 忌. 四 女 高 一 娘 號 慈 清 俗 羅爸 度 七 月 初 三 日 忌 . 二 號 慈 在 九 月 十 五 日 忌 . 三 娘 號 徐 明 俗 羅爸 壽 八 月 二 十 四 日 忌 . 高 貴 娘 仙 花 娘 俗羅爸 朝 友 二 月 初 四 日 忌.
Tỷ sanh đắc tam nam, Trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận Công tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, thập cửu nhật kỵ. Thứ viết Công Bật, Tam viết Quý Lang tự Hiếu Lương tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, nhị thập tam kỵ. Tứ nữ Cao Nhất Nương hiệu Từ Thanh tục là bà Độ, thất nguyệt sơ tam nhật kỵ, Nhị hiệu Từ Tại, cửu nguyệt, thập cửu nhật kỵ, Tam nương hiệu Từ Minh tục là bà Thọ, bát nguyệt, nhị thập tứ nhật kỵ, Cao Quý Nương Tiên Hoa Nương tục là bà Triều Hữu, nhị nguyệt, sơ tứ nhật kỵ.
(Chữ tục俗, bà爸, cựu舊: đồng nghĩa với chữ tục, bà và cựu trong nguyên tác)
Trang 4: 第二代世系.
ĐỆ NHỊ ĐẠI THẾ HỆ
甲 派 祖 考 高 貴 公 字 功 弼 謚 曰 福 厚 十 月 初 四日 忌 墓 在 舊 上 處 一 度 次 五 公.
Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công* Bật thụy viết Phúc Hậu, thập nguyệt sơ tứ nhật kỵ, mộ tại cựu Thượng xứ Nhất độ, thứ Ngũ công.
乃 無 意 公 之 次 子 也 .
Nãi Vô Ý Công chi thứ tử dã.
諱 根 後 改 功 弼 集 爵 預 義 公 娶 三 房.
Húy Căn, hậu cải Công* Bật tập tước Dự Nghĩa công thú tam phòng.
於 黎 朝 裕 宗 永 盛 九 年 癸 巳 倣 正 林 佛 后. 至 永 盛 十 四 年 戊 戌 倣 本 村 后 佛 .
Ư Lê triều Dụ Tông Vĩnh Thịnh cửu niên Quý Tỵ, phỏng chánh lâm Phật hậu. Chí Vĩnh Thịnh thập tứ niên Mậu Tuất phỏng bổn thôn hậu Phật.
Vào năm Quý Tỵ - Vĩnh Thịnh thứ 9, đời vua Dụ Tông, làm theo Phật Mẹ hiện giữa rừng. Đến năm Mậu Tuất – Vĩnh Thịnh thứ 14, bổn thôn quy kính Phật Mẹ.
按 吾 族 自 無 意 公 將 公 于 玆 新 邑 一 父 一 子. 此 時 人 丁 尚 存 稀 少. 至 于 公 三 房 廣 嗣 疌 有 瓜 瓞 綿 生 之 兆 莧 此 公 誠 起 家 之 祖 也.
Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử. Thử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu. Chí vu công Tam phòng quảng tự tiệp hữu qua điệt miên sanh chi triệu, hiện thử tắc công thành khởi chi tổ dã.
( Tộc ta từ ngài Vô Ý công Tướng công đi lập( ích thêm) ấp mới gồm một cha, một con...Hiện thời bên ấy Chi thượng (chi trên) nhân đinh thưa thớt nhưng vẫn còn tồn tại)
GIA PHẢ CHI HỌ CAO TRẦN NHA CHỬ.
VÀ GIA ĐÌNH THỈ TỔ TRẦN PHÚC THIỆN NƠI ĐẤT BẮC.
(THUỘC TỔNG HÒE NHA, SƠN NAM HẠ)
DỊCH THUẬT TỔNG HỢP.
I - Nguồn gốc Chi họ Cao Trần Nha Chử:
Thế phổ Nha Chử, bài tựa ghi: “Trời cho tính (họ) làm nên ông Tổ gốc nối liền xứ sở, tự đó sinh ra mà dựng lên nhà, xưng Tỉ tổ. Nối theo đầu mối đương suy nghĩ chẳng thể nào quên. Ta Cao tộc phát tích từ Trần gia bắt đầu gây dựng tế trời…”.
Tiếp đến là danh tính 5 vị tổ họ Trần và cả tên tự đặc trưng nhà Phật.
TRẦN QUÝ CÔNG tự VÔ TÂM.
TRẦN NHẤT LANG tự PHÚC THIỆN.
TRẦN NHỊ LANG tự PHÚC TÍN.
TRẦN TAM LANG tự CHÂN KHÔNG.
TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
Phụ chú:“Đây Thượng chư Chân linh, phần mộ nguyên tại cựu quán. Ông Vô Ý dời đến đất này, thu góp lại biên gia phổ. Vâng theo Trần tính dòng dõi hiệu thư, tức dòng dõi sách ghi chép tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu, miếu hiệu thế phổ đời trên, khiến con cháu biết đời liền nối bởi nơi xuất phát.”
Đã xác định nguồn gốc Chi họ Cao Trần Nha Chử thuộc dòng dõi hoàng gia nhà Trần, mà ngài Vô Ý Công khẳng định không thể nào quên. Nhưng cả 5 vị tổ phả dẫn không chỉ rõ ngôi vị và thế thứ thuộc dòng cụ thể nào của Hoàng gia. Ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm, Tổ cô Trần Quế Hoa Nương không xác định mối quan hệ đối với ba anh em trai: Nhất, Nhị, Tam lang. Phần mộ các vị nguyên tại cựu quán mà không nêu địa danh cụ thể. Đến trang 3, chép đời thứ nhất, ngài Cao Quý Công tự Vô Ý mới xác định “Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là Trí Phác”.
Thái tổ khảo tự Vô Ý phải cải họ Trần thành họ Cao, đời thứ hai Cao Quý Công tự Công Bật 公弼 phải cải đổi thành Công Bật 功弼 . Đồng thời cho biết khi đến Nha Chử chỉ gồm hai cha con “Nhất phụ, nhất tử”...
Tục hiệu là Trí Phác tại xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương là cách diễn đạt về thân thế sự nghiệp của gia đình ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm tại nơi nguyên tiền, tức hành cung vua Lê tại huyện Lôi Dương.
Tất cả những dấu hiệu đó của Thế phổ Nha Chử, kết hợp với chính sử nhà Lê ghi chép về cuộc chính biến năm 1573. Xác định gia đình ngài Vô Ý công là quan lại của triều đình gặp nạn chính biến, phải chạy trốn đến vùng đất Nha Chử thuộc Hòe Nh a. Ngài Vô Ý công quyết định phải cải họ mới mong có nơi dung thân và sinh hạ hậu duệ nối dõi tông đường.
Đối chiếu với gia phả Thái Xá (Nghệ An) ghi: Tiết chế Lễ tướng công Trần Pháp Độ sinh năm 1424, là con thứ của Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn chính phái Hoàng gia. Năm 1474, ngài trí sĩ dẫn người con trai thứ 3 là Trần Thiện Tính hiệu Chân Thường về vùng đất Thái Xá, thuộc Nghệ An sinh cơ lạc nghiệp. Ông bà Chân Thường sinh hạ tam nam và một nữ:
- NHẤT LANG TRẦN CHÂN TỊCH hiệu HUYỀN NGHIÊM tự PHÚC QUẢNG.
- NHỊ LANG TRẦN CHÂN TÍNH hiệu HUYỀN THÔNG.
- TAM LANG TRẦN CHÂN THIÊN hiệu HUYỀN LINH.
- TỔ CÔ TRẦN QUẾ HOA NƯƠNG.
Đến hàng cháu nội của ông bà Chân Thường, Trưởng tử đích tôn Trần Công Ngạn làng Thọ An vị nhận 未認 (tư liệu Nha Chử).
Gia phả Thanh Châu (Quảng Nam) ghi: Ngài Thỉ tổ khảo Trần Đại Lang Quý Công Thụy Nguyên Trưởng Phủ Quân tự Phúc Thiện, xuất thân là gia đình quan lại nguyên tại Thái Xã xã, Đông Thành huyện, Diễn Châu phủ, Nghệ An thừa tuyên, gắn liền với sử tích vào Nam ghi nơi mộ chí: “BẮC ĐỊA TÒNG VƯƠNG KHAI THỔ VÕ – NAM THIÊN LẬP ẤP CHIẾM THANH NGUYÊN”. Hay: “Kỳ viễn tổ tại Đông kinh – Nghệ An thừa tuyên phủ tòng – Tiên Nguyễn chúa ứng nghĩa nhi lai Việt Nam quốc” của Tổ tiên để lại. Đã nhận ra Trần Công Ngạn - Trần Quý Công tự Vô Tâm - Văn thần Đình Ngạn mà Đại Việt sử ký toàn thư chép trong cuộc chính biến năm Quý Dậu 1573, là một. Và chính Ngài đã sinh hạ Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện – Thanh Nguyên Công tại Thanh Châu, Trần Nh ị Lang tự Phúc Tín, Trần Tam Lang tự Chân Không.
II - Thái tổ sáng nghiệp khai cơ Cao Quý Công tự Vô Ý Nha Chử chính là Trần Nhị Lang Tướng công tự Phúc Tín sinh hạ Cao Công Bật tự Phúc Hậu.
Thế phổ Nha Chữ chép:
Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo Cao Quý Công tự Vô Ý, mộ tại Đồng Trưng nhị độ, thứ Nhị công húy là ông Bong ( Bong: không có trong Tự điển).
Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là Mai phác. Thỉ thiên vu tư cải tính Cao Cái tự Công thỉ dã.. (Trước dời đi, ấy cải thành họ Cao Công, vị đứng đầu che trùm – Ông Thỉ tổ). Tại đời thứ 2, sự nghiệp khai cơ của ngài Vô Ý công được bổ sung sáng tỏ hơn: “Nãi Vô Ý công chi thứ tử dã... Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử. Thử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu.
Thái tổ tỷ Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, mộ tại cựu quán.
Tỷ sanh đắc tam nam, Trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận Công tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán. Thứ viết Công Bật, Tam viết Quý Lang tự Hiếu Lương tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán. Tứ nữ Cao Nhất Nương hiệu Từ Thanh tục là bà Độ, Nhị hiệu Từ Tại, Tam nương hiệu Từ Minh tục là bà Thọ, Cao Quý Nương Tiên Hoa Nương tục là bà Triều Hữu.
Với những căn cứ này, nhất là ngài Thái tổ khảo Cao Quý Công tự Vô Ý là chi thứ tử, lại thứ Nhị công (ông là con thứ 2), là vị Tướng công chỉ đưa mỗi người con trai thứ là Công Bật 公弼 đã được tập tước Dự Nghĩa công đến vùng đất Nha Chử lập ấp mới cải Công Bật 功弼. Còn hầu hết người thân gồm phu nhân và con Trưởng là Chân Tính được tập tước Bình Luận Công, Quý lang tự Hiếu Lương... đều xác nhận mộ táng tại cựu quán Thịnh Mỹ (trừ những người con gái đã thuộc về nhà chồng, nên không thấy chép nơi mộ táng). Thái tổ tỷ hiệu Từ Tín - 慈信, Từ: từ mẫu; Tín: Phúc Tín tên tự của ông.
LỜI KẾT:
Vậy, ngài Vô Ý công tự ông Bong chính là Trần Nhị Lang tự Phúc Tín Tướng công của ông bà Trần Quý Công tự Vô Tâm. Hai tên tự Vô Tâm và Vô Ý liền kề nhau đã được làm sáng tỏ. Đây là lời phân giải của Tướng công Trần Phúc Tín tự Vô Ý đối với người cha Trần Quý Công tự Vô Tâm rằng: Cha con Ngài không có tâm ý làm hại vua Lê Anh Tông như đình thần sau đó đã phán quyết về cuộc chính biến năm 1573. Đồng thời là lời giải thích gửi hậu thế vì sao Ngài là Tướng công đương triều có hai con trai được triều đình tập tước Công, tức dòng dõi công thần lại phải “Nhất phụ, Nhất tử” chạy trốn đến vùng đất Nha Chử sống ẩn dật.
Ngài Vô Ý Công chạy đến Nha Chử do cuộc chính biến tại Lôi Dương năm 1573. Năm đó Ngài độ trên 40 tuổi (Nhất lang tự Phúc Thiện sinh năm 1529). Theo Hòe Nh a truyền khẩu, ngài xin làm anh Mõ cho Nha môn Hòe Nh a nhằm che dấu tông tích của mình là có căn cứ.
Ngài Công Bật – Phúc Hậu. Thế phổ chép:
Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật thụy viết Phúc Hậu, mộ tại cựu Thượng xứ Nhất độ, thứ Ngũ công. Húy Căn, hậu cải Công Bật tập tước Dự Nghĩa công thú tam phòng.
Theo đó, Nhị thế tổ húy Căn thụy viết Phúc Hậu là người con thứ 5, trong 7 anh chị em ruột, tự Công Bật 公弼. Buổi đầu được tập tước Dự Nghĩa công cùng với người anh cả Chân Tính – Bình Luận công do công trạng dòng dõi công thần, về sau do gặp nạn phải chạy trốn cùng cha, cải Công Bật 功 弼. Thú tam phòng, tức Ngài có 3 bà vợ, mới rộng đường con cháu từ đây.
Do gặp đại nạn trong cuộc chính biến 1573, gia đình ông bà Công Ngạn tại Thịnh Mỹ phải chịu án tử và tru di tam tộc, khó bề trốn thoát vòng vây của phủ chúa Trịnh. Hay chăng, chỉ có Tướng công Trần Phúc Tín tự ông Bong và người con trai thứ là Công Bật thụy Phúc Hậu thoát chết, chạy về đất Hòe Nha sống ẩn dật, về sau con cháu đông đúc khai ấp Nha Chử thuộc tổng Hòe Nh a, Sơn Nam Hạ.
Trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã đó, song các tổ Nha Chử đã để lại được những trang Hán tự vô giá về thế phổ và sự tích của dòng dõi ẩn chứa trong bài tựa, ngôi vị Tướng công của ngài Vô Ý công khá rõ “.按吾族自無意公將公于玆新邑一父一子 - Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử”, và danh tánh Trần Nhị Lang tự Phúc Tín nơi bài tựa mà đến nay sau nhiều lần nghiên cứu mới nhận ra. Đối với đời trên, ngài Vô Ý cho biết “此時人丁尚存稀少 – Thử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu”, xác định Bên ấy hiện thời nhân đinh đời trên thưa thớt nhưng vẫn còn.
Gia phả Thái Xá chép: Nhất Lang Trần Chân Tịch dòng trưởng sinh cơ tại xã Đông Tháp, là thân phụ của Trần Công Ngạn làng Thọ An (Quỳnh Lưu). Điều này cho biết năm quan quân nhà Lê trung hưng từ nước Lào về nước, có một thời gian lưu lại làng Thọ An trước khi ra Thanh Hóa lập hành cung Vạn Lại. Nơi làng Thọ An, ngài Trần Đình Ngạn đã để lại dấu ấn và được ghi vào gia phả là Trần Công Ngạn làng Thọ An. Từ đó suy ra nguyên là Trần Đình Ngạn được vua Lê phong tước Quận công tại làng Thọ An, cải Trần Công Ngạn.
Tất cả những yếu tố đó đã xác định Thân thế và sự nghiệp của Văn thần Đình Ngạn mà Đại Việt sử ký đã chép trong cuộc chính biến tại hành cung vua Lê năm 1573, chính là Trần Công Ngạn chép nơi gia phả Thái Xá, Trần Quý Công tự Vô Tâm nơi Thế phổ Nha Chử, mà nguyên tiền làm quan tại hành cung vua Lê tại Thanh Hóa. Đồng thời là nội dung xác nhận Trần Nhất Lang tự Phúc Thiện dòng dõi Thái Xá, Trưởng tử của Trần Công Ngạn ra đi vào Nam cũng từ hành cung Yên Trường năm Mậu Ngọ 1558.
Nơi mộ táng ông bà Thỉ tổ Trần Phúc Thiện tại làng Cổ Tháp, các tổ đặt xứ hiệu Đồng Sưu thổ trạch là nhằm tìm ra chỗ khúc mắc mà đương thời không thể ghi chép vào sử phả.
Danh Ngạn 岸 là duy nhất trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư nên không thể nhầm lẫn. Mặt khác, ngài Pháp Độ (1424) sinh Quý nam Chân Thường, ông bà Chân Thường sinh Trưởng tử Chân Tịch, ông bà Chân Tịch sinh Trưởng tử Trần Công Ngạn vào khoảng 1505, là có căn cứ. Đến năm chính biến 1573, ngài Công Ngạn gần 70 tuổi.
Gia phả Hán tự Thái Xá chép: Trần Công Ngạn làng Thọ An vị nhận, Thế phổ Nha Chử chép Thanh Hoa tỉnh. Chứng tỏ vào năm Tự Đức cải đổi trấn, thành đơn vị tỉnh trực thuộc triều đình, các tổ Nha Chử đã y sao và tục biên Thế phổ tồn tại cho đến nay. Đồng thời trong khoảng thời gian này các tổ Nha Chử đã về Thái Xá nhìn nhận ngài Trần Công Ngạn, nhưng vì tư liệu thiếu tính thuyết phục, nên hai chữ Vi nhận xuất hiện trong gia phả Thái Xá, tức chưa công nhận.
Trong nguyên tác Thế phổ Nha Chử tại trang 3 có đến 5 chữ 羅 La, là: Thụy là ông Bong, xứ đất tục hiệu là Trí Phác, tục là bà Độ, tục là bà Thọ , tục là bà Triều Hữu. Như có hàm ý nhấn mạnh chỗ trọng yếu, di chỉ hậu thế cố tâm nghiên cứu các tục hiệu này thì sự uẩn khúc của lịch sử sẽ được sáng tỏ.
THANH CHÂU, ngày 15/04/2012.
Dịch thuật: TRẦN PHƯỚC BÌNH.
Hòa thượng Chơn Kiêm – Pháp Lâm (1861 – 1898) chùa Viên Thông – Huế. Vào năm 1895, Ngài đứng ra vận động trùng khắc bộ: ĐẠI HỌC CHÍ THƯ YẾU TẬP nguyên do tổ Pháp Chuyên – Diệu Nghiêm biên soạn.
Địa danh huyện Lôi Dương và xã Thịnh Mỹ, Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Lôi Dương: Tập BK 10/trang 1b chép: “...Đến năm Ất Sửu (1385) sinh ra vua (Thái tổ Cao hoàng đế) tại hương Chủ Sơn, huyện Lôi Dương”. Đến năm Ất Mão 1675 – Đức Nguyên năm thứ 2, năm cuối cùng trong Đại Việt sử ký toàn thư, tập BK 19/ trang 44a, chép: “Tháng 9, trấn thủ xứ Nghệ An kiêm trấn châu Bố Chính ...Thái phó Hào quận công Lê Thì Hiến chết tại trấn, thọ 66 tuổi. Tặng Thái tể, ban thụy hiệu Nghiêm Trí, ban phong làm phúc Thần (Thì Hiến người xã Phú Hào, huyện Lôi Dương).”
Thịnh Mỹ: Tập BK 15/trang 8b chép: “Tân Mùi – Hồng Thuận năm thứ 3 (1511): Tháng 2, vua đi bái yết Lam Kinh...., vua đi từ Kim Sơn....., rồi ngự đến điện Hiền Nhân, sau lại ngự đến điện Thịnh Mỹ....”. Tập BK 17/ trang 71b: “Kỷ Hợi – Quang Hưng năm thứ 22 (1599), Thiếu phó Quỳnh quận công Nguyễn Mậu Tuyên chết, thọ 82 tuổi. Mậu Tuyên là người xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương”
Qua đó, cho biết huyện Lôi Dương và xã Thịnh Mỹ là những địa danh có tên tuổi trong chính sử. Riêng với ngài Nguyễn Mậu Tuyên (1518 – 1599), người xã Thịnh Mỹ, lớn hơn Thỉ tổ Trần Phúc Thiện 11 tuổi, liệu có quan hệ thông gia với nhà Trần Công Ngạn? Nếu có dịp đến xã Thịnh Mỹ, chú ý đến gặp chi họ Nguyễn Mậu, hy vọng hậu duệ còn giữ được gia phả.
Thế phả Nha Chữ và Tư liệu Thanh Châu đã làm sáng tỏ thân thế và sự nghiệp của ngài Công Ngạn nơi gia phả Thái Xá.
So sánh Hán tự Thanh trong Sơn Thanh (Thái Xá), Thanh Châu và Chử trong Nha Chử:
山清 / 衙渚 / 清洲
月 nguyệt,日 nhật. 王 vương
Chữ Thanh và Chử cùng gốc bộ Thủy 氵 và do ba Bộ tạo nên. Chử chỉ khác chữ Thanh ở hai điểm: bộ nguyệt chuyển thành bộ nhật, bộ vương chuyển gạch đầu (bộ nhất) làm bộ phiệt.
“ 未詳 vị tường” . 未認: Vị nhận. 羅致: La Trí.
Gia phả Nha Chử ghi Thái tổ Cao Quý Công tự Vô Ý, nguyên tiền tại tục hiệu x.y. xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương. Nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, nơi các vua Lê trung hưng đặt hành cung, hành điện trong những năm chưa lấy lại được kinh thành Đông Kinh (Thăng Long) là phù hợp với hai gia phả trên. Vậy, ngài Trần Quý Công tự Vô Tâm chính là Trần Công Ngạn xã Thái Xá, Nghệ An. Ông bà Công Ngạn đã sinh hạ ít nhất ba người con trai: Nhất lang tự Phúc Thiện, Nhị lang tự Phúc Tín, Tam lang tự Chân Không. Tổ cô Quế Hoa Nương theo gia phả Thái Xá là cô của tổ Trần Công Ngạn có thể theo cháu ruột là quan Đại thần sinh sống tại xã Thịnh Mỹ.
*/ Những họ Trần làm quan thời quốc sơ (chúa Nguyễn):
1. Trần Đình Ân (1626-1706), người huyện Minh Linh, Quảng Trị, Ông làm quan trải thờ 4 đời chúa. Được truy tặng Đôn Hậu công thần, đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh lộc Đại phu.
2. Trần Phúc Thành, người xã Hóa Khuê, Hòa vang. Năm 1767, Ông được thăng Ký lục Quảng Nam , mất năm 1775, tại quân thứ. Không rõ quê quán nơi đất Bắc.
3. Trần Phúc (Hưng Đạt) tại làng Văn Xá, Hương Trà
* Đến thời Gia Long về sau có xuất hiện họ Trần công và Trần phúc, nhưng không phải người Thuận Quảng.
Cám ơn tác giả dày công khảo cứu và cho những phân tích khá tường tận về dẫn xuất và làm sáng tỏ gốc mối của họ Cao Trần. Phân tích này có thể đẫ giải đáp băn khoăn của nhiều thế hệ họ Cao Trần: "高族世次譜籙序" (Cao tộc thế thứ ..). Xin được chúc Ban biên tập, tác giả có nhiều sức khoẻ, đóng góp thiết thực cho sự hưng vượng của dòng tộc Pháp Độ - Nguyên Thiên.
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả Láxanh. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về Sử, Phả. Mặc dù tài liệu Tổ tiên để lại đã bị thất truyền theo thời gian.
XóaỞ làng Mỹ Xuyên Đông, Nam Phước, Duy Xuyên Quảng Nam có tộc Trần Phước mà có ghi trong gia phả ông Trần Quý Công, đến nay đã là 19 đời. Liên hệ 0973821596
Trả lờiXóa