Sinh năm Kỷ Mão (1759).
Ngày mất 6 – 9 năm Mậu Thân (1848), thọ 90 tuổi.
Ông là con trai truởng cụ Bá Tuân, huý là Đạo, tự Đăng Dụng. Thời triều nhà Lê ông làm Trung Lang tướng, cuối đời ông làm thuốc để lập nghiệp. Trước ông đã lấy một bà ở Diêm Điền, Thái Bình, sinh được một con trai tên là Lân bị mất tích. Năm 1995 mới được biết: Do Ba lạt phá hội năm 1787 cùng với binh lửa loạn ly, cụ bà và ông Lân lưu lạc ở Thái Bình. Ngày nay con cháu ông Lân đã tìm về gốc tổ nhận họ. Ông Lân có tên là Dũng Trí, định cư ở vùng Văn Lý, Hải Hậu và là Thuỷ tổ dòng họ Cao ở Hải Hậu. Hậu duệ của ông đến nay đã có trên mười đời và là biệt chi của họ Cao - Trần, xã Giao Tiến.
Lời án thế phả cũ như sau:
Ông Đăng Dụng thiên tư trung hậu, tuổi trẻ có ý chí, nghị lực, đi sâu vào nghiệp học cùng với các danh sỹ và liêu hữu, trải qua nhiều lần thi cử, nhưng không thành đạt. Về già ông đi sâu vào thuyết phong thuỷ và y nghiệp tinh thông, chữa bệnh giúp đời, không đòi hỏi tiền công, để lại công đức cho đời sau.
Năm 1869 Hoàng giáp Tam đăng Phạm Văn Nghị, một nhà nho yêu nước, danh vọng đương thời, về thiết tướng tại xã, viết cho họ đôi câu đối liễn ký sự về thân thế, sự nghiệp của ông như sau:
“Kiếm đài cung thất, Lang tướng phong tiêu tứ thập tiền vi dịch cô thần, lưu thủ đan tâm hoàn tạo vật.
Dược phố thư trù, xá nhân tâm sự, ngũ thập hậu thái bình nhãn thuỵ, ký tồn hạnh phúc ấm linh nhi”
Lược dịch như sau:
“Thanh gươm yên ngựa, cờ tướng gió bay, bốn mươi năm trước, chút nghĩa cô thần, giữ tấm lòng son cùng tạo hoá.
Gánh thuốc túi thơ, xá nhân tâm sự, năm chục năm sau vì đời tận tuỵ, còn lưu hồng phúc để đời sau”.
Đôi câu đối tự sự trên đã tóm tắt đầy đủ về đạo đức, thân thế và sự nghiệp của ông.
Tổ khảo Cao Công húy Đức Trứ (tức Văn Quyến - Đời thứ 7)
Sinh năm Đinh Mùi (1787), đời Vua Lê Chiêu Thống năm thứ Nhất.
Mất ngày 29 - 12- năm Giáp Ngọ (1834) đời Vua Minh Mạng thứ 15, thọ 48 tuổi.
Ông là con trai trưởng cụ Đức Mậu. Ông thông minh, chữ viết tốt, theo thi thư không đạt, làm Cai tổng khi mới 20 tuổi. Năm Quý Hợi (1803), đời Vua Gia Long năm thứ 2, khi đó đang đương chức, ông cùng với cha là Cao Đức Mậu, cộng sự với các ông trong xã là: Nguyễn Quý Thực, Lê Huy Diệu, Vũ Đình Cứ, tiếp tục đi khiếu kiện vụ: Làng Trà Lũ, huyện Xuân Trường tranh chiếm hơn 500 mẫu ruộng ở cánh đồng Bãi Phù sa của xã nhà. Kiên trì sau 15 năm vất vả, đến năm Mậu Dần (1818) đã lấy lại được hơn 500 mẫu ruộng về cho xã. Đáp lại công lao, xã đã dành 4 mẫu ruộng xứ Thượng Rộc, thù lao cho các ông để tỏ lòng biết ơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét